Gặp lại Nguyễn Khánh Toàn, bãi phân khô mà vẫn hôi thối

Lê Lê

27-4-2021

Nguyễn Khánh Toàn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Nguồn: CAND

LGT: Chúng tôi nhận được bài viết này và đã xác minh một số thông tin trong bài, được cho biết như sau: Tất cả những thông tin về Nguyễn Khánh Toàn hầu hết đều đúng, chứng tỏ Lê Lê là người trong cuộc. Quá khứ và tội ác của vợ chồng Nguyễn Khánh Toàn nhiều hơn những gì mà bài này liệt kê.

Thiết nghĩ, nhân vật Nguyễn Khánh Toàn nghỉ hưu đã lâu, không còn dính dáng đến chính trường, cũng không gây sự chú ý tới dư luận xã hội. Tuy nhiên, có những thông tin về ông ta và gia đình ông ta mà người dân cần biết, nên xin được đăng bài này, để quý độc giả có thêm thông tin về một nhân vật từng là Thứ trưởng Bộ Công an.

Ba Sao chi mộ

Phạm Thanh Nghiên

27-4-2021

Ảnh chụp bia thờ 626 linh hồn tử vong tại trại Ba Sao. Nguồn: Phạm Thanh Nghiên

Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị

“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.

46 năm sau, ‘ta’ vẫn chưa thể tử tế bằng… ‘ngụy’!

Blog VOA

Trân Văn

26-4-2021

Bà Thiều Thị Tân, một trong những cựu tù nhân nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và là một trong những tấm gương của… chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1) thành ra chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam, vừa liên lạc với ông Mạc Văn Trang (từng làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GDĐT Việt Nam khoảng 30 năm) đề nghị ông ghi lại và giới thiệu về giai đoạn bà bị giam ở Bệnh viện Tâm trí mà thiên hạ quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa năm 1972…

Những trại tù học tập cải tạo sau ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

25-4-2021

Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)

Ký sự: Quân trường – Thao tập

Trần Tỉnh Lê

25-4-2021

Buổi chia tay với gia đình, thân nhân, bè bạn cùng trường cấp III Trần Phú đến tiễn biệt. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng, bà nghẹn lời, chìm trong tiếng nấc, tiếc nuối là “sinh con một bề” không có con gái để đỡ đần khi tuổi già, xế bóng. Dì Tiếp, chị Soạn, chị Vịn, chị Gái chắt, cứ xoắn xuýt quanh quẩn như không muốn rời xa tôi.

Ông Nguyễn Quang A xúi dại ông Nguyễn Phú Trọng

Jackhammer Nguyễn

24-4-2021

Vụ án Vũ ‘nhôm’ (Phan Văn Anh Vũ) liên quan đến nhiều viên chức công an, lại được dư luận chú ý khi một nhân vật mới tên là Nguyễn Duy Linh được tiết lộ là người nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ.

Chuyện người tù Việt Cộng trong Bệnh viện Tâm thần VNCH

Mạc Văn Trang

24-4-2021

Đó là chuyện của nữ biệt động Sài Gòn nổi tiếng THIỀU THỊ TÂN.

Đánh mất quê hương (Phần II)

Thụy Mân

23-4-2021

Tiếp theo phần I

Người dân chạy trốn Cộng sản những ngày đầu năm 1975. Ảnh trên mạng

Ký ức tôi đôi khi quay về một buổi chiều ở đảo Phú Quốc. Đó là một buổi chiều đầu tháng Tư năm 1975.

Đánh mất quê hương (Phần I)

Thụy Mân

23-4-2021

Con người chúng ta không có quyền chọn lựa để được sinh ra đời. Hơn thế nữa, được chọn lựa để sinh ra là dân tộc này chứ không phải là dân tộc khác. Bởi lẽ nếu chúng ta được quyền chọn lựa, không biết được bao nhiêu phần trăm dân Việt Nam thực sự vẫn muốn chọn cái số phận của mình?

Tháng tư ‘Đỏ’ đón Đại sứ ‘Đen’

DĐ VOA

Hoàng Trường

23-4-2021

“Đỏ và Đen” (Le Rouge et le Noir) không chỉ là phép ẩn dụ từ tiểu thuyết của Stendhal, xuất bản từ 1830. Ở đây còn hàm ý thời điểm tân Đại sứ Mỹ đến Việt Nam trong một tình thế bất lợi và “đen đủi”! Còn Hà Nội thì đang cho dựng những pa-nô “đỏ rực” các đường phố, nhưng không phải để nghênh tiếp Đại sứ vừa được bổ nhiệm Marc Knapper.

Vũ “nhôm” và ông Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Công an

Trần Kỳ Khôi

23-4-2021

Mấy ngày qua, vụ án “đưa hối lộ và môi giới hối lộ” liên quan đến Vũ “nhôm” và một thầy bói đến từ Nghệ An có tên Hồ Hữu Hoà, đang gây xôn xao dư luận và nghi vấn trên mạng xã hội. Quay ngược thời gian mấy năm về trước…

Từ Trương Châu Hữu Danh, Quách Duy, nhìn lại phát biểu của Phạm Minh Chính

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2021

Trương Châu Hữu Danh (trái) và Quách Duy.

Chưa tròn một tuần sau khi ông Phạm Minh Chính xuất hiện với tư cách Thủ tướng, điều hành cuộc họp đầu tiên của nội các mới và dõng dạc xác định, hệ thống công quyền trong giai đoạn mới sẽ tôn trọng phản biện (1), công an Việt Nam bắt giữ, tống giam thêm Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi), Đoàn Kiên Giang (36 tuổi), Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi) vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (2).

Chính trị vùng miền Việt Nam là bắt buộc vì lịch sử Việt Nam như thế

Jackhammer Nguyễn

22-4-2021

Chính trị vùng miền

Kể từ khi đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu (1986) diễn ra, người Việt hay nói đến sự phân bố quyền lực của đảng cầm quyền nhiều hơn. Lý do là vì, mặc dù nền chính trị ấy vẫn kín như bưng (bây giờ vẫn vậy), các thông tin, tên tuổi nhóm cầm quyền được công bố ngày càng nhiều.

Ai muốn phản biện, hãy nhìn gương Báo Sạch

Blog RFA

Gió Bấc

22-4-2021

Trong phiên họp đầu tiên của tân chính phủ, tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra ba thông điệp làm nức lòng người. Trong đó, thông điệp thứ ba là “phải nghe ý kiến phản biện”. Nhưng như gáo nước lạnh âm 50 độ C đổ vào niềm tin hy vọng vừa le lói, chỉ năm ngày sau, ba nhà báo của nhóm Báo Sạch, tiếng nói phản biện sôi động duy nhất gần đây đã bị khởi tố bắt giam.

Chuyện thắng – thua sau ngày 30 tháng 4 năm 1975

Đỗ Kim Thêm

22-4-2021

Người dân bỏ chạy sau khi được “giải phóng”. Ảnh trên mạng

Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm 30 tháng 4, các phe tham chiến có dịp nhận định lại ý nghĩa chiến thắng. Dù hoà bình tái lập sau 46 năm, những cuộc tranh luận thắng, thua không có hồi kết cuộc. Các quan điểm khác nhau này có thể tóm lược như sau:

Để có dàn đồng ca ở Quốc hội, Đảng làm như thế nào?

Đỗ Ngà

21-4-2021

Đảng sắp xếp, quốc hội gật, chính phủ thi hành. Đó là nguyên tắc làm việc của ĐCS. Theo thông lệ, không có gì bất thường thì cứ 6 tháng, đảng tổ chức một hội nghị trung ương. Ngay sau hội nghị trung ương là kỳ họp quốc hội họp lại để gật những chủ trương mà đảng đề ra. Tuy nhiên, cơ chế đảng kiểm soát quốc hội như thế nào? Đảng có thể thiết kế luôn cả tỷ lệ gật, bằng cách nào đảng làm được như vậy?

Lại chuyện ông Trọng và đảng của ông

Jackhammer Nguyễn

21-4-2021

Dù thích hay không, trong cả năm qua, người Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Mà không phải chỉ có báo chí của đảng, mà báo chí hải ngoại và những người ghét ông trên mạng xã hội, cũng liên tục nhắc tới ông.

Diễn biến trước ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

20-4-2021

Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.

Khi người Cộng sản bị lật tẩy

Đỗ Ngà

20-4-2021

Biếm họa về bầu cử. Nguồn: Cảnh sát chính tả

Ngày 29/3/2021 ông Nguyễn Huy Hùng, 38 tuổi bị Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Hà Nội phạt 7,5 triệu đồng vì “tung tin thất thiệt” về bầu cử. Nguyên nhân là ngày 17/3/2021, ông Hùng “dám cả gan” đăng trên nhóm Zalo có tên là “Đô Thị Nghĩa Đô” với nội dung “Bầu hay không bầu thì có khác gì nhau đâu các bác? Người ta sắp xếp hết rồi…”.

Ông Nguyễn Phú Trọng chọn ai làm người kế vị?

Phạm Vũ Hiệp

20-4-2021

Từ thời phong kiến cho đến nay, nhiều bậc thức giả đã có cái nhìn khái quát về tính cách con người mỗi vùng miền. Miền Trung (từ Huế vào đến Khánh Hoà) đất khô cằn, khắc nghiệt, sinh ra con người cần cù, nhẫn nại…

Đấu tranh chống toàn trị tại Việt Nam thiếu yếu tố kinh tế, xã hội

Jackhammer Nguyễn

20-4-2021

Ngày 9/1/2020 hàng ngàn công an có võ trang ập vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội đàn áp những người đòi đất. Cuộc đàn áp đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam hơn 30 năm qua, làm thiệt mạng một nông dân là ông Lê Đình Kình, cùng ba viên công an.

Hồi Ký Nguyễn Minh Nhị: Đã đi qua và vỡ mộng sau Bến Bờ Mong Ước

Blog RFA

Gió Bấc

18-4-2021

Những ngày tháng 4, guồng máy tuyên truyền đang vận hành hết công suất về thắng lợi của “cuộc kháng chiến chống Mỹ” và thành tựu “cách mạng”, ông Nguyễn Minh Nhị con Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang hé lộ Hồi Ký “Đã Đi Qua”, sau gần 50 năm đến “Bến Bờ Mong Đợi” nhìn lại cuộc đời mình và đất nước với nỗi đau thất vọng và niềm tin tan vỡ.

Lại di cảo

Thận Nhiên

18-4-2021

Mấy hôm nay, nhân dịp sinh nhật của kịch tác gia, nhà thơ Lưu Quang Vũ, tôi thấy nhiều người trên Facebook đã đăng lại bài thơ “Những điều sỉ nhục và căm giận” để tưởng niệm và vinh danh ông.

Khổ thân Lưu Quang Vũ

Chu Mộng Long

17-4-2021

Chân dung nhà thơ Lưu Quang Vũ. Ảnh do gia đình nhà thơ cung cấp/ Báo QĐND

Cách đây 3 năm, nhân 70 năm ngày sinh Lưu Quang Vũ, nhiều người chia sẻ lại bài thơ “Những điều sỉ nhục và căm giận” để phong thánh Lưu Quang Vũ.

Các kết ước về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có hiệu lực bắt buộc và vĩnh viễn

Trương Nhân Tuấn

17-4-2021

Có nguồn tin cho rằng, khi Việt Nam được dân chủ hóa và có các mối liên minh chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây thì các công hàm, các cam kết giữa hai đảng CSVN và Trung Quốc sẽ không còn hiệu lực.

Soi Nguyễn Thúy Hạnh vào xã hội

Mạc Văn Trang

17-4-2021

Từ khi Nguyễn Thúy Hạnh bị công an bắt ngày 7/4/2021, xã hội đã nhìn vào Thuý Hạnh với nhiều quan điểm và bày tỏ ý kiến khác nhau. Nay thử lấy Nguyễn Thúy Hạnh soi vào xã hội xem sao?

Đọc bài “Tụng Lỗ Tấn” của Phan Khôi, lại nghĩ đến cái xấu và tội ác ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Văn Nghệ

16-4-2021

Ông Phan Khôi (1887-1959). Nguồn: Báo Thanh Hóa

Ông Phan Khôi (1887-1959) khi mới lớn lên đã theo đòi nghiệp bút nghiên, thuộc làu Tứ thư, Ngũ kinh, cùng sách của Bách gia Chư tử. Ông đã khăn gói lều chõng đi thi Hương và đỗ Tú tài Hán học năm 1906.

Ông và một số nhà Nho nhận thấy: “Nào có ra gì cái chữ Nho/ Ông nghè, ông cống cũng nằm co/ Chi bằng đi học làm thầy phán/ Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Chữ Nho Trần Tế Xương), do đó ông đã “Vứt bút lông đi, giắt bút chì!” và theo đuổi nền Tây học. Ông đã tham gia làng báo và sau năm 1945, tham gia phong trào Việt Minh.

Tình ‘đồng chí’ và chiến dịch ‘đốt lò’

Jackhammer Nguyễn

16-4-2021

Nhân vụ Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, đăng đàn bình luận về sự ác độc của người Việt hiện nay, có người trích lại hồi ký của ông Đoàn Duy Thành, một cán bộ lão thành, từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng), nguyên văn như sau:

“Chống đảng Cộng sản và nhà nước, chỉ có thể là tâm thần”

Tuấn Khanh

16-4-2021

Joseph Brodsky

Hầu như ai yêu văn chương, cũng đều biết đến nhà thơ người Nga, gốc Do Thái Joseph Brodsky. Đến Mỹ từ đầu thập niên 70, Brodsky trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu về ngôn ngữ thi ca. Nhiều giải thưởng quốc tế trao cho ông để vinh danh, trong suốt một thời gian dài, cao quý nhất là Nobel Văn chương năm 1987.

Từ vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền: Họa từ đâu mà ra?

Blog VOA

Trân Văn

15-4-2021

Đến giờ, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn chỉ làm hai chuyện sau vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền ở đoạn chảy qua xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang: Thứ nhất, kiểm tra xem tại sao giá khởi điểm (7,2 tỉ đồng), thấp hơn giá thắng thầu khoảng… 390 lần (2.811 tỉ đồng). Thứ hai, kiểm tra năng lực tài chính của Công T-S.HOME (doanh nghiệp thắng thầu – toàn quyền khai thác mỏ cát).