Khi người đứng đầu nêu gương xấu

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

21-2-2021

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Câu thành ngữ nêu trên thường được sử dụng trong xã hội Việt Nam như một lời nhắc nhở, rằng từ trong gia đình ra đến xã hội, người đứng đầu phải nghiêm chỉnh và nêu gương sống chính trực, ngay thẳng thì mới mong xây dựng được một tập thể mạnh, đoàn kết và hướng đi lên.

Vở kịch ngày một đắt giá

Đỗ Ngà

21-2-2021

Trò chơi quyền lực trong đảng Cộng sản có thể tóm tắt như sau: đấu đá, đàm phán, ngã giá, chốt nhân sự và diễn kịch.

Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo, nhóm Nam bộ đòi được thêm vị trí cao cấp trong Đảng

Jackhammer Nguyễn

20-2-2021

Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Nguồn: VN Hội nhập

Một điều chỉnh nhân sự cấp cao vừa được đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) thực hiện, chỉ vài tuần lễ sau đại hội 13. Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, 59 tuổi, không phải là ủy viên Bộ Chính trị, mà chỉ là ủy viên trung ương đảng, được chỉ định làm Trưởng ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN.

Đại hội 13 đảng CSVN và trọng tội kỳ thị Nam-Bắc

LS Đào Tăng Dực

19-2-2021

Đại Hội 13 đảng CSVN dự trù diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021 nhưng đã diễn ra và bế mạc sớm một ngày.

Việt Nam lại có… vua như thời… Trung cổ?

Blog VOA

Trân Văn

19-2-2021

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm các “tiên đế” tại Hoàng thành, Thăng Long. Ảnh: TTXVN

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang hối hả sửa chi tiết ông Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm các… tiên đế (1) thành dâng hưởng tưởng niệm các… bậc tiền nhân (2).

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện hay Đông Nam Á

Jackhammer Nguyễn

19-2-2021

Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Yangon, Miến Điện, ngày 17/2/2021, phản đối vụ đảo chính của quân đội Miến. Nguồn: AP

Cuộc đảo chính ở Miến Điện bắt đầu ngày 1/2/2021, khi quân đội nước này bắt giam Tổng thống Win Myint, lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, xóa bỏ chính quyền dân chủ vừa được dân bầu lên. Các cuộc biểu tình của đủ mọi thành phần, mọi giới trong xã hội, nổ ra tại các thành phố lớn, thách thức quân đội nước này.

Việt Nam dẫn dắt tại… Liên Hiệp Quốc?

Blog VOA

Trân Văn

18-2-2021

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Đặng Đình Quý, ngày 26/8/2020. Ảnh chụp màn hình

Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt… tại Liên Hiệp Quốc không phải là ý kiến hay nhận định kiểu xỏ xiên. Đó là tuyên bố của ông Đặng Đình Quý – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc! Tuyên bố này được ông Quý đưa ra trong bài viết có tựa là Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốc, được tờ Quân đội nhân dân (QĐND) đăng trang trọng cả trên báo in lẫn báo điện tử hôm 15 tháng 2!

Khi nào Trung Quốc mới không còn là… thầy… giỏi?

Blog VOA

Trân Văn

17-2-2021

Ngày này 42 năm trước – 17/2/1979 – Trung Quốc bước lên… bục giảng để… “dạy cho Việt Nam một bài học”…

Lan man vài suy nghĩ đầu xuân Tân Sửu

Nguyễn Thái Nguyên

17-2-2021

Vì không hành nghề viết lách nữa nên không dám gọi là “khai bút” theo kiểu mấy bà bán hàng nơi chợ cóc chỗ tôi ở, đang hỏi ngày giờ tốt để “mở hàng” mà chỉ nhân dịp xuân về, Covid lung tung không đi đâu, không biết làm gì thì viết đôi lời cho có việc vậy.

Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai!

Âu Dương Thệ

16-2-2021

  • Đại hội 13: Từ chế độ độc đảng biến thành chế độ độc tài cá nhân của Nguyễn Phú Trọng
  • Đổi mới lần 2? Hay đánh lừa nhân dân lần 2 vẫn theo thủ đoạn “Treo đầu dê, bán thịt chó”?
  • Toàn dân hãy cảnh báo trước nguy cơ nội gián để bảo vệ quyền lợi độc tài cá nhân sẵn sàng làm thân phận “kim ngưu” cho Bắc triều!

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ra 18 Ủy viên Bộ Chính trị, những lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Đại học George Mason và Viện CSIS, về một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai gần. 

1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.

Nguyễn Mạnh Hùng

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam.

Việt Nam đã tạo được thế lơ lửng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hơp với nhu cấu chiên lược của họ. Quan hệ hai nước từ ngày nối lại bang giao đã tiến triển thuận lợi vê mọi phương diện, cho nên tôi nghĩ là Việt Nam sẽ tiếp tục theo chiều hướng đó, trừ khi có biến động lớn trong khu vực hay trên thế giới.

2. Một số nhà quan sát tình hình Biển Đông cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hung hăng hơn trên Biển Đông. Theo ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ như thế nào trong những năm sắp tới?

Nguyễn Mạnh Hùng

Hiện nay, Việt Nam là nước kiểm soát được nhiều thực thể nhất ở Biển Đông, khoảng 22 hay 29 thực thể, tùy theo cách tính. Mục đích của Viêt Nam là giữ được chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên đảo và biển mà mình hiện có. 

Đối với chính sách hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách vừa cộng tác vừa đấu tranh, nhượng nhịn nếu cần (như trường hợp ngưng hơp đồng khai thác dầu khí trong khu vưc bãi Tư Chính với Repsol năm 2017 và 2018, với Rosneft năm 2020), và tranh đấu nếu phải làm (như trường hợp của dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014). Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục những biện pháp hiện có. 

Thứ nhất tiếp tục chính sách ngoại giao “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nươc này để chống nước kia, không cho nước ngoải đặt căn cứ quân sự hay sử dụng lãnh thổ để chống nước khác—nhằm trấn an Trung Quốc, nhưng lại cảnh cáo “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết…”

Thứ hai, chỉnh đốn quân đội và mua vũ khí ngoại quốc để tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng trên những thực thể trên biển mà mình đang kiểm soát.

Thứ ba, thi hành một chính sách cân bằng quyền lực mềm (soft balancing) bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước lớn có khả năng đối trọng Trung Quốc, đặc biêt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thứ tư, khuyến khích các cuộc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, hoặc hành động đơn phương hoặc hợp tác Hoa Kỳ với các cường quốc quan tâm đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, và Pháp, hoặc có sự hiện diện của một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng hai cách. Một mặt thì tích cực tham dự và nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; mặt khác thì phổ biến và giải thích lập trường hợp lý, hợp pháp cùa mình căn cứ trên luât quốc tế, công ước về Luật Biển năm 1982, và phán quyết của của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016

3. Giáo sư có nhận xét về ông Phạm Minh Chính như một ngôi sao sáng sau Đại hội 13. Ông Chính từng là lãnh đạo Quảng Ninh, một trong những lãnh đạo lực lượng tình báo ngành công an, lãnh đạo tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo ông, ông Chính sẽ theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại như thế nào?

Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã thành công phần nào trong nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chính sẽ phải cố gắng làm tốt hơn những thành quả ấy, và không thể rời mắt khỏi mục tiêu dài hạn là đến 2045 Việt Nam phải trở thành một nước “phát triển, thu nhập cao.” 

Điều này có nghĩa là phải thu hút và quản lý tốt đầu tư ngoại quốc, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích việc thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao, và khai thác hội nhập quốc tế. 

Việc trước mắt ông Chính phải làm là chuẩn bị khả năng thi hành các nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi qua một loạt những hiệp ước thượng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế tòan diện khu vục (RCEP), Hiệp đinh Thượng mại tự do Việt-Anh (UKVFTA).

Ngoài ra, khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính còn là Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế. Khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ viêc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức “tinh gọn và hiêu quả.” Viêc dùng đăc khu kinh tế như môt thí điểm đã thành công ở Trung Quốc, là môt việc nên làm, và ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này.

Tất cả những hoạt động kinh tế thương mại kể trên đều có liên quan đến an ninh quốc gia, không nhiều thi ít. Việc ông ấy có kinh nghiệm trong ngành tình báo, công an, không phải là môt điều dở nếu được áp dụng một cách hiệu quả và sáng suốt.

4. Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam muốn giữ được thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm sắp tới. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược này? Theo ông, các lãnh đạo sau Đại hội 13 cần làm những gì, và có thể làm được gì để giữ thế “cân bằng” này?

Nguyễn Mạnh Hùng

Đó là chiến lược thông thường trong chính trị quôc tế. Cho tới nay, Việt Nam đã duy trì đươc thế này môt cách tuơng đối. Thế cân bằng này tùy thuộc vào khả năng Việt Nam giữ đươc ổn đinh trong nước, lãnh đạo không chia rẽ, và khả năng quốc phòng của chính mình. Nhưng nó tùy thuộc nhiều hơn vào quan hệ giữa các nước lớn. Nêu họ xung đột với nhau, Việt Nam sẽ bị lôi cuốn vào mối xung đột ấy và sẽ phải chọn bên. Nêu họ hòa hoãn và tương nhượng, Việt Nam có thể là “vật hy sinh” cho sự tương nhượng ấy.

5. Năm 2019, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch xâm nhập sâu và dài ngày (hơn 3 tháng) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mạnh hơn lực lượng của cả ba nước này cộng lại. Theo ông, ba nước này có thể thành lập lực lượng cảnh sát biển chung của ba nước không? Một lực lượng chung như vậy có thể đối phó được với Trung Quốc không? Hoa Kỳ hay Nhật Bản có thể giúp gì để hình thành sự liên kết như vậy hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng

Câu trả lơi là không, không, và không. Một, không có khả năng ba nước thành lập lưc lương cảnh sát biển chung. Hai, lưc lượng ây, nếu có thành lập, cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Ba, Hoa Kỳ và Nhật Bản không có khả năng giúp thành lập lực lượng chung này.

Bất cứ môt sự liên kết nào cũng cần sự chống lưng của Hoa Kỳ, mà hiện nay các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo vơi Trung Quốc không tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Nếu Hoa Kỳ có quyết tâm thì điều khả dĩ có thể làm là tuần tra chung của hải quân trong “Tứ giác kim cuong” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cộng thêm với ít nhất hai trong số ba nươc Đông Nam Á kể trên. 

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành thời gian trao đổi những vấn đề quan trọng này.

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Người Mỹ Cộng hòa đang rời xa Trump, người Việt thì chưa

Jackhammer Nguyễn

13-2-2021

Một bài viết trên báo Politico hôm 12/2/2021, về bà Nikki R. Haley, là người từng làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc, nói rằng, cựu tổng thống Trump đã rơi đài một cách thảm hại và mọi người không nên nghe theo ông ta nữa.

Đầu năm nói chuyện học trò

Lâm Bình Duy Nhiên

13-2-2021

Hầu như năm nào Tết đến tôi cũng buồn. Mà có lẽ không chỉ mình tôi. Tôi tin rằng có hàng triệu người Việt xa xứ đều buồn với bao hoài niệm về quê hương những ngày Tết cổ truyền. Bất luận tha hương vì chính trị, vì kinh tế, vì việc làm, vì việc học hành hay đơn giản theo chồng (hay vợ) đi xa, thì mọi người đều mang bao nỗi niềm và cảm xúc khó tả trong những ngày này.

Việt Nam có xây dựng nhà nước pháp quyền?

Nguyễn Hoàng Trường

12-2-2021

Trên trang “Tiếng Dân” ngày 6/2/2021, có đăng bài viết của LS Ngô Ngọc Trai, nhan đề “Thượng tôn pháp luật” hay “Chính trị là thống soái”. Cuối bài, tác giả kết luận: “Việt Nam đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như Trung Quốc coi chính trị là thống soái”.

Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn?

Blog VOA

Trân Văn

11-2-2021

Theo logic thì những diễn biến mới nhất đe dọa lợi ích của Trung Quốc, đặc biệt là những lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông, sẽ làm ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN, người vừa thay mặt đảng CSVN gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc (1) – cảm thấy… BUỒN khi Trung Quốc đang đối diện với những thách thức ngay trước thềm năm mới…

Câu đối Tết Tân Sửu 2021 (Phần 2)

Hà Sĩ Phu

11-2-2021

Tiếp theo phần 1

 Phần 2: Lý Toét – Xã Xệ và ba câu đối Tết

Trong khi chờ các bà xã chuẩn bị đồ nhắm buổi tất niên, Lý Toét và Xã Xệ tranh thủ làm một “sơ-mi-na” 15 phút về nỗi buồn vui năm Con Chuột vừa qua. Toét nghĩ đến các vụ Tù nhân chỉ vì nói tiếng nói của lương tâm mà bị đẩy vào trại tâm thần (để tiêm thuốc “tâm thần hóa”), bèn đọc:

Diễn văn mẫu của Tổng Bí thư

Đỗ Thành Nhân

11-2-2021

Xem ba bài Diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc khi bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc của đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, XII, XIII, cho thấy Đảng rất tài tình sáng suốt.

‘Ta’ lại ao ước có thêm một năm hữu nghị – hợp tác!

Blog VOA

Trân Văn

10-2-2021

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lại vừa nhân danh hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước thăm hỏi nhau trước thềm năm mới…

Những thách thức khi chuyển giao quyền lực

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-2-2021

Chuyển giao quyền lực là tất yếu nhưng không bao giờ dễ dàng, ở bất cứ nước nào. Việt Nam không phải ngoại lệ. Đại hội 13 đã kết thúc và bầu được một ban lãnh đạo mới để dẫn dắt đất nước ít nhất 5 năm tới. Nhưng ban lãnh đạo mới có đối phó được trước các thách thức khó lường hay không vẫn còn là ẩn số.

Thất vọng hay lãnh đạm về đại hội đảng?

Blog VOA

Phạm Phú Khải

10-2-2021

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra trong bầu không khí vô cùng bí mật. Sự bí mật này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi đây là một trong những tổ chức chính trị bí mật nhất của thế giới hiện nay.

Ông Khổng tử và cái “lồng cơ chế”

Jackhammer Nguyễn

10-2-2021

Các ông thầy đồ

Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch tỉnh An Giang đã về hưu, nằm trong số những cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhiều người Việt Nam kính trọng, trong đó có tôi.

‘Dựa hơi’ cũng là… đặc quyền!

Blog VOA

Trân Văn

9-2-2021

BàiĐừng mãi dựa hơi những kẻ mang danh tù nhân lương tâm” (*) trên tờ Quân đội nhân dân (QĐND) làm nhiều người sửng sốt vì hóa ra… đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ muốn… độc quyền việc …“dựa hơi” tù nhân lương tâm!

Bàn về cơ cấu Đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

9-2-2021

Thỉnh thoảng một tập thể cần lập ra một nhóm người để làm việc. Thí dụ tổ chức cần lập ban chấp hành hoặc cử đoàn đại biểu tham dự việc gì đó, mitting cần một chủ tịch đoàn đông người v.v… Những lúc này người ta thường nghĩ đến cơ cấu để có được đại diện của các tầng lớp chủ chốt.

Do… dân, vì dân nhưng… của dân thì phải… phấn đấu!

Blog VOA

Trân Văn

8-2-2021

Cuối tuần vừa qua, những yêu cầu mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ 12, kiêm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 14 đặt ra đối với Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khi tiến hành tổ chức bầu cử – chọn lựa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho năm năm sắp tới, khiến nhiều người hoặc ngậm ngùi, hoặc phẫn nộ vì hệ thống chính trị Việt Nam tiếng là do họ, vì họ nhưng rõ ràng không phải của họ…

Nỗi buồn ngày xuân mỗi khi nhớ tới mong ước của tác giả ca khúc ‘Mùa xuân đầu tiên’

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

8-2-2021

Văn Cao là một nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt. Là “một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam”, Văn Cao từng tham gia Việt Minh, với thế mạnh của mình ông đã viết “nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng” và “đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến”. (1)

Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất

Nguyễn Như Phong

7-2-2021

Nhà báo Nguyễn Như Phong. Ảnh trên mạng

(Nhân đọc bài “Sao họ ác đến thế” của nhà báo Vũ Hùng)

Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít.

Chuyện thật như đùa

Trần Thất

7-2-2021

TS Trần Thất, cựu Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp – Bộ Tư pháp. Nguồn: GDVN

Báo Vietnamnet ngày 04/02/2021 đưa tin: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, cơ cấu ĐBQH khóa mới phấn đấu người ngoài đảng từ 25-50”.

Thái tử đảng, trung ương đảng, tiền tươi thóc thật, Quốc hội múa minh họa

Jackhammer Nguyễn

6-1-2021

Trận chiến quyền lực ở Việt Nam đã ngã ngũ. Nguồn tin từ Tiếng Dân của tác giả Lê Văn Đoành, đưa ra một danh sách những nhân vật hàng đầu sẽ giữ các vị trí quan trọng trong trung ương đảng và chính phủ sắp tới. Đúng ra thì còn cuộc bầu cử quốc hội vào đầu hè nữa, nhưng như mọi người đã biết, cuộc bầu cử ấy chỉ là thủ tục, góp vui mà thôi, chứ không có ảnh hưởng gì tới quyền lực thật sự của các nhân vật đã được chọn.