Địa chủ cường hào gian ác

Phạm Xuân Cần

13-7-2021

Xã hội mình bây giờ đã thay đổi nhiều, chứ những năm trước đây nặng nề chuyện lý lịch lắm. Một thời chủ nghĩa lý lịch đã dìm chết không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu tài năng và trí tuệ. Xung quanh hai chữ lý lịch và “thành phần” có không biết bao nhiêu là bi hài kịch.

Biểu tình tại Cuba

Lâm Bình Duy Nhiên

13-7-2021

Ảnh: AFP

Từ ngày 11/7/2021, một sự kiện cực kỳ hy hữu trên hòn đảo này, hàng chục ngàn người dân Cuba đã xuống đường biểu tình phản đối những cuộc khủng hoảng xã hội và lên án chế độ của Chủ tịch Miguel Diaz-Canel.

Nhân dân Cuba đứng lên vì tự do

Trần Trung Đạo

12-7-2021

Ảnh trên mạng

Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ CS vì tự do. Những khẩu hiệu “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.

Các nhà làm phim ‘Làn sóng mới’ thách thức xã hội Việt Nam

Nikkei Asia

Tác giả: Pavan Shamdasani

Dịch giả: Trúc Lam

7-7-2021

Đạo diễn Ash Mayfair tại phim trường “Vợ ba”. Nguồn: Nikkei Asia

Kiểm duyệt không thể tránh khỏi ở những đất nước vẫn còn bảo thủ cứng nhắc

Đảng Cộng hòa muốn “18 tháng hỗn loạn” để kết thúc nền dân chủ Mỹ?

Việt Linh

10-7-2021

Dân biểu Chip Roy của tiểu bang Texas, thành trì đỏ của đảng Cộng hòa, đã nói ra điều đó một cách thẳng thắn, công khai, chẳng chút e dè, vì kế hoạch của đảng Cộng hòa không có gì bí mật cả, đó là: “Đưa nền dân chủ đi vào bế tắc, sau đó chấm dứt nó“.

Đội quân ‘người có ảnh hưởng’ của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?

Reuters

Tác giả: James Pearson

Trúc Lam chuyển ngữ

9-7-2021

– ‘Lực lượng 47’, một đơn vị có hàng ngàn người, chống lại ‘quan điểm sai trái’

Các Nhóm Nhân quyền ở Campuchia có bỏ mặc người Việt Nam?

The Diplomat

Tác giả: David Hutt

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

6-7-2021

Một nhà thờ Công giáo ở Chong Kneas, ngôi làng chủ yếu là người Việt sống ở ven biển hồ Tonle Sap, Siem Reap, Campuchia. Nguồn: Flickr/Anne Roberts

Sau nhiều thập niên cưỡng đoạt, cả trên thực tế lẫn tưởng tượng, Việt Nam vẫn là ông kẹ chính của chủ nghĩa dân tộc Campuchia.

Khi tính mạng của một người chiến sỹ quân đội bị coi thường?

Lý Trực Dũng

6-7-2021

Chiều 2.7, trao đổi với Thanh Niên, đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng), cho biết có 5 đơn vị điều tra đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân tử vong của binh nhì Trần Đức Đô.

Tôi không muốn họ chết!

Tạ Duy Anh

6-7-2021

Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là thằng Sép (tôi xin phép viết lái tên nó vì lý do cá nhân). Nó cùng họ với tôi, con một địa chủ cũ. Khác với tôi chả hơn gì cái giải khoai héo, thằng Sép phổng phao, thịt da săn chắc và bơi rất giỏi.

Tai họa từ đâu tới?

Nguyễn Đình Cống

2-7-2021

Đó là tai họa bạo hành trong quân đội và công an trên đất nước Việt nam. Trong quân đội thì sĩ quan bạo hành với chiến sĩ, cựu binh bạo hành với tân binh. Trong công an thì chiến sĩ công an bạo hành với người dân bị bắt về đồn do bị nghi ngờ hoặc bị vu oan việc gì đó. Gần đây, rộ lên nhiều vụ thảm thương, mới nhất là tân binh Trần Đức Đô, 19 tuổi bị đánh chết.

Nhà báo Mai Phan Lợi bị bắt vì tội “trốn thuế”

BTV Tiếng Dân

2-7-2021

Nhà báo Mai Phan Lợi tại một buổi tọa đàm. Nguồn: FB nhân vật.

Tối nay, truyền thông trong nước đưa tin, nhà báo Mai Phan bị khởi tố và bị bắt vì tội “trốn thuế”, một tội danh được nhà cầm quyền sử dụng để bịt miệng và tống các nhà báo vào tù, dù là nhà báo “lề đảng” hay “lề dân”.

Minh bạch là tiền đề cho tiến bộ xã hội

Đoàn Bảo Châu

2-7-2021

Tiếc là chiến sỹ này không kể trực tiếp nên thiếu nhiều chi tiết.

Hy vọng ngòi nổ sẽ được tháo và câu hỏi ai là thế lực thù địch ở đây?

Lưu Trọng Văn

2-7-2021

Theo chỉ đạo của tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hàng loạt cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng như Cục Điều tra Hình sự, Viện pháp y quân đội, cục Bảo vệ An ninh quân đội đã vào cuộc điều tra sự thật về cái chết và nguyên nhân cái chết của binh nhì Trần Đức Đô.

Vì sao dư luận phẫn nộ về cái chết của chiến sỹ Đô?

Chu Mộng Long

1-7-2021

K. Marx trong lý thuyết về sự tha hoá (Theory of Alienation) có đặt vấn đề về “tâm lý ghẻ lạnh” (Entfremdung) và “sự phẫn nộ” (der zorn) của tầng lớp bị trị khi quyền lực áp đặt lên họ một thân phận nô lệ. Cái “tâm lý ghẻ lạnh” mà Marx nói dựa trên tinh thần phủ định biện chứng của Hegel, nói gọn là sự đánh mất nhân tính hay bản chất loài (Gattungswesen) với tư cách là một động vật có lý trí hay tính chủ thể người.

Vụ quân nhân tử vong: Mô típ hành xử quen thuộc của chính quyền với những cái chết bất minh

Luật Khoa

Yên Khắc Chính

1-7-2021

Tang lễ của quân nhân Trần Đức Đô. Ảnh: Đ.X/ Zing News

Ngày nào còn độc quyền chân lý, ngày đó công lý còn bị bắt nạt.

Lựa chọn

Ngô Anh Tuấn

1-7-2021

Việc “ma cũ bắt nạt ma mới” là chuyện thường xuyên xảy ra trong hầu hết các môi trường sống, làm việc và nó diễn ra theo cách rất tự nhiên; vấn đề của chúng ta không phải là giấu diếm mà là tìm cách ứng phó, xử lý nó sao cho hợp tình, hợp lý.

Anh trai tôi đã từng bị thủ trưởng đánh nhiều lần, không chịu được nên bỏ trốn

Đỗ Hoàng Diệu

1-7-2021

Anh trai tôi từng đi bộ đội sau khi tốt nghiệp cấp Ba. Nhập ngũ, phấn đấu, vào trường sĩ quan, đó là con đường mà bố và anh tôi đã vạch ra cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình lúc đó, hoàn cảnh không thể nuôi cả năm đứa con học đại học ngoài Hà Nội. Anh tôi vừa mười tám, đẹp trai, thông minh, khuôn mặt sáng ngời trong bộ quân phục xanh trong tấm ảnh anh gửi về.

Em Đô tự tử hay chết vì lý do gì?

Lê Ngọc Luân

1-7-2021

Bài phân tích này dựa trên một số thông tin do người cha của Đô và Đại tá Nguyễn Xuân Thìn (Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 – Bộ Quốc phòng) cung cấp với báo chí chính thống (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, PLTP HCM, Tiền Phong…). Mục đích của bài viết duy nhất chỉ là sự phân tích pháp lý dựa trên kinh nghiệm của người hành nghề luật sư với niềm tin sự việc đau đớn của em Đô được sáng tỏ. Nếu em Đô bị chết do đánh, phải đòi công lý cho em, còn nếu em mất vì điều không may mắn khác thì coi như là nén nhang thơm thắp cho em và mong gia đình an lòng để vượt qua được nỗi đau này.

Tôi đã từng bị đồng đội tra tấn gần chết

Tạ Duy Anh

1-7-2021

Xin có vài lời với Thượng tướng Phan Văn Giang: Tôi hy vọng ông sẽ làm đến nơi đến chốn vụ quân nhân Trần Đức Đô bị chết đầy khuất tất và đang khiến cả xã hội hoang mang. Tôi từng là nạn nhân của hiện tượng quân phiệt, vì thế tôi chia sẻ nỗi phẫn nộ không giới hạn của thân nhân chiến sỹ Trần Đức Đô và dư luận.

Chuyện bắt nạt tân binh

Mạnh Quân

1-7-2021

Mình có 2 ông anh đã từng đi lính. Từ hồi nhỏ, nghe mấy anh kể về chuyện các tân binh hay bị bắt nạt đã thấy rùng mình. Kiểu hút một điếu thuốc không đúng lúc sẽ bị bắt chập 5 điếu, phùng mang trợn má vào hút cho bằng hết một lúc. Hay ăn trộm gà của dân thì treo con gà trên cổ, đeo biển ‘tôi ăn trộm gà’, nhịn đói đứng giữa sân cả ngày…

Về thi thể nát tan của một người chọn đi bộ đội

Tuấn Khanh

1-7-2021

Chỉ trong vài giờ đồng hồ cuối tháng 6-2021, trên mạng xã hội Việt Nam tràn ngập các hình ảnh và tin tức về chuyện một thanh niên khỏe mạnh đi bộ đội, rồi bất ngờ được trả xác về nhà với lý do tự tử, nhưng thi thể có dấu hiệu bị đánh đập dã man đến chết hoặc bị bức tử.

Theo lời của  Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thì quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Quân sự Quân khu 1 vào ngày 28/8 trong lúc đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân vào thao trường huấn luyện theo kế hoạch. Cái chết của thanh niên trẻ này, được mô tả “chết trong tư thế treo cổ”.

Thi thể bầm dập, đầy thương tích của người thanh niên này được gia đình công khai đưa lên mạng, và kêu gọi cộng đồng mạng hãy cùng đồng hành với gia đình để làm sáng tỏ sự việc, vì sao một người khỏe mạnh, lạc quan – cay đắng hơn nữa là anh tình nguyện xin đi bộ đội, lại được trả về nhà bằng xác lạnh, với dấu hiệu chết vô cùng đau đớn.

Nhưng trước đó, chiều ngày 28/6, đơn vị của anh Đô gọi về nói thanh niên này đột quỵ, sau đó một lúc thì lại gọi lại, thay đổi nội dung, nói Đô tự tử. Ngay cả hành động báo tử của quân đội Việt Nam, tổ chức chính quy bậc nhất Việt Nam, tốn kém cũng hàng nhất nhì tiền thuế của người dân Việt Nam, nhưng lại có thể hiện thiếu minh bạch và nghiệp dư như vậy, làm không ít người ngỡ ngàng – và nghi ngờ.

Nhìn hình ảnh do chính gia đình nạn nhân công bố trên các trang mạng, ai nấy không khỏi bàng hoàng, vì khắp ở vùng đầu, mặt, lưng, tay… của nạn nhân, có nhiều chỗ bị đánh mà vết thương vẫn còn hiện rõ, chưa lành. Thật khó tin, có ai đó trước khi treo cổ tự tử lại dành nhiều thời gian để tự hành hạ bản thân của mình tỉ mỉ như vậy.

Ấy vậy mà, nói trên Báo Giao thông, Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng khẳng định: “Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong”. Nói trên tờ Zing News, ông Thông còn tuyên bố trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà “chỉ có đi làm nhiệm vụ”. Đây là câu nói làm sự phản ứng của mạng xã hội bùng nổ, đáp trả bằng việc cùng đăng tải hàng loạt các video ngắn các lính mới, trẻ bị đánh đập trong trại ra sao.

Viết trên facebook của mình, Luật sư Lê Luân ở Hà Nội nói cảm nghĩ của mình rằng “Không một chức năng nào của nhà nước cũng như các thiết chế có trách nhiệm được làm ngơ trước cái chết quá bi thảm của một người trẻ này. Những vết thương trên cơ thể được cho thấy nó thật kinh khủng bởi tác động của ngoại lực.

Bất cứ người hay cơ quan có trách nhiệm nào, nhận lương của dân và quyền lực của dân, có thể chậm trễ hay có bất kể lý do nào để chậm trễ cho việc điều tra và xử lý đến cùng sự việc này trước sự đòi hỏi của người dân.

Bất kỳ cái chết nào của một con người mà không được làm cho rõ ràng cũng là cái chết đang đe doạ trực tiếp tới từng người chúng ta”.

Còn với cây bút Phạm Minh Vũ, trong bài viết ngắn “Chết bởi đồng chí”, anh nhận định rằng “Việc sĩ quan đánh chết binh lính ở VN không phải là ít, vì tất cả những vụ đó đều bị che giấu, bịt thông tin.

Liên quan tới một sinh mạng con người, quân đội Việt Nam nên làm rõ vụ này và đưa kẻ thủ ác ra trước toà án binh để linh hồn Đô được siêu thoát.

Thật trớ trêu sĩ quan Việt Nam, giặc không đánh lại đánh dân ta. Thật tréo nghoe binh lính không chết vì bảo vệ chủ quyền, mà lại chết bởi tay đồng chí. Đau!”

Hầu như mọi ý kiến trên mạng xã hội đều thể hiện sự khác biệt với lời nói của phía đại diện Quân đội Việt Nam. Dù chưa được điều tra ở mức toàn diện, nhưng các phát ngôn từ quân đội đã nhanh chóng khẳng định mình là vô can với cái chết. Ngược lại, người dân và tất cả giới quan sát có chuyện môn như luật sư, bác sĩ… đều có ý kiến rằng mọi thứ cần phải được điều tra cụ thể, sau đó mới có thể đủ tư cách đưa ra một kết luận cuối cùng.

Trong status có tựa đề “Những con thú người” của nhà văn, võ sư Châu Đoàn (Đoàn Bảo Châu), ông thẳng thắn kêu gọi phía quân đội phải có sự minh bạch cần thiết của mình. “Những vị đang có quyền lực của xã hội này, tôi biết các vị rất quý quyền lực của mình nhưng tôi kêu gọi lương tri, lương tâm của các vị mà hãy lên tiếng để sự việc này không chìm xuồng, để được giải quyết sao cho lòng tin của dân không bị chìm xuồng theo sự việc’, nhà văn Châu Đoàn viết.

“Muốn biết làm gì cho phải, chỉ đơn giản tự hỏi nếu đứa trẻ 18 tuổi kia là con mình, mình sẽ làm gì?

Thường những gì được lương tâm, lương tri soi sáng, câu trả lời thường hiện ra rất rõ ràng, rất nhanh mà không cần bất cứ một nghị quyết, một đường lối hay một lý tưởng xa xôi nào”, nhà văn Châu Đoàn kết luận.

Từ trái qua: Trần Đức Đô chụp ảnh với gia đình lúc còn sống, và di ảnh sau khi phía quân đội trả thi thể về nhà

Nói tại đám tang, trước mặt một số đại diện của quân đội được cử đến để thúc hối thực hiện đám tang và kết thúc sự việc, gia đình của nạn nhân Trần Đức Đô tuyên bố sẽ không cử hành tang lễ, mua tủ đông lạnh thi thể và tìm cơ quan khám nghiệm cho tường tận rồi mới tính tiếp. “Lúc đi, con em đi khỏe mạnh, ngay cả trong thời kỳ covid. Đến khi ra được nhà, thì cháu nó như thế này. Gia đình nhà em muốn tìm lại sự công bằng cho con em ra đi thanh thản”, mẹ của nạn nhân Trần Đức Đô cầm micro nói to.

Trước đó, nói trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30-6, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, khởi đầu cũng có ngôn luận giống như tướng Thông. thế nhưng có vẻ trước câu hỏi dồn của báo chí, ông tiết lộ thêm một chút “Nếu động cơ dẫn đến tử vong do mâu thuẫn sẽ xử lý công minh chứ không bao che” – đại tá Thìn khẳng định.

Nhưng cần phải thấy rõ là hầu hết các báo nhà nước đều đưa tin ngắn, nội dung thỏa hiệp với tình huống mà phía Quân đội đưa ra. Tuyệt đối chưa có – hoặc không thể có – một cuộc điều tra, tìm hiểu đúng nghĩa nào về nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là nội dung đầy đủ, theo sát phía gia đình nạn nhân. Toàn bộ mặt báo nhà nước đều thể hiện sự nhịp nhàng và ổn định như kiểu có lệnh từ Tuyên giáo.

Bên cạnh đó, gia đình, người thân của nạn nhân Trần Đức Đô còn đưa ra các các chứng cứ về chuyện để cô lập thông tin và bình luận của công chúng trước thảm nạn này, những người dân trong khu vực đón thi thể Trần Đức Đô cho biết đột nhiên khu vực của họ bị lập chốt canh. Một văn bản ra lệnh về chuyện cắt internet toàn bộ khu vực đó cũng bị tung ra, nhằm không ai phát tán hình ảnh, thông tin gì được. Không rõ nguồn gốc văn bản ở đâu, nhưng thực tế, trên facebook, nhiều người có đăng tin xác nhận là họ có bị cắt internet đúng như tình trạng văn bản mô tả vậy.

Trước các bình luận ngày càng sôi sục phẫn nộ về sự việc của đông đảo dân chúng, đã có những ngôn luận cảnh báo, chẳng hạn như của Đại Tá Tuyên huấn Nguyễn Xuân Thìn, thì “rất nhiều thế lực lập trang giả trên không gian mạng để quy chụp vụ việc”, đồng thời cảnh báo “những ai tung tin lên sẽ chịu trách nhiệm theo Luật An ninh mạng mà Việt Nam mới đưa ra và áp dụng gần đây”. các bản tin tức thuận chiều với Tuyên huấn Quân Đội, cũng đưa rằng “các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này”.

Tuy nhiên, trước những hình ảnh có thật, sự kiện đầy dấu hiệu mờ ám, và tiếng kêu đòi của đám đông, rằng phải được giải quyết cho ra lẽ, những ngôn luận nói trên, chẳng khác nào châm dầu vào lửa.

Câu chuyện của nạn nhân Trần Đức Đô rõ ràng đang là một sự thách thức lớn lao, đối với bộ mặt công chính của nhà nước Việt Nam lúc này.

Đội quân chiếm đóng tàn bạo, đàn áp người dân Việt Nam mất nước và bị trị

Phạm Đình Trọng

30-6-2021

LỜI DẪN: Hai năm trước, tháng 6/2018, luật Đặc khu kinh tế và luật An ninh mạng sắp được làm thủ tục thông qua ở Quốc hội với tỉ lệ đồng thuận đương nhiên là rất cao gây lo âu và phẫn nộ cho người dân.

Bản tin ngày 30-6-2021

BTV Tiếng Dân

Thông báo: Đây là bản tin cuối cùng của Tiếng Dân. Sau bản tin này, chúng tôi sẽ ngưng điểm tin một thời gian.

Thế nào là tự do, dân chủ, và làm thế nào để có tự do ở chế độ toàn trị?

Dương Quốc Chính

29-6-2021

Rất nhiều người đã nhầm lẫn hai khái niệm khá giống nhau này. Tự do là quyền của con người, không bị ép buộc để có cơ hội được hành động theo ý muốn của mình. Có các quyền tự do cơ bản như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do lập hội, tự do báo chí và xuất bản (một phần của tự do ngôn luận), tự do tôn giáo, tự do đi lại…

Thoát khỏi địa ngục (Phần 3)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung

Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi

Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 2)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1

Tháng 11/2017, chị bị trùm bao lên đầu rồi đưa đến trại và được bảo rằng, chị phải dạy tiếng Trung cho những người tù ở trại. Hợp đồng làm việc của chị ghi rằng vi phạm luật lệ sẽ bị phạt tử hình. Chị cũng bị cấm nói chuyện với những tù nhân, và cấm cười, cấm khóc hay trả lời các câu hỏi nếu không được cho phép.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 1)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

26-6-2021

Sayragul Sauythbay, 44 tuổi, đang ở Thụy Điển. Nguồn: Karlsson Lundgren/ Times Magazine

Lần đầu tiên Sayragul Sauytbay nghe những tiếng kêu thét lên sau hai hay ba ngày ở trại giam. Chị bị đưa đến làm giáo viên ở một trong những trung tâm nơi Trung Quốc “cải tạo” những người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm sắc tộc khác ở tỉnh tây bắc, thuộc Tân Cương.

Bản tin ngày 26-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Các nước ASEAN và các đối tác EAS, gồm TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, cùng đề cao mục tiêu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, cùng kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hóa… trên Biển Đông.

“Trái táo cấm” Apple Daily không còn chỗ trong Tử Cấm Thành

Luật Khoa

Mẫn Nhi

25-6-2021

Một người dân cầm số báo cuối cùng của Apple Daily vào ngày 24/6/2021. Trang bìa là hình ảnh người dân tập hợp trước trụ sở tòa báo thể hiện sự ủng hộ, với dòng chữ “Người Hong Kong đội mưa tiễn biệt – ‘Chúng tôi ủng hộ Trái Táo’”. Ảnh: Reuters.

“Nhà báo con mẹ mày”. Những ai lần đầu tiên đến trụ sở của tờ báo Apple Daily, vô tình nhìn thấy dòng chữ trên được dán trịnh trọng ở một góc văn phòng, hẳn sẽ thấy sốc và khó hiểu.

Vài nhận xét về sự thất bại của cuộc cải cách chính trị ở Miến Điện

Vũ Ngọc Yên

25-6-2021

Cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2 của quân đội Miến Điện (Myanmar) đã làm thế giới kinh ngạc. Quân đội lấy cớ bầu cử “gian lận” để phế truất chính quyền của Bà Aung San Suu Kyi và giành lại quyền lực cho chính quyền quân nhân, dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.