Vấn đề “dụng đảng trị quốc”

FB Trương Nhân Tuấn

25-10-2017

Quản lý (hay quản trị – gouverner) một quốc gia là một “nghệ thuật chính trị” sao cho đa số những thành tố trong xã hội hài lòng, một mặt vì tính chính đáng của người (hay tập đoàn, đảng) “quản trị”, mặt khác do sự thỏa mãn của số đông vì thành quả phúc lợi của việc quản trị đem lại cho cá nhân và quốc gia.

“Quản trị” thành công, người (hay đảng, tập đoàn) quản trị đưa đất nước lên hàng “đại quốc”, đưa mức sống của dân chúng mỗi ngày một “tốt” hơn. Thất bại, đất nước ngày càng lụn bại. Người dân ngày càng nghèo hèn.

Quản trị đất nước theo mô hình “dụng đảng trị quốc” không phải chỉ có ở TQ, cũng không phải do Tập Cận Bình khởi xướng như báo chí VN đã nói.

Các quốc gia giàu mạnh trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật v.v… đều áp dụng mô hình “dụng đảng trị quốc”.

Khác nhau cơ bản (đảng cai trị quốc gia) giữa TQ và các nước kia là quan điểm chính trị về “dân chủ”.

Mô hình của TQ đặt trên nền tảng “dân chủ chuyên chính nhân dân”. Các nước kia đặt nền trên “dân chủ tự do”.

Tạm gọi mô hình “dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ chuyên chính nhân dân” là dụng đảng trị quốc kiểu TQ. Còn mô hình “dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ tự do” là mô hình của Tây phương.

Khi nói đến “trị quốc” (tức quản lý đất nước) là nói đến “quyền lực quốc gia”. Chỉ khi người (tập đoàn hay đảng) nắm quyền lực quốc gia trong tay mới có thẩm quyền “trị quốc”.

Quan niệm “dân chủ” nào cũng vậy, “quyền lực quốc gia” luôn thuộc về nhân dân. Và nền dân chủ nào cũng quan niệm : bất kỳ hình thức thể hiện quyền lực quốc gia nào, nếu nó không thông qua (sự chuẩn thuận) của nhân dân, thì quyền lực này không chính đáng.

Mô hình Tây phương, quyền lực quốc gia được nhân dân “giao phó” cho người (thuộc một đảng phái, hay không thuộc đảng nào), thông qua một cuộc phổ thông đầu phiếu. Chế độ tổng thống, ai nhiều phiếu hơn cả, người này đại diện cho “quyền lực quốc gia”, có thẩm quyền “trị quốc”. Chế độ “dân chủ đại nghị”, mỗi người dân bầu cho người mình “thích”. Vì vậy sẽ có nhiều người “đắc cử”, “quyền lực quốc gia” bị “phân khúc” chia cho nhiều người. Để thống nhứt “ai là lãnh đạo” để “trị quốc”, qui ước (của dân chủ đại nghị) đảng nào có nhiều người đắc cử hơn cả, đảng đó sẽ dành quyền “trị quốc”, các đảng còn lại trở thành các đảng đối lập.

Mô hình TQ, với nền “dân chủ chuyên chính nhân dân”, kế thừa “cách mạng chuyên chính vô sản” từ thời Mao Trạch Đông, (hai đặc tính của xã hội chủ nghĩa), mọi quyền lực quốc gia đều tập trung vào một đảng duy nhứt (là đảng CSTQ).

Sau “cách mạng vô sản” chính quyền thuộc về nhân dân vô sản. Từ đó nguyên tắc “dân chủ chuyên chính nhân dân”, có tên khác là “dân chủ tập trung”, được áp dụng. Quyền lực quốc gia, được nhân dân “trao” lại bằng hình thức bầu cử. Nhưng bản chất của “dân chủ tập trung”, bộ phận “sàn lọc”, khiến chỉ có đảng viên mới được quyền ra ứng cử.

Rốt cục, chỉ duy nhứt đảng CSTQ nắm mọi quyền lực của quốc gia. (Không cần hiến pháp có qui định hay không qui định theo kiểu VN đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.)

Vì vậy khi nói “dụng đảng trị quốc” là nói đảng CSTQ “trị quốc”.

Mô hình các xứ Tây phương đã trở thành “phổ cập”. Ai muốn biết thì lên tra “gúc gồ”.

Điều cần tìm hiểu là ở TQ, “dụng đảng trị quốc” gồm những thứ gì? Tại sao VN cóp py 100% mô hình “dụng đảng trị quốc” của TQ, trong khi TQ thành công mà VN thì thất bại?

Và điều quan trọng hơn hết là mô hình “dụng đảng trị quốc” kiểu TQ còn có thể áp dụng tiếp tục cho VN hay không?

Đây mới là điều cần nghiên cứu và bàn luận (việc này sẽ trở lại nay mai).

Thấy nhiều người phê bình “tư tưởng” của Tập Cận Bình” là một “mớ tạp nham”, nhờ tư bản Mỹ, Nhật… nhờ lợi dụng “kinh tế thị trường” nên mới thành công.

Câu hỏi đặt ra là tại sao VN bắt chước y như TQ, cũng “nhờ tư bản nước ngoài, cũng lợi dụng kinh tế thị trường”, nhưng TQ thành công bao nhiêu thì VN thất bại bấy nhiêu.

Và cũng có rất nhiều quốc gia theo “kinh tế thụ trường”, mô hình “dân chủ kiểu Mỹ”, vẫn không thể phát triển như TQ?

Vì vậy không thể phê bình mô hình phát triển của TQ “theo cảm tính”, hay với lòng thù hằn, ganh tị.

Mô hình chính trị nào cũng có thể thành công. Vấn đề là có thành công bền vững trong dài hạn như mô hình “dụng đảng trị quốc trên nền tảng dân chủ tự do” đã thể hiện trên thực tế hay không?

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Mỹ không có “dụng đảng trị quốc”.

    “đảng” bên này là 1 tập hợp 1 nhóm người có cùng lý tưởng chính trị, và họ ra tranh cử . Rất nhiều lần tổng thống là người đảng này nhưng đa số quốc hội là do đảng khác giữ ghế . Cho phép ứng cử viên độc lập ra tranh cử bất cứ địa vị nào trong chính quyền, từ thị trưởng, quốc hội cho tới tổng thống . Cộng hòa & dân chủ thường thắng vì 2 đảng đó tổ chức tốt, & lý tưởng phù hợp với 1 số đông . Dân chủ thường lấy được phiếu của dân trí thức & giới công nhân, Cộng hòa là phần còn lại . Nhưng gần đây, khí quyển chính trị có chiều hướng chaotic hơn . Giới công nhân vừa rồi, thường bầu cho dân chủ nhưng lại đổ qua Cộng hòa . Các tiểu bang miền Nam thường là stronghold của Cộng hòa . Nhưng với số dân nhập cư -vs native, sinh ở Mỹ, WASP- càng ngày càng tăng, người ta bây giờ cũng khó đoán được . Texas là 1 ví dụ . Kỳ vừa rồi, chỉ nhỉnh nhau 10’s phần trăm . Kỳ tới không ai chắc những bang như Texas sẽ nghiêng về ai .

    Tuy chưa có Tổng thống thuộc phía độc lập, nhưng có thành viên quốc hội xuất phát ứng viên độc lập & những đảng phái khác không thuộc 2 đảng chính .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây