Cách đây 73 năm, lịch sử Việt Nam ghi dấu sự kiện mãi mãi không quên: nạn đói 1945, hàng triệu người bỏ mạng chỉ vì không có cơm ăn.
Chết là đau thương, chết đói không những đau thương mà còn nhục nhã. Nhục cho một quốc gia, nhục cho một thể chế, không lo nỗi bữa ăn cho dân, để người dân phải lăn ra chết đói. Nhục nhã quá.
1. Tán phượng vĩ bên ao cá đã lập lòe đỏ lửa. Tháng năm, tháng có ngày sinh lại đến. Năm sinh nhật có số không (0) ở cuối được coi là năm chẵn, số năm (5) là nửa chẵn. Tháng năm năm nay, 1965, bước vào tuổi bảy nhăm, sinh nhật nửa chẵn. Cũng là một dấu mốc cuộc đời. Dấu mốc của năm sinh nhật nửa chẵn này sẽ được ghi nhận là năm viết di chúc.
Hôm nay, tôi vui mừng vì có mặt ở đây cùng với các bạn trong cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi đất nước lập lại hòa bình…
Hơn 70 năm trước đây, một người Việt Nam lớn, người mà hôm nay chúng ta đứng trước lăng của ông – người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp năm 1946 đã thắp sáng cho niềm hy vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm Bắc thuộc khổ đau, sau chế độ phong kiến hà khắc và những cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược triền miên.
Cách nay vài hôm, một lễ khánh thành hoành tráng Đền thờ Bác Hồ vừa được tiến hành ở ngay trên núi Chung, xã Kim Liên. Việc xây dựng một công trình để thờ phụng Bác tại quê hương là việc rất quan trọng, không có gì phải bàn về việc nên hay không nên đối với những công trình như thế.
Tôi xin để sang bên những vấn đề như tiền bạc bao nhiêu, của ai, lớn bé ra sao, có tương hợp với đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính của Bác hay không… mà chỉ xin góp đôi lời về khía cạnh Tâm linh vì về khía cạnh này cũng thật sự có vấn đề.
Con xin thắp một nén tâm hương, cúi xin hồn thiêng của Bác thứ lỗi khi con phải động chạm đến những khía cạnh nhạy cảm về Đền thờ Bác và Gia Tiên Tiền Tổ của Bác.
1/ Trước hết là về tên gọi. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nên không có ý đi vào việc duy danh định nghĩa, nhưng đã sinh ra một công trình hoành tráng thế này, nhất là công trình để thờ phụng, hương khói cho Bác Hồ càng phải được chính danh vì nó lưu truyền muôn thủa. Hiện nay, tên gọi chính thức được công khai trước toàn dân là ĐỀN THỜ GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. (Tôi không bàn đến tên gọi rất sai mà cũng xuất hiện ở Lễ khánh thành là “ĐỀN CHUNG SƠN”)
Theo truyền thống văn hóa tâm linh Việt, ngoại trừ một số ngoại lệ, nói chung, người ta xây Chùa là để thờ Phật; xây Đền là để thờ Thánh; xây Miếu là để thờ Thần còn Đình là việc của Làng và Nhà thờ (Từ đường) là nơi thờ phụng các vị Tổ của một dòng họ hoặc một chi họ nhất định. Xin không bàn cụ thể những ai trong số các thế hệ những người đã khuất của dòng họ sẽ được rước vào thờ ở nhà thờ họ hay nhà thờ chi mà có quy định khắt khe của người xưa và còn tùy thuộc cả vào tập quán vùng miền.
Không phải tất cả những người đã khuất đều đem vào cúng ở nhà thờ họ được mà ở bất cứ gia đình nào cũng đều có Bàn thờ để thờ phụng Gia thần và Gia tiên của mình rồi. Có những gia đình còn có cả bàn thờ Phật thì cũng tùy, nhưng Phật là của chung mọi chúng sinh, không thể ở riêng ở nhà ai được. “Tu tại gia” là một việc khác, không liên quan đến chùa và sư, ni, không bàn ở đây.
2/ GIA TIÊN là cách nói tắt để chỉ HỘI ĐỒNG GIA TIÊN TIỀN TỔ CÁC CẤP của một gia tộc (Chỉ những người máu mủ ruột rà của gia tộc và con dâu, còn các bà các cô gái đã đi lấy chồng thì theo họ nhà chồng. Con rể thuộc gia tiên họ người ta). Ngày nay, chúng ta thường sử dụng các thành tựu của sinh học hiện đại để phân biệt những người có huyết thống với nhau như ADN hay gene. Ở cõi âm, chắc chắn họ không cần đến những dữ liệu thô thiển ấy, nhưng xin khẳng định là “không lẫn vào đâu được”.
Nhờ một cơ duyên, tôi ngồi với Mẫu Thượng Thiên để nghe các chân linh của gia tộc về nói những khúc mắc cần tháo gỡ. Trong số hơn 100 chân linh đã về, có mặt cụ Tiên Tổ của cả dòng họ tôi (nay đã phát triển thành 5 chi). Trong nhiều chuyện tôi xin phép hỏi cụ thì có việc ai đứng chủ tế lễ tế Tổ? (Vì có những 5 chi và còn nhiều vấn đề phức tạp). Cụ nói ngay tên và tuổi người thuộc chi của tôi, có thể đứng ra làm chủ tế, “khi nào nó mất thì đến lượt các anh”. Nhưng cụ nhắc tôi một người, vào loại cao niên, lại ở chi trên chúng tôi rằng “không để nó làm chủ tế được đâu con. Nó không phải máu mủ ruột rà họ mình!”. Cụ nói anh biết rồi, ông không nói thêm nữa. Thật là kinh ngạc khi việc này đã xẩy ra trên 80 năm trước, trong thế hệ ngày nay, chỉ một ít người biết có chuyện này, nhưng trong Hội đồng Gia tiên tiền tổ thì không quên, không nhầm lẫn được.
Thường thì “các cấp” ở đây chỉ giới hạn ở đời thứ 4 trở về thế hệ hiện tại (đối với người đứng chủ lễ, gọi là “tín chủ”). Người xưa quan niệm từ đời thứ 5 trở lên các chân linh đã hóa kiếp về một cõi khác, không đi về “nhà cũ” là bát hương Gia tiên trên bàn thờ của gia đình mình nếu như không có việc gì khẩn cầu của gia chủ.
Vậy thì “Đền thờ Gia tiên…” là đền thờ gì? Chỉ thờ Bác Hồ hay thờ cả nhà, cả họ của Bác? Gia tiên đã không nằm trong nhà thờ họ thì sao Đền thờ lại là Đền thờ Gia tiên? Về mặt tâm linh mà nói, hoàn toàn không có một tên gọi được định danh theo kiểu này.
Đã vậy, đây lại là “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” thì còn thêm phần rắc rối. Nếu viết như thế này thì đây là nhà thờ họ của Bác mà là lúc Bác đang tại thế (Chủ tịch). Ở đây có một chút rắc rối của ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt làm cho các nhà cầm bút, làm chữ luôn bối rối. Ta gọi theo Tây, thì Mác, Ăng-ghen, Lê-nin… không có gì ngượng ngùng cả. Thậm chí gọi Lý Thái tổ, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo cũng không sao.
Chính người Việt ta gọi Lăng Lê nin thì không có vấn đề gì, ấy thế mà gọi lăng Hồ Chí Minh là không được. Bất cứ câu chữ nào, bài gì chính thống, nếu gọi Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Phú Trọng… là “không ổn”, “thiếu khiêm tốn” hay cái gì đó… Nên thể nào cũng phải thêm một tiền tố gì đó gắn với tên gọi các vị này. Bác Hồ không có quy định nào khẳng định là vị Chủ tịch vĩnh viễn kể cả khi đã tạ thế, nhưng không ai dám gọi “cố Chủ tịch” mặc dù nó chính xác. Chính vì thế mà Lăng của Bác vẫn phải đề Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chẳng ai nói không đúng thì Đền thờ đề như vậy cũng không sai.
Có những thứ không đúng, sái cả với văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng nói mãi thành quen, không bao giờ sửa được nữa: Khi chúng ta gọi Bác Hồ là gọi theo truyền thống văn hóa nào? Xin thưa chỉ có người Tàu, người Tây nào đó mới gọi theo họ, còn người Việt không gọi theo họ mà cứ gọi theo Tên hay gọi cả Họ và Tên mà bao giờ Tên cũng là thành tố quan trọng nhất. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo tiền bối của chính thể mới, có ai gọi theo họ đâu (trừ Bác Hồ và Bác Tôn) là từ đâu mà ra?
Khi xưa, trong kinh lễ của đạo Nho, ở những ngôi thứ cao, thường người ta tránh chạm “húy”, tức tên cúng cơm thì hoặc là người ta gọi người ấy là “Nguyễn Tiên sinh”, “Trần đại phu” nhưng cũng chỉ là khẩu ngữ xưng hô thôi… Hoặc gọi theo “phương danh”, tên chữ (tự đặt hoặc được ban tặng, tặng). Nhưng người Việt nói chung, xưng hô với nhau phải bằng tên riêng chứ không gọi bằng họ. Bác Hồ, Bác Tôn lại thành ra ngoại lệ, một ngoại lệ trở thành thông lệ từ xưa đến nay rồi. Chỉ nói lại để biết chứ không có ý gì ở đây cả.
Vì sao những người chủ xướng và người có trách nhiệm không gọi đây là ĐỀN THỜ HỒ CHÍ MINH, ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, hoặc ĐỀN THỜ BÁC HỒ? Gọi cách nào thì đây chỉ là đền thờ dành riêng cho Bác, một vị Thánh. Nếu có bố mẹ, ông bà của Bác thì phải tách ra một ngôi khác, cung khác ở cạnh gọi là “Thái Miếu” (Miếu chứ không được là Đền, dù Thái cũng là Miếu). Như thế là rõ ràng rành mạch mà không phạm gì vào luật lệ tâm linh cả. Thánh là Thánh phải được thờ phụng riêng còn những người thân của Thánh đều không phải Thánh thì phải thờ riêng. Nhập cục vào một chỗ thì khác gì kiểu tổ chức tập đoàn quốc doanh hay Hợp tác xã nơi trần thế?
Nghệ Tĩnh là đất học. Theo tôi, các bậc chân tài thực học đời sơ vẫn còn, sao không hỏi? Tôi chỉ dám lạm bàn sơ qua như thế chứ không đủ hiểu biết và không dám cả gan bàn vào những việc quá lớn, quá phức tạp, nhất là những việc liên quan đến các bậc thánh nhân như cụ Hồ Chí Minh.
3/ Đối với trường hợp của Bác, một vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị khi bàn đến Gia tiên là Gia tiên nào? Đáng lẽ ra những người có trách nhiệm khởi tạo ra công trình này phải tránh làm phức tạp thêm vấn đề như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói chuyện riêng với đoàn bô lão của họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu năm xưa, khi các cụ này thay măt giòng họ Hồ đưa ra những kiến nghị khác với thực tại. “Lịch sử đã an bài!”. Vâng, đúng là những vấn đề rất riêng tư của gia tộc cụ Nguyễn Sinh Sắc đã bị đóng khóa quá cẩn thận mà chính Bác là người trong cuộc cũng không nói ra thì thế hệ con cháu còn dám bàn vào vấn đề này sao? Đã thế thì rất không nên đưa “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” vào ngôi đền này mới phải.
Như trên đã nói, Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể chỉ tính từ cụ Nguyễn Sinh Sắc đến Bác là hết. Nhưng giả sử có ai đó viết “Bài vị” về Gia tiên Bác Hồ ở Đền này thì viết như thế nào? Những chuyện này đã có trời biết, đất biết, thần linh biết. Thế là đủ. Các thế hệ sau không được phép phạm vào.
Luật lệ ở cõi tâm linh không hề lỏng lẻo như luật lệ của cõi người nơi trần thế. Nếu ngày nay, con cháu họ Nguyễn Sinh muốn bằng cách này, mượn “con dấu” Hồ Chí Minh – Nguyễn Sinh Cung đóng vào Gia phả của riêng giòng họ Nguyễn Sinh để mãi mãi là hậu duệ của Người thì đó là việc của những người có những tham vọng ngoài câu chuyện Đền thờ mà tôi bàn ở đây. Dù là thế thì cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ và Hội đồng Gia tiên tiền tổ của Bác Hồ chấp nhận hay không, chấp nhận như thế nào sẽ không phụ thuộc gì vào mong muốn riêng tư của con cháu họ Nguyễn Sinh.
Trong một bài viết ngắn trên Facebook mình, nhà báo Huy Đức – Trương Huy San nhắc lại: “Một lần, bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi ‘Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?’ [Nhà văn] Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua’ [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].”
Vừa qua Nguyễn Khắc Phê (NKP) có bài “Một đề tài khoa học thú vị về 2 tác phẩm (TP) của Nguyễn Ái Quốc (NAQ)”. TP1, “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, năm 1922, tác giả là NAQ. TP2, “Lịch sử nước ta”, năm 1941, tác giả là Hồ Chí Minh (HCM).
TP1 có đoạn ca ngợi Gia Long, ông Tổ Triều Nguyễn “là người quả cảm vô song, đức hạnh trong sáng…, đã để lại một đất nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được kẻ mạnh vì nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng”.
Lâu nay có phong trào rầm rộ về 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh. Ngoài phong trào do Đoàn Thanh niên CS phát động thì nơi nơi, ngành ngành, các cấp thi nhau tổ chức hội thảo (HT). Cho đến nay đã có nhiều chục cuộc HT như vậy, các HT lớn là tại Học viện Chính trị khu vực 2, vào ngày 17/5, HT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/6 và HT tại Hà Nội ngày 12/8. Chắc rằng sẽ còn nhiều HT nữa. Mỗi HT có nhiều tham luận, HT bé có vài chục, HT lớn có đến trên trăm.
Nhân chuyện ông Lê Hiếu Đằng, nhân vật nằm vùng nổi tiếng trong phong trào phản chiến thời Việt Nam Cộng Hoà, đã nằm liệt trên giường bệnh rồi, đã thở hắt ra rồi, mà còn hô hào các đồng chí của ông ta bỏ đảng (tất nhiên là đảng cộng sản), tôi xin hầu các bạn một chuyện bỏ đảng theo cách hi hữu, xưa nay chưa từng có.
Xàm sư Bảo nói, Bác Hồ sống chỉ có 79 mùa xuân thôi mà dùng tới 180 bút danh, bí danh thì ấy là nhân văn và huyền thoại lắm, các đồng chí nhớ cho điều đó. Trong đấy mang nhiều tên phụ nữ đẹp như T. Lan, Thanh Lan, Tuyết Lan, Thu Giang, Việt Hồng, Mộng Liên, Hồng Liên, Diễm Hương (không thấy có Út Huệ) … Ấy là vì Bác dành tình cảm đặc biệt, quan tâm yêu thương phụ nữ lắm, dù Bác không vợ, không con, không gia đình riêng?
Sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc ở Âu Châu, và trước khi kết thúc ở Á châu, tam cường Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô Berlin (Đức) từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Pháp không được kể là nước thắng trận nên không dự họp.
Quyển sách “Sửa đổi lối làm việc” (SĐLLV) được Hồ Chí Minh viết năm 1947, lấy bút danh XYZ. Nó được các cơ quan tuyên truyền của Đảng đánh giá là “cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng”. Gần đây do đạo đức của đảng viên thoái hóa quá mức, nhiều người đề nghị đem nó ra dùng như một phương thuốc thần kỳ. Họ hô hào hãy quay lại với Bác Hồ và SĐLLV (*).
Ngày nay, các biến cố tháng 8-1945 thường được sách báo của cộng sản (CS) gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”. Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người CS tự hào là đã “cướp chính quyền”. Điều nầy sách vở CS còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
Bố của Nguyễn Sinh Sắc được cho là Nguyễn Sinh Nhậm, chỉ là một thường dân, không phải quan trong triều cũng không phải dân khoa cử. Thế mà sau này có ông quan nổi tiếng, tên Hồ Sĩ Tạo, vốn là một danh nho, không hiểu sao lại cứ thương mến mà xin cho Sinh Sắc vào Huế học trong Quốc Tử Giám, tức là Sinh Sắc có danh phận y như con một ông quan. Ngày xưa nếu chỉ quen biết thế thôi mà xin được vào trường chuyên của hoàng gia, thì mới biết việc chạy trường cũng đã khá phát triển rồi.
Trái với sự đánh bóng thổi phồng của báo chí truyền thông lề phải trong nước, ông Jaccques Mezard -Bộ Trưởng Bộ Nhà ở, Đất đai, Quy hoạch và Đô thị CH Pháp- đã không ra đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Orly. Tương tự tại Lễ đón chính thức cũng không hề có sự hiện diện của Tổng thống Pháp hoặc một giới chức cấp cao nào của Chính phủ Pháp.
Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di Chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.
Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.
ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 – 1954)
Đây là những bài viết được ghi là của “một số lão đồng chí đã từng cộng tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính.
Năm nay, CSVN ồn ào kỷ niệm 50 năm (1969-2019) di chúc Hồ Chí Minh (HCM). Truyền thông CSVN dồn nỗ lực, khuếch đại âm lượng tán tụng những bịa đặt trơ trẽn nâng lên hàng di sản với tên gọi “di sản Hồ Chí Minh”.
Trên đời có những thứ những chỗ những ngày cần kiêng, cho nó lành. Chả hạn hôm qua 5.6, cả trong đời thực lẫn trên tivi rất nhộn nhịp kỷ niệm ngày cụ Hồ rời bến Nhà Rồng. Tôi buồn tay mở mấy chục kênh tivi đều chứng kiến, lúc thì các ông ca sĩ Tạ Minh Tâm, Quang Thọ, Đăng Dương… (chuyên gia nhạc đỏ) véo von bài tủ; lúc thì mấy ông sử học quốc doanh hùng hồn kể lể cứ như hồi xưa từng được sống với cụ không bằng.
Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立) trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.
Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.
Chủ nghĩa Cộng sản là một chủ thuyết vô thần. Trong các trường đại học từ trước năm 1991 có môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học” họ tập hợp tất cả các triết thuyết bài xích thần linh từ cổ đại tới hiện đại. Đặc biệt là đề cao tư tưởng của Karl Marx về tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Câu chuyện om sòm bên lề bản án nặng nề dành cho ông Nguyễn Lân Thắng khi ông võ sư/nhà văn Đoàn Bảo Châu mang nhân vật Hồ Chí Minh vào bài viết của ông. Một tiếng nói phản đối chính quyền vừa bị cầm tù nhưng vẫn không thoát ra khỏi cái bóng dáng khổng lồ của vị lãnh tụ đang bao trùm trong mọi ngóc ngách của xã hội.
Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.
Người dân trên cả nước lại có dịp chứng kiến một loạt các pa-nô mới tuyên truyền cho dịp 50 năm thực hiện “di chúc Bác Hồ”. Một loạt hội thảo rình rang cũng được tổ chức để các đảng viên, đoàn viên trẻ thi nhau “báo công dâng Bác”. Tóm lại là cụ đang nằm trong lăng cũng mát lòng mát dạ khi thấy sau đúng nửa thế kỷ, những gì cụ dặn dò vẫn được đám hậu duệ trong đảng Cộng sản nhắc nhở làm theo.