Cuộc đấu tranh đầu tiên đòi lại đất trong lịch sử bang giao Việt – Trung (Phần 3)

Hồ Bạch Thảo

23-11-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Ngoại giao đòi lại đất: các phái đoàn Lý Kế Nguyên, Đào Tông Nguyên

Người xưa có câu “Tiên lễ hậu binh”, có ý khuyên dùng nghi lễ ngoại giao trước, nếu không có kết quả mới phải dùng binh. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, đôi khi phải dùng binh biểu dương lực lượng khiến đối phương bối rối, mới đề nghị giải pháp ngoại giao.

Giáo dục là sự thành công rực rỡ của đảng nhưng là mối nguy cho an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

27-11-2018

Sự việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2, trường THCS Duy Ninh, tỉnh Quảng Bình, cho cả lớp tát “hội đồng” học sinh Hoàng Long Nhật, bị đội Cờ đỏ báo cáo là “nói tục”, đang khiến dư luận dậy sóng. Đáng nói hơn, bản thân cô giáo Thủy là người trực tiếp tát cuối cùng. Trước đó, cô Thủy ra lệnh cho các em học sinh khác phải tát mạnh vào mặt em Nhật, chứ không được tát nhẹ lấy lệ.

Hồ sơ chống tham nhũng ở Việt Nam và bài học vay nợ Trung Quốc

FB Phương Thơ

27-11-2018

Có lẽ đây là câu chuyện khá bi kịch và có thể nói là bi hài kịch về câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại là Chủ tịch kiêm Tổng bí thư nước CHXHCN VN. Và cũng có thể nói là về chức vụ lãnh đạo quốc gia thì ông Nguyễn Phú Trọng này có lẽ đang là nhân vật lãnh đạo có quyền lực nhất thế giới, tính cho từng quốc gia đó, thậm chí là còn quyền lực hơn cả ông Tập Cận Bình bên TQ. Tức là tôi tính cho chức vụ giới hạn quyền hành trong một quốc gia đối nội đó.

Nhân đọc lại hồ sơ chủ quyền HS và TS của TQ…

FB Trương Nhân Tuấn

26-11-2018

Học giả TQ có “niềm tin” là “ngàn năm trước TQ là một quốc gia đi biển lớn. TQ là quốc gia đầu tiên phát hiện, khai khác và quản lý các quần đảo HS và TS ở Biển Đông”. Hồ sơ của TQ ghi chắc điều này như đinh đóng cột.

Nhưng vụ “TQ là quốc gia đi biển lớn” có đúng hay không, việc này không nói lên được điều gì. Bởi vì các nước chung quanh, hàng ngàn năm trước, họ cũng là những giống dân đi biển, sống bằng nghề biển. Họ có thể là những quốc gia nhỏ hơn, nhưng chắc chắn người dân các quốc gia này rành Biển Đông hơn dân TQ. Họ sống kế cận Biển Đông. Họ đi thuyền ra các đảo, họ lặn ngụp bắt cá, bắt ốc, bắt rùa… ở các đảo, các bãi đá đó. Sau này, thế kỷ 17, thế kỷ 18, dân VN mỗi năm ra các đảo, ngoài việc đánh bắt hải sản, còn có việc thu lượm các xác tàu chìm đã bị sóng đánh trôi dạt vào các đảo đó.

Cuộc đấu tranh đầu tiên đòi lại đất trong lịch sử bang giao Việt – Trung (Phần 2)

Hồ Bạch Thảo

23-11-2018

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Nhà Tống kinh doanh vùng đất mới chiếm, nhưng bị nước Đại Việt gây áp lực.

Chúng ta đang ở thế kỷ bao nhiêu?

Nhân Trần

22-11-2018

Hôm nay tình cờ tôi đọc được trong sách một câu nói khiến tôi phải suy ngẫm “thế giới bước sang thế kỷ XX từ năm 1914” – đó là năm bắt đầu Thế chiến thứ Nhất. Kể từ đó, mọi thứ thay đổi, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chiến tranh thay đổi chóng mặt. Rồi sau đó chính những thứ đó trở lại phục vụ cho cuộc sống của con người. Vậy là không phải cứ bước qua hai con số 0 là bắt đầu một thế kỷ mới mà phải trải qua một biến cố làm chấn động thế giới thì thế kỷ mới mới thực sự bắt đầu. Con số chỉ là các con số mà thôi. Sự kiện mới là trên hết.

Ngoài mặt tươi cười – Trong bụng dao găm

Phạm Trần

21-11-2018

Đã có những chỉ dấu, Cộng sản Việt Nam chỉ còn ngoài mặt giữ chuyện Biển Đông để được sống chung hòa bình với Trung Cộng. Chuyện này đã xảy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.

Mùi của đất

FB Trịnh Kim Tiến

18-11-2018

Trước đây tôi nghĩ không nên căm ghét một điều gì quá, điều đó sẽ khiến mình trở nên tiêu cực và cực đoan. Nhưng ngày hôm nay nhìn quê hương với những hoang tàn đổ nát tôi không thể kìm nổi sự căm ghét chế độ trong lòng mình. Ngay lúc này, khi viết những dòng này tôi đang ghét chế độ CS vô cùng.

Phiếm chuyện chức danh: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước”

Lê Thiên

16-11-2018

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đột tử ngày 21/9/2018. Bà Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lên “quyền chủ tịch nước” chưa nóng đít thì ngày 03/10/2018, Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đoạt ngang chức Chủ tịch nước với 100% “phiếu thuận” từ BCH Trung Ương Đảng CSVN – bao gồm cả cái phiếu “người bầu tự bầu chọn mình”, phiếu của cử tri Nguyễn Phú Trọng bầu ứng viên Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước! Thế mới nên “một trăm phần trăm, em ơi!”

Cuộc đấu tranh đầu tiên đòi lại đất trong lịch sử bang giao Việt – Trung

Hồ Bạch Thảo

16-11-2018

 [Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country. J.F. Kennedy. Xin đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.]

Lý Nhân Tông là vị vua giữ ngôi cao lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, với 56 năm trị vì, đất nước được thái bình thịnh vượng; lại có các tướng giỏi như Thái phó Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt phụ giúp, lập nên võ công hiển hách, phạt Tống, bình Chiêm; khiến lân bang phải nể sợ.

Koh Kong – Lưỡi Bò che lấp nẻo quê hương

Lê Minh Nguyên

15-11-2018

Cảng nước sâu Koh Kong đang được Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân. Phó tổng thống Mike Pence được dự trù sẽ lên tiếng trong chuyến đi dự thượng đỉnh ASEAN ở Singapore và APEC ở Papua New Guinea giữa tháng 11/2018 này. Tuần qua trong cuộc họp 2+2 ở Washington, Mỹ yêu cầu TQ gỡ bỏ tên lửa ở Biển Đông.

Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông

Phạm Trần

15-11-2018

Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.

Hoa Nam tình báo cục – Anh là ai? (Phần 3): Hoa Nam phân cục

FB Duan Dang

20-10-2018

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Năm 1939, Bộ Xã hội, tiền thân của Bộ An ninh quốc gia và Bộ Công an, và cả tình báo quân sự Trung Quốc, ra đời, với Khang Sinh là bộ trưởng, Lý Khắc Nông là thứ trưởng thường trực và Phan Hán Niên là thứ trưởng.

Huyền thoại tình báo Phan Hán Niên chủ yếu giám sát hoạt động đào tạo điệp viên ở Diên An và một số học trò của ông sau này đã theo ông đến Hồng Kông và Thượng Hải. Sau khi Phan Hán Niên trở lại địa bàn quen thuộc là Hồng Kông vào tháng 4.1939 để chữa bệnh mắt, giới lãnh đạo ở Diên An yêu cầu ông ở lại đây và giám sát việc tổ chức cơ quan tình báo ở phía nam có tên Hoa Nam Tình báo Cục, trên cơ sở hợp nhất các mạng lưới ở Thượng Hải, Hồng Kông Ma Cao và Quảng Đông như chúng ta đã biết.

Hai sự kiện – hai lời bình về ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Biển Đông

FB Lưu Trọng Văn

10-11-2018

1. Sự kiện thứ nhất

Liên quan đến cuộc đấu tố ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại QH khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm… khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng:

“Chúng tôi nhận thức được việc chấp hành quy định của Đảng là rất cần thiết, là trách nhiệm của tất cả đảng viên. Kể từ giờ phút này, đề nghị báo chí không phỏng vấn và đưa tin tất cả vấn đề liên quan đến sự kiện này, liên quan đến tôi.

Những câu chuyện tôi có thể tâm sự, nói chuyện với ai đó ở ngoài lề, không coi đó là phỏng vấn. Đề nghị các bạn không đăng tải những vấn đề này nữa, để chờ ý kiến, quyết định của Đảng đoàn Quốc hội.

Ban Dân nguyện cũng không có chỉ thị hoặc cho phép tôi trả lời phỏng vấn báo chí. Có nghĩa là, tôi phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng đoàn Quốc hội.

Tôi chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn báo chí”.

Lời bình của gã: Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách ĐBQH đại diện cho dân của ông ở đâu?

Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok!

Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không OK?

Gã đã làm khó cho ông quá rồi. Lựa chọn nào đây? Gã mà là ông, gã sẽ theo lời khuyên rất chi là đúng của bác cả tổng tại Hội nghị Trung ương đảng của ông vừa qua: là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.

Xong. Chọn lựa đi thưa ông ĐBQH có cùng họ Lưu với gã.

2. Sự kiện thứ hai

Ngày 9.11 diễn ra cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Trong cuộc gặp bàn về an ninh này, Ngoại trưởng Pompeo đã yêu cầu Trung Quốc ngưng quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết đối với khu vực này” – Pompeo nhấn mạnh.

Lời bình của gã: Một tin tức vô cùng quan trọng đối với đất nước gã, gã ngạc nhiên thấy rất ít báo chính thống hàng đầu đưa tin hoặc giật tít trang nhất.

Lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống phải vồ ngay phát biểu này của ngoại trưởng Mỹ về chủ quyền Biển Đông – vấn đề sống còn của nước gã để làm tin quan trọng hàng đầu chứ!

South China Sea hay East Sea?

FB Lê Minh Phiếu

10-11-2018

Một hội thảo vừa được Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 8-9 tháng 11 tại Đà Nẵng với tựa đề tiếng Anh là “The 10th South China Sea International Conference – Cooperation for Regional Security and Development”.

Vấn đề chủ quyền biển đảo: Pháp nhân “quốc gia” đâu thể “tự phong” mà có?

FB Trương Nhân Tuấn

10-11-2018

Phần lớn, nếu không nói là “hầu hết”, các “học giả” Việt Nam nghiên cứu về Biển Đông đều có chung quan điểm rằng nếu “có hai quốc gia Việt Nam trong chiến tranh 1954-1975” thì việc “tranh biện pháp lý” với TQ sẽ có lợi hơn. Quan điểm này nguyên thủy đến từ các “học giả” thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông như quí ông TS Dương Danh Huy, GS Phạm Quang Tuấn, GS Hoàng Việt v.v… xuất hiện khoảng đầu năm 2013. Ý kiến này chỉ có mục đích phản biện lại quan điểm của tôi (đã có từ hơn 15 năm nay), về sự cần thiết của việc “hòa giải quốc gia” để “kế thừa di sản VNCH”.

Những tiếng cười khả ố tát vào lòng yêu nước

FB Nguyễn Văn Miếng

9-11-2018

Hôm nay ngày 9/11/2018, Tòa án nhân dân Đồng Nai đã xử y án 15 thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018, với mức án từ 8 đến 18 tháng tù.

Vấn đề chủ quyền biển đảo: Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa với “tư cách pháp nhân nào”?

FB Trương Nhân Tuấn

9-11-2018

Đã nhiều lần tôi lên tiếng cảnh báo rằng nếu nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa đã từng là “một quốc gia” thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa xem như “kết thúc”. Thật vậy, nếu VNCH có “tư cách pháp nhân” là một “Quốc gia – Etat”, thì cuộc chiến tranh Nam-Bắc là một cuộc “chiến tranh quốc tế”, quốc gia VNDCCH xâm lăng quốc gia VNCH. VNCH thua, quốc gia “giải thể – dissolution”, lãnh thổ đơn thuần “sáp nhập” vào quốc gia VNDCCH, không có kế thừa. TQ chiếm Hoàng Sa (vào các năm 1956 và 1974) là chuyện riêng của hai quốc gia VNCH và TQ. VNDCCH là quốc gia đứng ngoài, như các nước khác trong khu vực Thái lan, Mã Lai, Indinésie… Các nước này tư cách gì lên tiếng tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa với TQ?

Soi Thông điệp của Quốc vương nước Đông Lao, ngày nhậm chức

Nguyễn Tiến Dân

8- 11- 2018

1- Xứ Cù lần, nằm ở phía đông của nước Lao. Vì thế, những người thích đùa, gọi nó là nước Đông Lao. Xứ ấy, người dân vốn cần cù và lương thiện. Xứ ấy, “ruộng đất phì nhiêu/ đủ 4 mùa hoa trái”. Xứ ấy, “rừng vàng – biển bạc”. Lại có thêm “núi Trường sơn vĩ đại”, để tựa lưng và có cả “bờ biển rộng bao la” trải dài trước mặt. Cái thế “tiền thủy – hậu sơn” đó, dân tộc nào cũng muốn có, để làm không gian sinh tồn. Nhà quân sự nào cũng muốn chọn, để xây dựng thế trận phòng thủ liên hoàn và vững chắc. Nào chỉ có vậy, sát sàn sạt trước hiên nhà, là cái tuyến hàng hải nhộn nhịp vào bậc nhất của thiên hạ. “Nhất cận thị – nhị cận giang”. Hơn cả giang, ở đây, là biển. Dưới cõi trần gian, thử hỏi, mấy nơi hội tụ đủ những điều kiện thuận tiện, cả về Tự nhiên và Xã hội, như thế?

Sáng kiến của Tập, một cái bẫy

FB Đỗ Ngà

6-11-2018

“Một vành đai, một con đường” là một sáng kiến của Tập nhằm biến Trung Cộng thành một quốc gia gây ảnh hưởng lên một group rộng lớn. Như ta biết, Hoa Kỳ đứng trong group nào thì cầm trịch group đó. Mới đây, Mỹ rút khỏi Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP thì group này xìu nay, CPTPP chỉ là sự vớt vát. Cho nên Trung Cộng cũng muốn lập ra một group mà trong đó chính Trung Cộng làm chủ cuộc chơi.

Người Trung Quốc gom đất tại Sài Gòn, toà xử người Việt thua kiện

FB Dương Đại Triều Lâm

31-10-2018

Phát hiện người Trung Quốc đứng đằng sau giao dịch mua đất, người đàn ông hủy hợp đồng nhưng bị tòa xử thua kiện. Gần 1000 m2 đất nằm vị trọng yếu tại Sài Gòn rơi vào tay “người nước lạ”.

Núp bóng doanh nghiệp Việt Nam mua đất

Ngày 18 tháng 11 năm 1992, ông Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1942) lập hợp đồng mua bán căn nhà và quyền sử dụng đất tại số 99/8 Nơ Trang Long (phường 11, quận Bình Thạnh) cho Xí nghiệp Liên hiệp Luyện cán thép Việt Nam (nay là Tổng Công ty Thép Việt Nam, viết tắt SSU). Toàn bộ diện tích 880 m2.

Trước họa mất nước, chúng ta là một

FB Đỗ Ngà

26-10-2018

Có một điều cần nhìn nhận khi ngoại xâm đe doạ, lòng dân sôi sục. Những cuộc biểu tình tình đông đảo đã diễn ra đều là những cuộc biểu tình có dính tới yếu tố Trung Quốc. Từ vụ dàn khoan HD981, đến Formosa, Luật Đặc Khu đều như thế. Khi lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm, người Việt sẵn sàng đứng lên, đây là yếu tố có trong đặc tính dân tộc đã ngàn năm. Nó giúp dân tộc ta đuổi giặc và giữ nước.

Các Cuộc Tranh Quyền Tại Sài Gòn – CIA và Chính Phủ Ngô Đình Diệm

Tác giả: Thomas L. Ahern, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

26-10-2018

Lời dịch giả: Ngày 26 tháng 10 năm 2018 là kỷ niệm 62 năm ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến công bố Hiến Pháp thành lập Chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà. Trong khi phe thắng cuộc đến nay vẫn còn tuyên truyền chế độ miền Nam là tay sai cho đế quốc Mỹ, ông Ngô Đình Diệm được Mỹ trọng dụng và cho phép Mỹ xâm lăng, thì tài liệu mới giải mật của CIA chứng minh ngược lại: Tổng thống Diệm không được Tổng thống Eisenhower tín nhiệm trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Đừng tự mình chui dần vào rọ

FB Nguyễn Ngọc Chu

20-10-2018

Tổng thống Nga Putin đang thúc đẩy thanh toán song phương không sử dụng đồng Đô la do bị Mỹ và phương Tây cấm vận quá ngặt nghèo. Nhưng đó là thanh toán qua ngân hàng. Khác xa với thanh toán tiền mặt ở biên giới Việt – Trung mà Thông tư số 19/2018TT-NHNN pháp định hóa. Hệ lụy của Thông tư số 19/2018TT-NHNN đang còn trùng điệp phía trước mà những người cho ra đời nó không thể tiên liệu hết.

Đúng một tuần, Thông tư số 19/2018TT-NHNN ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có hiệu lực. Không phải gió Bấc mà cái rét ớn tủy xương của đồng Nhân dân tệ đang bắt đầu tràn qua biên giới.

Luật An Ninh mạng – Tiếng chuông bắt đầu

FB Đỗ Ngà

18-10-2018

Lâu nay chúng ta hình dung việc bán nước là hình thức trao đất nước này cho Trung Cộng ngay lập tức kiểu bán một chiếc ô tô. Kỳ thực, không phải vậy. Đất nước là một thực thể rất lớn và phức tạp. Nếu buôn bán kiểu đơn giản như vậy thì sẽ sinh rắc tối. Đó chính là sự bùng nổ phản ứng của dân chúng. Điều đó sẽ đưa đến nguy cơ thất bại kế hoạch. Cho nên, sự chuyển giao phải từ từ từng bước cho thật êm và thật gọn.

Công an và quân đội phải làm gì trước nguy cơ mất nước?

FB Đỗ Ngà

17-10-2018

Trong ĐCS, tôi không tin tất cả đều hèn nhát. Suốt 3 đời trưởng ban tuyên giáo gồm Tô Huy Rứa – Đinh Thế Huynh – Võ Văn Thưởng đều chỉ đạo báo chí nhất quán dùng từ “tàu lạ” để chỉ tàu Trung Quốc. Tôi không cho cả 3 ông đó đều hèn. Bằng chứng là Đinh Thế Huynh đã bị hạ độc, nghĩa là ông không muốn về hưu non mà dám đánh cược sinh mạng mình để đấu đá với đồng chí. Kẻ này theo tôi nghĩ không hèn đâu. Vì hèn thì đã chấp nhận về hưu non để khỏi chuốc lấy hoạ sát thân.

Chuẩn bị

FB Đỗ Ngà

16-10-2018

Việt Nam đã áp dụng giao dịch Nhân Dân Tệ giao dịch tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Khi kinh tế ngày càng phụ thuộc Trung Cộng thì xem như việc mở rộng giao dịch Nhân Dân Tệ ra toàn mảnh đất chữ S này chỉ còn là vấn đề thời gian.

Kéo mây che lấp ánh mặt trời

Lò Văn Củi

15-10-2018

Anh Sáu Nhặt thắc mắc:

– Hình như có người rất khoái nghe chửi hay sao á ta?

Lính tráng Việt Nam có mặt khắp nơi, ngoại trừ một nơi

Lò Văn Củi

12-12-2018

Anh Bảy Cà khịa nói:

– Thiệt tình, riết rồi không biết người mình có sáng tạo nỗi được cái gì không nữa. Có mỗi cái kịch bản phim về bộ đội, về người lính cũng phải đi mua bản quyền.

Tâm linh: Nhận thức và hành xử thế nào cho đúng?

KTS Trần Thanh Vân

8-10-2018

Ngày 25/6/2018, tôi đã có bài Lịch sử đích thực phải được trân trọng đăng trên báo Tiếng dân, thì mấy ngày sau đó, lác đác có người liên lạc với sư cô Diệu Nhân xin được đóng góp công đức để hoàn thiện việc xây dựng ngôi chùa Khai Phúc và đặc biệt, vào ngày 2/7, đại tướng Phạm Văn Trà, cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã gặp ông Lê Doãn Hợp cựu Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, bàn về tính nghiêm trọng của sự việc này, rồi cả đoàn kéo lên Thiền viện Tây Thiên thỉnh Thiền sư Minh Tịnh…. Và trưa ngày 3/7, dưới trời nắng chang chang, vị đại tướng trên 80 tuổi đã thân chinh vượt trên 100 km đến khảo sát hiện trạng tại chùa Khai Phúc.