Ngày 08.10.2018 vừa qua, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM đã họp kỳ họp bất thường thông qua dự án xây dựng “Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm” với sự nhất trí 100%. Một kỳ họp “bất thường” đã cho thấy những điều quá bất thường trong dự án này.
Tuy Quốc hội Việt Nam chưa bỏ phiếu nhưng chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tháng này.
Đằng sau giọt nước mắt của lãnh đạo cộng sản là những vụ sai phạm tày đình! Kịch bản này luôn được sử dụng để xoa dịu nỗi đau của nạn nhân dù biết rằng người dân không bao giờ tin. Khổ nhục kế, vì vậy, mãi mãi không bao giờ làm lành được vết thương.
Năm 1953-1956 tại miền Bắc dân oan bị chính chính quyền của mình dùng nhục hình trong sự kiện được gọi là “cải cách ruộng đất”, khiến cho hàng vạn người chết. Chính sách này được sao chép từ nguyên bản của Trung Cộng và được các đàn anh trong Quốc Tế Cộng Sản trực tiếp chỉ đạo cho những người cao nhất của CSVN thực hiện.
Có một sự kiện đáng chú ý là, sau khi CSVN đã công khai xác nhận sai lầm thì vào tháng 9/1957 tại Quỳnh Lưu (Nghệ An), khoảng 20,000 dân oan đã bạo động, trả thù những người đã tố oan họ. Cuộc chiến đẫm máu xãy ra giữa làng với làng, giữa những người cùng họ tộc với nhau; nó lớn đến mức Sư Đoàn 324 đã được huy động để vãn hồi trật tự.
Sự kiện này làm tôi liên tưởng đến Quân Đoàn IV đã được huy động đến Phan Thiết để đàn áp ngư dân vào tháng 06/2018. Hồ Chí Minh – người chịu trách nhiệm cao nhất – trong thư gửi đồng bào miền Bắc ngày 18/08/1956 đã xác nhận những sai phạm tày trời này nhưng chỉ gọi đó là khuyết điểm! Trong kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa I, báo chí đồng loạt đưa hình ảnh ông Hồ… khóc!
Ông khóc gì? Khóc vì lệ thuộc Tàu mà phải làm theo những việc thất đức? Khóc cho đạo đức Việt được xây dựng ngàn năm đã bị phá nát? Có thể tin vào nước mắt người CS không, khi 60 năm sau họ đã tổ chức triển lãm “cải cách ruộng đất”, không phải để sám hối mà như để sát muối vào vết thương chưa lành.
Ngày 05/02/2016, ông Lê Thanh Hải – nguyên bí thư thành ủy TPHCM – trong buổi lễ tiễn đàn em Võ Văn Thưởng ra Bắc làm trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương với bộ mặt ràn rụa nước mắt mà rằng: “Dù em đi đâu, trên cương vị nào cũng sẽ luôn mang theo tình thương yêu, quý mến của đồng bào thành phố [SIC], của Đảng bộ tp.HCM[YES]”.
Ngày 20/06/2018, ông Nguyễn Thiện Nhân – bí thư Thành Ủy – đã gặp gỡ dân oan Thủ Thiêm trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề cướp đất. Trong buổi này, ông đã nghẹn giọng và rơi nước mắt khi thấy quá nhiều nỗi oan khuất mà các đồng chí tiền nhiệm của ông đã gây ra theo cách của một bọn mafia đỏ.
Dân oan có thể tin phần nào những giọt nước mắt của ông vì ông là người ngoài cuộc. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng từ cuộc gặp dân oan nói trên, kết luận thanh tra do ông chỉ thị đã không đem lại gì cho dân oan ngoại trừ một niềm tin vỡ vụn đối với nước mắt người cộng sản!
Ngày 8/10/2018 các đại biểu bù nhìn của HĐND TPHCM không hiểu vì nguyên cớ gì đã vội vã tổ chức một phiên họp “bất thường” (!) chỉ để đồng ý với nhau về dự án nhà hát Giao Hưởng với kinh phí hơn 1,500 tỷ. Bà Quyết Tâm – chủ tịch của tổ chức này – chẳng những phớt lờ trách nhiệm giải quyết trả đất cho dân oan mà còn lớn giọng cho rằng người dân TPHCM chờ đợi dự án này rất lâu. Số tiền 1,500 tỷ, trong tình hình thu nhập quốc gia không đủ trả nợ tới hạn, được rút ra không phải để xây nhà thương, không phải để bồi thường cho dân oan mà để xây một công trình chưa cần thiết ngay trên “lò lửa Thủ Thiêm”.
Người CS một lần nữa lại đi ngược với tiếng gào thét của dân Việt. Dân Thủ Thiêm không còn nước mắt và lòng kiên nhẫn để đi đòi đất nữa. Hận thù đằng đằng hiện rõ trên từng đôi mắt dân oan! Giờ đây họ chỉ muốn nhìn thấy nước mắt của những người CS trước vành móng ngựa. Thậm chí, còn hơn thế nữa!
Hơn hai mươi năm qua, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đẩy người dân tại đây trở thành tha phương cầu thực. 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu đã dời đi để nhường chỗ cho siêu dự án này. Những lời hứa mật ngọt ban đầu đã khiến không ít người hy vọng có cuộc sống tươi đẹp hơn khi được là công dân của Khu Đô thị mới vì nhà nước hứa sẽ dành riêng 160 hecta để cất nhà cho những gia đình bị giải tỏa. Họ chưa kịp vui thì tin … buồn ập tới, họ không được phân lô trong khu vực của Đô thị mới Thù Thiêm mà được UBND thành phố cấp một ít tiền hỗ trợ để mua đất tái định cư tận trên Bình Trưng, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi và Nam Rạch Chiếc, cách xa quê quán của họ hơn mười cây số.
Phải nói lại chuyện này tôi chẳng lẽ không thêm thắt vài ba chuyện vô coi. Tin, không tin gì thì xin gửi đến báo SGTT theo đường bưu điện. Xin lỗi những người bạn của tôi không quan tâm, không muốn nghe chuyện này.
Để đo sự phát triển của một xã hội người ta đếm số bảo tàng và nhà hát chứ không phải cao ốc. Thế nhưng, đó phải là những nhà hát được xây dựng khi các nhu cầu cơ bản trong đời sống của thị dân đã được đáp ứng như y tế, giao thông, giáo dục… Nghệ thuật là phần hồn của con người còn các nhu cầu vừa kể trên là phần xác. Không bao giờ có tâm hồn tươi đẹp trong một thể xác bệnh hoạn ốm yếu. Và, càng không bao giờ có một tâm hồn đẹp đẽ cao sang như thứ nghệ thuật đỉnh cao là opera được xây dựng trên chính mảnh đất đầy uất hận, oan khiêng, căm giận như Thủ Thiêm.
Thủ Thiêm, mảnh đất “sóng gió” xuyên hai thế kỷ. Thủ Thiêm nổi tiếng bởi 20 năm người dân kiện tụng và may mắn một lần dậy sóng trên dư luận hồi giữa năm nay. Tưởng rằng những chuyện mất bản đồ, thu hồi đất sai… bị phanh phui đã ngăn được những dòng nước mắt người mất đất Thủ Thiêm. Nhưng không phải thế, nước mắt người Thủ Thiêm vẫn chảy…
Ngày 25/6/2018, tôi đã có bài Lịch sử đích thực phải được trân trọng đăng trên báo Tiếng dân, thì mấy ngày sau đó, lác đác có người liên lạc với sư cô Diệu Nhân xin được đóng góp công đức để hoàn thiện việc xây dựng ngôi chùa Khai Phúc và đặc biệt, vào ngày 2/7, đại tướng Phạm Văn Trà, cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã gặp ông Lê Doãn Hợp cựu Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, bàn về tính nghiêm trọng của sự việc này, rồi cả đoàn kéo lên Thiền viện Tây Thiên thỉnh Thiền sư Minh Tịnh…. Và trưa ngày 3/7, dưới trời nắng chang chang, vị đại tướng trên 80 tuổi đã thân chinh vượt trên 100 km đến khảo sát hiện trạng tại chùa Khai Phúc.
Xin lưu ý, bạn phải sử dụng thật nhiều trí tưởng tượng (thậm chí là utopia) khi đọc bài viết này.
————-
Thú thật ngay khi đọc được những thông tin về việc “nhất thể hóa” tôi đã có suy nghĩ rằng: “Không thể”.
Với hiểu biết của tôi về ông Tổng bí thư, tôi đã nghĩ rằng, ông sẽ không bao giờ chọn phương án này. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ cái đảng ông đang đứng đầu, nhất là những khuyết tật cố hữu của nó, cũng như những nguy cơ mà đất nước này đang và sẽ phải đối mặt. Và như thế, ông sẽ không bao giờ chọn phương án “nhất thể hóa” đầy mạo hiểm.
Ích lợi to lớn của Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế đất nước cũng như triển vọng Việt Nam nhờ Hiệp định mà tiến lại gần hơn với Âu-Mỹ để giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc là hết sức rõ ràng và không có gì bàn cãi [1]. Điều này càng có ý nghĩa hệ trọng hơn nhiều trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ, và theo sau là toàn bộ khối Tây phương, với Trung Quốc đang dần leo thang.
Trích một đoạn trên báo Thanh Niên: “Trao đổi với cử tri về vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn sự ủng hộ của cử tri, song cũng nói rằng, đây là việc liên quan tới cá nhân nên không tiện nói. Tuy nhiên, ông cho biết, trước đây, thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Đảng, nhưng sau đó thì bị cách ra.
“Còn việc T.Ư thống nhất giới thiệu Tổng bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thì không phải vì nhất thể hóa mà đây là tình huống. Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước mất đi đột ngột, mặc dù việc mắc bệnh hiểm nghèo đã được biết hàng năm trước nhưng đồng chí không qua khỏi. Bây giờ khuyết chức danh này thì phải có người làm ngay”, Tổng bí thư cho biết.
Trong một lần làm việc với lãnh đạo TP.HCM trước đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thẳng thắn chỉ ra một sự thật mà chưa có vị lãnh đạo nào dám nói: Sự phát triển của TP.HCM không phải là thành quả của sự lãnh đạo và quản lý của Đảng bộ và Chính quyền mà là thành quả tự thân của chính nó. Tôi có dự cuộc làm việc này, nên có thể diễn dịch ý của Thủ tướng Khải như sau : Thành tựu kinh tế của Sài Gòn là hiệu số giữa sự phát triển tự thân mà lẽ ra nó phải có trừ đi những tổn thất do sự quản lý mà chính quyền gây ra. Vì Sài Gòn vốn là thành phố năng động có truyền thống kinh tế thị trường từ rất lâu đời, nếu không có sự kiềm hãm của bộ máy quan liêu thì sự phát triển thịnh vượng của nó chắc chắn đã vượt xa hiện tại.
Tôi vừa nhận được đơn của Hữu Ước từ Đoàn luật sư TP Hà Nội chuyển đến. Tuy nhiên, nói với người cùn, thô lỗ, kém hiểu biết như Hữu Ước càng thêm bực mình:
1. Chương trình ca nhạc live show của ca sĩ Tuấn Hưng do Sở Văn Hoá Thể Thao (VHTT) Hà Nội cấp phép biểu diễn. Do vậy cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ chương trình phải do Sở VHTT Hà Nội, hoặc cấp trên của Sở là Bộ VHTTDL hay Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ra quyết định.
Đã và đang có những khác biệt trong cách định tính, định lượng giữa Việt Nam với thiên hạ và giữa giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam với dân chúng về “lớn” và “nhỏ”…
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh.
“Ủy ban Nhân dân TP HCM vừa trình Hội đồng Nhân dân thành phố chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.
Kể từ sau cuộc biểu tình 10/6 phản đối luật đặc khu giao đất cho Trung Quốc 99 năm, nhiều người Phan Rí đã bị bắt, bị bỏ tù án nhiều năm, nhiều gia đình lâm vào cảnh bần hàn, tan tác.
Người ủng hộ nhất thể hóa chủ yếu dựa trên hai yếu tố: Cuộc đốt lò của TBT Nguyễn Phú Trọng ở thượng tầng và xu hướng cắt giảm nhân sự, giảm chi ngân sách của hệ thống. Xin được tranh luận một vài quan điểm, từ gốc rễ vấn đề như sau:
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) được Ban Chấp hành Trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch Nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10 (2018), thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09 (2018).
Ông Đỗ Mười là người đầu tiên đưa ra khái niệm “nhà nước pháp quyền” vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Điều này “rập khuôn” TQ khi nước này đề xướng “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”, dựa vào pháp luật để trị nước (ỷ pháp trị quốc).
Để tránh quốc tang Chủ tịch nước, một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đã dời lễ tri ân khách hàng của họ sang thứ Bảy tuần này và lại phải vừa thông báo huỷ. Một sự kiện được chờ đợi nhất trong năm, chương trình biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng London – dự kiến diễn ra vào tối thứ Sáu tuần này ở Hà Nội – đến giờ vẫn chưa ai dám cho thực hiện.
“Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hóa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án Sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo.” [Trao đổi cá nhân giữa GS Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail ngày 16.09.2018]
Vụ Tiến sỹ Nguyễn Nam Dương, tham tán của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngủ gật có lẽ sẽ qua nhanh và ít ầm ĩ hơn rất nhiều nếu không có nhiều người muốn chứng minh anh ngủ đúng giờ chứ không phải ngủ trong giờ làm việc. Nguyên tắc đầu tiên của xử lý khủng hoảng là đưa ra những thông tin chính xác và kịp thời. Việc tồn tại những tin vịt quanh bức ảnh đã đổ thêm dầu vào lửa khiến nó cháy lâu hơn. Vụ việc cũng cho thấy đôi điều về người Việt và con người nói chung.
Cách đây gần 1 tháng, hôm 7/09/2018 Đài phát thanh và truyền hình RTV của Slovakia đã đến văn phòng Thoibao.de tại Berlin quay phim phỏng vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trong dịp này, phóng viên Slovakia cũng đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài qua điện thoại, ông kể lại câu chuyện thấy Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào nhốt cùng trại giam B14 ở Hà Nội và ông Thanh bị thương ở chân, đi lê lết.
Năm 2011, TS Lê Văn Thành được quyết định làm Hiệu trưởng Đại học Xây dựng sau một quá trình tranh cử và bầu cử gay go qua các vòng. Sau khi nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng ít lâu, Thành hỏi ý kiến tôi về chủ trương nhất thể hóa chức danh Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy. Hình như cấp trên định dùng ĐHXD làm thí điểm trong các trường ĐH.
Về cuộc đời và “sự nghiệp” chính trị của Tổng bí thư Đỗ Mười thì ai cũng đã biết, và cũng đã viết về ông, tôi không nhắc lại nữa. Tôi chỉ muốn kể những “kỷ niệm” đầy chất hài hước về ông mà thôi…
Mặc dù dành phần lớn thời gian cho việc ôn luyện Ielts cũng như cãi lộn với cô bạn gái người Mỹ hay quy chụp, ghen tuông vô cớ, nhưng tôi vẫn không quên việc kết nối với những người dân oan mà bản thân vẫn hay làm.
Bức hình chụp người được cho là Tham tán Nguyễn Nam Dương của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc ngủ gật tại trụ sở của cơ quan này đã gây bão trên Facebook cả ở góc độ số lượt chia sẻ lẫn số lời bình luận.