Tuyên bố của NXB Tự do về vụ anh Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố

NXB Tự Do

Về việc một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do bị khởi tố

Ngày 06/05/2021,

Hôm qua, ngày 05/05/2021, hàng loạt báo trong nước đưa tin về vụ khởi tố anh Nguyễn Bảo Tiên, một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do.

Dân biểu Bee Nguyễn, cuộc dấn thân vào chính trường

DĐ VOA

Đinh Yên Thảo

6-5-2021

Bee Nguyễn phát biểu trong một buổi rally ở Atlanta, Georgia. Nguồn: Nicole Craine/ Bloomberg/ Getty Images

Bản tin ngày 6-5-2021

BTV Tiếng Dân

Đại án Nhật Cường

Chỉ sau một ngày xét xử, chưa xét hỏi và tranh luận được gì nhiều, nhưng đại diện VKS đã vội đề nghị mức án với 14 bị cáo trong vụ Công ty Nhật Cường buôn lậu, báo Pháp Luật VN đưa tin. An ninh VN vẫn chưa bắt được ông chủ Nhật Cường, nên ông phó đành “thế thân”. Bị cáo Trần Ngọc Ánh, cựu Phó Tổng GĐ Nhật Cường bị đề nghị mức án 15-16 năm tù, nặng nhất trong 14 bị cáo. Còn bị cáo Bùi Quốc Việt, anh trai Bùi Quang Huy, bị đề nghị 7-8 năm tù.

Trưởng thành từ lũy tre Dương Nội

Nguyệt Quỳnh trò chuyện cùng Trịnh Bá Phương

6-5-2021

Trang facebook “Chuyện của Thịnh” (1) có một bộ ảnh về dân làng Dương Nội và những ngôi biệt thự bỏ hoang mà tác giả dẫn dắt bằng câu: “Ừ, họ vẫn ở đây”.

Luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư…

Đặng Đình Mạnh

5-5-2021

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư trước phiên tòa sáng nay 5/5/2021. Ảnh trên mạng

Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của TAND Tỉnh Hòa Bình

***

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy. Nhất là đối với phần xác định về yếu tố nguyên nhân, là phần mà chính chủ tọa phiên tòa đã chủ động gợi mở và đồng nghiệp của chúng tôi là LS Lê Văn Luân đã nỗ lực làm rõ hơn về nội dung ấy trong phần tham gia xét hỏi.

Cho thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là về chính sách đất đai, cụ thể là chính sách đền bù giải tỏa về nhà đất của người dân. Mà hai thân chủ chúng tôi tin rằng chính mình đã là nạn nhân trực tiếp. Do đó, họ đã có sự đồng cảm với người dân Đồng Tâm vì đồng cảnh ngộ với nhau, nên đã lên tiếng để thông tin, để bênh vực…

Nếu chính sách đền bù giải tỏa nhà đất cho người dân công bằng, bảo đảm cuộc sống cho họ sau khi bị giải tỏa, thì đã không có những Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Thủ Thiêm hoặc Vườn Rau Lộc Hưng… và những đoàn dân oan tập trung ở Hà Nội.

Do đó, nếu phiên tòa này chỉ đóng khung trong phạm vi xét xử về hành vi bị cho là vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống nhà nước” thì chưa đủ. Những người tiến hành tố tụng chưa làm tròn trách nhiệm lương tâm của mình. Mà cần phải có sự phản ánh về nguyên nhân của vụ án đến các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh chính sách đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng, công bằng cho người dân. Để chúng ta không còn phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư khác phải ra tòa nữa.

Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chịu khó lắng nghe phần bào chữa dài dòng của chúng tôi.

***

Bà Cấn Thị Thêu: “Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản”

Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến “Đừng tin…”.

Bản tin ngày 5-5-2021

BTV Tiếng Dân

Vụ án Nhật Cường

Ngày đầu tiên xét xử đại án Nhật Cường: Anh trai hầu tòa, em trai bỏ trốn bị truy nã, VTC đưa tin. Hôm nay, TAND TP Hà Nội bắt đầu mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan vụ án “Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Kẻ sĩ Trần Nhơn

Phạm Đình Trọng

5-5-2021

MỘT CỰU THỨ TRƯỞNG TỪ TRẦN, KHÔNG MỘT DÒNG TIN BUỒN TRÊN BÁO CHÍNH THỐNG

1. TÂM HỒN NHẠY CẢM VÀ TRÁI TIM ĐAU ĐỜI

Vinfast đâu có méc công an, mà họ sai bảo công an làm việc

Jackhammer Nguyễn

5-5-2021

Một khách hàng mua xe hơi của Vinfast, sau một thời gian sử dụng, đã than phiền về lỗi của xe, làm mất uy tín công ty. Công an bèn “làm việc” ngay với khách hàng này, như là một vụ án an ninh quốc gia hay là một vụ án hình sự, rất kinh hoàng. Người ta cho rằng Vinfast đã méc công an.

Bản tin ngày 4-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Infonet đặt câu hỏi: ‘Khoe cơ bắp’ Hải quân, Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì cho Mỹ? Một loạt hành động quân sự gần đây của TQ, từ lễ triển khai cùng lúc 3 tàu chiến mới, tới các cuộc tập trận của 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, vừa là hành động “khoe cơ bắp” trước sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, vừa gửi lời đe dọa đến các lực lượng Mỹ trong khu vực. 

Vinfast “méc công an” và 3 nguyên nhân của một thứ văn hóa pháp lý rùng rợn

Luật Khoa

Võ Văn Quản

4-5-2021

Vinfast chỉ là một phần của văn hóa “méc công an”.

Tóm tắt:

– Chuyện Vinfast viện đến công an để bịt miệng một khách hàng là một phần của thứ văn hóa pháp lý “đi méc công an” ở Việt Nam. Thứ văn hóa pháp lý này do ba nguyên nhân tạo ra.

– Một, chính quyền đầu têu trong việc sử dụng công an để bịt miệng những người chỉ trích mình.

– Hai, hệ thống pháp luật Việt Nam có hàng loạt công cụ để chính quyền có thể sử dụng trong việc đàn áp các tiếng nói “trái tai” cũng như can thiệp sâu sắc vào các tranh chấp dân sự.

– Ba, hệ thống tòa án Việt Nam vừa không độc lập, lại kém chất lượng, khiến cho bản thân họ không phán xử trái ý chính quyền được, và do đó người dân lẫn doanh nghiệp cũng không có động lực khởi kiện vụ việc ra tòa.

***

Chỉ cách đây hơn một tháng, Luật Khoa đăng bài viết khẳng định vai trò thúc đẩy dân tộc chủ nghĩa của ngành công nghiệp ô-tô nói chung, của Vinfast tại Việt Nam nói riêng, và vì sao nhãn hàng này sẽ tiếp tục được ưu đãi, bảo vệ trong tương lai như một chiến lược phát triển của chính quyền Việt Nam đương đại.

Tuần này, chủ trang Go Go TV, một khách hàng của Vinfast không hài lòng với sản phẩm Lux, đang bị hãng này cáo buộc “gây hoang mang người tiêu dùng”. Qua thông cáo, Vinfast dường như khẳng định ông Trần Văn Hoàng, người chi ra gần 1 tỷ đồng mua chiếc Lux A 2.0 của hãng, là khách hàng “không chân chính” vì ông này chỉ ra 10 lỗi của chiếc xe. Đáng chú ý hơn, ông Hoàng đã mang đi sửa chữa chính hãng 10 lần, đúng theo quy trình mà Vinfast đặt ra, song tình trạng xe vẫn không thể cải thiện.

Từ đó, Vinfast thông báo rằng họ đã đưa thông tin vụ việc lên… công an, và ẩn ý sẽ có biện pháp thích đáng để trừng phạt vị khách hàng “không chân chính” này.

Nhiều người sẽ nói Vinfast đang lợi dụng vị thế thương hiệu quốc gia, các mối quan hệ thân hữu bên trong nhà nước và từ đó dùng công an để đàn áp chính khách hàng của mình, đơn giản vì người này để lại những bình luận không có lợi cho sản phẩm của họ trên không gian Internet. Tuy nhiên, cái thói quen “méc công an” chỉ vì những ngôn luận và biểu đạt thường nhật là thứ không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.

Bài viết này mong muốn lý giải nguyên do đằng sau thứ văn hóa pháp lý phổ biến này.

1. Chính quyền đầu têu

Việc sử dụng quyền năng nhà nước vô hạn để đảm bảo rằng không ai nói khác, nói ngược với mình đã là một nhiễm sắc thể không thể thiếu trong chuỗi vật liệu di truyền của của nhà nước Việt Nam đương đại.

Bạn phê phán quan chức tham nhũng, bạn chỉ trích một chính sách nhất định của nhà nước, bạn thách thức và đặt câu hỏi về tính độc quyền toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam? Việc bị truy đuổi, bắt bớ hay tống giam được xem là các phản ứng “tiêu chuẩn” của một bộ máy nhà nước khổng lồ đối với những cá nhân đơn lẻ và thấp cổ bé họng.

Và đấy là chưa kể những người này thậm chí còn không dùng đến bất kỳ diễn ngôn cổ vũ bạo lực nào.

Những cái tên của các nhà báo độc lập bị bắt bớ gần đây như Phạm Đoan TrangPhạm Chí DũngPhạm Chí Thành, Lê Hữu Minh Tuấn… cho thấy một thượng tầng kiến trúc luôn trong tình trạng giận dữ và chủ động tìm kiếm những “kẻ thù” hoàn toàn không tương xứng với vị thế và nguồn lực mà họ có.

Nhưng điều này không có nghĩa là việc né tránh các chủ đề “nhạy cảm” sẽ giúp bạn an toàn khỏi tầm mắt cú diều của cơ quan công an.

Lấy một ví dụ gần đây, anh Nguyễn Văn Nhanh ngụ tại Trảng Bom, Đồng Nai, có một số bức xúc với bà Vũ Thị Minh Châu và bà Lương Thị Lan, lần lượt là chủ tịch và phó chủ tịch huyện này liên quan đến hoạt động khai thác tại khu vực công trình thủy lợi hồ suối Đầm.

Trong một livestream với chỉ khoảng 4.000 lượt xem, anh Nhanh chỉ trích: “Bà Vũ Thị Minh Châu là người không có đạo đức, cấp dưới bà làm mà bà không biết. Bà biết mà bà không nhắc nhở thì bà là kẻ bất tài, người độc ác…” và “... bà Lương Thị Lan… cũng là con người tàn ác lắm… nếu mà làm cán bộ không giải quyết được nỗi đau của người dân thì bà đừng làm cán bộ, xin về hưu đi…”.

Đây rõ ràng là những câu nói thuần túy xuất phát từ bức xúc thực tế của một người dân không biết (hoặc không thể) sử dụng các công cụ pháp lý, hành chính để giải quyết khúc mắc của mình đối với chính quyền.

Hệ quả của nó là gì?

Anh Nhanh nhanh chóng bị khởi tố, đối mặt với tối đa ba năm tù giam. Trong khi đó, các biên bản giám định tư pháp và biên bản điều tra đưa ra những kết luận toát mồ hôi như: “mục đích hạ thấp danh dự, uy tín, gây áp lực cho bà Châu, bà Lan cũng như UBND H.Trảng Bom để giải quyết vụ việc theo yêu cầu và nguyện vọng của Nhanh”.

Vâng, bạn đọc không đọc sai, hai video clip đạt vài nghìn lượt xem được cho là có khả năng cưỡng ép hai chức danh hành chính cao nhất huyện làm theo ý mình.

Kể ra những ví dụ tương tự về mối quan hệ xã hội giữa nhà nước – công dân thì có mà đến Tết cũng không hết.

Tính tùy tiện của chính quyền trong việc sử dụng các công cụ vũ lực để giải quyết các bất đồng ngôn luận từ lớn đến nhỏ đã tạo nên thói quen và tư duy pháp lý phổ biến rằng ai cũng có thể “méc công an” khi có ai đó nói trái ý mình. Không chỉ vậy, tư duy của chính các cơ quan điều tra từ lâu cũng đã thừa nhận rằng mình là người phân xử có thẩm quyền nhất trong các tranh chấp về ngôn luận và biểu đạt.

Tổng hòa thói quen pháp lý, tư duy pháp lý và cơ chế trao quyền bừa bãi của chính quyền đối với cơ quan công an trong các vấn đề ngôn luận đã tạo nên thứ văn hóa quái gở nói trên.

Ảnh: Chụp màn hình the88project.org/Reuters. Đồ họa: Luật Khoa.
Ảnh: Chụp màn hình the88project.org/Reuters. Đồ họa: Luật Khoa.

2. “Kho đạn được” chống tự do biểu đạt quá dồi dào

Tại Hoa Kỳ (và nhiều quốc gia khác), công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp về ngôn luận giữa các chủ thể tư với nhau chỉ gói gọn trong nhóm án lệ dân sự liên quan đến phỉ báng – bôi nhọ (defamation). Thuộc nhóm pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law theo cách gọi của hệ thống pháp luật Thông luật), án về phỉ báng là loại án mà các cơ quan nhà nước – các cá nhân nắm giữ chức danh công quyền khó thắng nhất. Các tác giả Luật Khoa đã giải thích sơ lược vì sao đây lại là thực tế tư pháp của Hoa Kỳ thông qua bài viết 4 án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Trở lại với Việt Nam, chỉ cần nhìn vào Bộ luật Hình sự thôi, cơ quan công an điều tra đã có không ít hơn bốn công cụ hoàn toàn khác biệt vừa để khóa mồm lẫn khóa thể xác của người nói vào bốn bức tường, một con số đáng kinh ngạc trong tiêu chuẩn pháp luật hình sự thế giới.

Điều 117 là điều luật đầu tiên và cũng là điều khét tiếng nhất, từng được biết đến với số 88 – biểu tượng của hai chiếc còng số tám.

Điều này ghi nhận về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, song điều luật không có bất kỳ thông tin hay chỉ dấu nào cụ thể về nội dung, loại ngôn ngữ nào và hình thức biểu đạt nào là “làm, tàng trữ hay phát tán” nhằm “chống” nhà nước Việt Nam.

Vậy nên chuyện diễn giải điều luật ra sao gần như chỉ lệ thuộc vào chính bản thân cơ quan điều ra, không hề có quy chuẩn pháp lý nào cụ thể. Chỉ cần bạn đã từng chỉ trích hay thách thức thẩm quyền của bất kỳ cơ quan nhà nước hay cơ quan đảng nào, đừng bất ngờ khi một ngày nào đó công an đến gõ cửa nhà bạn.

Nhưng 117 là một điều luật chỉ nhằm vào các phát ngôn nhắm đến chính quyền. Và không phải phát ngôn nào chỉ trích quan chức, cán bộ đảng cũng liên quan đến quyền lực công vụ của họ. Vậy Bộ luật Hình sự còn gì?

Chắc chắn phải kể đến tội danh vu khống quy định tại Điều 156.

Bất kể khi nào cơ quan điều tra muốn chứng minh với công luận rằng lập luận và thông tin của người nói là sai trái, là không có thật, tội danh này dường như chắc chắn sẽ được áp dụng.

Cuối năm 2020, giảng viên Phạm Đình Quý bị Công an Đắk Lắk bắt, đơn giản vì ông cáo buộc người khác đạo văn luận án tiến sĩ. Công an Gia Lai bắt ông tại thành phố Hồ Chí Minh lúc ông đang đi ăn với vợ sắp cưới. Ông bị di lý lên Đắk Lắk trong thời điểm gia đình không thể có mặt để giúp đỡ hay mời luật sư. Vài ngày sau, báo giới loan tin từ công an Đắk Lắk rằng ông Quý đã “cúi đầu nhận tội”.

Thật nhanh chóng và tiện lợi.

Không khó để phát hiện ra rằng Công an Đắk Lắk cất công lặn lội để bắt Phạm Đình Quý chủ yếu là vì người bị ông cáo buộc đạo văn là đương kiêm bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường, một lãnh đạo “hạt nhân” nay đã được giao chức danh tổng thư ký Quốc Hội Việt Nam, trong thời điểm chưa người dân nào biết mặt mũi phiếu bầu ra sao.

Nhưng như vậy là không đủ, giả sử như thông tin hay biểu đạt nhắm tới giới quan chức hay các thân hữu của họ không hề có thông tin đặc biệt để cho là giả mạo, vu khống thì sao?

Tội danh làm nhục người khác luôn sẵn sàng nghênh trận.

Quy định tại Điều 155, cấu thành của điều luật này không có bất kỳ quy định cụ thể nào. Miễn là cơ quan công an cho rằng thông tin được đưa ra đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, án tù đang chờ đón người đưa ra thông tin.

Vì sự vô định của cấu thành tội phạm này, việc anh Nhanh chỉ trích hai vị lãnh đạo huyện bằng ngôn ngữ bình dân mà chúng ta nhắc đến ở trên cũng tương đồng về độ nghiêm trọng với hành vi tung clip ảnh riêng tư của người khác lên mạng xã hội.

Ngành luật đáng lẽ phải là chặt chẽ nhất và có mức giới hạn cao nhất, nay lại trao cho giới chức công an quyền can thiệp không giới hạn vào các biểu đạt và phát ngôn thông thường nhất, bất cứ khi nào họ muốn.

Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.

Điều 331 hội tụ đủ mọi tiêu chuẩn kép và sự tùy tiện trong pháp luật hình sự Việt Nam để tạo ra tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Là tội danh được sử dụng thường nhất chỉ sau Điều 117, Điều 331 được sử dụng để bắt giữ và điều tra một số nhà báo có tiếng như Trưởng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng Phan Bùi Bảo Thy, bốn nhà báo thuộc nhóm Báo Sạch trong đó có Trương Châu Hữu Danh… cùng hằng hà sa số các cá nhân khác.

Được trang bị “vũ khí” tận răng, có thể được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, được quyền diễn giải theo mọi hướng họ có thể nghĩ tới, khó có thể trách toàn bộ cộng đồng (và giới công quyền) đều vịn vào công an để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biểu đạt và ngôn luận.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (trái) và Bộ trưởng Công an Tô Lâm (phải). Ảnh: BBC.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (trái) và Bộ trưởng Công an Tô Lâm (phải). Ảnh: BBC.

3. Quyền lực của tòa án và chất lượng của các bản án

Tiếp nối điểm chúng ta vừa nhắc đến ở trên, người viết quay trở lại với vấn đề trọng tâm nhất – bản thân cơ quan tòa án.

Cần thừa nhận rằng ngay cả khi pháp luật thực định của một quốc gia hoàn toàn ngô nghê hay ngờ nghệch, thì thứ có thể giúp hệ thống tư pháp quốc gia không biến thành trò hề là tính độc lập của tòa án và chất lượng của các thẩm phán.

Pháp luật Hoa Kỳ không bao giờ là hoàn hảo. Pháp luật của các quốc gia châu Âu cũng không phải được sơn son thếp vàng. Bạn chỉ cần bỏ ra chút thời gian để hiểu được rằng pháp luật của họ cũng ngờ nghệch, dị hợm và đôi khi lạm quyền tương tự như tại Việt Nam mà thôi.

Vấn đề ở chỗ là các cơ quan tòa án luôn sẵn sàng đi ngược lại mong muốn của cơ quan điều tra nói chung và chính quyền nói riêng. Tính độc lập được thiết kế từ trước của tòa án khiến cho chúng thật sự là nơi giải quyết và dàn xếp tranh chấp thực tế, không phải là nơi để hợp pháp hóa, chính danh hóa mong muốn trước đó của cơ quan điều tra và chính quyền sở tại.

Có lẽ không có ví dụ nào rõ ràng hơn về vai trò độc lập đầy quyền lực của tòa án tại Hoa Kỳ bằng vụ Apple v. FBI từ năm 2016. Trong đó, Cục Điều tra Liên bang (FBI), cơ quan điều tra hình sự quyền uy nhất của nhà nước quyền lực nhất thế giới, phải đi hầu tòa để “xin xỏ” một công ty tư nhân mở khóa thiết bị cá nhân của nghi phạm cho mình.

Tại Việt Nam, bối cảnh hoàn toàn ngược lại: quyền quyết định đã nằm sẵn trong tay cơ quan điều tra. Và thật ra cũng không cần thiết phải tách bạch giữa cơ quan điều tra hay cơ quan tòa án, khi mà cả hai đều chịu sự chi phối trực tiếp từ cơ quan hành pháp trung ương lẫn địa phương, và trên hết là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở mặt khác, các bản án liên quan đến tranh chấp ngôn luận, tranh chấp biểu đạt ở Việt Nam cũng đặc biệt thiếu chất lượng, thiếu chiều sâu và thiếu các suy luận pháp lý có ý nghĩa.

Chỉ cần thử vào trang web chính thức của Tòa án Nhân dân Tối cao để tìm vài bản án có liên quan đến các tội danh mà chúng ta liệt kê ở trên, bạn đọc có thể nhanh chóng nhận ra rằng ⅔, hay thậm chí ¾ độ dài bản án chỉ là sao chép lại hoàn toàn thông tin từ phía cơ quan điều tra như thể đó là sự thật. Phần lập luận pháp lý còn lại thì không gì khác ngoài “đúng người, đúng tội”.

***

Thứ văn hóa gọi vui là “đi méc công an” là một thứ văn hóa pháp lý vô cùng nghịch lý và gây tổn hại lớn đến sự phát triển của hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, cân nhắc các yếu tố nói trên, chúng là một sản phẩm được sinh ra khá tự nhiên trong môi trường các quốc gia tương tự như Việt Nam.

Nếu ngay cả việc bạn chi tiền ra để mua một món hàng mà cũng không được phép phàn nàn về nó, mà lại còn bị bắt lên cả công an để trình báo, giải thích thì tự do ngôn luận làm gì còn tồn tại để mà được “lợi dụng” trên mảnh đất này.

Lãnh đạo đảng ứng cử ở đâu?

Đỗ Thành Nhân

3-5-2021

Lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam là 18 Ủy viên Bộ chính trị.

Riêng ông NGUYỄN VĂN NÊN – Bí thư Thành ủy TP HCM không ứng cử, có 17 người ứng cử Đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử dưới đây:

Đấu tranh: vì dân chủ, hay vì sống còn?

Blog VOA

Phạm Phú Khải

3-5-2021

Người Miến Điện ở Đài Loan biểu tình chống đảo chính quân sự. Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Tháng Tư này, tôi được đọc hai bài liên quan đến tương lai Việt Nam, thấy lý thú nên muốn chia sẻ vài ý kiến.

Bản tin ngày 3-5-2021

BTV Tiếng Dân

Covid-19 và “chuyên gia TQ”

Gần 2 tháng sau khi ổ dịch Covid-19 ở TP Hải Dương được khống chế, VN lại xuất hiện đợt bùng phát mới trong cộng đồng. VN hiện vẫn còn nằm trong danh sách các nước có số ca nhiễm Covid-19 dưới 5000 ca, số người chết dưới 100, nên đây vẫn chưa phải sự kiện nghiêm trọng về mặt dịch tễ. Yếu tố khiến dư luận bất bình là mối liên hệ giữa người TQ ở VN trong đợt bùng phát này. 

Thắp nhang cho người lính già Vũ Cao Quận

Phạm Thanh Nghiên

2-5-2021

Ban thờ ông Vũ Cao Quận tại nơi ở mới. Ảnh: FB tác giả

Hai tuần trước, tôi đưa bé Tôm về thăm nhà. Lão chồng không có giấy tờ tuỳ thân, đi đâu cũng bất tiện nhất là đi xa. Ra Bắc thăm nhà vợ lại càng bất tiện hơn. Thế nên chỉ có hai mẹ con đi.

Phóng sự: Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

Saigon Nhỏ

Tuấn Khanh

1-5-2021

Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Bản tin ngày 30-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc lại thông báo tập trận thêm cả tháng ở vịnh Bắc bộ. Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông ra thông báo, TQ sẽ tổ chức tập trận ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu của TQ, tức khu vực phía Đông vịnh Bắc Bộ của VN, từ ngày 1 đến hết ngày 31/5. Cuộc tập trận sẽ diễn ra trong khu vực có phạm vi bán kính 7km từ tọa độ 21 độ 14,23 vĩ bắc/109 độ 32,80 kinh đông, TQ cấm các tàu thuyền nước ngoài vào khu vực này.

Bản tin ngày 29-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tuyên án cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm

Như thông báo từ trước, chiều nay, TAND TP Hà Nội tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm chuyển nhượng “đất vàng” ở số 2-4-6 Hai Bà Trưng, thành Hồ. Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bị tuyên phạt 11 năm tù, VOV đưa tin. Ông Hoàng nhận mức án nặng nhất trong các bị cáo, với tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ngày 30/04/1975 có ngăn được Việt Nam không trở thành một dạng Bắc Hàn?

Thục Quyên

29-4-2021

Tỏ thái độ bằng biểu tình

Hai năm sau những cuộc biểu tình của vài trăm ngàn người trên các đường phố Nhật Bản và Philippines chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc (1) thì “Cách mạng Ô dù” (2) cũng nổi lên ở Hồng Kông năm 2014 với những cuộc biểu tình, những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, với hàng trăm ngàn người dân già trẻ lớn bé thuộc mọi tầng lớp tham dự, để chống lại nguy cơ vùng đất của mình bị nhà cầm quyền Trung Cộng nuốt trọn.

Trong khi đó 91,7 triệu dân Việt Nam từ Bắc chí Nam chỉ có được một số cuộc biểu tình lẻ tẻ vài chục người dám xuống đường tỏ thái độ bằng vài cái biểu ngữ, hô to vài câu chống đối, cách xa toà đại sứ Trung Quốc vài trăm thước mà vẫn phập phồng bị đánh, đạp vào mặt, hay ăn mưa dùi cui. Cuộc biểu tình của các công nhân tại Bình Dương là cuộc biểu tình duy nhất được cho là lên tới gần 10.000 người thì trở thành bạo động và bị nghi là có sự nhúng tay của những đặc vụ Trung Quốc gây ra biến loạn, cướp bóc, để lấy cớ có thái độ với Việt Nam (3).

Thức tỉnh chính trị và sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp dân chúng

Năm 2019 bắt đầu làn sóng biểu tình thứ hai tại Hong Kong còn gọi là “Phong trào chống sửa đổi dự luật dẫn độ” (4). Nhưng “Dự luật dẫn độ” chỉ là nguyên nhân trực tiếp, trong khi nguyên nhân cơ bản theo khảo sát của Đại học Hồng Kông là do càng ngày càng ít thanh niên Hồng Kông tự nhận mình là người Trung Quốc, do luật pháp, xã hội và văn hóa có quá nhiều sự khác biệt giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Ngoài ra “Cách mạng Ô dù” tuy cuối cùng không thay đổi được giới cầm quyền nhưng là nguồn cảm hứng và sự thức tỉnh chính trị cho mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Khi Trung Cộng không tuân thủ cam kết, rằng cho tới năm 2047 sẽ không can dự vào nền dân chủ và tự trị của Hồng Kông, thì những cuộc “Biểu tình của người cao tuổi” hay ” Biểu tình của các bà mẹ” cho thấy, một nền dân chủ Hồng Kông lâu đời không thể dễ dàng khuất phục trước “mẫu quốc”. Sự đồng lòng nhất trí của dân Hồng Kông đã mạnh tới mức các chính phủ Mỹ và Âu châu đã phải tiếp cậu sinh viên Joshua Wong, một trong những người nổi tiếng của phong trào, trong khi những chính phủ này đã nhiều lần né tránh tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma hay cả Tổng thống Đài Loan.

Miến Điện, một quốc gia nhỏ bé khác, mới được hưởng một nền dân chủ tương đối và ngắn ngủi trong vòng 10 năm, nhưng từ đầu tháng 2/2021 cũng đã có một làn sóng biểu tình vũ bão và kiên định của người dân, chống lại chính quyền quân phiệt, đã đảo chính bắt giam một số người của chính phủ dân sự (5).

Cho tới nay, mặc dù gần 800 người dân Miến Điện đã bị bắn chết, những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Dân lao động, nhà tu, giới y tế, sinh viên học sinh, phụ huynh… đang vẫn bền bỉ biểu tình đấu tranh bảo vệ nền dân chủ mong manh của họ và tố cáo ảnh hưởng của Trung Cộng trên nhóm quân đội đang cầm quyền. Sự bền bỉ tranh đấu của người dân khiến thế giới phải lên tiếng và Mỹ đã cấm vận các doanh nghiệp Miến Điện để cắt nguồn tài chánh của lãnh đạo phe quân sự.

Bắc Hàn và Việt Nam, hai quốc gia yên ắng

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là hai quốc gia chỉ có một đảng cầm quyền hoạt động và đảng cầm quyền này chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Cộng. Về địa lý, cả hai quốc gia đều giáp ranh với Trung Hoa.

Bắc Hàn là một quốc gia cô lập, thường được cho là bí ẩn vì các số liệu thường được đưa ra chỉ dựa trên ước đoán. Bắc Hàn dựa phần lớn trên sự tự cung tự cấp, một phần nhận viện trợ của Trung Hoa và một phần nhỏ viện trợ nhân đạo từ quốc tế. Chính quyền kiểm soát chặt người dân và con số ít ỏi dân chúng được phép tiếp xúc với bên ngoài thì bị quản lý sát sao, không được lên tiếng.

Việt Nam trái lại, tuy kiểm soát chặt chẽ người dân nhưng mở rộng giao thiệp với toàn thế giới và biết cách xin viện trợ nước ngoài. Viện trợ quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong ngân sách nhà nước, song vai trò này cũng đang có xu hướng giảm dần. Dân chúng tiếp xúc bên ngoài dễ dàng nếu không bị chính quyền xếp vào loại có tư tưởng không tùng phục họ.

Hoàn toàn không có tiếng nói tranh đấu cho dân chủ tại Bắc Hàn, ngoại trừ lẻ tẻ từ những người dân đã trốn được qua Nam Hàn tỵ nạn. Còn Việt Nam thì được biết tới như một thiên đường du lịch, người dân vui vẻ, không than vãn, ngoại trừ con số vài trăm người bất đồng chính kiến thì đã nối tiếp nhau bị bắt và đang lãnh những án tù nặng nề.

Bao giờ dân chủ là một nhu cầu?

Sau ngày 30/04/1975, sự gặp gỡ trực tiếp của người dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam đã xoá bỏ những tuyên truyền láo khoét về một miền Nam đói khát bị Mỹ xâm chiếm. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến câu “tư bản giãy chết” biến mất. Sự trù phú của miền Nam được tải ra xây dựng miền Bắc, còn ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ thì chưa được đáng giá.

Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Miến Điện hay người Hồng Kông.

Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?

______

(1) https://vietbao.com/a221363/giac-da-vao-nha-bay-gio-ai-ra-danh

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_%C3%94_d%C3%B9

(3) Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam 2014 – Wikipedia tiếng Việt

(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_t%E1%BA%A1i_H%E1%BB%93ng_K%C3%B4ng_2019%E2%80%9320

(5) https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_Myanmar_2021

Thổi bùng ngọn lửa Phan Chu Trinh

CLB Lê Hiếu Đằng

28-4-2021

Bất cứ nhà cách mạng nào muốn vận động làm thay đổi vận nước cũng đều phải đặt cho mình 3 câu hỏi cơ bản:

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Israel phạm tội ác chống lại loài người

Mai Vũ Phạm

28-4-2021

Trong bản báo cáo toàn diện nhất từ trước đến nay về cách hành xử của Israel đối với người Palestine, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm thứ Ba đã cáo buộc Israel phạm “tội ác chống lại loài người” và cho biết Mỹ và cộng đồng quốc tế đã “nhắm mắt làm ngơ”. Tổ chức HRW kêu gọi một ủy ban điều tra và trừng phạt quốc tế, bao gồm cả lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, đối với “các quan chức và những cá nhân có liên quan.”

Giấc mơ của ông Nguyễn Văn Đài

Jackhammer Nguyễn

28-4-2021

Phải nói trước rằng ông Nguyễn Văn Đài là người mà tôi rất quý trọng. Luật sư Nguyễn Văn Đài là một gương mặt nổi tiếng của giới hoạt động đối kháng tại Việt Nam trước thời điểm ông bị trục xuất sang Đức vào năm 2018.

Những mất mát khi bị giải phóng

Trần Mai Trung

27-4-2021

Cuối tháng 8-1944, quân đội đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Paris trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến. Họ được hàng trăm ngàn người dân Thủ đô đứng hai bên đường chào đón, ôm hôn, tặng hoa. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, hầu hết người dân vẫn tiếp tục sống ở Paris để xây dựng lại thành phố.

Ba Sao chi mộ

Phạm Thanh Nghiên

27-4-2021

Ảnh chụp bia thờ 626 linh hồn tử vong tại trại Ba Sao. Nguồn: Phạm Thanh Nghiên

Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị

“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.

Gặp gỡ tháng Tư – Ba anh vé số

Nguyễn Thọ

27-4-2021

Cách đây vài tuần, tôi hẹn gặp anh Phong, bộ đội thương binh Quảng Trị và anh Bình, Thủy quân lục chiến VNCH, cũng bị thương ở Quảng Trị 1972. Câu chuyện cảm động của anh Phong, anh Bình đã gắn bó ba chúng tôi với nhau. Mỗi khi Bình có khó khăn, Phong và tôi đều cùng nhau chia sẻ.

46 năm sau, ‘ta’ vẫn chưa thể tử tế bằng… ‘ngụy’!

Blog VOA

Trân Văn

26-4-2021

Bà Thiều Thị Tân, một trong những cựu tù nhân nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và là một trong những tấm gương của… chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1) thành ra chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam, vừa liên lạc với ông Mạc Văn Trang (từng làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GDĐT Việt Nam khoảng 30 năm) đề nghị ông ghi lại và giới thiệu về giai đoạn bà bị giam ở Bệnh viện Tâm trí mà thiên hạ quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa năm 1972…

Không thể sửa chữa bất cứ điều gì, khi tự thân nó đã là một điều sai

Lê Quang

26-4-2021

Việc ASEAN tỏ ra vui mừng phấn khởi khi Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đồng ý “sẽ chấm dứt sử dụng bạo lực với dân thường” – là tích cực nhưng bên cạnh đó, được hiểu là gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của chế độ độc tài quân sự này.

Bức tranh “Tự do dẫn đường cho nhân dân”

Phan Thành Đạt

25-4-2021

Bức tranh sơn dầu ‘Tự do dẫn đường cho nhân dân’ (la Liberté guidant le peuple), của hoạ sĩ Eugène Delacroix, trở thành biểu tượng của nền cộng hoà và của chế độ dân chủ Pháp. Tác phẩm nổi tiếng này được trưng bày tại bảo tàng Louvre. Bức tranh thể hiện tinh thần tự do, đại diện cho văn hoá, nghệ thuật và truyền thống của nước Pháp.

Bị hại – Người là ai?

Nguyễn Văn Miếng

24-4-2021

Nhớ lại, sáng 12-9-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Trung Trực (sinh năm 1974, trú tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) về tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tự do ngôn luận ở xứ sở mà chính quyền là ông chủ

Luật Khoa

Tấn Thành

24-4-2021

Ảnh: Loan Phạm/ Việt Nam Thời Báo

Cái giá của tự do ở Việt Nam thực sự cay đắng. Hoặc bạn im miệng, hoặc bạn ngồi tù.

Chuyện người tù Việt Cộng trong Bệnh viện Tâm thần VNCH

Mạc Văn Trang

24-4-2021

Đó là chuyện của nữ biệt động Sài Gòn nổi tiếng THIỀU THỊ TÂN.