Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)

Lưu Trọng Văn

2-6-2017

GS Tương Lai trước mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.

Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

Lạm bàn về tấm gương đạo đức

Monique vẽ chân dung ai? Hay là sự lạm bàn về tấm gương đạo đức

Nguyễn Hoa Lư

23-7-2017

Monique Brinson Demery. Ảnh: internet

Muốn phác họa chân dung một ai đó, người họa sĩ cần đến cọ và “toan”, các nhạc sĩ thì dùng những nốt nhạc và lời ca, các nhà văn, nhà thơ, nhà sử học vẽ chân dung bằng những trang viết. Có một nhân vật này rất nổi tiếng, tôi mang chân dung đi hỏi 100 người, tất cả đều trả lời sai, và oái ăm thay, tất cả đều mắc chung một lỗi.

Nhưng trước hết phải giới thiệu tác giả “bức họa” là Monique Brinson Demery, một phụ nữ Mỹ. Năm 1997, bà nhận được học bổng của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đến Việt Nam học tiếng Việt, sau nhận bằng thạc sĩ về Đông Á học của Harvard. Năm 2013, bà xuất bản một cuốn sách dày hơn 350 trang khổ lớn viết về lịch sử đương đại VN.

Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam

19-12-2018

Kính gửi: Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Yêu nhau ngu thế bằng mười hại… bác

JB Nguyễn Hữu Vinh

21-2-2018

1- Một lần mình đến Phường có chút việc, vào phòng HĐND, cô chủ tịch HĐND khá trẻ, tươi cười nói chyện.

Nhìn lên tường thấy một bức tranh sơn mài vẽ một ông ngồi cầm bút trên ghế mây. Khuôn mặt béo ị, đôi mắt hum húp, một tay cầm thuốc lá và tay kia cầm bút viết trên tờ báo Nhân dân, nhưng cầm bút theo kiểu người Tàu viết chữ Hán. Thấy hay hay, mình hỏi:

Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh: Câu chuyện người xứ Nghệ

Phạm Đình Bá

21-4-2020

Nghệ Tĩnh là vùng đất định cư của tộc Việt với các di chỉ khảo cổ trên bốn ngàn năm (1). Cứ địa nầy đóng vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước.

Tôn giáo bắt đầu từ đây

Nhân Trần

19-5-2020

Chủ nghĩa Cộng sản là một chủ thuyết vô thần. Trong các trường đại học từ trước năm 1991 có môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học” họ tập hợp tất cả các triết thuyết bài xích thần linh từ cổ đại tới hiện đại. Đặc biệt là đề cao tư tưởng của Karl Marx về tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Ngày 2/9: Yêu sách 5 điểm của nhân dân Việt Nam

Nguyễn Hà Nội

27-8-2018

Tôi chuẩn bị về hưu, vừa được cơ quan tổ chức cho đi xuyên Việt – gọi là “tráng già” – đi lần cuối với cơ quan rồi về làm “người tử tế”. Là cơ quan giúp việc cho Tỉnh ủy, khi đi qua hầu hết các tỉnh dọc đường quốc lộ 1, đi đến tỉnh nào cũng vào tỉnh đó chơi, thăm và học tập, cũng như để tỉnh đó đỡ cho bữa trưa, hoặc cả tối và phòng nghỉ đêm, từ đó mà đoàn tôi tiết kiệm được và đi dài dài.

Bình Định, tháng 1 năm 1910, nếu…

Nguyễn Đức Thành

18-5-2020

Bố của Nguyễn Sinh Sắc được cho là Nguyễn Sinh Nhậm, chỉ là một thường dân, không phải quan trong triều cũng không phải dân khoa cử. Thế mà sau này có ông quan nổi tiếng, tên Hồ Sĩ Tạo, vốn là một danh nho, không hiểu sao lại cứ thương mến mà xin cho Sinh Sắc vào Huế học trong Quốc Tử Giám, tức là Sinh Sắc có danh phận y như con một ông quan. Ngày xưa nếu chỉ quen biết thế thôi mà xin được vào trường chuyên của hoàng gia, thì mới biết việc chạy trường cũng đã khá phát triển rồi.

50 năm không thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dương Quốc Chính

30-8-2019

Thời phong kiến, kẻ kế vị mà sửa chữa di chiếu của tiên đế thì tội rất nặng, thậm chí bị giết. Như trường hợp vua Dục Đức, kế vị vua Tự Đức. Trong di chiếu của mình, vua Tự Đức có một đoạn nhận xét không tốt cho người được chỉ định kế vị, là Ưng Chân (Dục Đức). Ông này khi lên ngôi thì bảo phụ chánh Trần Tiễn Thành đọc lướt đoạn đó để không ai nghe được.

Mâu thuẫn của một bài hát

Nguyễn Đình Cống

31-8-2018

Đó là bài hát LỜI BÁC DẶN TRƯỚC LÚC ĐI XA của nhạc sĩ Trần Hoàn. Theo tường thuật thì ông Vũ Kỳ đã kể cho ông Trần Hoàn nghe câu chuyện. Quá cảm động, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát. Nhiều người thuộc bài này, tôi chỉ xin chép ra một số câu:

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi/ Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế/ Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ/ Bác đành nằm im / Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví/ Nhớ làng Sen từ thủa ấu thơ/ Mà xung quanh vẫn lặng như tờ/ Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi… Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh/ Bác muốn nghe một đôi làn quan họ/ Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ/ Bước vào gần Bác/ Rồi căn phòng xao động trong nước mắt/ Những lời ca nức nở tái tê/ Rằng ‘người ơi người ở đừng về’/ Bác nhìn em rơm rớm hàng mi”…

Để chăm sóc bệnh nhân Hồ Chí Minh, thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai cử một đội gồm các bác sĩ và y tá giỏi từ Bắc Kinh sang Hà Nội vào ngày 25/8/1969. Từ đó bác sĩ và y tá Trung quốc thay người Việt chăm sóc bệnh nhân.

Về việc hát cho bác nghe, trước đây đã có khá nhiều người dựa vào ngôn từ bài hát của Trần Hoàn để viết ra những bài báo, dựng nên những tiểu phẩm với khá nhiều tình tiết được thêm vào, làm xúc động lòng người. Tuy vậy có vài câu hỏi mà từ lâu không ai đụng đến. Đó là ai hát, hát vào lúc nào, có những ai đã chứng kiến.

Hát vào “trước lúc Người ra đi”, nhưng vào lúc mấy giờ, ngày nào. Trước vài phút, vài giờ, vài ngày đều là trước. Riêng tên bài hát đã có nói tới là “Người ơi người ở đừng về”, nhưng có thông tin thêm các bài khác nữa.

Mãi gần đây, từ 2010 mới có người đưa ra các câu trả lời. Theo dõi các tường thuật trên báo, thấy có hai nguồn thông tin khác nhau.

Nguồn A: Xuất hiện trước. Người hát là Vương Tinh Minh, y tá Trung quốc, hát chiều 31/8, bài hát tiếng Hoa. Tường thuật của Vương Tinh Minh như sau: “Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn”. (Nguồn: Báo QĐND ngày 25/1/2010. Đường dẫn: http://www.nguoicondatme.org/2013/09/ba-lna-bac-cuoi-truoc-luc-di-xa.html)

Nguồn B: Xuất hiện sau. Người hát là y tá Ngô Thị Oanh, hát vào sáng ngày 2 tháng 9, có ông Vũ Kỳ chứng kiến. Xin chép lại đoạn tường thuật:

Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: “Buổi sáng (ngày 2/9) tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!
– Quê cháu ở đâu?
– Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!
– Cháu có biết hát không?
Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.
– Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe.
Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” và bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ở đừng về”

(Nguồn: Mai Lệ Huyền – Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố lần đầu ngày 20/6/2017 và lần thứ 2 ngày 18/7/2018).

Phải chăng có hai lần bác Hồ nghe hát khác nhau? Vậy Trần Hoàn dựa vào lần nào để sáng tác. Dựa vào lần nào cũng mắc đầy mâu thuẫn giữa các tường thuật và nội dung bài hát. Hay là nhạc sĩ chỉ nghe qua cốt chuyện rồi bịa ra các chi tiết cho thêm phần hấp dẫn? Nhưng tác giả Minh Tuấn, báo Công An Nghệ An ngày 1/9/2014 viện dẫn cuốn hồi ký của Vũ Kỳ để chứng tỏ mọi chi tiết Trần Hoàn đưa ra đều đúng với sự thật đã xẩy ra.

Minh Tuấn viết: “Lần thứ ba thức dậy, Người ngỏ ý muốn nghe một câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Lần này, thật may mắn, cô y tá Viện Quân y 108, Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác thưa: ‘Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ’. Trong nỗi xúc động nghẹn ngào, cô cất lên lời hát: ‘Người ơi, người ở đừng về…’.

Các đoạn kể về Ngô Thị Oanh khá khác nhau, vậy không thể cùng đúng. Có khả năng cùng được sáng tác dựa trên cái tên Ngô Thị Oanh. Tôi chỉ mới tìm thấy người ta viết về cô chứ chưa thấy tường thuật của bản thân cô. Nếu quả thật đã từng có cô Oanh thì hiện nay cô ấy đã thành bà cụ Oanh. Không biết cụ Oanh làm gì, ở đâu.

Một nghi vấn là “Em gái nhỏ” của Trần Hoàn xuất hiện khá đột ngột, khác xa với y tá Ngô Thị Oanh. Không biết ai là người đầu tiên tìm ra cái tên Ngô Thị Oanh để gán cho em gái nhỏ và tìm thấy vào lúc nào, phải chăng là sau khi ông Vũ Kỳ chết (2005) và sau khi có bài tường thuật của y tá Vương Tinh Minh.

Nếu chỉ có một lần Bác muốn nghe hát thì đó là lần nào? Sự thật chỉ có một, nhưng tại sao lại có các dị bản. Mà chuyện mới gần đây chứ đã lâu gì. Theo tôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là không có người nào theo dõi, ghi chép và công bố công khai, người ta xem đó là bí mật quốc gia. Thứ hai là sự sùng bái cá nhân quá lố.

Nếu xem rằng một cụ già sắp chết muốn nghe một bài hát là chuyện bình thường thì người ta dễ thuật lại một cách ngắn gọn và tương đối chính xác. Nhưng vì muốn thần thánh hóa câu chuyện, muốn gán cho nó những ý nghĩa cao đẹp nên buộc phải tô vẽ thêm bằng những suy luận. Mà mỗi người suy luận mỗi kiểu nên tạo ra mâu thuẫn. Ô hô, ai tai, âu đó cũng là mánh khóe tuyên truyền mà mọi người đã quen.

Một mâu thuẫn đáng nói nữa là đầu đề và nội dung bài hát. Đề là “lời Bác dặn”, nhưng nội dung chẳng thấy dặn gì, đó chỉ là nguyện vọng muốn nghe hát. Nên chăng đặt tên bài là: Bác muốn nghe hát trước lúc đi xa.

“Sai từ Đại hội Tua”

Trần Trung Đạo

7-9-2022

Trong một bài viết ngắn trên Facebook mình, nhà báo Huy Đức – Trương Huy San nhắc lại: “Một lần, bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi ‘Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?’ [Nhà văn] Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua’ [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].”

Việc ướp xác Hồ Chí Minh

Trần Gia Phụng

23-6-2019

Tuần qua, nhà nước cộng sản Việt Nam quyết định thành lập một hội đồng khoa học gồm người Việt và người Nga để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi thể Hồ Chí Minh (HCM) đặt trong lăng mộ ở Hà Nội. (BBC News – Tiếng Việt, ngày 20-6-2019). Nhân đây, xin trình bày lại diễn tiến việc ướp xác HCM.

Đảng sẽ tiếp tục thu hoạch được gì từ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

19-5-2021

Hồ Chí Minh là cha đẻ của chính quyền Cộng sản Việt nam hiện nay. Mặc dù ông ta đã về với Karl Marx và Lenin hơn nửa thế kỷ qua, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông không bị lớp bụi thời gian che phủ mà vẫn tiếp tục được thần thánh hóa để phủ bóng lên đời sống chính trị và xã hội của đất nước.

Á có bác Hồ đời em … bị đói to

Đỗ Ngà

28-9-2020

Mỗi người dân nghèo Việt Nam chỉ cần 50 ngàn/ngày là họ đủ sống. Tính ra mỗi năm người nghèo chỉ sử dụng 18,25 triệu/năm cho tiền ăn. Với số tiền 11 tỷ dựng 11 chữ “Đời Đời Nhớ Ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại” thì tính ra mỗi chữ tốn 1 tỷ đồng. Chỉ với 11 chữ này, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã đốt mất 603 năm tiền ăn của người nghèo thành tro bụi.

Nguyễn Ái Quốc từng sinh sống ở Berlin gần nửa năm và nhiều lần viết thư xin tiền tài trợ

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

20-5-2020

Giấy thông hành của đại diện Toàn quyền liên bang CHXHCN Xô Viết tại Berlin – Đức cấp cho Chen Vang (tức Nguyễn Ái Quốc) để đi Liên Xô

Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần đến Đức và mỗi lần lưu trú nhiều ngày ở Đức. Lần đầu có lẽ vào năm 1919, lần thứ hai vào năm 1920 và một lần vào năm 1927 hoặc 1928, nhưng có bằng chứng rõ ràng nhất là lần đến Đức năm 1923 trên đường đi tới Liên Xô để họp Đại hội Quốc tế Nông dân tổ chức tại Moscow.

Charlottesville, Virginia – Bài học nào cho chuyện dựng tượng đài ở Việt Nam?

Thạch Đạt Lang

20-8-2017

Các tượng đài của ông Hồ. Nguồn: Dân Luận.

Biến cố kỳ thị chủng tộc xảy ra vào ngày thứ Bảy 12-08-2017 tại Charlottesville, bang Virginia, làm thiệt mạng cô Heathet Heyer 32 tuổi đã trở thành một chấn thương tâm lý nặng nề, gây thêm chia rẽ trong xã hội Mỹ, vốn đã bùng phát mạnh từ sau khi ông Donald Trump đắc cử tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Kiến nghị về thực hiện đúng di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Đình Bin

4-10-2019

Ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Photo Courtesy

Thưa các bạn làng Phây,

Vừa qua, tôi có trình lên TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng & BCT Đảng CSVN và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiến nghị với nội dung nói trên.

Lừa dối cấp nhà nước

Phạm Đình Trọng

3-9-2019

1. Tán phượng vĩ bên ao cá đã lập lòe đỏ lửa. Tháng năm, tháng có ngày sinh lại đến. Năm sinh nhật có số không (0) ở cuối được coi là năm chẵn, số năm (5) là nửa chẵn. Tháng năm năm nay, 1965, bước vào tuổi bảy nhăm, sinh nhật nửa chẵn. Cũng là một dấu mốc cuộc đời. Dấu mốc của năm sinh nhật nửa chẵn này sẽ được ghi nhận là năm viết di chúc.

Vì sao ‘bác’ hết… thiêng và… mất giá?

Blog VOA

Trân Văn

28-9-2020

Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. Nguồn: Báo Bình Định

Đại diện giới lãnh đạo tỉnh Hòa Bình vừa loan báo sẽ kiểm tra toàn bộ dự án dựng khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” trên một ngọn đồi ở phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình (1).

Có phải bài thơ hay nhất thế kỷ?

Võ Thiêm

15-4-2018

Cuối tuần tạm quên chuyện thời sự nhức đầu, mời các bạn xem chuyện thơ phú của “bác Hồ” chơi để thay đổi không khí.

Bài này trích từ email của người bạn học cũ của tôi, Mai Lăng, về bài thơ “Nguyên tiêu” của HCM. Tác giả vốn là dân kỹ thuật nhưng… sính thơ, tự học chữ Hán và là tác giả cuốn “Tuyển dịch thơ Đường Tống”.

Vì sao tôn thờ “thánh thần” trong chính trị lại vô cùng nguy hiểm?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

14-10-2017

Đền thờ cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bạc Liêu. Ảnh: UBND Bạc Liêu

Quỳnh Vi lược dịch từ The dangers of political sainthood của tác giả Harry Blain, nghiên cứu sinh Khoa học Chính trị tại Đại học New York City. 

Thomas Carlyle từng viết, như một loại cảm tính chung, “lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là các bản hồi ký của những con người vĩ đại”.

Hồ sơ Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông

Trần Gia Phụng

29-10-2018

Trong những năm gần đây, trên liên mạng toàn cầu, xôn xao câu chuyện Hồ Chí Minh (HCM) là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) giả. Nguồn gốc của câu chuyện nầy bắt đầu từ quyển sách của tác giả Hồ Tuấn Hùng, nhan đề là Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa phát hành tại Đài Loan ngày 01-11-2008 với mã số ISBN là 9789866820779.

Ông Thanh Quyết loạn ngôn hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bất lực?

Kiên Tâm

14-5-2019

Sư Quyết (phải) ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”. Ảnh: Lao Động

Tối 10/5/2019, truyền thông trong nước đưa tin, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn, Hà Nội, trong một nghi thức trang trọng, ông Thanh Quyết với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”.

Kế thứ ba của Tôn Tử

Trần Gia Phụng

25-5-2020

Binh thư Tôn Tử gồn có 36 kế, trong đó kế thứ ba là “mượn dao giết người” (tá đao sát nhân). Trong chính trị cận đại Việt Nam, người ứng dụng nhuần nhuyễn kế nầy có lẽ là Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vinh danh có 169 bí danh, bút danh, biệt danh trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội.

Di sản vĩ đại của chủ tịch vĩ đại

Lê Thiên

19-9-2019

Năm nay, CSVN ồn ào kỷ niệm 50 năm (1969-2019) di chúc Hồ Chí Minh (HCM). Truyền thông CSVN dồn nỗ lực, khuếch đại âm lượng tán tụng những bịa đặt trơ trẽn nâng lên hàng di sản với tên gọi “di sản Hồ Chí Minh”.

Tuyên bố: Đã đến lúc công dân thực hiện điều 25 Hiến pháp

5-9-2023

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, gởi Bản Yêu Sách của Nhân Dân An Nam đến hội nghị Véc Xây (Pháp). Bản yêu sách gồm 8 điểm:

Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục

Trần Trung Đạo

2-9-2019

(Phản biện bài viết của Gs Tương Lai)

Giáo sư Tương Lai, trong bài viết Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com ngày 11 tháng 7 năm 2014 và bản tiếng Việt “Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ” do Liêm Nguyễn dịch, đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, đã lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ.

Lãnh đạo hiền để lại Hiến pháp chuẩn mực cho dân, lãnh đạo ác để lại … di chúc

Trung Nguyễn

28-8-2019

Người dân trên cả nước lại có dịp chứng kiến một loạt các pa-nô mới tuyên truyền cho dịp 50 năm thực hiện “di chúc Bác Hồ”. Một loạt hội thảo rình rang cũng được tổ chức để các đảng viên, đoàn viên trẻ thi nhau “báo công dâng Bác”. Tóm lại là cụ đang nằm trong lăng cũng mát lòng mát dạ khi thấy sau đúng nửa thế kỷ, những gì cụ dặn dò vẫn được đám hậu duệ trong đảng Cộng sản nhắc nhở làm theo.

Tư liệu đặc biệt: Ông Vũ Kỳ kể chuyện ông Hồ kén vợ

LTS: Một con người bằng xương, bằng thịt và có những ham muốn bình thường, nhưng đã bị thần thánh hóa thành ra không còn được gọi là “người” nữa. Từ năm sinh, năm mất, họ, tên cho đến cuộc sống riêng tư… cũng đều là bức màn bí ẩn. Chưa hết, ước nguyện cuối cùng là được hỏa táng sau khi chết, cũng bị đám “con, cháu” nó phản bội, bắt phải “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

____

FB Nguyễn Xuân Diện

19-5-2018

Ông Hồ trên giường bệnh. Ảnh: internet

Lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình: Cám ơn nhà báo Quốc Phong nguyên Phó TBT báo Thanh Niên về stt này. Ghi chép lại về đời tư của thư ký Bác lúc trọng bệnh. Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này!

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Lịch sử

Nguyên tác: Từ Song Minh

Dịch và giới thiệu: Nguyễn Duy Chính

6-9-2017

Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm  viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.

Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.