Ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư gốc Việt ở Pháp, không loại trừ khả năng nêu vụ Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” lên Tổng bí thư (TBT) Đảng Nguyễn Phú Trọng, sau khi một tờ báo Việt Nam mới đây lên tiếng về vụ này nhưng đã rút bài nhanh chóng sau đó.
Trong vòng 8 tiếng vừa qua, tôi có trả lời phỏng vấn hai nhà báo. Nhà báo thứ nhất là phóng viên Cát Linh của RFA (Đài Châu Á Tự Do), bài sẽ sớm xuất hiện. Nhà báo thư hai là
phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam có tên tuổi và tên báo hẳn hoi, tuy nhiên chừng nào lỗi hệ thống khiến cho báo chí trong nước chưa đăng được thì tôi còn chưa tiện “khai tên”.
Nhân bài “Vì sao có người khát khao bằng giả” của BBC, nghĩ về tấm bằng Tiến sĩ dỏm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Dẫn lời bài viết với tiêu đề “Vì sao có người khát khao bằng giả”, BBC tiếng Việt cho rằng “Nhu cầu có bằng cấp và học vị trên thế giới thường rất cao, khiến không ít chính trị gia cố kiếm bằng giả dù nguy cơ mất chức luôn có”.
Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục là cách duy nhất để cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp ông Nhạ bất chấp, Uỷ ban Văn Hoá Giáo dục của Quốc hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hợp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.
(Sau khi gửi cho GS Trần Văn Nhung sáng nay 18/02/2018, tôi chỉ sửa lại chút xíu mấy câu phần kết luận cho nó rõ thêm thôi, về cơ bản là vẫn thế).
Xin mời mọi người phổ biến đến tất cả các nơi và gửi cho các quan chức Việt Nam (Ai muốn có bản PDF thì pm cho tôi). Nhân dân Việt Nam có quyền được biết, Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ cần được biết và cần giải quyết.
(Hôm trước tôi mới chỉ đặt nghi vấn. Sau khi chạy phần mềm phân tích và đọc chi tiết hai bài, thì tôi khẳng định chắc chắn là ông Nhạ đã tự đạo văn).
Một trong những nguyên tắc về đạo đức trong khoa học là, trong một bài báo nghiên cứu, khi sao chép lại cái gì từ đâu thì phải nói rõ đây là sao chép. Nếu không thì phạm tội đạo văn (nếu là copy của người khác nhận vơ thành của mình) hay tự đạo văn (nếu là copy lại cái cũ của chính mình đã công bố chính thức, giả vờ là mới). Các sinh viên ở các trường tốt
ngay từ khi làm luận văn tốt nghiệp cũng phải biết nguyên tắc đạo đức này, nếu bị phát hiện đạo văn hay tự đạo văn sẽ bị đánh trượt hoặc đuổi học.
Dư luận lại dậy sóng sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 tân Giáo sư và tân Phó Giáo sư của năm 2017.
Có nhiều lý do để công chúng dè bỉu chuyện xét – đề nghị phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của năm 2017.
Việt Nam bắt đầu xem xét – phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư từ năm 1976. Chức danh “Giáo sư”, “Phó Giáo sư” trở thành quan trọng vì chúng là học hàm do hệ thống công quyền trao tặng cho những người vừa được xem như tiên phong về học vấn, trụ cột trong lĩnh vực khoa học nào đó, vừa đã có những đóng góp đáng kể cho giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.
Chính vì học hàm Giáo sư, Phó giáo sư được nhà nước “sắc phong”, có giá trị trên toàn quốc và đến hết đời, nên nó chính là nguyên do tạo nên mọi bất cập trong vấn đề bình xét các vị vào chiếc áo quá khổ nhưng dễ mặc này.
Trước đây, năm 2016, tôi đã gửi Thư ngỏ và chương trình 4 điểm tới chính ông Phùng Xuân Nhạ, vừa đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, kiêm Đại biểu quốc hội khoá 14. Theo đó, tôi khuyến nghị rằng, hãy trả lại việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho các trường đại học, và như thế, nó có nghĩa những phẩm hàm đó chỉ đơn giản là một loại chức danh trong chuyên môn và giới hạn trong phạm vi chính ngôi trường mà đã bổ nhiệm người đó. Khi bước chân ra khỏi lĩnh vực và ngôi trường ấy, họ sẽ lại phải cần được công nhận hoặc bổ nhiệm từ trường khác nếu có nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu hoặc hợp tác về chuyên môn. Nếu không được làm giáo sư ở trường này, trường kia thì anh cũng sẽ trở thành một người dân thường và xách cặp đi xin việc như những lao động khác trong xã hội.
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) do ông Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch đang hoạt động trái pháp luật? Ông Nhạ cần từ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, chủ tịch HĐCDGSNN và từ bỏ chức danh giáo sư!
HĐCDGSNN là cơ quan được thành lập theo Quyết định số 174/2008 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 20/2012 QĐ- TTg) có trách nhiệm xét công nhận hoặc huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Theo điều 7 khoản b Quyết định 174/2008 QĐ-TTg trên, thành viên HĐCDGSNN phải là giáo sư. Không có điều khoản nào quy định Bộ Trường Bộ giáo dục và đào tạo đương nhiên là chủ tịch HĐCDNN.
Không thấy ông Thầy giáo tới quán, và nghe tin “hành lang” của nhiều phụ huynh, ông Hai Xích lô mếu máo:
– Ông Thầy giáo đã ra đi. Chắc ra đi thanh thản! Câu sau ông nói thêm chứ không ai nói biết rõ.
Không khí quán cà phê cô Tư đặc quánh, trầm buồn. Sau đó bàn tính hùn tiền để đi phúng điếu, ai đi tới thắp nén nhang được thì thắp không thì vài người đại diện đi.
Bài “GIÁO DỤC VIỆT NAM: NỖI ĐAU NHIỀU KIẾP CHƯA TAN” viết chưa ráo mực, thì được tin ông Mai Sỹ Tuấn, Phó giáo sư – Tiến sĩ, từng là Trưởng khoa Sinh Học – Đại học Sư phạm Hà Nội, chủ biên sách giáo khoa mới, gộp ba môn Lý-Hóa-Sinh vào một tên gọi “Khoa học tự nhiên” và khẳng định rằng, “cần phải hiểu đây là một môn học, chứ không phải cộng cơ học của 3 môn”, thì đổ bệnh phát ốm (giaoduc.net.vn, 01/02/2018: Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn có dạy được Vật lý, hóa học không? Nếu không, đừng ép).
Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Khi nghe tin chương trình Giáo dục Phổ thông mới đã tiến hành gộp 3 môn Vật Lý – Hóa Học – Sinh Vật vào một môn để cho một giáo viên dạy, và gộp 2 môn Lịch Sử – Địa Lý cũng vào một môn và cũng cho một giáo viên dạy, thì hồn xiêu phách lạc. Bởi đó sẽ là tai họa lớn cho nền Giáo dục Việt Nam. Không đi vào phân tích chi tiết, xin đưa ra vắn tắt mấy lý do cơ bản sau đây.
Bạn không cần phải học quá nhiều nhưng vẫn đầy hứa hẹn ở phía trước về một tương lai ổn định và sáng lạn với một công việc nhàn hạ, ăn lương và hưởng bổng lộc đến suốt đời.
Một Phó giáo sư, tiến sĩ, học hàm học vị do Nhà nước phong, công bố một công trình ngôn ngữ học về chữ viết một cách phản khoa học, phản giáo dục, phản văn hóa, bị cộng đồng lên tiếng phản đối mà vẫn được quảng bá bằng mọi giá bất chấp tất cả thì thật khó hiểu cho nền học thuật nước nhà. Đến nước này thì không thể thốt lên rằng nền giáo dục và học thuật quốc gia đang rơi vào sự dốt nát một cách có hệ thống!
Nghe nói công trình do ông ấp ủ đã hơn 30 năm thì không thể biện minh do tuổi già lú lẫn mà do sự hàm hồ.
Có không ít kẻ biện minh cho ông rằng, sáng tạo có thể được cộng đồng chấp nhận hay không là chuyện thường tình. Vậy thì phải nói thêm, một sáng tạo không được chấp nhận là sáng tạo bị vứt vào sọt rác, trừ phi đó là sáng tạo đi trước thời đại. Mà sáng tạo đi trước thời đại cũng không hẳn không được cộng đồng chấp nhận nếu nó không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Thường sáng tạo đi trước thời đại phải là sáng tạo có ý nghĩa thức tỉnh hay thay đổi nhận thức cộng đồng như sáng tạo của Copernic, Galileo. Dù tòa dị giáo trung cổ (lực lượng thống trị rất thiểu số nhé) không chấp nhận nhưng giới khoa học và cộng đồng thừa nhận, cho nên phát hiện của Copernic, Galileo mới có nghĩa cách mạng to lớn cho cả thời đại Phục Hưng.
Ông Ba Hu đặng kè kè theo bên mình cái cặp táp. Thấy từ xa, mọi người đã chộn rộn đoán già đoán non. Nhiều người chắc như đinh đóng cột, bữa nay ổng có cuộc họp gì đó. Người nói họp hành khỉ mốc gì, chẳng qua ở trong cái cặp chỉ đựng mỗi cái sổ bảo hiểm y tế, ông Ba đi khám bịnh định kỳ. Người nói lâu lâu thấy ổng như vậy, áo quần bảnh bao, cặp táp cặp tiết để nhớ lại một thuở hét ra lửa, nhiều quan bi giờ khánh tướng, tinh tướng làm ổng mũi lòng…
Lạ là anh Bảy Thọt chẳng nói chẳng rằng. Nhưng, “quên đi nhé mấy cưng”, chẳng qua ảnh đợi đúng “Thiên thời Địa lợi” mà thôi. Ông Ba vừa đưa ly cà phê lên tợp một ngụm, chưa kịp nuốt thì anh Bảy “lảnh lót”:
Khi nói về nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm, người ta thường chú ý nhiều tới các bộ sách giáo khoa nhóm đã biên soạn và xuất bản trong hoàn cảnh khó khăn hoàn toàn không được dùng tiền ngân sách Nhà nước. Quả thật đây là một thành tích cụ thể mang ý nghĩa đạo đức và có thể thấy ngay của Cánh Buồm. Nhưng có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn tới những công trạng khó định lượng được của nhóm này, đây mới là cái quý nhất.
Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sài nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.
Quen gọi là “nhóm Cánh Buồm” nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ “tổ chức”, Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.
Chắc chắn sẽ có kẻ la ó khi ta nói thẳng vào một sự thật: trình độ dân trí của ta rất thấp. Một ông quan nói ra điều này sẽ bị chửi, vì không có cơ sở nào nói dân trí ta thấp khi chúng ta đã đào tạo ra hàng chục vạn giáo sư tiến sĩ và đang phổ cập đại học.
Tôi nói cũng có thể bị chửi, vì tôi là thầy giáo. Một thầy giáo nói dân trí thấp đã là xúc phạm dân.
Củi tui ghé quán cà phê của cô Sáu sồn sồn thì ông Ba Hu, anh Bảy Thọt đã ngồi ở đây. Ông Ba Hu là khách “thường trực” nơi này lâu lắm rồi, bởi cô Sáu tuy sồn sồn nhưng còn mặn mà quá xá, xưa còn con gái thì khỏi phải bàn rồi. Quán, ngoài chỗ để tụ tập, nói chuyện trời mây còn là nơi để điểm danh… còn trên cõi “Việt khổ” này hay đã theo âm binh nhị tỳ.
Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.
Tôi đọc bài, Đôi Lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc của giáo sư Nguyễn Đình Cống đăng trên báo Tiếng Dân. Xin được đóng góp vài ý kiến.
Chuyện nói láo được Đỗ Duy Ngọc diễn tả tương đối đầy đủ, được giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích thêm đã trở thành vấn nạn dân tộc. Tuy nhiên trong cả hai bài, các tác giả chỉ trình bày thực trạng, hậu quả nhưng chưa nêu ra nguyên nhân.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao người Viêt Nam bây giờ lại nói láo tệ hại như vậy? Vấn nạn nói láo bắt nguồn từ đâu và từ bao giờ? Có quá khó khăn để trả lời những câu hỏi này không? Chắc chắn là không?
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).
Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.
Khi mà các vị ĐBQH bỏ phiếu (14/11/2017) thông qua đề án 911 đào tạo 9000 tiến sĩ của ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng với khoản chi 12000 tỷ đồng là lúc các vị ĐBQH đã chung tay kéo trình độ các tiến sĩ VN xuống hạng.
Bởi vì ông Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ đã làm điều ngược. Thay vì đặt chỉ tiêu có 9000 + 12000 công trình khoa học trên các tạp chí trong danh mục ISI thì ông lại đưa ra chỉ tiêu 9000 tiến sỹ và 12000 tỷ đồng.
Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.
Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.
Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.