Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 17/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Báo Trung Quốc khuyên Mỹ khôn khéo hơn về Biển Đông. Sự kiện tàu khu trục USS Chafee của Mỹ tuần tra ở vùng biển Hoàng Sa hôm 10/10, VOA dẫn nguồn từ trang Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, hôm 15/10 nói rằng, Mỹ đã vi phạm luật pháp Trung Quốc và quốc tế. Báo TQ khuyên Washington “cần đưa ra một chiến lược hợp lý hơn, chứ đừng để các hoạt động ‘tự do hàng hải’ làm suy yếu lòng tin và hợp tác giữa hai nước“.

Bản tin ngày 16/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Soha có bài: Anh từ chối tuần tra Biển Đông cùng Mỹ vì “muốn làm ăn với Bắc Kinh”, báo TQ hả hê. Khi được hỏi, liệu Anh có tham gia các hành động ‘tự do hàng hải’ hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết, “London sẽ không tham gia các cuộc tập trận ở biển Đông vì hành động này sẽ trực tiếp thách thức Trung Quốc’.”

Trang Cankaoxiaoxi của TQ vui mừng vì quyết định của Anh: “Một loạt những hành động tương tác với Bắc Kinh, từ công khai hoan nghênh sự đầu tư của Trung Quốc, đến chủ động gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, rồi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc theo nghi lễ cấp cao, nước Anh đều thể hiện quan điểm và lập trường trái với Mỹ“. Mời đọc thêm bài viết của báo Sydney Morning Herald về việc Anh từ chối tuần tra ở Biển Đông.

Bản tin ngày 15/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sự kiện khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, RFA đưa tin: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của TQ. Dẫn nguồn từ trang Washington Free Beacon, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis, cho biết, việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Và ông James Mattis nói rằng, Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại”.

Về bài viết của TS Trần Công Trục đăng trên báo Giáo Dục VN: Phải chăng cuộc “chiến tranh pháp lý” trên Biển Đông đã mở màn? Một học giả nghiên cứu Biển Đông gửi tin nhắn cho Tiếng Dân: “Bác Trục đặt câu hỏi như thế là chưa chính xác, bởi Mỹ đã thực hiện tự do hàng hải đi xuyên qua đường cơ sở thẳng của TQ từ năm ngoái. Điểm mới năm nay là tần suất chương trình tự do hàng hải dày đặc hơn, thường xuyên hơn. Ấn phẩm dưới đây tổng hợp thông tin về các hình thức của chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã thực hiệnNhững Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản về Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông“.

Bản tin ngày 14/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài của TS Trần Công Trục: Phải chăng cuộc “chiến tranh pháp lý” trên Biển Đông đã mở màn?  Về cuộc tuần tra ngày 9/10/2017 của tàu khu trục USS Chafee, của Hải quân Mỹ, ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nhằm thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải”, ông Trần Công Trục nhận định:

Chiến hạm này ‘phá hủy’ hệ thống ‘đường cơ sở thẳng’ không phải bằng tên lửa vốn được trang bị mà bằng thứ ‘vũ khí pháp lý’ đã được UNCLOS 1982 trang bị. Phải chăng cuộc ‘chiến tranh pháp lý’ giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các quốc gia có chung các quyền, lợi ích trên biển thật sự đã mở màn? Chúng tôi mong rằng cuộc chiến này sẽ nhanh chóng được kết thúc và kẻ chiến thắng sẽ thuộc về những ai biết thượng tôn pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải, vì các quyền và lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, bất kể là giàu, nghèo, mạnh yếu khác nhau…

Bản tin ngày 13/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Vụ bắn chết hai ngư dân Phan Ngọc Liêm và Lê Văn Reo, báo Lao Động đưa tin: Việt Nam yêu cầu Philippines xin lỗi, bồi thường vụ bắn chết ngư dân. Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn BNG VN, nói: “Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo với phía Việt Nam kết quả chính thức. Philippines phải có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường thiệt hại về tính mạng và tài sản của các ngư dân. Quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo với các ngư dân, không đe dọa và sử dụng vũ lực với các ngư dân”.

Phản ứng trước vụ chiến hạm Mỹ đến Hoàng Sa, VN nói tự do giao thông ở Biển Đông, theo VOA. Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: “Với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình, theo đó, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Bản tin ngày 12/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: 10 lính hải quân Philippines dính líu đến vụ nổ súng làm thiệt mạng 2 ngư dân Việt. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Ủy ban xử lý người xâm nhập bất hợp pháp tỉnh Pangasinan, cho biết, có 2 sĩ quan và 8 lính hải quân liên quan đến vụ bắn tàu cá Việt Nam, làm 2 ngư dân thiệt mạng ngày 23/9.

VOA dẫn nguồn từ báo Daily Inquirer của Philippines: Lính Phi có lỗi trong cái chết của ngư dân Việt. Báo Inquirer trích dẫn báo cáo của ủy ban điều tra liên ngành của Philippines, kết luận rằng, 10 binh sĩ hải quân Philippines phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ngư dân Việt Nam, và chuyện “nã đạn vào tàu cá Việt Nam là ‘một hành động không cần thiết’ nhưng cái chết của hai ngư dân Việt Nam, là do sơ suất chứ không do cố ý“. Hiện vẫn chưa rõ phía Philippines sẽ xử lý vụ việc này ra sao.

Bản tin ngày 11/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, “khu trục hạm có phi đạn dẫn đường USS Chafee thực hiện hoạt động ‘tự do hàng hải’ thông thường thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa“. Mời đọc thêm: Tàu khu trục Mỹ lại tuần tra ở Biển Đông (TT). – Chiến hạm Mỹ thách thức Trung Quốc ở Hoàng Sa (TN). – Tàu chiến Mỹ vào gần quần đảo Hoàng Sa (TN).

Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chafee của Mỹ. Ảnh: Reuters

Bản tin ngày 10/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Tuổi Trẻ có bài: Thượng cờ 2 tàu tên lửa tấn công nhanh do Việt Nam đóng. Sáng hôm qua, tại căn cứ Vùng 2 Hải quân đã tổ chức lễ thượng cờ 2 tàu mới, lớp Molniya, do Việt Nam đóng, số hiệu 382, 383. Đây là lần đầu tiên có sự hiện diện của những người tại Tổng Lãnh sự Liên bang Nga ở Sài Gòn, cùng các đối tác Nga tham gia đóng tàu.

Một cặp tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya – Ảnh: My Lăng/ báo TT

Bản tin ngày 9/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài của tác giả Mai Thanh Hải: ‘Ong thợ’ Trường Sa: Dựng nhà giữ đảo. Bài viết kể về Trung đoàn công binh 83 (hiện là Lữ đoàn 83 công binh hải quân) được giao nhiệm vụ xây dựng các công trình trên đảo sau ngày 30-4-1075, ngay sau khi tiếp quản Trường Sa.

Bộ đội công binh Trung đoàn 83 xây dựng nhà C1 trên đảo chìm Trường Sa năm 1988. Nguồn: báo TT

Bản tin ngày 8/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Zing có bài: ‘Chuyến thăm VN đầu tiên của tàu sân bay Mỹ mở rộng quan hệ hai nước’. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nói ông trông đợi chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam và ông cho rằng: “Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu sân bay Mỹ là sự mở rộng quan hệ đang phát triển giữa hai nước“.

Clip Đại sứ Mỹ Ted Osius đọc diễn văn và bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” bằng tiếng Việt:

Bản tin ngày 7/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thăm bãi cọc Bạch Đằng. Sáng qua, Đô đốc Scott H. Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và phái đoàn đến thăm khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang với bãi cọc Bạch Đằng.

Đô đốc Scott H. Swift năm nay 60 tuổi, ông giữ chức vụ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ kể từ ngày 27-5-2015 – Ảnh: Nguyễn Khánh/ báo TT.

VOA đưa tin: Đô đốc Swift, đại sứ Mỹ Osius kính trọng nỗ lực độc lập của VN. Đô đốc Swift nói về sự tăng cường hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Mỹ: “Quan hệ này sẽ xuyên suốt qua các đời chính quyền và lãnh đạo của mỗi nước. Đây là mối quan hệ được phát triển tự nhiên, bởi chúng ta đang đối mặt với những mối lo ngại và đe dọa chung, cũng như sự bất ổn trong khu vực”. RFA có bài: Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thăm bãi Bạch Đằng.

Bản tin ngày 6/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài viết của GS Carl Thayer, được dịch giả Song Phan dịch cho Tiếng Dân: Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông. “Việt Nam đã tạo ra hơn 120 mẫu tây [48,6 hecta] đất mới ở biển Đông, chủ yếu ở đảo Trường Sa, Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, và đá Tây. Phần lớn công việc này đã diễn ra trong hai năm qua. So với TQ đã tạo ra gần 3.000 mẫu tây [1214 ha] đất mới tại 7 thể địa lý mà họ chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa thì công trình của Việt Nam không những nhỏ nhoi hơn nhiều mà cũng ít phá hoại môi trường hơn, vì họ không thực hiện nạo vét quy mô lớn các rạn đá có các tiền đồn của Hà Nội đóng trên đó“.

Dù “bạn vàng” tập trận ầm ầm trên sân nhà của mình trước đây, nhưng phía Việt Nam cũng không dám gọi là “tập trận” hay “diễn tập” quân sự, mà chỉ dám gọi là “kiểm tra”: Vùng 5 Hải quân kiểm tra bắn đạn thật trên biển. Báo Đất Việt đưa tin: Tàu pháo Việt Nam diệt gọn mục tiêu đêm.

Bản tin ngày 5/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt có bài: Ngăn chặn nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền. Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều cho biết tình hình biển Đông trong thời gian qua: Lực lượng Hải quân đã phát hiện “rất nhiều tàu cá nước ngoài” xâm phạm chủ quyền biển đảo, phát hiện các “động thái mới” của nước ngoài, nhưng không thấy ông Chiều gọi thẳng tên nước nào.

Thái Lan, một nước không có tranh chấp ở Biển Đông: Hoa Kỳ và Thái Lan kêu gọi giải pháp hòa bình cho Biển Đông. RFI cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha hôm 03/10/2017 tại Washington khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, đang bị Trung Quốc áp đặt chủ quyền”.

Bản tin ngày 4/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phân tích: Chuyên gia: Không lo Mỹ, Trung thỏa hiệp về Biển Đông vì hạt nhân. Theo các nhà phân tích “an ninh của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng khi các chương trình vũ khí, hạt nhân của Triều Tiên tạo cớ để Mỹ, Nhật, Hàn gia tăng các hoạt động quân sự áp sát Trung Quốc”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng thống Trump kêu gọi sớm cho ra Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thủ tướng Thái Lan, ông Prayut Chan-ocha, đến thăm Nhà Trắng. Hôm qua, trong một tuyên bố chung, lãnh đạo hai nước “nhấn mạnh tầm quan trọng của một Biển Đông hòa bình và ổn định… Hai bên tái khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS)“.

Bản tin ngày 3/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: Thúc đẩy điều tra vụ bắn chết hai ngư dân Việt Nam. Dẫn nguồn tin từ báo Inquirer của Philippines, cho biết, Hội Hữu nghị Việt – Phi thúc giục chính quyền Manila đẩy mạnh cuộc điều tra vụ Hải quân Philippines bắn chết hai ngư dân Việt Nam hôm 23/9.

Cựu Thượng nghị sĩ Eddie Ilarde, là người sáng lập và là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Phi, nói rằng, ngư dân nước ngoài đánh bắt lậu trong vùng biển của Philippines, phải bị bắt và đưa ra tòa, “nhưng không cần phải bắn chết ngay tại chỗ”. Ông Ilarde cũng nói rằng, chuyện bắn chết ngư dân nếu có, sẽ phá hủy các nổ lực của Philippines đang cố tránh bị cáo buộc là nước có nền văn hóa giết người và bạo lực.

Bản tin ngày 2/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Hải quân Mỹ tập trận tại Biển Đông. Bản tin cho biết, “Hôm 30/09/2017, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tiến hành một cuộc tập trận thường lệ trong vùng biển mà Bắc Kinh tranh giành với các láng giềng Đông Nam Á, dưới sự theo dõi của tàu chiến Trung Quốc”.

Mời đọc thêm: Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ ở biển Đông (NLĐ). – Chiến hạm mạnh nhất Trung Quốc bám tàu Mỹ trên Biển Đông (ĐV). – Hải quân Trung Quốc bám sát tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông (VNE). – Mất tích trên vùng biển Trường Sa, bỏ lại vợ dại con thơ (NLĐ).

Bản tin ngày 1/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin về vụ cảnh sát Philippines bắn chết hai ngư dân Việt Nam: Điều tra: Hải quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết 2 ngư dân Việt Nam. Theo hãng tin ABS – CBN News của Philippines ngày 30/09/2017, nói rằng, “nguồn tin từ các nhà điều tra cho biết Hải Quân Philippines có lỗi trong vụ bắn chết hai ngư dân Việt Nam ngày 22/09/2017 trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”.

Dựa vào nguồn tin thẩm vấn thuyền trưởng tàu cá Việt Nam, ABS-CNB News cho biết, “vào tối 22/09, tàu cá Việt Nam đang neo đậu thì thấy một tàu không rõ là của ai lao thẳng về phía họ. Tàu cá Việt Nam liền nhổ neo bỏ chạy về phía Việt Nam vì tưởng rằng đó là tàu của hải tặc. Chỉ đến khi tàu này đến gần, các ngư dân mới nhận ra đó là tàu của tuần duyên Philippines. Mặc dù chỉ cách 3 đến 5 mét, nhưng tàu Philippines tiếp tục nổ súng, bắn chết hai ngư dân trên tàu cá Việt Nam”.

Bản tin ngày 30/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA có bài: Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Bài viết đưa tin về chuyện đàm phán vùng biển ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung: “Một trong những căn cứ cho hành xử được nhắc lại tại vòng họp là ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ mà lãnh đạo cấp cao Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý với nhau“.

VOA có bài: Vụ 2 ngư dân Việt bị bắn: Kết quả điều tra hai nước vênh nhau, nhưng người đứng đầu Cục Kiểm ngư VN không nói rõ chi tiết về sự vênh nhau này.

Bản tin ngày 29/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo chí trong nước đưa tin: Việt – Trung đàm phán vòng 8 về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Vòng đàm phán lần thứ 8 về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 25 đến 27/9/2017, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phía VN có ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn đàm phán. Kết quả đàm phán ra sao, VN mất thêm bao nhiêu diện tích trên biển, không ai biết được!

À, thì ra là vụ đàm phán phân chia ở Vịnh Bắc Bộ này mà tay Lưu Vân Sơn vác mặt qua VN, cho các lãnh đạo đảng CSVN uống nước đường, rồi sau đó tướng TQ Phạm Trường Long đồng ý tham gia sự kiện “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt – Trung” mà trước đó ông ta hủy bỏ, để rồi báo SCMP của Hồng Kông lầm tưởng, cho rằng đó là “một cử chỉ thiện chí”, nhằm xoa dịu Hà Nội?

Bản tin ngày 28/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Vụ Hải quân Philippines bắn chết 2 ngư dân VN hôm 23/9/2017, trang GMA đưa tin: Lực lượng Vũ trang Philippines muốn điều tra về cái chết của ngư dân Việt Nam khi đụng độ với Hải quân Philippines. Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ tư, Đại tá Edgard Arevalo, thuộc Lực lượng Vũ trang Philippines, nói rằng, quân đội đã tham gia điều tra, ông Ronald Joseph Mercado, Phó Đô đốc Hải quân Philippines, “đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng và không thiên vị về sự cố rủi ro này“.

RFA có bài: Philippines ngưng chức viên sĩ quan trong vụ bắn ngư dân VN. Dẫn nguồn từ báo Inquirer, cho biết, viên sĩ quan chỉ huy tàu Philippine, là người trực tiếp bắn chết ngư dân VN hôm 23/9/2017, vừa bị cho ngưng các chức vụ để phục vụ công tác điều tra.

Bản tin ngày 27/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về cái gọi là “Tứ Sa” của Trung Quốc, báo Đất Việt có bài: Bóc mẽ chiến thuật mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP.HCM, khẳng định, “cái gọi là chiến thuật Tứ Sa của Trung Quốc không hề mới, đó chỉ là thủ thuật của nước này sau khi bị dư luận quốc tế phản bác mạnh mẽ về đường lưỡi bò“.

Về Hội thảo Quốc tế với chủ đề “An ninh hàng hải toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền”, được tổ chức tại Nhật hôm 25/9, TTXVN có bài: Học giả Nhật và Ấn nói gì về Biển Đông? 

Bản tin ngày 26/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về tin Hải quân Philippines bắn chết hai ngư dân Việt Nam và bắt giữ 5 ngư dân khác hôm 23/9, RFA có bài: Bắn chết ngư dân Việt Nam, một hành động không nên giữa các nước ASEAN. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Việt Nam và Philippines là hai nước có quan hệ đối tác chiến lược và vụ việc vừa xẩy ra không phải là một thái độ mà một nước thành ASEAN sử dụng đối với nhau… Các nước ASEAN không nên giết ngư dân của nhau như vậy.

Họ phải hợp tác với nhau, họ có thể bắt giữ ngư dân và gửi trả họ về nước, có thể thu giữ tàu của ngư dân, nếu ngư dân phạm luật thì họ có thể bắt giữ và thực hiện các biện pháp pháp lý nếu họ vi phạm luật địa phương. Việc ngư dân Việt Nam hay Indonesia đi vào vùng nước của nhau nên được quy định cụ thể vì nó xảy ra thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là tại sao Philippines không làm tương tự với Trung Quốc nhưng tất nhiên tôi không cho rằng họ nên làm như vậy với bất cứ ai”.

Bản tin ngày 25/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. VOA dẫn lời ông Phạm Bình Minh, nói: “Về tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam và ASEAN kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.

VOA đưa tin: Ngư dân Việt tử vong trong cuộc truy đuổi của hải quân Philipines. “Hai ngư dân Việt Nam thiệt mạng trong khi năm người khác bị bắt sau khi họ bị phát hiện đánh bắt cá ngoài khơi tây bắc Philippines, dẫn tới một cuộc đuổi bắt ban đêm, và tàu của Việt Nam đã đâm vào tàu hải quân của Philippines, khiến lực lược này buộc phải nổ súng“.

Bản tin ngày 24/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Tình hình Biển đông hôm nay “không có gì mới“, nói theo lời TBT Nguyễn Phú Trọng năm 2010. Chỉ có một số tin sau: “Biển đảo Việt Nam” – một tập sách quý (Phú Yên). – Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa tại Vùng 3 Hải quân (Infonet). – Vân Đồn – thương cảng sầm uất nhất Việt Nam trong bảy thế kỷ (VNE). – Tìm thấy thi thể ngư dân sau hơn 44 giờ mất tích trên biển (TP). – Giải pháp chấm dứt ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài (Quảng Ngãi).

Quan hệ Việt – Trung: Nối lại tình xưa!

Báo VietNamNet đưa tin: Bắt đầu giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung. Cái gọi là “giao lưu” này đáng lẽ đã diễn ra hôm 20/6, khi tướng TQ Phạm Trường Long qua thăm VN dự định trong hai ngày 18 và 19/6, nhưng tối 18/6 ông Long đã đùng đùng giận dỗi bỏ về nước.

Bản tin ngày 23/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về chiến thuật mới ở Biển Đông: Với Tứ Sa, Trung Quốc đang tiến tới đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Theo RFA: Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông”. Cũng v chuyển từ “đường lưỡi bò” sang “Tứ Sa”, báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc chuyển chiến thuật ‘đường lưỡi bò’ ở Biển Đông?

RFI có bài phân tích từ báo Le Monde về tham vọng bá chủ chính trị thế giới của Trung Quốc. Để làm được như vậy, Trung Quốc phải chứng tỏ sức mạnh trong mọi lĩnh vực và ở khắp mọi nơi. Tác giả bài viết liệt kê một trong những việc làm của Trung Quốc để phục vụ cho tham vọng này:

Bản tin ngày 22/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ đổi chiến thuật ở Biển Đông: ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’. Tứ Sa là bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa (Dongsha), Tây Sa (Xisha), Nam Sa (Nansha), và Trung Sa (Zhongsha), đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8 rằng, “Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với ‘Tứ Sa’ thông qua một số tuyên bố pháp lý“.

VOA cho biết: “Hoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo vừa nêu, và nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đôla hàng năm, là biển quốc tế“.

Bản tin ngày 21/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại Sự Ký Biển Đông có bài dịch từ trang AMTI: Trung Quốc Bắt Cóc Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông: Một Phân Tích từ Tư Liệu Gốc. Bài báo cho biết, trong nhiều năm liền, ngư dân Việt Nam đang đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ bắt giữ, bắt nhận tội và đòi tiền chuộc. Cục ngư nghiệp Trung Sa của TQ là nơi phát hành giấy phạt và nhận tiền chuộc.

Phía chính quyền Việt Nam biết rõ những sự việc này, nhưng họ ém nhẹm bằng các cử người đến nhà ngư dân, thuyết phục dân không tham gia kiện tụng hay đưa tin cho báo chí. Ngay cả khi ngư dân bị TQ đánh chết, chính quyền VN yêu cầu chôn cất ban đêm, “để tránh việc tang lễ trở thành những sự kiện lớn thu hút công chúng hay kích động biểu tình có thể làm phật ý Trung Quốc, làm ảnh hưởng tới quan hệ Trung–Việt“.

Bản tin ngày 20/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

TS Lê Trung Tĩnh, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, có bài đăng trên báo Pháp Luật TP: ‘Cuộc chiến’ bản đồ trước Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, nhất là về Biển Đông, như việc đưa vào sách giáo khoa: Biển Đông thuộc Trung Quốc, sử dụng quả địa cầu có đường lưỡi bò, bản đồ tàu biển… thì Chính quyền Việt Nam lại hoàn toàn không có chủ trương nào ngăn chặn việc này.

Việc đưa chủ quyền biển đảo vào sách vở vẫn còn nhập nhằng, tranh cãi, thậm chí truyền thông nhà nước còn tiếp tay, giúp Trung Quốc phổ biến bản đồ “đường lưỡi bò”!

Bản tin ngày 19/9/2017

Tin trong nước

VOA có bài: Bắc Kinh gia tăng tuyên truyền có Biển Đông ‘từ cổ xưa’. Trung Quốc đang gia tăng tuyên truyền về chủ quyền trên biển, khi nói rằng Biển Đông là di sản tổ tiên của họ để lại ‘từ thời cổ xưa’. Tân Hoa xã dẫn lời tuyên bố trước đây của ông Tập Cận Bình “các đảo trên biển Nam Hải – Việt Nam gọi là Biển Đông – là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa. Bổn phận bắt buộc của chính quyền là duy trì chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải hợp pháp và các lợi ích của Trung Quốc”.

Trang Đại Kỷ Nguyên đưa tin: 6 tàu chiến Úc tới Biển Đông diễn tập quân sự. Dẫn nguồn từ báo Úc cho biết, chính phủ Úc đã gửi 6 tàu chiến tới Biển Đông, để thực hiện một loạt các cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2017, ở khu vực bán đảo Đông Dương – Thái Bình Dương. Bắc Kinh nói cuộc tập trận của Úc là ‘bao vây Trung Quốc’.

Bản tin ngày 18/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Nhà văn Trần Trung Đạo có bài: Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974. Tác giả cho biết, lý do Trung Cộng chọn ngày 19 tháng Giêng 1974 làm ngày đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, vì đó là “ngày kỷ niệm 24 năm Trung Cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây không phải là sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên mà là một cái tát chính trị vào mặt đảng CSVN“.

Trận Hoàng Sa năm 1974 là trận đánh cuối cùng của Mao Trạch Đông (trái). Ảnh: internet

Họa sĩ biếm Lý Trực Dũng có bài: Stalin và Hoàng sa, Trường Sa. “Sau khi để báo chí lên tiếng trong năm 2016 về lập trường của Nga nghiêng về Trung Quốc trong việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì đầu tháng 9/2017 ngay tại Trung Quốc sau khi tham dự hội nghị G20, Putin dõng dạc tuyên bố ủng hộ Trung Quốc không công nhận phán quyết biển Đông của Tòa trọng tài tại The Hague trong vụ kiện Biển Đông của Philippines“.