Học cụ Hồ (Phần 1)

Nguyễn Thông

12-6-2021

Triều đình hôm nay (12.6) mất đúng nửa ngày để bàn nhắc chuyện học Cụ. Tivi thời sự hôm nay mất đúng 21 phút chỉ để nhà lý luận số 1 răn đe về thái độ học Cụ. Khiếp.

Tôi mơ một giấc mơ…

FB Ngô Anh Tuấn

26-8-2017

Tự do không tự nhiên mà có. Ảnh: Internet

Hôm nay, tôi vui mừng vì có mặt ở đây cùng với các bạn trong cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi đất nước lập lại hòa bình…

Hơn 70 năm trước đây, một người Việt Nam lớn, người mà hôm nay chúng ta đứng trước lăng của ông – người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp năm 1946 đã thắp sáng cho niềm hy vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm Bắc thuộc khổ đau, sau chế độ phong kiến hà khắc và những cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược triền miên.

Học trò vĩ đại

Lò Văn Củi

19-5-2018

Cô Tám Ve chai bữa nay dám nghỉ xả hơi cả ngày, chuyện chưa thấy bao giờ, vận đồ bảnh tỏn tới quán cô Tư Sồn, cô nói ngắn gọn nhưng dõng dạc:

– Bữa nay tui bao hết bà con cô bác.

Ông Hai Xích lô giãy nảy:

– Sao được Tám, phận nghèo với nhau ai cũng tỏ, sao để Tám lo hết được? Ông Hai cười hihi: Vả lại, làm thân nam nhi trai tráng ai lại để vậy được?

Lạm bàn về tấm gương đạo đức

Monique vẽ chân dung ai? Hay là sự lạm bàn về tấm gương đạo đức

Nguyễn Hoa Lư

23-7-2017

Monique Brinson Demery. Ảnh: internet

Muốn phác họa chân dung một ai đó, người họa sĩ cần đến cọ và “toan”, các nhạc sĩ thì dùng những nốt nhạc và lời ca, các nhà văn, nhà thơ, nhà sử học vẽ chân dung bằng những trang viết. Có một nhân vật này rất nổi tiếng, tôi mang chân dung đi hỏi 100 người, tất cả đều trả lời sai, và oái ăm thay, tất cả đều mắc chung một lỗi.

Nhưng trước hết phải giới thiệu tác giả “bức họa” là Monique Brinson Demery, một phụ nữ Mỹ. Năm 1997, bà nhận được học bổng của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đến Việt Nam học tiếng Việt, sau nhận bằng thạc sĩ về Đông Á học của Harvard. Năm 2013, bà xuất bản một cuốn sách dày hơn 350 trang khổ lớn viết về lịch sử đương đại VN.

Góp lời bàn về đền thờ Bác Hồ ở Nam Đàn

Nguyễn Thái Nguyên

18-5-2020

Đền Chung Sơn, rộng đến 83.6 héc ta, thờ gia tự ông Hồ Chí Minh. Ảnh: VOV

Cách nay vài hôm, một lễ khánh thành hoành tráng Đền thờ Bác Hồ vừa được tiến hành ở ngay trên núi Chung, xã Kim Liên. Việc xây dựng một công trình để thờ phụng Bác tại quê hương là việc rất quan trọng, không có gì phải bàn về việc nên hay không nên đối với những công trình như thế.

Tôi xin để sang bên những vấn đề như tiền bạc bao nhiêu, của ai, lớn bé ra sao, có tương hợp với đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính của Bác hay không… mà chỉ xin góp đôi lời về khía cạnh Tâm linh vì về khía cạnh này cũng thật sự có vấn đề.

Con xin thắp một nén tâm hương, cúi xin hồn thiêng của Bác thứ lỗi khi con phải động chạm đến những khía cạnh nhạy cảm về Đền thờ Bác và Gia Tiên Tiền Tổ của Bác.

1/ Trước hết là về tên gọi. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nên không có ý đi vào việc duy danh định nghĩa, nhưng đã sinh ra một công trình hoành tráng thế này, nhất là công trình để thờ phụng, hương khói cho Bác Hồ càng phải được chính danh vì nó lưu truyền muôn thủa. Hiện nay, tên gọi chính thức được công khai trước toàn dân là ĐỀN THỜ GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. (Tôi không bàn đến tên gọi rất sai mà cũng xuất hiện ở Lễ khánh thành là “ĐỀN CHUNG SƠN”)

Theo truyền thống văn hóa tâm linh Việt, ngoại trừ một số ngoại lệ, nói chung, người ta xây Chùa là để thờ Phật; xây Đền là để thờ Thánh; xây Miếu là để thờ Thần còn Đình là việc của Làng và Nhà thờ (Từ đường) là nơi thờ phụng các vị Tổ của một dòng họ hoặc một chi họ nhất định. Xin không bàn cụ thể những ai trong số các thế hệ những người đã khuất của dòng họ sẽ được rước vào thờ ở nhà thờ họ hay nhà thờ chi mà có quy định khắt khe của người xưa và còn tùy thuộc cả vào tập quán vùng miền.

Không phải tất cả những người đã khuất đều đem vào cúng ở nhà thờ họ được mà ở bất cứ gia đình nào cũng đều có Bàn thờ để thờ phụng Gia thần và Gia tiên của mình rồi. Có những gia đình còn có cả bàn thờ Phật thì cũng tùy, nhưng Phật là của chung mọi chúng sinh, không thể ở riêng ở nhà ai được. “Tu tại gia” là một việc khác, không liên quan đến chùa và sư, ni, không bàn ở đây.

2/ GIA TIÊN là cách nói tắt để chỉ HỘI ĐỒNG GIA TIÊN TIỀN TỔ CÁC CẤP của một gia tộc (Chỉ những người máu mủ ruột rà của gia tộc và con dâu, còn các bà các cô gái đã đi lấy chồng thì theo họ nhà chồng. Con rể thuộc gia tiên họ người ta). Ngày nay, chúng ta thường sử dụng các thành tựu của sinh học hiện đại để phân biệt những người có huyết thống với nhau như ADN hay gene. Ở cõi âm, chắc chắn họ không cần đến những dữ liệu thô thiển ấy, nhưng xin khẳng định là “không lẫn vào đâu được”.

Nhờ một cơ duyên, tôi ngồi với Mẫu Thượng Thiên để nghe các chân linh của gia tộc về nói những khúc mắc cần tháo gỡ. Trong số hơn 100 chân linh đã về, có mặt cụ Tiên Tổ của cả dòng họ tôi (nay đã phát triển thành 5 chi). Trong nhiều chuyện tôi xin phép hỏi cụ thì có việc ai đứng chủ tế lễ tế Tổ? (Vì có những 5 chi và còn nhiều vấn đề phức tạp). Cụ nói ngay tên và tuổi người thuộc chi của tôi, có thể đứng ra làm chủ tế, “khi nào nó mất thì đến lượt các anh”. Nhưng cụ nhắc tôi một người, vào loại cao niên, lại ở chi trên chúng tôi rằng “không để nó làm chủ tế được đâu con. Nó không phải máu mủ ruột rà họ mình!”. Cụ nói anh biết rồi, ông không nói thêm nữa. Thật là kinh ngạc khi việc này đã xẩy ra trên 80 năm trước, trong thế hệ ngày nay, chỉ một ít người biết có chuyện này, nhưng trong Hội đồng Gia tiên tiền tổ thì không quên, không nhầm lẫn được.

Thường thì “các cấp” ở đây chỉ giới hạn ở đời thứ 4 trở về thế hệ hiện tại (đối với người đứng chủ lễ, gọi là “tín chủ”). Người xưa quan niệm từ đời thứ 5 trở lên các chân linh đã hóa kiếp về một cõi khác, không đi về “nhà cũ” là bát hương Gia tiên trên bàn thờ của gia đình mình nếu như không có việc gì khẩn cầu của gia chủ.

Vậy thì “Đền thờ Gia tiên…” là đền thờ gì? Chỉ thờ Bác Hồ hay thờ cả nhà, cả họ của Bác? Gia tiên đã không nằm trong nhà thờ họ thì sao Đền thờ lại là Đền thờ Gia tiên? Về mặt tâm linh mà nói, hoàn toàn không có một tên gọi được định danh theo kiểu này.

Đã vậy, đây lại là “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” thì còn thêm phần rắc rối. Nếu viết như thế này thì đây là nhà thờ họ của Bác mà là lúc Bác đang tại thế (Chủ tịch). Ở đây có một chút rắc rối của ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt làm cho các nhà cầm bút, làm chữ luôn bối rối. Ta gọi theo Tây, thì Mác, Ăng-ghen, Lê-nin… không có gì ngượng ngùng cả. Thậm chí gọi Lý Thái tổ, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo cũng không sao.

Chính người Việt ta gọi Lăng Lê nin thì không có vấn đề gì, ấy thế mà gọi lăng Hồ Chí Minh là không được. Bất cứ câu chữ nào, bài gì chính thống, nếu gọi Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Phú Trọng… là “không ổn”, “thiếu khiêm tốn” hay cái gì đó… Nên thể nào cũng phải thêm một tiền tố gì đó gắn với tên gọi các vị này. Bác Hồ không có quy định nào khẳng định là vị Chủ tịch vĩnh viễn kể cả khi đã tạ thế, nhưng không ai dám gọi “cố Chủ tịch” mặc dù nó chính xác. Chính vì thế mà Lăng của Bác vẫn phải đề Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chẳng ai nói không đúng thì Đền thờ đề như vậy cũng không sai.

Có những thứ không đúng, sái cả với văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng nói mãi thành quen, không bao giờ sửa được nữa: Khi chúng ta gọi Bác Hồ là gọi theo truyền thống văn hóa nào? Xin thưa chỉ có người Tàu, người Tây nào đó mới gọi theo họ, còn người Việt không gọi theo họ mà cứ gọi theo Tên hay gọi cả Họ và Tên mà bao giờ Tên cũng là thành tố quan trọng nhất. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo tiền bối của chính thể mới, có ai gọi theo họ đâu (trừ Bác Hồ và Bác Tôn) là từ đâu mà ra?

Khi xưa, trong kinh lễ của đạo Nho, ở những ngôi thứ cao, thường người ta tránh chạm “húy”, tức tên cúng cơm thì hoặc là người ta gọi người ấy là “Nguyễn Tiên sinh”, “Trần đại phu” nhưng cũng chỉ là khẩu ngữ xưng hô thôi… Hoặc gọi theo “phương danh”, tên chữ (tự đặt hoặc được ban tặng, tặng). Nhưng người Việt nói chung, xưng hô với nhau phải bằng tên riêng chứ không gọi bằng họ. Bác Hồ, Bác Tôn lại thành ra ngoại lệ, một ngoại lệ trở thành thông lệ từ xưa đến nay rồi. Chỉ nói lại để biết chứ không có ý gì ở đây cả.

Vì sao những người chủ xướng và người có trách nhiệm không gọi đây là ĐỀN THỜ HỒ CHÍ MINH, ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, hoặc ĐỀN THỜ BÁC HỒ? Gọi cách nào thì đây chỉ là đền thờ dành riêng cho Bác, một vị Thánh. Nếu có bố mẹ, ông bà của Bác thì phải tách ra một ngôi khác, cung khác ở cạnh gọi là “Thái Miếu” (Miếu chứ không được là Đền, dù Thái cũng là Miếu). Như thế là rõ ràng rành mạch mà không phạm gì vào luật lệ tâm linh cả. Thánh là Thánh phải được thờ phụng riêng còn những người thân của Thánh đều không phải Thánh thì phải thờ riêng. Nhập cục vào một chỗ thì khác gì kiểu tổ chức tập đoàn quốc doanh hay Hợp tác xã nơi trần thế?

Nghệ Tĩnh là đất học. Theo tôi, các bậc chân tài thực học đời sơ vẫn còn, sao không hỏi? Tôi chỉ dám lạm bàn sơ qua như thế chứ không đủ hiểu biết và không dám cả gan bàn vào những việc quá lớn, quá phức tạp, nhất là những việc liên quan đến các bậc thánh nhân như cụ Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức cắt băng khánh thành Đền thờ Chung Sơn. Nguồn: Báo Du lịch

3/ Đối với trường hợp của Bác, một vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị khi bàn đến Gia tiên là Gia tiên nào? Đáng lẽ ra những người có trách nhiệm khởi tạo ra công trình này phải tránh làm phức tạp thêm vấn đề như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói chuyện riêng với đoàn bô lão của họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu năm xưa, khi các cụ này thay măt giòng họ Hồ đưa ra những kiến nghị khác với thực tại. “Lịch sử đã an bài!”. Vâng, đúng là những vấn đề rất riêng tư của gia tộc cụ Nguyễn Sinh Sắc đã bị đóng khóa quá cẩn thận mà chính Bác là người trong cuộc cũng không nói ra thì thế hệ con cháu còn dám bàn vào vấn đề này sao? Đã thế thì rất không nên đưa “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” vào ngôi đền này mới phải.

Như trên đã nói, Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể chỉ tính từ cụ Nguyễn Sinh Sắc đến Bác là hết. Nhưng giả sử có ai đó viết “Bài vị” về Gia tiên Bác Hồ ở Đền này thì viết như thế nào? Những chuyện này đã có trời biết, đất biết, thần linh biết. Thế là đủ. Các thế hệ sau không được phép phạm vào.

Luật lệ ở cõi tâm linh không hề lỏng lẻo như luật lệ của cõi người nơi trần thế. Nếu ngày nay, con cháu họ Nguyễn Sinh muốn bằng cách này, mượn “con dấu” Hồ Chí Minh – Nguyễn Sinh Cung đóng vào Gia phả của riêng giòng họ Nguyễn Sinh để mãi mãi là hậu duệ của Người thì đó là việc của những người có những tham vọng ngoài câu chuyện Đền thờ mà tôi bàn ở đây. Dù là thế thì cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ và Hội đồng Gia tiên tiền tổ của Bác Hồ chấp nhận hay không, chấp nhận như thế nào sẽ không phụ thuộc gì vào mong muốn riêng tư của con cháu họ Nguyễn Sinh.

Bác Hồ – Tiến Lợi

Nguyễn Quang Lập

10-2-2022

LGT: Nhân nghệ sĩ Ưu tú Tiến Hợi – là người nhiều lần vào vai ông Hồ Chí Minh – qua đời sáng nay, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập về nhân vật này, trong phần “Bạn Văn 7“, trích trong Ký Ức Vụn.

Đôi điều suy nghĩ bên lề về sự kiện thành lập đảng CSVN

Hàn Vĩnh Diệp

25-2-2019 

Trên trang báo Tiếng Dân ngày 03/02/2019 có đăng bài “Tính chính danh” của TS Nguyễn Quang A. Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả bài báo. Chúng tôi xin thêm vài suy nghĩ về chủ đề này.

Mật lệnh tấn công Tết Mậu Thân

Trần Gia Phụng

5-2-2018

Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng.  Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết.

Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.

“Sai từ Đại hội Tua”

Trần Trung Đạo

7-9-2022

Trong một bài viết ngắn trên Facebook mình, nhà báo Huy Đức – Trương Huy San nhắc lại: “Một lần, bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi ‘Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?’ [Nhà văn] Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua’ [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].”

Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai?

Ngô Anh Tuấn

6-6-2020

Cuộc đua chưa dứt

Cho tới thời điểm này chưa có một số liệu thống kê nào đủ tin cậy chứng minh số lượng tượng đài, phù điêu mà các địa phương trong cả nước đã xây dựng và số tiền ngân sách mà nhà nước phải bỏ ra để có được nó là bao nhiêu. Chỉ biết gần như chắc chắn rằng, hầu như không có tỉnh nào là không tạc phù điêu, tượng đài cả! Việc xây dựng tượng đài như một cuộc thi đua ngấm ngầm giữa các địa phương về mức độ hoành tráng và đi kèm là số tiền chi ra cũng hoành tráng không kém.

Lịch sử có bị “cầm nhầm”

LS Đặng Đình Mạnh

28-6-2017

Nếu bây giờ bạn đặt dòng chữ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google lừng danh, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn khoảng hơn 15 vạn kết quả mà đa phần trong số đó đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.

Trong số ấy, có trang Xây Dựng Đảng khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 [1].

Tư liệu về Nguyễn Ái Quốc trên báo Pháp năm 1932

FB Lữ Thị Tường Uyên

27-8-2018

Báo L’Humanité – Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp – đăng ngày 9 tháng 8 năm 1932, No 12292 – Người sáng lập: Jean Jaurès, Trụ sở: Rue Montmartre Paris.

Hội thảo về thực hiện Di chúc

Nguyễn Đình Cống

16-8-2019

Lâu nay có phong trào rầm rộ về 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh. Ngoài phong trào do Đoàn Thanh niên CS phát động thì nơi nơi, ngành ngành, các cấp thi nhau tổ chức hội thảo (HT). Cho đến nay đã có nhiều chục cuộc HT như vậy, các HT lớn là tại Học viện Chính trị khu vực 2, vào ngày 17/5, HT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/6 và HT tại Hà Nội ngày 12/8. Chắc rằng sẽ còn nhiều HT nữa. Mỗi HT có nhiều tham luận, HT bé có vài chục, HT lớn có đến trên trăm.

Một chuyện bỏ đảng

Vũ Thư Hiên

14-6-2020

(Chyện cũ, chợt nhớ, kể lại cho vui)

Nhân chuyện ông Lê Hiếu Đằng, nhân vật nằm vùng nổi tiếng trong phong trào phản chiến thời Việt Nam Cộng Hoà, đã nằm liệt trên giường bệnh rồi, đã thở hắt ra rồi, mà còn hô hào các đồng chí của ông ta bỏ đảng (tất nhiên là đảng cộng sản), tôi xin hầu các bạn một chuyện bỏ đảng theo cách hi hữu, xưa nay chưa từng có.

Kế thứ ba của Tôn Tử

Trần Gia Phụng

25-5-2020

Binh thư Tôn Tử gồn có 36 kế, trong đó kế thứ ba là “mượn dao giết người” (tá đao sát nhân). Trong chính trị cận đại Việt Nam, người ứng dụng nhuần nhuyễn kế nầy có lẽ là Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vinh danh có 169 bí danh, bút danh, biệt danh trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội.

Giải mã bí ẩn lịch sử

Nguyễn Đình Cống

27-12-2018

Trong lịch sử cận đại VN có 1 sự kiện được nhắc đến nhiều, nhưng chứa 1 bí ẩn lớn, chưa thấy ai công bố lời giải. Sự kiện là vào năm 1945-46 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ nhưng không nhận được trả lời. Bí ẩn là lý do của sự việc không trả lời đó. Đây thuộc vấn đề biết kết quả, cần tìm và giải thích nguyên nhân.

Vì sao ‘bác’ hết… thiêng và… mất giá?

Blog VOA

Trân Văn

28-9-2020

Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. Nguồn: Báo Bình Định

Đại diện giới lãnh đạo tỉnh Hòa Bình vừa loan báo sẽ kiểm tra toàn bộ dự án dựng khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” trên một ngọn đồi ở phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình (1).

Di sản vĩ đại của chủ tịch vĩ đại

Lê Thiên

19-9-2019

Năm nay, CSVN ồn ào kỷ niệm 50 năm (1969-2019) di chúc Hồ Chí Minh (HCM). Truyền thông CSVN dồn nỗ lực, khuếch đại âm lượng tán tụng những bịa đặt trơ trẽn nâng lên hàng di sản với tên gọi “di sản Hồ Chí Minh”.

Bản tin ngày 19-5-2020

BTV Tiếng Dân

19-5-2020

Xung đột biển Đông: Sau “đấu khẩu” liệu có “đấu súng”?

Sau trận “đấu khẩu” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hai nước Việt – Trung qua lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt,  tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục leo thang trong những ngày qua, khi máy bay và tàu chiến của các bên xuất hiện tại các điểm nóng tranh chấp trên biển.

Lại bàn về cái gọi là “người cộng sản” Việt Nam

Hồng Hoa

20-5-2023

Câu chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam có… dân tộc chủ nghĩa hay không, cũng già như tuổi của tôi vậy. Thế mà đài BBC lại xới nó lên một lần nữa, có lẽ nhân ngày (gọi là) sinh nhật của ông Hồ Chí Minh (19/5) chăng?

Nguyễn Ái Quốc và vua Gia Long

Nguyễn Đình Cống

19-3-2018

Vừa qua Nguyễn Khắc Phê (NKP) có bài “Một đề tài khoa học thú vị về 2 tác phẩm (TP) của Nguyễn Ái Quốc (NAQ)”. TP1, “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, năm 1922, tác giả là NAQ. TP2, “Lịch sử nước ta”, năm 1941, tác giả là Hồ Chí Minh (HCM).

TP1 có đoạn ca ngợi Gia Long, ông Tổ Triều Nguyễn “là người quả cảm vô song, đức hạnh trong sáng…, đã để lại một đất nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được kẻ mạnh vì nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng”.

Ngày 2 tháng 9

Phạm Đình Trọng

2-9-2018

Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai.

Báo Văn Nghệ đánh GS Ngô Bảo Châu

LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?

Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.

___

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình

An Chiến

26-7-2017

Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.

Có thật là đang “nghiêm chỉnh thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” không?

Tương Lai

27-8-2019

Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di Chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.

Kiến nghị về thực hiện đúng di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Đình Bin

4-10-2019

Ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Photo Courtesy

Thưa các bạn làng Phây,

Vừa qua, tôi có trình lên TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng & BCT Đảng CSVN và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiến nghị với nội dung nói trên.

Tại “thằng Tàu thâm hiểm” hay tại ta dại?

Trương Nhân Tuấn

29-4-2020

Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh xem cuộc diễn hành quân sự hàng năm của TQ lần thứ 10 vào năm 1959.

Vụ công hàm 1958 của PVĐ nhiều người nói là “thằng Tàu thâm hiểm”. Không “thâm” sao được khi “thằng Tàu” mới chính là “cha ruột” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng CSVN (lúc đó là đảng Lao Động) của ông Hồ lãnh đạo.

Bàn về sách “Sửa đổi lối làm việc”

Nguyễn Đình Cống

12-9-2019

Quyển sách “Sửa đổi lối làm việc” (SĐLLV) được Hồ Chí Minh viết năm 1947, lấy bút danh XYZ. Nó được các cơ quan tuyên truyền của Đảng đánh giá là “cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng”. Gần đây do đạo đức của đảng viên thoái hóa quá mức, nhiều người đề nghị đem nó ra dùng như một phương thuốc thần kỳ. Họ hô hào hãy quay lại với Bác Hồ và SĐLLV (*).

Sự vĩ đại của người cộng sản

Đỗ Thành Nhân

19-5-2021

Bài viết này nói về sự “VĨ ĐẠI”, theo tự điển mở online thì “vĩ đại” là tính từ: có tầm cỡ và giá trị lớn lao, đáng khâm phục.

Từ Robert Lee đến Hồ Chí Minh

Thạch Đạt Lang

23-8-2017

Tướng Robert E. Lee (trái) và ông Hồ Chí Minh. Nguồn: cắt từ internet

Câu chuyện di dời bức tượng của tướng Robert Lee ở Charlottesville, vị tướng bại trận của miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ giữa hai miền Nam-Bắc Mỹ, gây ra cái chết của một luật sư Mỹ và 2 cảnh sát viên, cùng hàng chục người bị thương hôm 12/8/2017, vẫn tiếp tục căng thẳng vì những tuyên bố và cách hành xử của Tổng thống Donald Trump. Đó là sự bộc phát cao trào kỳ thị, phân biệt chủng tộc của các nhóm Thượng Tôn Da Trắng, Klu-Klux-Klan và Tân Quốc Xã.

Stylist Hồ Chí Minh

Tâm Chánh

22-5-2020

Tổng kết tuần của tui về tuần lễ đáng lẽ được tổ chức rất rùm beng nhưng lại đi vào chiều sâu (hay ngõ cụt) xây miếu thuy. Từ bản vẽ công trình thôi cho thấy đền thờ gia tộc chủ tịch Hồ Chí Minh định ở Nghệ An là một sản phẩm ngược chiều văn hoá và tư tưởng chính trị của ông. Nói thẳng thắn, người ta khai thác bằng mọi giá bản quyền Hồ Chí Minh. Đó đang là kiểu chính trị dân tuý hết sức phổ biến.