Đặc khu, luật bịt mồm, quả bóng Vin & nỗi nhục tiền 21/6

FB Trương Duy Nhất

9-6-2018

Một tuần sục sôi những cảm xúc.

– Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (chữ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ.

Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc.

Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay… 10 năm, thậm chí 1 năm.

10 lý do cần phản đối dự Luật An ninh mạng

FB Trần Vũ Hải

9-6-2018

Vì nếu Dự Luật này được thông qua thành Luật:

1/ Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng bị xâm phạm tuỳ tiện.

2/ Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân bị một lực lượng công quyền chiếm đoạt với những lý do mập mờ.

3/Quyền tiếp cận, truy cập Internet, một quyền trở nên phổ quát trên thế giới, bị cản trở, gây khó khăn ở Việt nam.

4/Chi phí khổng lồ của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp cho bộ máy “chuyên trách an ninh mạng” lẫn thực thi, đáp ứng điều kiện của Luật này. Tốc độ phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng (có số liệu giảm 1,7 % GDP).

1-9-8-4 về Dự luật an ninh mạng

FB Trần Vũ Hải

9-6-2018

[MỘT] LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CẦN THIẾT nếu phù hợp và bảo vệ quyền dân sự:

Thuyết minh của Ban soạn thảo đã chứng minh sự cần thiết tương đối rõ. Với sự không bó buộc bởi không gian thực và thời gian thực, những thách thức an ninh từ không gian mạng là có thực và cần được quản lý nhằm “Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

[CHÍN] ĐIỂM LỚN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Định nghĩa được những khái niệm quan trọng trong an ninh mạng, từ đó xác định được cơ chế điều chỉnh pháp luật và các biện pháp quản lý cụ thể.

2. Tuyên bố rõ về chính sách của nhà nước đối với vấn đề an ninh mạng, để người dân có thể xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp, hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật do vô ý.
3. Xây dựng khung pháp lý, từ đó có những huy động nguồn lực phù hợp để quản lý không gian mạng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.

4. Xây dựng cơ sở pháp lý mạnh mẽ để phòng ngừa, xử lý những hành vi xâm phạm an ninh mạng như tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, tấn công mạng, khủng bố v.v..

5. Xây dựng khung pháp lý để yêu cầu “toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc” để đảm bảo an ninh mạng.

6. Xác định rõ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh mạng là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, còn Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp.

7. Xác định rất nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng, cung cấp dịch vụ về không gian mạng, dịch vụ trên không gian mạng, trong đó quy định rõ phải “Kịp thời cung cấp những thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”

8. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như lưu trữ tại Việt Nam các thông tin về người dùng, thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

9. Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trong đó lực lượng này của Bộ Công an có thẩm quyền rộng nhất.

[TÁM] ĐIỀU BĂN KHOĂN VỀ DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Không gian mạng, đúng như định nghĩa của dự luật, “là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” thì việc yêu cầu lưu trữ thông tin và đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam liệu có khả thi? Trong trường hợp GG hay FB từ chối đặt văn phòng đại diện thì người dùng VN có thể sẽ không được sử dụng những ứng dụng này nữa. Đây không chỉ thiệt hại về quyền dân sự, mà còn cả về lợi ích kinh tế.

2. Nhiều quy định về nghĩa vụ của người sử dụng không gian mạng còn mơ hồ, dễ diễn giải ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn, thái độ từ cơ quan quản lý nhà nước (như tại Điều 8 và Điều 15).

3. Cả dự luật không quy định bất cứ một nghĩa vụ nào của người sử dụng không gian mạng (thật đáng nể về khâu soạn thảo), nhưng thật ra, nghĩa vụ của người sử dụng được quy định rải rác khắp nơi thông qua quy định nghiêm cấm, không được, trách nhiệm v.v.. Cả dự luật không có bất cứ điều nào quy định về QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG. Khi mà nghĩa vụ không được quy định rõ nhưng thực chất ở khắp mọi nơi và còn quyền không được quy định cụ thể thì việc người dân băn khoăn là có cơ sở.

4. Dự luật chưa định nghĩa được các mức độ xâm phạm an ninh mạng như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phân chia được những hành vi nào ở mức độ nào rất dễ dẫn đến việc áp dụng các chế tài nặng không cần thiết và xâm phạm quá mức cần thiết đến quyền lợi của người sử dụng không gian mạng.

5. Dự luật đưa ra những chế tài ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng tại Điều 5 dự luật như ngăn chặn, xóa bỏ thông tin, thu thập dữ liệu người dùng v.v.., nhưng điều quan trọng là những chế tài này không kèm theo điều kiện phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định xử lý, bản án của Tòa án) và cũng không nói rõ đối tượng bị áp dụng chế tài (xử lý tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hay xử lý người sử dụng những dịch vụ này?)

6. Việc cho phép thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nhưng chỉ được đề cập thoáng qua tại Điều 5. Cần thiết phải xây dựng rõ nội dung này bằng một hoặc một số điều luật trong dự thảo.

7. Dự luật An ninh mạng có thể xung đột về ý nghĩa và nội dung điều chỉnh với một số luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (trong đó các nguyên tắc tại Điều 4 của Luật An toàn thông tin mạng cũng khá tương tự như dự luật An ninh mạng về việc bảo đảm an ninh mạng) và các cam kết của Việt Nam liên quan đến tự do thông tin. Những nội dung này hơi dài, xin miễn phân tích ở đây.

8. Dự luật quá chú trọng đến các quy định nhằm xác lập địa vị pháp lý (mà chủ yếu là thẩm quyền) cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”, trong khi đây chỉ là một đơn vị/tổ chức trực thuộc cấp Bộ, mặc dù bị phân chia thẩm quyền giữa các Bộ với nhau nhưng thẩm quyền cụ thể lại rất rộng.

[BỐN] ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh một cách thuyết phục hơn sự cần thiết của Luật An ninh mạng và cho thấy sự khác biệt so với Luật An toàn thông tin mạng đã có, cũng như sự phù hợp với các quyền dân sự hiến định cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.

2. Cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trong những điều luật rõ ràng.

3. Xác định rõ các mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như đảm bảo nguyên tắc: Chỉ vi phạm những điều cấm mới bị xử lý theo những hình thức xử lý rõ ràng, phù hợp với mức độ vi phạm.

4. Xác định trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng là thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban phối hợp chứ không phải là của “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” vì đơn vị/tổ chức này trực thuộc Bộ, không cần thiết quy định trong một luật riêng.

P/S: Các bạn có thể xem dự thảo cuối cùng (dự thảo 7) tại đây.

Đổi mới?

FB Mai Quốc Ấn

9-6-2018

Đã có nhiều người vỗ tay khen động thái cầu thị lắng nghe của Chính phủ. Tôi lại đặt suy nghĩ của mình nơi khác: Sự chậm trễ ra đời Luật Biểu tình (quyền Hiến định) và sự sốt sắng ra đời Luật An ninh mạng (điều khiến nhân dân lo lắng).

Thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6/2018 từ Chính phủ có nội dung: “đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.” Chính phủ chưa nói gì về dự thảo Luật An ninh mạng…

Hãy nghe dân thêm một lần nữa

FB Phạm Việt Thắng

9-6-2018

Ảnh: internet

1. Luật Đặc khu đã lùi thời hạn thông qua (nên nhớ là lùi chứ không phải dừng), là dấu hiệu lắng nghe tiếng dân của lãnh đạo nước nhà.

Dân lo lắng về vận mệnh quốc gia, lo về an nguy bờ cõi, không lẽ những người có sứ mệnh “chăn dân” lại thờ ơ.

Kiến tạo rừng rú giữa văn minh nhân loại

FB Nguyễn Tuấn Anh

9-6-2018

Ảnh: internet

An ninh mạng – Một dự luật mang nhiều màu sắc độc đoán, chuyên chế dẫn tới vi hiến và đi ngược sự tiến bộ của nhân loại sẽ được biểu quyết vào ngày 12/6/2018

1-Không rõ ràng, minh bạch

Một quyền con người căn bản (quyền biểu đạt chính kiến) đang được bỏ chung vào một hoạt động tội phạm (tấn công kỹ thuật phá hoại trên internet) và được gọi chung là An ninh mạng để đánh đồng hai hành vi với nhau, áp chế quyền của người dân một cách vi hiến.

Luật an ninh mạng để trị dân chứ không phòng giặc

Blog VOA

Trân Văn

8-6-2018

Nếu không có gì thay đổi, cuối kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa này, các đại biểu sẽ bỏ phiếu, biến hai dự luật, một về “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (trước giờ vẫn được gọi tắt là Luật Đặc khu) và một về “an ninh mạng” thành luật.

Việt Nam: Hãy phủ quyết bộ Luật An ninh Mạng đầy vấn đề

HRW

7-6-2018

Ảnh: FB Hate Change

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần sửa đổi Dự thảo Luật An ninh Mạng, hiện đang quá mơ hồ và khái quát, cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa ra cơ quan lập pháp. Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật đang bị chỉ trích rất nhiều này vào ngày 12 tháng Sáu năm 2018.

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do

Nguyễn Huy Vũ

8-6-2018

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do. Chúng ta xứng đáng có một Quốc hội dân chủ, của dân, do dân và vì dân.

Thưa quý bạn,

Hơn một ngàn năm trước, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Trước đó và sau đó, biết bao gương hi sinh và máu đổ để chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Đất nơi chúng ta sống, nước chúng ta uống, và không khí chúng ta thở trên mảnh đất hình chữ S này nhuộm biết bao máu xương của tiền nhân trong công cuộc dựng nước, mở cõi, và chống ngoại xâm.

Chúng tôi lên tiếng phản đối Dự thảo luật An ninh mạng

FB Hate Change

7-6-2018

Ảnh: FB Hate change

Với tư cách là công dân Việt Nam, chúng tôi lên tiếng phản đối Dự thảo luật An ninh mạng, dự kiến sẽ được các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 12/6 tới đây.

Các điều khoản đề xuất trong Dự thảo luật An ninh mạng không thể hiện được các phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng của Nhà nước và người dân. Trong khi đó, Dự thảo luật này lại tiềm ẩn khả năng xâm phạm nghiệm trọng các quyền căn bản của công dân, cụ thể như sau:

Gây án oan chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm: Sự nghiêm minh của pháp luật ở đâu?

Hoàng Dân

6-6-2018

Thử hỏi trên thế giới này, thời đại văn minh này, ở đâu mà nền tư pháp như chúng ta: “Nhiều vụ án có dấu hiệu oan rõ ràng nhưng cứ bị trả hồ sơ, hủy đi hủy lại, kết quả là không khắc phục được vi phạm, không chứng minh được tội phạm nhưng tòa vẫn tuyên bị cáo có tội”Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Luật an ninh mạng hay Luật theo dõi quần chúng?

Luật Khoa

Quốc Anh

6-6-2018

Ảnh: internet

Dự thảo Luật An ninh mạng được dự kiến thông qua vào ngày 12/6 sắp đến, nếu không có gì thay đổi. Đây có lẽ là dự thảo Luật có nhiều “quyết tâm chính trị” nhất, còn hơn cả dự thảo Luật Đặc khu đang gây sốt hiện nay. Có hai chỉ dấu cho điều này.

Thứ nhất, khác với các thảo luận về Luật Đặc khu đang xuất hiện khá dầy đặc trên báo chí, những tiếng nói phản biện dự thảo Luật An ninh mạng ít xuất hiện hơn (có thể do dư luận không hiểu được nhiều về tính kĩ thuật của dự luật?). Thậm chí có những phản biện như của các chuyên gia đầu ngành ICT (có người từng là Bộ trưởng) chỉ xuất hiện trên báo chính thống được vài giờ, trước khi những thông tin này biến mất.

Tôi bị cướp: Chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm!

FB Nguyễn Tường Thụy

6-6-2-2018

Vết thương chân trái của cháu gái ông Nguyễn Tường Thụy, 18 tháng tuổi. Ảnh: internet

Vào lúc 4h30′ chiều nay, 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.

Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.

Tin nóng: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã lan rộng đến Ba Lan

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

5-6-2018

Sau CH Séc và Slovakia, Ba Lan là nước EU thứ ba có dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ba Lan đã cấp giấy phép cho chuyên cơ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh được bay ngang lãnh thổ Ba Lan. Để xin giấy phép này, Slovakia thông báo cho Bộ Ngoại giao Ba Lan, rằng chuyến bay này chở một phái đoàn Slovakia đến Moscow do ông Robert Kalinak, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và là Phó Thủ tướng Slovakia hồi đó, dẫn đầu.

Dự luật an ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, cá nhân

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-6-2018

Năm 2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.

Phận làm lính công an, các bạn làm gì khi có biến?

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người biểu tình. Ảnh: Reuters

“Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối”. Đó là câu xin lỗi của lực lượng cảnh sát Ukraine trước nhân dân của mình. Trước đó, tức trước ngày 24/02/2014, những con người này đã theo lệnh tổng thống độc tài Viktor Yanukovych đã xả súng vào dân biểu tình.

Khi những cảnh sát sát nhân quỳ gối xin tha thứ thì Viktor Yanukovych đã mang hàng tỷ đô la tham nhũng cao chạy xa bay. Và kết quả thì sao? Khi xin lỗi, dân chẳng thể nào xử tử những con người xả súng vào mình. Đấy là hình ảnh chung cho nhân mọi đất nước. Dân luôn bao dung, còn những kẻ cầm quyền cố giữ quyền lực luôn độc ác.

Nếu phải làm lại…

FB Trịnh Hữu Long

5-6-2018

Facebooker Trịnh Hữu Long (cầm loa). Ảnh của tác giả

…tôi vẫn sẽ xuống đường biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đúng ngày này 7 năm trước đây, 5/6/2011.

7 năm trôi qua, xã hội đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Biểu tình không còn là “phản động” nữa. Chống bá quyền Trung Quốc không còn là “phản quốc” nữa. Nó đã được bình thường hoá ở khắp nơi.

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

FB Phạm Đoan Trang

5-6-2018

Ảnh: internet

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Biên bản phiên tòa phúc thẩm xử các thành viên Hội Anh em dân chủ

FB Trịnh Vĩnh Phúc

5-6-2018

Bên trong phiên tòa xử Hội anh em dân chủ. Ảnh: TTXVN

BIÊN BẢN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI XÉT XỬ VỤ ÁN “HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN” THEO ĐIỀU 79 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐỐI VỚI 4 BỊ CÁO HỘI ANH EM DÂN CHỦ.

Hội đồng xét xử phúc thẩm TANDCC tại Hà Nội:

– Thẩm phán: Nguyễn Văn Sơn – Chủ tọa phiên tòa

Đặc khu, dân trí và dân chủ

FB Trịnh Hữu Long

4-6-2018

Ảnh: internet

Đọc thấy nhiều người lo ngại “dân trí thấp”, “dân tuý”, “tương lai dân chủ xa vời” của Việt Nam khi quan sát dư luận phản ứng với dự luật đặc khu, tôi thấy khá trớ trêu.

Trước hết, tôi đồng ý rằng dự luật đặc khu không nói sẽ giao đất cho Trung Quốc, thời hạn 99 năm cũng không phải là mặc nhiên. Tôi cũng đồng ý rằng sẽ có người cố ý thổi phồng yếu tố Trung Quốc vì lý do riêng của họ và việc tung tin đồn nhảm gắn với Trung Quốc là không thể chấp nhận.

Chúng tôi bị bắt về Công an phường Ô Chợ Dừa, trưa ngày 2/6/2018

FB Trương Dũng

4-6-2018

Các nhà hoạt động căng Băng-rôn trước phiên xử các thành viên Hội AEDC. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

Khi bọn chúng đưa tôi và Phùng thế Dũng và cháu Trịnh Bá Phương về Công an phường, bọn chúng tách mỗi người một phòng, tôi và cháu Phương cùng phòng nhưng có dãy tủ ngăn làm 2 phòng nói chuyện nghe rất rõ.

Khoảng 4 giờ chiều có một tên mặc thường phục vào làm việc với tôi. Tự giới thiệu ĐTV công an quận, hắn đặt camera về phía tôi.

Hắn hỏi: Hôm nay các anh đi mấy người và cầm băng rôn với mục đích gì?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, được đề cử Giải Nobel Hòa Bình năm 2018

David Kilgour

2-6-2018

Hon. David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada.

Thông báo

Thật là vinh dự và ưu tiên cho tôi được thông báo rằng người nữ Blogger nổi tiếng thế giới NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH, tức MẸ NẤM của Việt Nam đã được đề cử GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2018 bởi Tiến Sĩ MARC ARNAL, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, ở Edmonton, Alberta, Canada.

Chuyện định cư

FB Đỗ Duy Ngọc

1-6-2018

Trong tháng này, tui tiễn ba gia đình cùa ba người bạn đi định cư ở nước ngoài. Họ đều là những người thành đạt, giàu có ở Việt Nam. Rất thành đạt và tài sản tính đơn vị hàng triệu đô la.

Một bạn là doanh nhân, hai vợ chồng có tài sản khá lớn, nhiều bất động sản trên những khu phố vàng của Sài Gòn. Họ có ba đứa con đang tuổi lớn và đã có hai đứa đang học ở Mỹ. Gia đình anh đi diện EB5 định cư ở Mỹ.

Các Tiền Đề Của Cách Mạng Dân Chủ

Lê Minh Nguyên

1-6-2018

Cách mạng không phải tự nhiên mà đến, nó là một tiến trình tích luỹ lâu dài những phẩn nộ của nhân dân. Khi những phẩn nộ bị dồn nén đến mức tức nước vỡ bờ thì một sự kiện nhỏ nào đó cũng có thể châm ngòi, mà ít ai ngờ nó có tác động to lớn đến mức thay đổi một thể chế chính trị của quốc gia.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuyệt thực một tuần, mong bạn bè gửi thư trò chuyện

FB Trịnh Kim Tiến

31-5-2018

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng hai cháu ngoại Nấm, Gấu đi thăm con gái. Ảnh: Trịnh Kim Tiến

Quỳnh nói với mẹ: “Mẹ về nói với bạn bè con, có thương con thì viết thư gửi vào trại cho con, gửi qua đường bưu điện đến phân trại k4, phân đội 40, trại 5 Thanh Hoá”.

Đó là cách mà chị phản ứng lại việc trại giam “giam giữ” thư từ của chị một cách vô lý. Những bức thư chị viết về cho các con đều không đến được tay gia đình cho đến hôm nay.

Vaclav Havel Prize – Giải thưởng dành cho nghệ sỹ

FB Đỗ Nguyễn Mai Khôi

31-5-2018

Ca sỹ Mai Khôi tại Oslo. Ảnh: FB Đỗ Nguyễn Mai Khôi

Tôi phải chờ đến hôm nay, sau khi nhận giải thưởng, ngủ một giấc ngủ ngon, thức dậy, nhìn lại mình cẩn thận, nghĩ về tất cả những chuyện đã và đang xảy ra…để tin rằng đây là sự thật, không phải giấc mơ. Tôi hoàn toàn không ngờ rằng mình được nhận giải thưởng lớn như thế. Bộ ngoại giao Na-Uy đã ủng hộ và tài trợ cho giải thưởng này.

Những việc tôi làm cũng rất bình thường, tôi chỉ là một NGHỆ SỸ dám hát lên những gì mình cảm thấy, dám viết những gì mình nghĩ, dám lên tiếng trước những bất công, sai trái, SÁNG TÁC mà không cần phải trải qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Có lẽ, những bài hát của tôi, từng lời hát, từng note nhạc…vì đã được vang lên từ trái tim này, đến từ những cảm xúc thật này, giờ đây, đang từ từ được lan tỏa đến những trái tim khác.

Phản hồi luật sư Hà Huy Sơn và tiến sỹ Huỳnh Thế Du

Trung Nguyễn

31-5-2018

Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư đã nhiều lần nhận bào chữa cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đã có một câu hỏi gây tranh cãi trên trang Facebook của ông, đó là Chủ nghĩa xã hội (CNXH) Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và đang bành trướng thế lực trên toàn thế giới, vậy tại sao Việt Nam không thể xây dựng CNXH giống Trung Quốc và trở nên hùng mạnh như Trung Quốc?

Dự luật an ninh mạng: Ai cũng có thể trở thành… tội phạm

FB Mai Quốc Ấn

30-5-2018

Ảnh: internet

Nhiều người vẫn thờ ơ và không rõ dự luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng thế nào với cuộc sống nếu được thông qua. Xin cho ngay ví dụ: Chỉ một tin nhắn của Ban TGTW, các báo gần như đồng loạt im lặng vụ Thủ Thiêm. Giờ tới dự luật An ninh mạng, các báo vẫn tiếp tục lặng im. Hiếm hoi có những tờ báo lên tiếng cảnh báo về việc các ảnh hưởng của dự luật này.

Hoà giải để tiến lên

FB Nguyễn Lân Thắng

30-5-2018

Ảnh: internet

Mấy ngày nay trong đầu tôi cứ quanh quẩn những suy nghĩ về cuộc đấu tranh ở Việt Nam nhằm đòi hỏi các giá trị về quyền con người, về môi trường, về kinh tế và về tự do chính trị. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã có những dịch chuyển lớn, có những phản kháng rộng khắp từ mọi giới để đòi hỏi những điều này trong xã hội, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đất nước gì nhiều. Các hội nhóm đoàn thể trong nước hoạt động rất yếu ớt. Hơn 150 tù nhân lương tâm thuộc nhiều hội nhóm khác nhau cũng như một số người hoạt động độc lập đang bị bắt giam. Những người còn tồn tại ở bên ngoài thì sống vô cùng bất ổn trong sự đe doạ chờ chực hàng ngày. Các phong trào được thúc đẩy từ cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không có nhiều gì mới, không tạo ra sự cuốn hút hay liên kết thực sự với trong nước. Về phía nhà nước, công cuộc đốt lò rầm rộ mang danh nghĩa bài trừ tham nhũng dần lộ ra là một cuộc thanh trừng phe phái nội bộ. Các quan chức thì vẫn hàng ngày thốt ra những câu ngu ngốc trên truyền thông. Và nhân dân thì vẫn è cổ gánh chịu đủ thứ tai ương từ việc cưỡng chế đất đai, từ môi trường ô nhiễm, từ thuế phí tràn lan và từ rất nhiều điều bất ổn khác của xã hội. Câu hỏi đặt ra là Tại sao? Bao giờ? Làm thế nào? Để những mong ước này của người dân thành hiện thực.

Nhu cầu cấp bách một cơ quan thăm dò dư luận

Blog VOA

Bùi Tín

30-5-2018

Một chính quyền dân chủ tiến bộ luôn có nhu cầu tìm hiểu, bắt mạch dư luận quần chúng rộng rãi, thăm dò nhận thức, nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh đường lối chính sách của mình cho phù hợp.