Bản tin ngày 19-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Cali Today có video clip bình luận về tình hình Biển Đông sau chuyến Á du của TT Trump:

Mời đọc thêm: Ngoại giao khoa học ở biển Đông (TP). – Khoảng 100 nhà nghiên cứu tham gia hội thảo về Biển Đông tại Hàn Quốc (VOV). – Philippines thúc đẩy COC có tính ràng buộc pháp lý (SGGP).

Bản tin ngày 18-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Tuyên bố ASEAN phớt lờ chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông. Tuyên bố của các nước ASEAN hôm 16/1 đã không đề cập tới việc “Trung Quốc xây cất đảo ở Biển Đông cũng như một phán quyết của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp“.

Infonet có bài: Tin Biển Đông: Dừng “công kích” Trung Quốc ở Biển Đông, Nhật Bản muốn gì? Trong những năm qua, “Thủ tướng Abe đã nhiều lần nhắc tới vấn đề Biển Đông cũng như chỉ trích hành động bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược này. Nhưng khác với trước đây, ông Abe lại có sự im lặng bất thường khi tham dự hội nghị ASEAN diễn ra ở Manila“.

Bản tin ngày 17-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Năm tài công nhận án tù của Indonesia, một kêu oan. Sáng qua, Tòa án Ranai, tỉnh Natuna, Indonesia, mở phiên xét xử 6 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ. Năm ngư dân gồm: Võ Văn Tuấn và Lê Văn Thức ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Nguyễn Quang Thanh và Nguyễn Văn Nguyên ở Bình Định, Đỗ Được ở Bình Thuận. Cả năm ngư dân bị tuyên án tù từ 4-6 tháng và bị phạt hàng trăm triệu rupiah.

Riêng ngư dân Hứa Minh Trung vẫn một mực kêu oan và cho rằng ông bị bắt khi đang đánh cá trên vùng biển Việt Nam. Ông Trung đưa bản đồ, chỉ vào đó và cho rằng ông đánh bắt đúng khu vực được cơ quan chức năng Việt Nam hướng dẫn. Ông đề nghị bên công tố trưng ra máy định vị trên tàu của ông vào thời điểm ông bị bắt để xem tọa độ. Ông Trung nói: “Tôi đánh bắt đúng theo quy định, không vi phạm chủ quyền biển của Indonesia. Đề nghị đại diện Đại sứ quán vào cuộc bảo vệ quyền lợi cho tôi...”

Bản tin ngày 16-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Foreign Policy có bài: Trump gây ra xung đột bằng cách chơi trò hòa giải. Về chuyện Tổng thống Mỹ đề nghị làm “trung gian” hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Bill Hayton cho rằng, lời đề nghị này gây ra rắc rối nhiều hơn là có lợi. Ông Hayton đặt câu hỏi: liệu Trump và Trung Quốc đã có thỏa thuận riêng với nhau, chẳng hạn như mang Biển Đông ra đổi chác với Trung Quốc về vấn đề Bắc Hàn, hay không?

Tác giả phân tích, trong số 14 điểm nêu ra ở tuyên bố của chung hai nước, vấn đề Biển Đông đã bị coi nhẹ, khi nó nằm ở điểm thứ 13 trong số 14 điểm, thấp hơn cả chuyện đổi địa điểm mới của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội – ở điểm số 9.

Bản tin ngày 15-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Nhà báo Bạch Hoàn kêu gọi: Đừng để ngư dân đơn độc. Bài viết nói về chuyện năm ngư dân đơn độc đi tìm công lý, họ sẽ ra tòa vào ngày mai, ngày 16-11, ở Indonesia, thế nhưng trong phiên toà xét xử họ không có mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia.

Tác giả viết: “Một phiên toà xét xử ngư dân vào đầu tháng 11 đã diễn ra và tuyệt nhiên không thấy người nào của đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia xuất hiện. Ngày 16-11, trong phiên toà tiếp theo, nếu họ vẫn tiếp tục thờ ơ với phận người dân nước Việt, thì lại một lần nữa, nhân dân tốn cơm nuôi một lũ người vô dụng“.

Báo NNVN có bài: Những cái kết đau lòng ngư dân liều lĩnh tiển ra các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương. Bài viết kể về cuộc đời của những ngư dân đánh bắt cá trái phép ở vùng biển các quốc đảo thuộc Thái Bình Dương: bị bắt, bị tù, bị tịch thu tài sản, bị vỡ nợ, cuối cùng lâm cảnh khánh kiệt.

Bản tin ngày 14-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC có clip phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ông Hợp cho rằng, việc được cho là bồi đắp đảo tại Biển Đông “chỉ mang tính biểu tượng” và rằng “quan trọng nhất là bầu trời và biển, tức là không quân, hải quân, tàu ngầm thế nào”. Mời xem clip của BBC:

Biển Đông: "Bồi đắp đảo chỉ mang tính biểu tượng'

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí được về việc kiểm soát các vấn đề Biển Đông. Tân Hoa Xã nói hai bên đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trên biển và phấn đấu cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định, tuy nhiên không cho biết thêm chi tiết.Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói với BBC rằng thực ra được việc cho là bồi đắp đảo tại Biển Đông “chỉ mang tính biểu tượng”.“Quan trọng nhất là bầu trời và biển, tức là không quân, hải quân, tàu ngầm thế nào”.

Publié par BBC Vietnamese sur lundi 13 novembre 2017

Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho rằng, Vấn đề Biển Đông ‘tạm ổn định’. BBC dẫn lời TS Thái nhận định: Chủ trương của hai nhà nước là nếu chưa giải quyết được thì khu biệt lại để quản lý‎. Điều quan trọng nhất là phải thống nhất nhận thức giữa các bên, và cùng tiếp cận trên một nền tảng, như vậy chúng ta mới giải quyết được”. Thật tội nghiệp TS Thái, chẳng lẽ ông không biết rằng, Trung Quốc vẫn đang bồi đắp và xây dựng đảo ở Hoàng Sa?

Bản tin ngày 13-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Có lẽ xem chuyện tranh chấp ở Biển Đông cũng chỉ là chuyện mua bán, đổi chác, nên Tổng thống Trump muốn làm trung gian về Biển Đông. VOA cho biết, trong cuộc họp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump đề nghị giúp giải quyết vấn đề Biển Đông: Tôi là người trung gian rất tốt và là một người phân xử rất tốt. Tôi đã làm nhiều từ cả hai phía. Vì thế, nếu tôi có thể giúp gì, xin hãy cho tôi biết”.

Nguy cơ hải sản Việt Nam bị cấm xuất khẩu sang EU do vẫn tiếp tục vi phạm sau khi nhận “thẻ vàng”. Báo Người Lao Động đưa tin, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam, cho biết, Tổng cục Nghề cá EU đã cảnh báo Tổng cục Thủy sản Việt Nam về chuyện “một con tàu nước ngoài chở lô hàng vi phạm IUU muốn cập cảng Việt Nam sau khi các quốc gia trong khu vực từ chối“. EU đã cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về con tàu đó, thế nhưng “nhà chức trách Việt Nam vẫn cho con tàu đó cập cảng“.

Bản tin ngày 12-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài: Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ bảo vệ hòa bình Biển Đông. Dẫn nguồn Tân Hoa Xã, trong buổi gặp Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc với các nước ASEAN để bảo vệ hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực Biển Đông”.

Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Bản tin ngày 11-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA có bài: Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Việt Nam cùng giải quyết tranh chấp Biển Đông. Bài viết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên báo Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 10/11 có đoạn: “Chúng ta cần xuất phát từ đại cục cải cách, phát triển, ổn định của mỗi nước và hữu nghị Trung – Việt, kiểm soát các mâu thuẫn và bất đồng, kiên trì hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.

Trang Sputnik có bài: Vấn đề Biển Đông đang được giải quyết mà không cần Mỹ. Ông Shen Shishun, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vùng Nam Thái Bình Dương, thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, nói:

Trung Quốc giữ lập trường rõ ràng và nhất quán: vấn đề Biển Đông với Việt Nam phải được giải quyết song phương. Trên thực tế, đây là một phương pháp hiệu quả. Sự tham gia của các nước nằm ngoài khu vực Biển Đông chỉ có thể làm phức tạp thêm vấn đề. Họ có những lợi ích khác, vì vậy họ có cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề, cách tiếp cận của họ là không công bằng, hơn nữa, nó tạo ra những mâu thuẫn“.

Bản tin ngày 10-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phỏng vấn cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, David Shear: TT Mỹ sẽ bàn vấn đề biển Đông khi gặp lãnh đạo VN tại Hà Nội. Về ngoại giao, ông David Shear nói: Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam phải rất cẩn trọng trong việc cùng lúc duy trì một quan hệ ổn định với Trung Quốc và đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Đây là một cuộc chơi về ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á và trên biển Đông. Và trong ngoại giao, sự cân bằng là mọi thứ. Việt Nam đang có một sự cân bằng tốt với Trung Quốc bằng việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Mỹ để có thể duy trì sự cân bằng đó”.

VOA đưa tin: Mỹ ‘thẳng thắn’ về Biển Đông khi ông Trump đến TQ. Dẫn lời Ngoại trưởng Tillerson, nói với các nhà báo: “Chúng tôi nhấn mạnh việc duy trì tự do hàng hải, các bên tranh chấp phải tuân thủ luật pháp quốc tế và phải ngừng việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhằm tối đa hóa triển vọng cho ngoại giao thành công”.

Bản tin ngày 9-11-2017

Tin trong nước

Biển Đông

RFI có bài: Biển Đông: Việt Nam kêu gọi gia tăng nỗ lực ngoại giao. Hãng tin PTI của Ấn Độ dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại New Delhi, ông Tôn Sinh Thành, tuyên bố: “Dĩ nhiên là chúng tôi phải chuẩn bị. Bất cứ lãnh thổ nào của Việt Nam, chúng tôi đều phải bảo vệ. Chúng tôi phải bảo vệ đảo và vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng thống Philippines Duterte đến Đà Nẵng, sẽ bàn về Biển Đông. Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, Tổng thống Duterte tiết lộ, ông sẽ có cuộc họp song phương với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề hội nghị ở Đà Nẵng và “sẽ làm rõ quan điểm của Philippines về những tranh chấp tại khu vực“. Hôm 7/11, ông Duterte nói: “Tôi sẽ đến APEC vào ngày mai (8.11). Chúng tôi sẽ có cuộc gặp song phương và đó sẽ là thời điểm tôi làm rõ với Trung Quốc (về vấn đề Biển Đông)”.

Bản tin ngày 8-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Dự án khí đốt lớn nhất Việt Nam ở biển Đông trên đà hoàn tất. Một quan chức hàng đầu của ExxonMobil cho biết, dự án mỏ khí đốt Cá Voi Xanh của VN hợp tác với tập đoàn ExxonMobil khai thác, sẽ hoàn tất vào năm 2019. Ông Liam Mallon, Chủ tịch Công ty Phát triển ExxonMobil, nói: “Chúng tôi đã đạt nhiều bước tiến và có những thương lượng cụ thể mà chúng tôi cần hoàn tất. Mục tiêu là phải hoàn tất những sự thương lượng đó trước cuối năm nay, hy vọng rằng điều đó sẽ cho phép chúng tôi bước vào ‘giai đoạn kỹ thuật đầu tiên’ của dự án”.

VOA có bài: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét khổng lồ. Theo nhận định của ông Alexander Huang, giáo sư môn nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Loan: “Nhìn từ góc độ ngoại giao, làm như vậy không đánh đi một thông điệp tích cực tại thời điểm này…. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc tự tin hơn nhiều về những gì họ có thể làm, và họ sẽ không màng tới quan điểm của các nước láng giềng, hay các bên quan tâm”.

Bản tin ngày 7-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA có bài: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét hiện đại gây lo ngại về căng thẳng ở biển Đông. Về con tàu nạo vét Thiên Côn Hiệu mà TQ cho hạ thủy ngày 3/11, ông Collin Koh, một chuyên gia về an ninh hàng hải, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore được báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng trích lời, nhận định rằng, “trừ khi Trung Quốc làm rõ ý định của mình, chiếc tàu nạo vét mới vẫn sẽ gây những lo lắng về việc xây dựng thêm những đảo nhân tạo mới ở biển Đông và có thể dẫn tới các biện pháp phản ứng từ các nước“.

Mời đọc thêm: TQ ra mắt tàu mới, chuyên nạo vét bồi đắp đảo nhân tạo (BBC). – Tin Biển Đông: Hạ thủy tàu “khủng” xây đảo, Trung Quốc “trêu ngươi” ông Trump (Infonet). Sao lại là ông Trump? Biển Đông không phải của ông Trump! – Quan hệ Việt Trung: Sau căng thẳng đến hòa dịu (RFI).

Bản tin ngày 6-11-017

Tin trong nước

Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bài: TS Nguyễn Hồng Thao Nói về Lập Trường của Việt Nam đối với Các Vấn Đề trên Biển Đông. “TS. Nguyễn Hồng Thao cho rằng Việt Nam đã hành xử phù hợp với Công ước Luật Biển khi xem xét đến quy chế không một thực thể địa lý nào ở Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Một ví dụ ông dẫn ra là đệ trình chung Malaysia – Việt Nam về ranh giới thềm lục địa mở rộng tới Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc vào tháng 5/2009 trong đó hai bên đã không cho các đảo ở Trường Sa một thềm lục địa riêng“.

Quan hệ Việt – Trung

Facebooker Nguyễn Trung Thuần dẫn tin từ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, cho biết, tuyến Đường sắt Cát Linh – Hà Đông nằm trong sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ (Nhất đái nhất lộ) của Trung Quốc. Bài của Nhân Dân Nhật báo đưa tin nhân sự kiện ga La Khê – Hà Đông ra mắt vào ngày 20/5/2017: “Nhất đái nhất lộ Hai bên cùng có lợi: Nhà ga mẫu đường sắt thành phố ‘Made in China’ ra mắt tại Việt Nam“. Tiếc là giờ đang “đắp chiếu” vì Trung Quốc không giải ngân vốn.

Bản tin ngày 5-11-2017

Tin trong nước

Báo Thanh Niên đưa tin: Bùng nổ quan ngại khi Trung Quốc hạ thủy ‘máy tạo đảo mạnh nhất châu Á’. Việc Trung Quốc vừa hạ thủy một tàu nạo vét mới, được cho là “công cụ tạo đảo mạnh nhất châu Á”, gây quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nó để xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tàu nạo vét này mang tên Thiên Côn Hiệu, có khả năng nạo vét 6.000m3 đất/giờ và đào sâu 35m dưới đáy biển.

Mời đọc thêm: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét khổng lồ để xây đảo nhân tạo (RFI). – “Thẻ vàng” EU và thế khó cho hải sản xuất khẩu (SGGP). – Hải sản Việt Nam nỗ lực trở lại “thẻ xanh” ở thị trường EU (CafeF). – Hai nghệ sĩ, nhà thơ họ Lương với biển đảo (Phú Yên).

Bản tin ngày 4-11-2017

Tin trong nước

Biển Đông và quan hệ Việt – Trung

Trang GDVN có bài thứ ba của TS Trần Công Trục, phản bác GS Trung Quốc, Phó Côn Thành trên BBC: Lệnh cấm đánh cá trong Biển Đông nhằm vào ai và để làm gì? Mời xem lại: bài 1: Về lời khích Việt Nam trưng “bằng chứng lịch sử chủ quyền” để Trung Quốc xem và bài 2: Giáo sư Trung Quốc định “bẫy” giới nghiên cứu Việt Nam?

RFI có bài phân tích tình hình Biển Đông: Trung Quốc lại sắp làm Biển Đông dậy sóng. Reuters cảnh báo trong một bài viết ngày 31/10/2017: Trong một thời gian ngắn sắp tới đây, Bắc Kinh sẽ hung hăng khẳng định trở lại chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông”.

Bản tin ngày 3-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài thứ hai của TS Trần Công Trục: Giáo sư Trung Quốc định “bẫy” giới nghiên cứu Việt Nam? Về phát biểu của GS Trung Quốc, Phó Côn Thành trên BBC ngày 20/10/2017, cho rằng VN không cho người TQ vào xem triển lãm, TS Trục cho biết, Việt Nam không “đóng cửa” với người Trung Quốc khi mở các cuộc triển lãm khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TS Trục nhận định, vị giáo sư TQ đang dọa các học giả VN, rằng nếu có “đối diện với lịch sử và tòa án”, thì chắc gì Việt Nam sẽ thắng, bởi vì Trung Quốc có “bằng chứng lịch sử” sớm hơn. Ccho nên, tốt hơn hết Việt Nam nên “ngồi vào bàn đàm phán tay đôi với Trung Quốc”. Mời xem lại bài đầu: Về lời khích Việt Nam trưng “bằng chứng lịch sử chủ quyền” để Trung Quốc xem.

Bản tin ngày 2-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: ASEAN và Trung Quốc diễn tập trên biển, Việt Nam vắng mặt. Ngày 31/10/2017, “lực lượng trên biển của Trung Quốc cùng với 6 nước ASEAN đã tham gia một cuộc diễn tập chung về cấp cứu trên biển ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông”. Một số nước không tham gia gồm có: Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.

RFI có bài trường trình về chuyến hải hành của chiến hạm Auvergne, Pháp ở Biển Đông: Trung Quốc bám sát chiến hạm Pháp ở Hoàng Sa. Theo báo Le Monde, Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định: ‘Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi’.”

Bản tin ngày 1-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa. Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các cơ sở trên Đảo Bắc và Đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược có tính toán, nhằm khẳng định các lợi ích của họ trên Biển Đông.

Về các cuộc tuần tra trên Biển Đông, thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ, ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông, nói: “Trung Quốc hình như đang theo đuổi chiến lược dài hạn và có suy tính kỹ lưỡng để giành quyền thống trị trên Biển Đông, trong khi Mỹ đáp lại bằng những cuộc tuần tra chiến thuật tức thời. FONOP chỉ là hoạt động chiến thuật không phải là chiến lược, và các hoạt động đó không làm Trung Quốc mảy may xem xét lại kế hoạch của họ ở Biển Đông“.

Bản tin ngày 31/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Facebooker Ngọc Bảo Châu cho biết, trạm radar biển tại Đồng Hới, Quảng Bình được đầu tư hơn 20 tỷ đồng, đã rách nát. Được biết, “trạm radar này có chức năng quét bề mặt biển, phát hiện vật lạ, tàu lạ từ khoảng cách 200-300km giúp cảnh báo sóng thần, phục vụ việc tìm kiếm cứu nạn, quan trắc, giúp ổn định tàu thuyền ra khơi, dự báo ngư trường, sự tập trung của đàn cá giúp ngư dân đánh bắt hiệu quả… Đặc biệt là phát hiện tàu lạ của bọn Tàu khựa“.

Báo Làng Mới có bài: Hoang tàn trạm radar triệu đô. Nhà báo Hữu Danh cho biết, “chất lượng công trình quá kém, có dấu hiệu bị rút ruột, có thể đổ sập bất kỳ lúc nào, sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho nhân viên trạm, mà còn ảnh hưởng đến ngư dân trên biển cũng như cảnh báo bão, sóng thần và các yếu tố an ninh quốc phòng…

Bản tin ngày 30/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sáng 26/10, khoa quan hệ Quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, cùng với Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo đã có buổi làm việc với Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường ĐH KHXHNV, TPHCM, về chủ đề: chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19 và triển vọng Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

BBC có bài: Pháp có nhiều lý do để quan tâm xung đột Biển Đông. Sử gia Alexandre Sheldon-Duplaix, Giám đốc Nghiên cứu tại Bộ Quốc phòng Pháp, nêu quan điểm: “Về mặt lịch sử, Pháp có liên quan, bởi vì trên thực tế, Pháp đã có lúc, tôi phải nói, là đã sở hữu các đảo từ những năm 1930, như quí vị biết, trước cuộc chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1939”.

Bản tin ngày 29/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài: Trung Quốc bênh vực hoạt động xây cất ở Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường hôm thứ Năm, nói rằng: “Việc Trung Quốc xây cất ở Biển Đông là hợp pháp và thỏa đáng … việc xây dựng các đảo và bãi đá không phải là bành trướng quân sự”.

VOA đưa tin, “những hình ảnh vệ tinh được công bố trong thời gian gần đây đã cho thấy Trung Quốc đã triển khai súng phòng không và các hệ thống phòng thủ phi đạn trên các đảo mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông, trong khi ngày càng nhiều tàu ngầm của Trung Quốc được điều động tới vùng biển phía nam nước này“.

Bản tin ngày 28/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong có bài: Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân. Sáng hôm qua, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến về triển khai mô hình  “CSB đồng hành với ngư dân”. Nội dung chính của mô hình này là “tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân và nhân dân trên các xã (huyện) đảo…”

Tưởng cảnh sát biển VN đồng hành bằng cách ra khơi, bảo vệ khi ngư dân bị “tàu lạ” tấn công, nhưng không phải, họ chỉ tuyên truyền về luật pháp, giúp “ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản; tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước để khuyến khích, động viên nhân dân ra biển đánh cá, ổn định sinh sống trên đảo“.

Bản tin ngày 27/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Journal có bài: Philippines xin lỗi Việt Nam về việc giết hại hai ngư dân. Hôm 26/10, tại một cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana đã xin lỗi Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch về vụ Hải quân Philippines bắn chết hai ngư dân Việt Nam. Ông Lorenzana nói rằng, Tổng thống Rodrigo Duterte bảo đảm sẽ bồi thường thỏa đáng cho hai ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng, nhưng báo này không rõ Philippines sẽ bồi thường bao nhiêu.

Mời đọc thêm: Philippines hứa bồi thường cho hai ngư dân Việt Nam bị bắn chết. (RFA). –  Philippines hứa đền bù gia đình hai ngư dân Việt bị bắn chết (RFI).

Bản tin ngày 26/10/2017

Tin trong nước

RFA có bài: Hoàng Sa nay thành điểm du lịch của dân Trung Quốc. Bí thư thành phố Tam Sa cho biết, “kể từ đầu năm 2017 đến nay có 59 đoàn du khách Hoa Lục ra tham quan quần đảo Hoàng Sa”. Theo các nhà quan sát, “chính sách đưa du khách người Hoa Lục đến thăm những đảo do Trung Quốc quản lý tại Biển Đông nằm trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông”.

RFI có bài về tình hình Biển Đông: Singapore lên làm chủ tịch ASEAN: Cơ may cho Biển Đông? Theo hai chuyên gia Singapore, Henrick Z Tsjeng và Collin Koh, thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, “việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm: Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 25/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Trường: Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị Trung Quốc bao vây chiến lược’. TS Trường cho biết: Phải nói là với sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông tăng lên với 7 đảo nhân tạo, và sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc ở Campuchia, sự hiện diện ngày càng mạnh ở Lào, thì Trung Quốc đang thực hiện sự bao vây chiến lược đối với Việt Nam”.

Trang Infonet đưa tin: Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có động thái “bất thường” trên Biển Đông. Dẫn nguồn từ báo SCMP, cho biết, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã thành lập một đơn vị cứu hộ tàu ngầm, nhằm giúp hải quân TQ cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và triển khai thêm lực lượng tàu ngầm ở Biển Đông.

Bản tin ngày 24/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài của TS Trần Công Trục: Biển Đông sau Đại hội 19, những điều hy vọng. Tác giả viết: “Chúng tôi mong rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ nhanh chóng trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của Trung Quốc; Là lá cờ đầu trong phong trào Cộng sản quốc tế, hy vọng Trung Quốc sẽ hành động xứng tầm của một siêu cường quốc tế có trách nhiệm trước sự tồn vong và phát triển của nhân loại!

Facebooker Nguyễn Ngọc Chu cho biết, ông “sởn gai ốc” khi đọc bài của TS Trần Công Trục. Chẳng những TS Trục “còn mê muội chịu kiếp nô lệ” khi tâng bốc Trung Quốc “là lá cờ đầu trong phong trào Cộng sản quốc tế”, ông ta còn “hy vọng Trung Quốc sẽ hành động xứng tầm của một siêu cường quốc tế có trách nhiệm trước sự tồn vong và phát triển của nhân loại!”. Tác giả đặt câu hỏi: “Sao đất nước chúng ta còn lắm kẻ mê muội và cam chịu nô lệ, ngồi chờ lòng thương từ những con chó sói thế này“.

Bản tin ngày 21/10/2017

Thông báo: Trang Tiếng Dân sẽ ngưng điểm tin trong hai ngày tới, Chủ Nhật 22-10-2017 và thứ Hai 23-10-2017. Chúng tôi sẽ điểm tin lại vào thứ Ba, ngày 24-10-2017.

_____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Infonet có bài: Tin Biển Đông: Mỹ lại lên tiếng ‘mắng mỏ” Trung Quốc về vấn đề Biển Đông? Dẫn nguồn từ AP, cho biết, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Ngoại trưởng Mỹ Tillerson chỉ trích Trung Quốc rằng, “những hành động khiêu khích” của Trung Quốc ở Biển Đông đã thách thức các quy tắc quốc tế mà Mỹ và Ấn Độ ủng hộ.

Đáp lại gợi ý hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Ấn Độ, Ấn Độ hoan nghênh Tillerson nói về đối trọng với TQ. VOA đưa tin, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố, rằng Ấn Độ hoan nghênh những phát biểu của ngoại trưởng Tillerson và nói rằng những lời đó “nêu bật cam kết chung của chúng ta đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ“. RFA: Ấn Độ sẵn sàng tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ.

Bản tin ngày 20/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc: Mỹ ‘xoay trục sang Ấn Độ’, cảnh báo TQ. VOA dẫn lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson, phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington: “Hoa Kỳ và Ấn Độ đang ngày càng trở thành đối tác toàn cầu của nhau với nhiều điểm chung về chiến lược. Nhân dân Ấn Độ và Mỹ không chỉ cùng yêu chuộng dân chủ, mà còn có chung tầm nhìn về tương lai”.

Nhắm tới Trung Quốc, ông Tillerson nói: “Trung Quốc, trong khi trỗi dậy cùng với Ấn Độ, song lại làm như vậy một cách ít có trách nhiệm hơn, và đôi khi làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông trực tiếp thách thức luật pháp và các chuẩn mực quốc tế mà cả Hoa Kỳ lẫn Ấn Độ đều ủng hộ”.

Bản tin ngày 19/10/2017

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

TTXVN đưa tin: Bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi nhằm lật đổ chính quyền. Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa thi hành lệnh “bắt khẩn cấp” bà Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Bà Trần Thị Xuân. Nguồn: FB Đức Nguyễn

Ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết: “Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý”. Gia đình bà Xuân nói với VOA rằng, bà là thành viên của Hội Anh em Dân chủ ở Hà Tĩnh.