Vấn đề “dụng đảng trị quốc”

FB Trương Nhân Tuấn

25-10-2017

Quản lý (hay quản trị – gouverner) một quốc gia là một “nghệ thuật chính trị” sao cho đa số những thành tố trong xã hội hài lòng, một mặt vì tính chính đáng của người (hay tập đoàn, đảng) “quản trị”, mặt khác do sự thỏa mãn của số đông vì thành quả phúc lợi của việc quản trị đem lại cho cá nhân và quốc gia.

“Quản trị” thành công, người (hay đảng, tập đoàn) quản trị đưa đất nước lên hàng “đại quốc”, đưa mức sống của dân chúng mỗi ngày một “tốt” hơn. Thất bại, đất nước ngày càng lụn bại. Người dân ngày càng nghèo hèn.

Phan Kim Khánh: Muốn xóa tham nhũng phải xây dựng thể chế đa nguyên, báo chí tự do…

25-10-2017

LTS: Hôm nay, Tòa án tỉnh Thái Nguyên đã tuyên án sinh viên Phan Kim Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, cho dù anh chỉ sử dụng mạng xã hội để nói lên tình trạng tham nhũng và các vấn đề nhức nhối khác đang diễn ra ở Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đọc lại “đơn xin học bổng truyền thông” của sinh viên Phan Kim Khánh, để hiểu thêm những trăn trở, suy tư về đất nước, của chàng sinh viên trẻ tuổi này, cũng như hiểu thêm vì sao nhà cầm quyền CSVN bỏ tù Phan Kim Khánh.

Việt Nam: Cần hủy bỏ cáo buộc đối với nhà hoạt động sinh viên

HRW

24-10-2017

Phan Kim Khanh © 2017 Private

Trong khi Hội nghị thượng đỉnh APEC đang đến gần, đàn áp nhằm vào những người vận động nhân quyền gia tăng

(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và ngay lập tức phóng thích blogger sinh viên Phan Kim Khánh. Các nhà tài trợ của Việt Nam và các lãnh đạo trong vùng cần tuyên bố rõ rằng mình sẽ đưa ra yêu cầu phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trước khi kỳ họp thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra vào tuần lễ từ mồng 6 đến ngày 11 tháng Mười một tại Đà Nẵng.

Dự kiến phiên tòa xử Phan Kim Khánh sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng Mười năm 2017 tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên. Anh bị bắt hồi tháng Ba năm 2017 vì đăng các bài viết phê phán chính quyền trên mạng internet và bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự, một trong những điều luật về an ninh quốc gia thường xuyên được sử dụng để tùy tiện trừng phạt những người lên tiếng phê phán và dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến. Nếu bị kết tội, anh phải đối mặt với bản án lên tới 12 năm tù.

Ở nơi ấy có một sinh viên yêu nước

Paulus Lê Sơn

24-10-2017

Phan Kim Khánh. Ảnh: internet

Người ta thiếu cái gì thì tìm kiếm cái đó, cũng có thể người ta đang tìm kiếm cái mà đang nắm giữ trong tay. Điều đó bàng bạc giống như chuyện sinh viên Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình qua những hành động cụ thể mà chúng ta đang tìm kiếm. Ở Việt Nam sinh viên có yêu nước không? Chắn chắn là có, và có nhiều không? Chắn chắn đại đa số chứ chưa nói đến là tất cả. Chúng ta đang nắm giữ trong tay cả một thế hệ có trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn nhưng tại sao chúng ta phải đốt đuốc đi tìm?

Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993 là sinh viên năm cuối Khoa Quốc Tế, Đại học Thái Nguyên, sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản đưa ra xét xử theo cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” trong điều 88 Bộ Luật Hình sự vào ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Một chút riêng tư: Hà Sĩ Phu khóc người bạn đời tri âm

24-10-2017

Phụ lục 1: MỘT VÀI HÌNH ẢNH TANG LỄ BÀ ĐẶNG THỊ THANH BIÊN (NGƯỜI BẠN ĐỜI TRI ÂM CỦA HÀ SĨ PHU)

Xót xa cho thân phận “trí thức Việt Nam XHCN”

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

24-10-2017

Ảnh: internet

Đọc tờ đơn của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gửi để xin lỗi Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã bị phạt 5 triệu đồng vì “dám” phê phán Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người ta thấy nhiều điều.

Trên hết, người ta thấy xót xa cho số phận trí thức dưới chế độ Cộng sản.

Bộ trưởng Bộ Y tế có đáng bị phê phán không?

Hẳn nhiên là điều này không cần bàn cãi, chỉ cần “lượn” một vòng trên mạng Facebook thì đủ rõ. Không có lời lẽ nào biện hộ cho một Bộ trưởng Y tế mà dưới sự quản lý của bà ta, không biết bao nhiêu sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng liên quan đến tính mạng con người, coi mạng sống người dân như cỏ rác và như một sự đùa bỡn.

Đứa nào bôi nhọ chị Yến?

FB Song Hà

24-10-2017

Ảnh minh họa: internet

Cả cơ quan bỗng dưng xôn xao vì cái tin sếp bị nói xấu trên mạng. Sáng nay sếp vừa đặt chân lên cầu thang, cậu Hoạch điện nước vội vứt điếu cày chạy thục mạng, mặt tái mét, lắp bắp.

“Chị ơi! Tối qua trên phây có đứa nói xấu chị”.

Sếp đặt giỏ hoa quả xuống, thất kinh hỏi “Thật á? Đồng chí đó con đồng chí nào mà dám láo với chị thế?” Đồng chí Na vệ sinh bẻ ngón tay răng rắc bảo dạ, nó ở chi nhánh miền Trung chị ạ. Chị trừng mắt, thế thế nó nói gì chị? Cậu Hoạch cúi mặt lí nhí bảo “Dạ, nó nó…nói trông cái mặt mụ này ngứa cả mắt ”. Sếp đỏ bừng mặt, bảo loại mất dạy, đồ vô giáo dục. Thế bây giờ các đồng chí tính sao đây?

Đã là quần chúng thì nên… dễ dạy

Blog VOA

Trân Văn

24-10-2017

Ông Võ Đình Thường là người bị kỷ luật 14 năm trước, Bộ Công an cho rằng, phục chức là “bình thường”. Nguồn: PLTP

Bộ Công an Việt Nam vừa chính thức trả lời công chúng về trường hợp ông Võ Đình Thường, Thượng tá, Phó Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đường bộ – Đường sắt của Công an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, việc điều động, bổ nhiệm ông Thường là “đúng qui trình, qui định của Bộ Công an về công tác cán bộ”.

Kết luận vừa kể của Bộ Công an Việt Nam chẳng khác gì một gáo nước lạnh tạt vào đám đông thích thắc mắc, bình phẩm và cứ tưởng rằng những trăn trở, bất bình của họ sẽ được xem xét…

Nguyễn Thị Kim Tiến vs Hoàng Công Truyện: Loạn cào cào

Thạch Đạt Lang

23-10-2017

Cào cào là một loại côn trùng có cánh, có thể bay được, thường có màu xanh lá cây, nhưng đôi khi cũng có màu trắng đục lốm đốm đen, nâu. Cào cào khi gặp điều kiện thuận tiện, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, bay thành hàng đoàn, tấn công các ruộng lúa, đồn điền cà phê… Vì bay hàng đoàn nhưng không có trật tự, mạnh con nào con đó bay theo bốn phương, tám hướng, hễ chỗ nào có lá non là nhào tới nên trở thành… loạn. Dân gian vì thế gọi là “loạn cào cào”.

Một chuyện xảy ra tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế cách đây khoảng 3 tháng đang được người dân (đen) theo dõi và bình loạn… cào cào, ở ngoài đời cũng như trên mạng xã hội. Đó là chuyện ông bác sĩ phó khoa hồi sức, cấp cứu của trung tâm y tế huyện Phong Điền, Hoàng Công Truyện.

Nguyễn Quang A: Những người cộng sản VN đã biến thành các nhà tư bản man rợ

rozhlas.cz

Người dịch: Thanh Mai – vietinfo.eu

19-10-2017

Ông Nguyễn Quang A. Ảnh: Magdalena Slezakova (rozhlas.cz)

Đến lúc mà cảnh sát phải hành hạ tôi, thì tôi sẽ cố gắng lấy đó làm vui, ông Nguyễn Quang A, một người phê phán chế độ có tên tuổi, mỉm cười. Còn nói chuyện với ai về chính quyền cộng sản, nếu như không phải là với người cộng sản đã được “sửa chữa” và bị các đồng chí cũ truy đuổi? Mặc dù… Hồi đó, việc gia nhập đảng cũng không có gì là cháy bỏng, nhà bất đồng luôn được kính trọng đã hồi tưởng trong một bài phỏng vấn dài với iRozhlas, ông vốn được biết đến cũng vì đã bị bắt giữ trên đường tới gặp Tổng thống Obama.

Chỉ trích bộ trưởng là quyền, không phải tội

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

22-10-2017

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Khi đọc bài này, có lẽ bạn cũng đã biết vụ bác sỹ Hoàng Công Truyện bị Sở Thông tin – Truyền thông Thừa Thiên – Huế xử phạt năm triệu đồng vì nói xấu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook. Nguyên văn status của bác sỹ Truyện như sau:

“Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở”.

Myanmar vỡ mộng dân chủ

Luật Khoa

Trâm Huyền

22-10-2017

Những người ủng hộ Aung San Suu Kyi trong một buổi cầu nguyện vì hoà bình ngày 10/10/2017 ở Yangon. Ảnh: Adam Dean/The New York Times

Yangon, Myanmar – Gần một thập niên đã qua trong tiến trình thoát ra khỏi ách độc tài quân sự, đất nước Myanmar, từng một thời được vinh danh là một ví dụ thành công trong việc chuyển tiếp sang dân chủ, giờ đây đang dần biến thành một nơi rất khác với mong đợi của các nhà hoạt động trong nước và các lãnh đạo quốc gia khác trên thế giới.

Hà Tĩnh: Người dân biểu tình đòi trả tự do cho Trần Thị Xuân

BBC

Linh Nguyễn

21-10-2017

Hàng trăm người dân biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân sáng 21/10. Ảnh: Phero Hoan

Sáng 21/10, hàng ngàn người dân đã kéo đến Ủy ban xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh để biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân, người bị bắt hôm 17/10 với cáo buộc tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một người dân tham gia cuộc biểu tình sáng nay cho BBC biết, có khoảng 3000-4000 người dân tham gia tuần hành quanh xã và cuối cùng tập trung trước ủy ban xã. Người dân cầm theo băng rôn, biểu ngữ “Trả tự do cho Trần Thị Xuân”, “Trần Thị Xuân vô tội.”

“Một ai đó” và thực tế chính trị thành khẩn ăn năn

FB Tâm Chánh

21-10-2017

Tường trình của bác sỹ. Ảnh internet

Đọc bản kiểm điểm của vị bác sĩ ở Huế mà rùng mình. Sau khi có Hiến pháp 2013, mà các nhà tuyên truyền nhất loạt ca tụng là một Hiến pháp thúc đẩy quyền con người, một trí thức hẳn hoi bị xử phạt vì bôi nhọ lãnh đạo cỡ bộ trưởng.

Người bị phạt nhanh chóng thành khẩn và hối cải, thu mình xưng em, viện cả hoàn cảnh con liệt sỹ, mẹ già đau ốm, không am hiểu công nghệ thông tin, và trót có rượu không kềm chế được bản thân và rất chân thành tiếp nhận xử phạt.

Người xử phạt chừng như thấu hiểu nên phân trần, vi phạm ấy ở khung cách chức nhưng “cậu ấy” đạo đức rất tốt nên chỉ kỉ luật như vậy.

Nói xấu, xúc phạm, căn cứ pháp lý nào chế tài?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

20-10-2017

Lời giới thiệu: Truyền thông đang sôi sục sự kiện bác sĩ Hoàng Công Truyện đăng trên Facebook “khuyên” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nên nghỉ việc do yếu kém về công tác tham mưu, vấn đề an ninh ở bệnh viện… kèm ảnh chụp cận cảnh mặt bà Tiến bị Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế xử phạt hành chính 5 triệu đồng và bị  Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế kỷ luật hình thức khiển trách.

Cựu Thẩm phán TAND tối cao Phạm Công Hùng, lên tiếng trên báo Tuổi Trẻ ngày 20/10/2017, cho rằng, cả công văn Bộ Y tế yêu cầu xử lý bác sĩ Hoàng Công Truyện lẫn quyết định kỷ luật của Trung tâm y tế huyện Phong Điền đều “có vấn đề”.

Công văn yêu cầu xử lý bác sĩ ‘nói xấu’ bộ trưởng ‘có vấn đề’?

Tuổi Trẻ

Hoàng Điệp – Minh Tự

20-10-2017

TTO – Ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND tối cao, cho rằng cả công văn Bộ Y tế yêu cầu xử lý bác sĩ Hoàng Công Truyện lẫn quyết định kỷ luật của Trung tâm y tế huyện Phong Điền đều “có vấn đề”.

Một bác sĩ đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên – Huế viết trên Facebook cá nhân khuyên bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức.

Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở y tế tỉnh này phối hợp công an xác minh tài khoản Facebook trên và yêu cầu kiểm điểm.

Tuổi mới trăn trở phải làm gì cho đất nước?

Paulus Lê Sơn

20-10-2017

“Quê hương là chùm khế ngọt/ cho con trèo hái mỗi ngày”, quê hương là cánh diều mộng mơ, là dòng sông êm đềm, những hình ảnh thanh bình, ngọt ngào, gần gũi của tuổi thơ mãi hằn sâu trong tâm trí. Theo dòng thời gian sự lớn khôn và trưởng thành dần chín muồi, qua đó sự nhận thức về con người, cơ cấu xã hội, đất nước thịnh suy ra sao?

Chuyện 20 tài xế bị CSGT mời lên làm việc: Lạ lùng quá!

FB Mai Quốc Ấn

19-10-2017

Khoảng 20 tài xế nhận giấy mời của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67, Công an tỉnh Đồng Nai) lên làm việc vào ngày 19/10/2017. Giấy mời này ký ngày 13/10/2017 do thượng tá Võ Đình Thường, phó trưởng phòng PC67 ký tên, đóng dấu. Tôi cho rằng ông Thường không đủ năng lực làm phó trưởng phòng PC67.

Nội dung giấy mời ghi, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện một số ôtô “có hành vi gây cản trở giao thông tại trạm thu phí Quốc lộ 1A (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)”.

An ninh cộng sản đang là kẻ đốt đền

Paulus Lê Sơn

19-10-2017

Thời đại bây giờ mà cộng sản còn sử dụng phương pháp “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” như trong một bài thơ khát máu của Tố Hữu thì quả là ấu trĩ, lạc hậu và tự tay đốt nhà.

Cộng sản đốt nhà như thế nào? Họ tưởng rằng họ đang đàn áp, đánh đập, bắt bớ giam cầm người yêu nước một cách điên cuồng và triệt để là có thể triệt tiêu, khu trừ được hết người yêu nước đứng lên đấu tranh chống bạo quyền, chống tham nhũng, đòi quyền sống cho người dân và bảo vệ chủ quyền cho đất nước hay sao?

Lũ lụt chết người: thiên tai hay nhân tai?

18-10-2017

Lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc đã giết chết và làm mất tích hơn 100 mạng người. Theo thống kê của báo Dân Việt, tính đến 21h tối 15/10/2017, có 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương. Có 222 nhà bị sập, 2.300 nhà di dời khẩn cấp, 49.402 nhà bị ngập, giết chết hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái… là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Vì sao an ninh Thanh Hóa điên cuồng chống người yêu nước?

Paulus Lê Sơn

17-10-2017

Thiếu tướng Trịnh Xuyên (trái), GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa và các viên công an tỉnh này. Ảnh: CATH.

Con số người yêu nước bị cộng sản Việt Nam bắt giam và truy nã trên toàn quốc tính từ đầu năm 2017 đến nay đã lên tới gần 20 người, họ đến từ mọi lứa tuổi và mọi thành phần cơ cấu trong xã hội. Tại Thanh Hóa ngày 30 tháng Bảy năm 2017, cựu tù nhân lương tâm, Mục sư Nguyễn Trung Tôn đã bị bộ công an phối hợp với an ninh Thanh Hóa bắt giam lần thứ 2 và di lý ngay lập tức ra trại B14, Hà Nội, bị cáo buộc theo điều 79.

Qua nhiều đợt bắt bớ điên cuồng trên khắp cả nước, nhưng an ninh Thanh Hóa lại chỉ có được một “dự phần nho nhỏ” trong vụ của Mục sư Tôn. Như vậy, so với an ninh các tỉnh, thành phố khác thì an ninh Thanh Hóa thuộc hàng sân sau. Mặc dù, người yêu nước, người lên tiếng phản kháng bất công tại Thanh Hóa không phải là ít. 

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, mong chờ gì ở họ?!

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

17-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: BBC

Trong vài cuộc tranh luận với tôi, nhiều ngưởi cho rằng, chỉ có tầng lớp trung lưu mới có thể thay đổi được đất nước. Các bạn nghĩ, khi con người ta không phải hục mặt vào việc kiếm đủ no ngày hai bữa, nhu cầu vật chất không phải là điều cần phải băn khoăn thì như một lẽ dĩ nhiên con người sẽ tìm đến các giá trị tinh thần. Khi nhu cầu về tinh thần tăng lên, lúc đó họ sẽ khát khao tự do, dân chủ, văn minh. Mà, đã là tầng lớp trung lưu, nghĩa là đã có của ăn hơn thiên hạ thì ít nhiều họ có kiến thức, có tri thức hơn số đông. Tầng lớp này khi đòi tự do, dân chủ thì sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho xã hội. Họ thường là thành phần dẫn dắt vì có uy tín, có tiếng nói trong xã hội.

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

16-10-2017

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Thầm lặng hy sinh

Lê Phú Khải

15-10-2017

TS Hà Sỹ Phu và vợ Phạm Thị Thanh Biên. Nguồn: Võ Văn Tạo.

Tôi mượn cụm từ “Thầm lặng hy sinh” của trang mạng Bauxite (15.10.2017) chia buồn với tiến sỹ Hà Sỹ Phu về sự ra đi của chị Đặng Thị Thanh Biên, người bạn đời của ông, làm đầu đề cho bài viết này.

Tự do và quyền lực

Viet-studies

Phạm Phú Khải

13-10-2017

Ảnh minh họa: Tự do và quyền lực. Nguồn: internet

Để một quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ thì quốc gia đó phải được trang bị bằng một số yếu tố căn bản, từ tư tưởng chính trị đến cơ cấu xã hội cũng như dân tình (trí, khí, sinh).

Trong các yếu tố căn bản nhất này, sự thẩm thấu của người dân về các khái niệm trừu tượng như tự do, dân chủ và quyền lực là nền tảng. Càng nhiều người dân hiểu biết về nó càng tốt. Thiếu sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc thì mọi nỗ lực để dân chủ hoá xã hội, chính trị và văn hoá sẽ khó thể nào đưa đến kết quả mong muốn.

“Chính Trị Bình Dân” đáng được dân bình

Vũ Thạch

13-10-2017

Bìa sách “Chính Trị Bình Dân”

Cầm cuốn “Chính trị bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang trên tay, ấn tượng đầu tiên của người cầm là: “bình dân” gì mà dày đến 500 trang thế này!? Với nỗi lòng hơi ngao ngán đó, “người cầm”, theo thói quen, phớt lờ những Lời nói đầu, Lời cảm tạ (đầy tính chào hỏi thông lệ) để làm “người đọc thử” chương số 1.

Và cái mỉm cười đầu tiên xuất hiện … Chỉ với vài dòng ngắn gọn điểm sơ qua các định nghĩa về “chính trị”, tác giả đã có thể giải thích ngay những tranh cãi bất tận về “phải tách bạch xã hội dân sự và chính trị” đến từ đâu. Và thế là cá cắn câu, “người đọc thử” đã trở thành “người đọc thật”, đọc một hơi hết cả cuốn sách. Để rồi sau cùng gật gù: quả đúng, cuốn sách “bình dân” thật!

Hội Cờ Đỏ tại Việt Nam: “Hồng Vệ Binh” của thời đại internet

RFA

Hòa Ái

12-10-2017

Dư luận viên cờ đỏ phá rối tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Hà Nội. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Giới ủng hộ dân chủ tại Việt Nam cho biết các dư luận viên thuộc Hội Cờ Đỏ ngày càng đông đảo và trở thành lực lượng được chính quyền sử dụng để trấn áp những tiếng nói của người dân vì xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. Dư luận nói gì về những hoạt động của Hội Cờ Đỏ hiện nay?

Thành viên “Hội Cờ Đỏ” là ai?

Những người thuộc “Nhóm Cờ Đỏ” vào sáng ngày 4 tháng 9 mang theo súng ngắn, roi điện, bình xịt hơi cay đến Giáo xứ Thọ Hòa, ở tỉnh Đồng Nai để đe dọa “có biện pháp trừng phạt” đối với Linh mục Nguyễn Duy Tân vì ông từng kêu gọi trưng cầu dân ý cũng như lên tiếng về các vấn đề trong xã hội trên trang Facebook cá nhân của mình.

Aung San Suu Kyi, từ biểu tượng dân chủ đến một chính khách thực dụng

LS Nguyễn Văn Thân

11-10-2017

Một bức ảnh của bà Aung San Suu Kyi bị người dân đốt. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, thảm họa của người tỵ nạn Rohingya dấy lên một làm sóng phẫn nộ, thách thức lương tâm của cộng đồng quốc tế. Có hơn 1.000 thường dân Rohingya đã bị sát hại trong các cuộc càn quét và đụng độ giữa quân đội Miến Điện và Đội quân Cứu tế Arakan Rohingya Salvation Army (ARSA). Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya bị quân Miến đốt sạch và có hơn 500.000 người Rohingya đã vượt biên giới sang Bangladesh, một quốc gia nghèo nàn không đủ phương tiện giúp đỡ số đông người tỵ nạn như vậy.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 4: một câu chuyện buồn)

David Tran Hieu

11-10-2017

Lời mở đầu: Các bài đã đăng: Phần 1 “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, về Nguyễn Đình Việt thăng tiến Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2: về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh; Phần 3 về Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiêp, bê bối cổ phần hóa… phần nào cho bạn đọc thấy được sự tùy tiện và hậu họa của công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng để lại.

Phần 4 của chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, sẽ đề cập đến một câu chuyện buồn ít năm trước. Con số 4, bản thân nó không có tội, nhưng tâm lý của người Á Đông muốn tránh nó vì gần với nghĩa của chữ “tử”trong âm Hán – Việt…

Đâu là ranh giới giữa tự do biểu đạt và sự phỉ báng tôn giáo?

FB Phạm Lê Vương Các

10-10-2017

Sự kiện tại Sàn nhảy Fame Bar (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đêm 8/10 gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng công giáo. Ảnh: internet

Một sự kiện giải trí ở Sàn nhảy Fame Bar (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào đêm ngày 8/10/2017 trở nên “dậy sóng” khi có tiết mục các vũ công mặc bikini được cho là biến tấu từ trang phục của các nữ tu và linh mục Công giáo, mang thánh giá nhảy nhót tưng bừng theo tiếng nhạc.

Vụ việc đã gây ra cơn phẫn nộ từ cộng đồng Công giáo, và có nhiều đề nghị yêu cầu cơ quan chức năng xử lý vì đây là hành vi phỉ báng tôn giáo.