Quy hoạch mọi thứ, trừ ‘tin yêu và hy vọng’!

Blog VOA

Trân Văn

26-9-2018

Tuần trước, VnExpress đăng phóng sự “Thiếu phòng, học sinh Hà Nội nghỉ luân phiên” (1). Theo đó, toàn bộ học sinh trường Tiểu học Chu Văn An, tọa lạc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai chỉ được học tám buổi mỗi tuần thay vì 10 buổi mỗi tuần như các trường tiểu học bán trú khác. Có những đứa trẻ – kể cả học sinh lớp một – mỗi tuần phải ở nhà các ngày thứ hai, thứ ba, chỉ đến trường vào các ngày thứ tư và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ bảy. Ngược lại, có những đứa trẻ được đến trường vào các ngày thứ hai và học hai buổi/ngày cho tới hết thứ năm rồi ở nhà!

Công nghệ giáo dục và việc áp dụng nguyên lý dạy học “đi từ trừu tượng đến cụ thể”

Phạm Toàn

24-9-2018

Một trong những nguyên lý dạy học theo “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại gây tranh cãi nhiều nhất là nguyên lý “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Là một người theo dõi nhiều năm quá trình phát triển phải nói là thành công của những trường “Thực nghiệm” ở Hà Nội và TPHCM (1978-1998), và mới đây là thành công của một trường tư thục vào loại lớn nhất Hà Nội trong 2 năm 2015-2017 theo chương trình “Cánh Buồm” của nhà giáo Phạm Toàn, bản thân tôi cũng băn khoăn về nguyên lý này. Nhà giáo Phạm Toàn đã cố gắng giải đáp băn khoăn của tôi trong bài viết trả lời tôi sau đây, mà tôi xin chia sẻ với các bạn đọc Văn Việt, Bauxite Vietnam, Diễn Đàn, Tiếng Dân, để tham khảo. – Hoàng Hưng[i]

‘Chấn chỉnh’ để công dân như mù, điếc, câm, bại liệt

Blog VOA

Trân Văn

20-9-2018

Cuối cùng, ông Lê Hữu Vinh và vợ vẫn phải đến trụ sở công an xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để “làm việc” vì liên quan đến “một số vấn đề về an ninh mạng, an ninh thông tin”…

Giáo dục Việt Nam đang đi về đâu

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

17-9-2018

Giáo dục không phải là đổ đầy bình, mà là thắp một ngọn lửa” (Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire). (William Butler Yeats)

Hiện tượng bất thường

Gần đây, cách đánh vần trong sách giáo khoa CNGD trở thành chủ đề tranh cãi “như mổ bò” trong dư luận, che khuất các mảng tối của khủng hoảng giáo dục (như “phần nổi của tảng băng chìm”). Có hai hiện tượng bất thường đáng chú ý. Thứ nhất, trong khi công chúng bị phân hóa làm hai phe tranh cãi gay gắt, thì Bộ Giáo dục hầu như im lặng quá lâu một cách khó hiểu, như không liên can trách nhiệm. Thứ hai, trong khi tranh cãi phản ánh tâm trạng bức xúc của công chúng, như đống rơm khô dễ bắt lửa, nó bộc lộ tình trạng dân trí thấp.

Con vừa học vừa chăm sóc em, để cha mẹ cày, đóng thuế nuôi các quan

Trương Minh Ẩn

18-9-2018

Kể từ ngày 5/9, ngày khai giảng năm học mới của học sinh đến nay đã gần được hai tuần. Cùng lúc đó xảy ra vụ đình dám, gây tranh cãi về vụ sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại gần như không có hồi kết. Tranh cãi ầm ĩ kéo dài không chỉ trong giới phụ huynh, thầy cô giáo mà kéo theo nhiều trí thức và một số được gọi hoặc tự nhận là trí thức.

Vì sao luôn luôn có những làn sóng chửi rủa ngành giáo dục?

Đào Tiến Thi

16-9-2018

Học sinh một trường tiểu học trong một lễ khai giảng. Ảnh minh hoạ lấy trên mạng

Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại.

Đôi điều về Hồ Ngọc Đại, bạn tôi

Tương Lai

16-9-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 52

Tác giả (phải) và GS Hồ Ngọc Đại.

Chẳng lẽ giữ thái độ im lặng khi bạn mình đang bị “đòn hội chợ”. Cho dù biết chắc rằng Hồ Ngọc Đại thừa sức và đủ bản lĩnh để ứng xử một cách có văn hóa với cái đòn hội chợ có nguồn cơn sâu xa này, nhưng chỉ dửng dưng “tọa sơn nhìn bạn mình xử lý đòn hội chợ” đang nhiễm phải hội chứng đám đông, thì khốn nạn quá. Mà nói gì, viết gì về Hồ Ngọc Đại thì quả thật khó quá.

Tiếng trống trường, chuyện tưởng chừng rất nhỏ

Trương Minh Ẩn

15-9-2018

Tôi vừa vào đến sân trường học để đón đứa cháu, thì thấy quang cảnh khác lạ chứ không giống như bình thường mọi ngày, phụ huynh khá nhốn nháo, lao xao, một số người xầm xì to nhỏ, nhiều gương mặt biểu hiện lo lắng, sốt ruột…

Chọn đi, ‘Công viên Fidel’ hay miễn học phí cho trẻ con?

Blog VOA

Trân Văn

14-9-2018

Ai cũng biết trẻ con là mầm non. Nuôi, dạy, chăm sóc những mầm non ấy như thế nào sẽ tác động trực tiếp tới tương lai của một quốc gia và vận mệnh của một dân tộc.

Còn chờ gì nữa mà không giải tán Bộ Giáo dục?

FB Nguyễn Thông

13-8-2018

Một quốc gia không thể không có bộ Học (hay còn gọi là Giáo dục) để quản lý sự nghiệp dạy dỗ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhưng xứ Việt ta, có bộ Học mà như hiện nay thì cũng như không, thậm chí tệ hơn cả không. Chi bằng cứ giải tán phắt, rồi làm lại từ đầu. Cái sự làm lại ấy, người ta nói chữ là “tái cơ cấu”. Tái gì thì tái, chín gì thì chín, cứ giải tán cái đã. Càng để lâu càng ung nhọt, bệnh nó phá vào đến lục phủ ngũ tạng, lúc ấy có giời chữa.

Giáo Dục Việt Nam Thời “Buôn Chữ Bán Sách”

Nguyễn Quang Duy

11-9-2018

Sau 40 năm dạy thử, đến nay bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vẫn tiếp tục được dạy “thí điểm” cho 800.000 học sinh tiểu học, tự nó đã là một vấn đề xã hội đáng quan tâm.

“Công nghệ Giáo dục”, nên hay không, làm sao xử lý? (Phần II)

GS Nguyễn Đăng Hưng

11-8-2018

Tiếp theo phần I: Vài phản biện cụ thể

Phần II: Vài đề nghị xây dựng cụ thể

NÊN THẨM ĐỊNH, SỬA CHỮA VÀ LOẠI BỎ NHỮNG SƠ SÓT SAI LẦM.

Cộng đồng mạng đã chỉ rõ những sơ sót, sai lầm của sách “tiếng Việt lớp 1 tiểu học, CNGD” khó tránh né mà tôi chưa thấy một bản đính chính, chuẩn bị cho đợt xuất bản sắp ra. Sao đã hơn 40 năm mà chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay chính nhóm chủ trương đứng ra tổ chức thẩm định một cách khoa học, khách quan vô tư?

Thời gian 40 năm đủ để có một mẫu thử với mục đích hoặc xác định giá trị của phương pháp, hoặc so sánh với phương pháp truyền thống. Sau 40 năm, số lượng mẫu thử 1000 học sinh là điều khả thi! Dĩ nhiên là khi so sánh phải xác định điều kiện tương đương: hoàn cảnh gia đình, trình độ các cô giáo, điều kiện vật chất các trường… Đọc trên mạng những ý kiến ủng hộ, cổ vũ cho CNGD một cách rời rạc, ví dụ như con tôi đã học có kết quả tốt, học sinh cũ lẻ tẻ đã rất thành đạt…, tôi thấy chưa đủ thuyết phục về tính ưu việt của CNGD.

Tôi nghĩ GS Đại sẽ khó chấp nhận cách bênh vực mình dùng trường hợp GS Ngô Bảo Châu. Thành tựu toán học của ông ấy có liên quan trực tiếp gì đến cách đánh vần của thầy Đại? Thành tựu đó xuất phát từ năng khiếu bẩm sinh, nhất là trường phái toán học Pháp, đặc biệt là giáo sư hướng dẫn luận án tiến sỹ (Gérard Laumon tại ĐH Paris XI) của GS Ngô Bảo Châu.

Tôi đề nghị trước khi mở rộng thử nghiệm, Bộ nên thành lập một ban thẩm định độc lập rà soát lại toàn bộ nội dung sách, nếu cần biên tập lại, loại bỏ các sơ sót.

KHÔNG ÁP ĐẶT CÁCH PHÁT ÂM MỘT VÙNG CHO CẢ NƯỚC

Bộ cũng nên lập một ban tu thư gạn lọc cách đọc chuẩn đến từ nhiều địa phương đất Việt, chọn các phát âm đúng. Dứt khoát không dựa vào cách phát âm tiếng Việt một vùng làm chuẩn rồi áp đặt cho cả nước.

BỘ NÊN TỪ BỎ ĐỘC QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA

Thực tế hơn, Bộ nên cho phép các nhà xuất bản thẩm định và sửa chữa rồi xuất bản thoải mái. Các sách chọn phương pháp CNGD hay phương pháp truyền thống sẽ được sử dụng song song. Các vùng miền, tỉnh thành, các trường lớp, các thầy cô có quyền chọn lựa sách mà dùng cho việc giảng dạy.

Bộ không áp đặt lựa chọn, bộ không độc quyền xuất bản sách…

Sau 10 năm thị trường sẽ đào thải những phương pháp không hiệu quả gây rối rắm, những sách có nhiều sơ sót mà không kịp thời điều chỉnh.

Gần đây, thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã xác định sẽ “Không mở rộng (thử nghiệm CNGD) để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông có chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.

Như vậy nguyên tắc tự nguyện chọn lựa được bộ chấp nhận và khuyến khích, nhưng việc chấm dứt độc quyền xuất bản lại được Bộ duy trì.

Ở đây ta thấy đánh giá và bình luận của của GS Hồ Ngọc Đại gần đây về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền” là cơ sở.

Mong thay Bộ GD&ĐT thoát ra khỏi cơ chế lợi ích nhóm, đặt viên gạch mới minh bạch và thông thoáng cho dân nhờ. Sách cho tiểu học lớp 1 sẽ là viên gạch đầu tiên khẳng định quyết tâm cải cách chân thực, khai màu nền móng cho tương lai.

“Công nghệ Giáo dục”, nên hay không, làm sao xử lý?

GS Nguyễn Đăng Hưng

10-9-2018

Phần I: Vài phản biện cụ thể

Tôi rất đắn đo khi đưa lên mạng những dòng này. Bao lần định viết rồi lại xóa! Định tổ chức tọa đàm tại Đà Nẵng, lại tạm đình chỉ…

Nới tay một chút, chúng là trẻ con!

Blog VOA

Trân Văn

10-9-2018

Hình minh họa. Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. Ảnh chụp từ Báo Bình Định

Tuần này, 28.710 ngôi trường từ mẫu giáo đến phổ thông trung học ở Việt Nam đã tổ chức khai giảng, chính thức bước vào niên khóa mới. Gọi là chính thức vì nhiều đứa trẻ trong số gần 17 triệu đứa trẻ tại Việt Nam đã phải giã biệt mùa hè, quay lại trường từ giữa tháng trước.

Sách Công nghệ Giáo dục: Mấy lời gan ruột

FB Dạ Ngân

10-9-2018

Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi

Lê Phú Khải

10-9-2018

Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.

Sách giáo khoa đầy lỗi: Độc dược cho tuổi thơ

TMCNN

Điền Phương Thảo

7-9-2018

Với nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, sách giáo khoa có một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Thế nhưng, trong hiện trạng giáo dục hiện nay, những cuốn sách giáo khoa “đầy lỗi từ bậc tiểu học đến trung học” thực sự đã và đang là nỗi bất an trong lòng các bậc phụ huynh và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Chỉ có con đường duy nhất cho giáo dục: Sự tự do

FB Mạnh Kim

7-9-2018

Mọi bàn cãi về cải cách giáo dục nước nhà đều ít nhiều vô nghĩa nếu giáo dục không được đặt trên nền tảng căn bản: sự tự do. Tư duy giáo dục phải được đặt trên yếu tố cốt lõi là xây dựng nguồn nhân lực vì tương lai quốc gia và chính sách giáo dục phải được thực hiện trên nguyên tắc đó. Giáo dục không thể bị biến thành công cụ phục vụ sự tồn tại của đảng cầm quyền. Điều đó chỉ có thể thực hiện khi mà nhà nước không thò tay vào sự vận hành của bộ máy giáo dục. Thử lấy mô hình Mỹ tham khảo.

Đội Cờ Đỏ

Michael Lê

6-9-2018

Điều làm tôi đau xót nhất khi đưa đón con ở trường Tiểu học lúc còn ở trong nước… Con bé học đến gần hết năm lớp 2 thì tôi hết chịu nổi, quyết định làm hồ sơ đi… tị nạn giáo dục.

Phản giáo dục trong môi trường giáo dục!

Trương Minh Ẩn    

0-9-2018

Tôi thường đi rước đứa cháu đang học tiểu học về thay cha mẹ nó hay bận công chuyện. Mọi bữa vừa thấy tôi tới là cháu chạy ào lại, cười tươi vui mừng, dạ thưa ngay liền. Hôm qua 4/9 thì hoàn toàn khác, cháu ỉu xìu lê bước với gương mặt bí xị. Tôi hỏi cháu sao vậy, thì cháu trả lời buồn hiu rằng cháu bị nhốt trong lớp.

Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các Vua nhà Nguyễn

Nguyễn Quang Duy

4-9-2018

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại. Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ. “Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”

Khi trí thức chơi trò xỏ lá

FB Chu Mộng Long

3-9-2018

Ngẫm cho cùng, tôi không chấp những người thiếu hiểu biết chuyên môn nhảy vào tranh luận vụ sách Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại. Một cách cảm tính, những người này chỉ cần nhìn vào bảng hướng dẫn đánh vần mà đồng hóa việc đọc âm vị học với gọi tên chữ cái, trong khi sách vẫn để nguyên dạng chữ cái mà không có ý nào yêu cầu đồng nhất chữ cái với âm đọc. Xem ra họ chửi Bùi Hiền, nhưng họ không cao hơn Bùi Hiền.

Khi con bò cũng thành tiến sỹ

Nguyễn Huy Vũ

3-9-2018

Ngày còn học ở giảng đường Việt Nam trước khi ra nước ngoài du học, ông thầy, vốn cũng là một tiến sỹ được đào tạo ở Liên Xô, kể với tụi sinh viên chúng tôi đại khái rằng gửi một con bò sang Liên Xô, thì rồi con bò đó cuối cùng cũng trở thành tiến sỹ.

Sự bệ rạc của nền giáo dục Liên Xô, cộng với tinh thần “phát bằng hữu nghị” vô trách nhiệm cho sinh viên các nước xã hội chủ nghĩa anh em khiến cho các du học sinh Việt Nam sang Liên Xô chẳng cần phải học gì nghiêm túc để rồi cuối cùng cũng được cấp bằng.

Giáo dục sự … tử tế

Michael Lê

2-9-2018

Tôi dù sao cũng chỉ mới sống ở Mỹ hơn 10 năm (và cũng chỉ ở riết bang Washington ở tận góc Tây Bắc) nên mỗi khi viết điều gì khen nước Mỹ, tôi hồi hộp và rất cám ơn khi có các anh chị sống ở đây lâu hơn tôi gấp 2, 3, 4 lần phản hồi rằng tôi nhận xét đúng, thậm chí còn dẫn chứng thêm giúp tôi nữa.

Có 5 hiểu sai về sách công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại

FB Chu Mộng Long

2-9-2018

Nhược điểm của Sách Công nghệ giáo dục không thuộc nội dung bài viết này. Trước khi nói về nhược điểm của nó, tôi thấy cấp thiết phải nói đến những ngộ nhận về Chương trình Công nghệ giáo dục theo tư tưởng Hồ Ngọc Đại. Những người chửi bới ầm ĩ về sách công nghệ giáo dục rõ ràng không biết gì nhưng tỏ ra biết tuốt một cách đáng ngại.

Về vụ đánh vần chữ Việt

FB Đỗ Duy Ngọc

2-9-2018

Hổm rày có nhiều người nhắn tin, điện thoại hỏi tui sao không thấy có ý kiến, phân tích gì về chuyện đánh vần chữ Việt trong sách “Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục lớp 1” đang xôn xao dư luận.

Nền giáo dục trục lợi trên tâm hồn và thân xác trẻ em

FB Hoàng Hải Vân

1-9-2018

Cách đánh vần “lạ” trong sách tiếng Việt lớp 1 “Công nghệ giáo dục” mà tôi gọi là “cách mạng đánh vần” không đơn giản là sự “rửng mỡ” của Bộ Giáo dục. Những thông tin xung quanh nó còn kinh dị hơn nhiều.

“Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục” không chỉ có 1 cuốn, nó là một bộ có tới 18 cuốn. Ngoài 3 cuốn được coi là chính (tập 1 – Âm-Chữ, tập 2 – Vần, tập 3 – Tự học), còn lại 15 cuốn là sách “ăn theo”. Tôi chắc không có bao nhiêu phụ huynh nhớ nổi đó là những cuốn sách gì nếu không ghi lại để mua, còn các em thì tôi không thể tưởng tượng làm thế nào “đánh vật” được với những cuốn sách ấy. Ngoài 18 cuốn sách đó, học sinh còn phải mua thêm bộ sách Giáo dục lối sống lớp 1 Công nghệ giáo dục và cuốn Bài luyện tập và đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt lớp 1 nữa. Tất cả sách chỉ dùng 1 lần, anh/chị không để lại cho em được, vì mỗi năm đều có chỉnh sửa, buộc phải mua sách mới.

Nhà xuất bản giáo dục – Cỗ máy in tiền hay hút máu?

FB Phạm Lưu Vũ

31-8-2018

Những ai từng liên quan đến NXB Giáo dục, đều biết nơi đây ngốn tiền của của xã hội khủng khiếp như thế nào. Tôi từng tham gia đấu thầu 1 hạng mục nhỏ trong 1 chi nhánh của Nxb khổng lồ này, quen như những nơi khác, tôi chủ trương tính toán chặt chẽ để bỏ giá thấp nhất có thể. Kết quả thua vì… giá thấp.

Cải cách giảng dạy tiếng Việt: Rộng đường lựa chọn

FB Nguyễn Ngọc Chu

1-9-2018

Giáo dục Việt Nam đang tụt dốc nghiêm trọng. Góp phần chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ của mọi người dân. Ở bình diện này, nghiên cứu cải cách phát âm tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại và các cộng sự rất đáng hoan nghêng, không có gì phải bàn cãi.

Nhưng tại sao người dân trong xã hội lại đang bất an? Chỉ là một đề tài nghiên cứu và thực nghiệm khoa học giáo dục như hàng vạn đề tài khác mà lại làm cho xã hội lo lắng?

Vụ ném đá “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” (Kỳ cuối)

Hoàng Hưng

31-8-2018

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

Thưa các bạn đã ưu ái theo dõi bài viết của tôi (dù ủng hộ hay phản đối, thậm chí chửi bới)!

Vấn đề Sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD không phải là chuyện lớn trong tình hình nước sôi lửa bỏng của đất nước trước nguy cơ mất chủ quyền vào tay Tàu Cộng (mới nhất là nguy cơ “Nhân dân tệ hoá” nền kinh tế mà chúng tôi sắp lên tiếng), nên xin phép kết thúc nhanh chuyện này.