Lãnh đạo hiền để lại Hiến pháp chuẩn mực cho dân, lãnh đạo ác để lại … di chúc

Trung Nguyễn

28-8-2019

Người dân trên cả nước lại có dịp chứng kiến một loạt các pa-nô mới tuyên truyền cho dịp 50 năm thực hiện “di chúc Bác Hồ”. Một loạt hội thảo rình rang cũng được tổ chức để các đảng viên, đoàn viên trẻ thi nhau “báo công dâng Bác”. Tóm lại là cụ đang nằm trong lăng cũng mát lòng mát dạ khi thấy sau đúng nửa thế kỷ, những gì cụ dặn dò vẫn được đám hậu duệ trong đảng Cộng sản nhắc nhở làm theo.

Hồ Chí Minh trong nhận thức của người hậu thế

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

23-8-2020

Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông nghỉ mát tắm biển Bắc Đới Hà (北戴河). Hình chụp tháng 8/1960. Nguồn: Artron.net

Hồ Chí Minh là một chính khách cộng sản nổi trội trong lịch sử đương đại Việt Nam, tên tuổi của ông có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và tình cảm đa dạng của nhiều thế hệ người dân nước Việt kể từ năm 1945 đến nay. Mặc dù tính đến ngày 2/9 này ông đã qua đời 51 năm, nhưng ảnh hưởng chính trị của ông vẫn sống mãi trong sự nghiệp của đảng CSVN. Do vậy, tên tuổi và hình bóng của ông vẫn luôn luôn hiện hữu sáng chói trong cuộc sống của những người dân sống dưới sự lãnh đạo của đảng do ông thành lập.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

73 Năm Nhìn Lại: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Thay Vì Một

Phạm Cao Dương (*)

22-8-2018

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11/3/1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2/9/1945 bởi Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng cả hai lần, đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết, hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11/3/1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Kiến nghị về thực hiện đúng di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Đình Bin

4-10-2019

Ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Photo Courtesy

Thưa các bạn làng Phây,

Vừa qua, tôi có trình lên TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng & BCT Đảng CSVN và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiến nghị với nội dung nói trên.

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông

FB Trần Trung Đạo

14-9-2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Cộng ra tuyên bố bốn điểm về chủ quyền của các đảo trên biển, điểm thứ nhất và thứ tư có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa.

Tuyên bố của Trung Cộng ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Giải mã bí ẩn lịch sử

Nguyễn Đình Cống

27-12-2018

Trong lịch sử cận đại VN có 1 sự kiện được nhắc đến nhiều, nhưng chứa 1 bí ẩn lớn, chưa thấy ai công bố lời giải. Sự kiện là vào năm 1945-46 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ nhưng không nhận được trả lời. Bí ẩn là lý do của sự việc không trả lời đó. Đây thuộc vấn đề biết kết quả, cần tìm và giải thích nguyên nhân.

Bản tin ngày 19-5-2020

BTV Tiếng Dân

19-5-2020

Xung đột biển Đông: Sau “đấu khẩu” liệu có “đấu súng”?

Sau trận “đấu khẩu” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hai nước Việt – Trung qua lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt,  tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục leo thang trong những ngày qua, khi máy bay và tàu chiến của các bên xuất hiện tại các điểm nóng tranh chấp trên biển.

Nói lại về “danh nhân văn hóa thế giới”

Lý Trần

16-4-2023

Những đồn đoán vừa qua xung quanh việc anh Nguyễn Lân Thắng bị xử kín và bỏ tù, mặc dù khá lâu anh đã im tiếng, cho rằng anh đã xúc phạm lãnh tụ CS Hồ Chí Minh.

Có phải bài thơ hay nhất thế kỷ?

Võ Thiêm

15-4-2018

Cuối tuần tạm quên chuyện thời sự nhức đầu, mời các bạn xem chuyện thơ phú của “bác Hồ” chơi để thay đổi không khí.

Bài này trích từ email của người bạn học cũ của tôi, Mai Lăng, về bài thơ “Nguyên tiêu” của HCM. Tác giả vốn là dân kỹ thuật nhưng… sính thơ, tự học chữ Hán và là tác giả cuốn “Tuyển dịch thơ Đường Tống”.

50 năm không thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dương Quốc Chính

30-8-2019

Thời phong kiến, kẻ kế vị mà sửa chữa di chiếu của tiên đế thì tội rất nặng, thậm chí bị giết. Như trường hợp vua Dục Đức, kế vị vua Tự Đức. Trong di chiếu của mình, vua Tự Đức có một đoạn nhận xét không tốt cho người được chỉ định kế vị, là Ưng Chân (Dục Đức). Ông này khi lên ngôi thì bảo phụ chánh Trần Tiễn Thành đọc lướt đoạn đó để không ai nghe được.

Công hay tội?

Trần Gia Phụng

1-9-2020

Khi tìm hiểu công hay tội của một nhân vật lịch sử, người ta thường xét hoạt động hay công việc của người đó đóng góp như thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có công hay có tội trước lịch sử Việt Nam?

Lịch sử có bị “cầm nhầm”

LS Đặng Đình Mạnh

28-6-2017

Nếu bây giờ bạn đặt dòng chữ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google lừng danh, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn khoảng hơn 15 vạn kết quả mà đa phần trong số đó đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.

Trong số ấy, có trang Xây Dựng Đảng khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 [1].

Ngày 2/9: Yêu sách 5 điểm của nhân dân Việt Nam

Nguyễn Hà Nội

27-8-2018

Tôi chuẩn bị về hưu, vừa được cơ quan tổ chức cho đi xuyên Việt – gọi là “tráng già” – đi lần cuối với cơ quan rồi về làm “người tử tế”. Là cơ quan giúp việc cho Tỉnh ủy, khi đi qua hầu hết các tỉnh dọc đường quốc lộ 1, đi đến tỉnh nào cũng vào tỉnh đó chơi, thăm và học tập, cũng như để tỉnh đó đỡ cho bữa trưa, hoặc cả tối và phòng nghỉ đêm, từ đó mà đoàn tôi tiết kiệm được và đi dài dài.

“Bác Hồ” và “bác Trump”: Căn bệnh sùng bái lãnh tụ

Mai V. Phạm

7-12-2019

Lập luận cho rằng không được chỉ trích Tổng thống, hoặc luôn ủng hộ Tổng thống dù đúng hay sai, không chỉ là không yêu nước và hèn hạ, mà còn là phản bội người dân Mỹ về mặt đạo đức.” – Cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt viết năm 1918.

Học cụ Hồ (Phần 2)

Nguyễn Thông

23-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Hồi bé tôi được nghe, lớn lên được đọc khá nhiều về cụ Hồ. Khi cụ mất (năm 1969) tôi đã học xong cấp 2. Thày (bố) tôi là người kính trọng cụ nên tôi cũng giống thày tôi. Tôi nghe kể nhà nước dành chiếc ô tô do Liên Xô tặng cho cụ đi công tác, khi chiếc Pobeda ấy hơi cũ người ta đề nghị cụ cho đổi xe mới Volga đen (loại thượng đẳng lúc bấy giờ) nhưng cụ không đồng ý, bảo vẫn chạy được thì chả cần đổi, vả lại cần làm gương về sự tiết kiệm trong khi nước còn nghèo, dân còn khổ. Cụ dùng cái xe đó cho đến khi mất, trong khi rất nhiều ông bà đệ tử của cụ vênh váo trên Volga đen bóng nhoáng.

Stalin và Hoàng sa, Trường Sa

FB Lý Trực Dũng

17-9-2017

Ảnh: internet

Vì Stalin không tin tưởng Hồ Chí Minh, coi Hồ Hồ Chí Minh là người theo dân tộc chủ nghĩa – có tin cho biết Stalin đã giam lỏng Hồ Chí Minh một thời gian ở Maxcova – nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập từ 2/9/1945, nhưng đến tháng 1/1950 mới được Liên Xô công nhận. Ấy thế mà năm 1953 khi Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu từng là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Việt Nam đã khóc than:

Đôi điều suy nghĩ bên lề về sự kiện thành lập đảng CSVN

Hàn Vĩnh Diệp

25-2-2019 

Trên trang báo Tiếng Dân ngày 03/02/2019 có đăng bài “Tính chính danh” của TS Nguyễn Quang A. Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả bài báo. Chúng tôi xin thêm vài suy nghĩ về chủ đề này.

Trụ đỡ chế độ độc tài

Hoàng Dũng

19-5-2020

Phần 1

Hãy tưởng tượng chế độ độc tài như một ngôi nhà trên cao. Nó đứng vững bởi các cột chống. Một chế độ độc tài hay một ngôi nhà trên cao sụp đổ, sẽ vì:

Dương Thu Hương nghĩ về Hồ Chí Minh

Hà Sĩ Phu

2-5-2023

(Đề tài nhạy cảm cần được nghiền ngẫm và bàn luận)

Bên cạnh niềm vui chung và tự hào về giải Cino-Del-Duca cao quý của Dương Thu Hương, cũng xin nhắc lại ý kiến của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh để cùng tham khảo, và tham khảo cả những ý kiến còn rất trái ngược.