Sẽ vớt được hay cứ chìm xuồng mãi?

Phạm Trần

19-10-2017

Ngày 3/10/2017 vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã quyết định sẽ công khai cho dân biết khối tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc diện phải khai để gọi là “đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ”, nhằm cứu đảng khỏi tan và giữ được cầm quyền.

Quyết định số 99-QĐ/TW do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư ký ban hành đã đề ra những “Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân” trong công tác mới này.

Bị gỡ bài, một nhà báo xin từ chức?

FB Nguyễn Hoài Nam

18-10-2017

Sáng 17.10, báo điện tử Nhà báo & Công Luận có bài viết rất hay “Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!”, tác giả là Thành Vĩnh Hồng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Vĩnh, Phó trưởng phòng báo điện tử Báo Nhà báo & Công Luận. Tuy nhiên, bài báo chỉ tồn tại đến tối thì 404. Hiện nay tất cả các trang đều không tồn tại bài báo này.

Đáng chú ý, có lẽ tác giả bài báo này vì bức xúc trước bài bị gỡ vô lý, lập tức làm đơn xin thôi, không giữ chức phó trưởng phòng báo điện tử, Báo Nhà báo & Công Luận.

Tại sao Bộ Chính trị phải thay thế Tổng Thanh tra Chính phủ?

Công Lý

18-10-2017

Ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính Phủ. Ảnh: báo GT

Sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào ngày 11/10, Thường vụ Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị thủ tục miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT của ông Trương Quang Nghĩa (chuyển sang làm Bí thư Đà Nẵng) và miễn nhiệm vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ của ông Phan Văn Sáu (chuyển về làm Bí thư Sóc Trăng) để trình ra kỳ họp tới của Quốc hội vào nửa cuối tháng 10.

Việc miễn nhiệm ông Trương Quang Nghĩa là hệ quả của việc ông Nghĩa được Đảng phân công thay ông Nguyễn Xuân Anh tại Đà Nẵng, còn việc thay thế ông Phan Văn Sáu là một quyết định khá đột ngột của Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 6: Quyết định “không hồi tố” có đúng luật?

Nguyễn Đăng Quang

17-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng (giữa) trả lời cử tri Hà Nội sáng 12/10. Ảnh: Lâm Hoài/ báo TT

Người dân kỳ vọng Hội nghị Trung ương 6 ĐCSVN (Khóa XII) sẽ bàn và ra nghị quyết về những vấn đề quan trọng, trong đó có 3 chủ đề: Một là lộ trình cụ thể về chủ trương “tinh giảm biên chế” mà trọng tâm là việc “nhất thể hóa” bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Hai là đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng (nhóm lò đốt củi tươi). Ba tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức sau việc Trịnh Xuân Thanh “về nước xin đầu thú”, dẫn đến việc Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với VN, khiến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và VN (EVFTA) có thể bị đình hoãn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang bị các nhóm lợi ích thân hữu chi phối?

Lê Anh Hùng

16-10-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) nói chuyện với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Nguồn: Zing

Từ chuyện đại gia Vũ Văn Tiền…

Cuối tháng Tám vừa qua, truyền thông Việt Nam, cả “lề đảng” lẫn “lề dân”, đều xôn xao trước thông tin đại gia Vũ Văn Tiền, ông chủ tập đoàn Geleximco, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian 3-5 năm.

Bò, rừng, chủ tịch tỉnh và vàng

FB Mai Quốc Ấn

16-10-2017

Có hai đoàn thanh tra quan trọng đã vào Phú Yên năm nay: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Thanh tra Chính phủ. Do nội dung thanh tra quá nhiều nên bài viết này chỉ xin viết về vấn đề nóng nhất: Phá rừng.

Phú Yên có 41 dự án đã thực hiện hoặc có nhu cầu phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án, với tổng diện tích đất cần thu hồi là 1.341,55 ha. Trong tổng số dự án nêu trên thì có 4 dự án đang triển khai và 37 dự án đã và đang triển khai thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng 725 ha rừng. 39/41 dự án không phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trái quy định của Chính phủ.

“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”

FB Phạm Dương Ngọc

16-10-2017

Tìm được đứa bé và người mẹ chôn vùi trong đất, trong vụ lở đất ở xóm Khanh, Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Linh

Đây là hình ảnh người mẹ ôm con khi lở núi ở Tân Lạc – Hòa Bình. Có tổng số 18 người bị vùi lấp trong trận lở núi kinh hoàng ở bản Khanh.

Mới cách nay độ 2 tháng, Phóng viên Kim Thược Hoàng có loạt điều tra về vụ việc phá cả ngàn hecta rừng đầu nguồn ở Tân Lạc. Phỏng vấn quan chức, toàn câm như hến, nói “Chư pâu”, rồi quay mặt đi khi chụp hình. Quan chức lên báo mà nhìn như kẻ gian. Mình xuất bản được 1-2 bài gì đó, rồi nghỉ phép.

Năm nay thảm họa xảy ra khắp nơi, là hệ quả của tình trạng phá rừng đầu nguồn suốt nhiều năm qua. Rừng đầu nguồn không còn, mưa lớn, nước chảy khủng khiếp, nên lũ quét với lở núi cũng là tất yếu.

Tham nhũng lòng tin và áp đặt lòng tin – tội chưa xét xử

FB Nguyễn Ngọc Chu

15-10-2017

Ảnh: internet

1. Sức mạnh lòng tin

Lòng tin của nhân dân là bảo bối vô cùng quý giá bởi nó có sức mạnh vô địch. Lòng tin là vũ khí thần kỳ mà các anh hùng hào kiệt đã dựa vào để dựng nước và giữ nước.

Nhờ có được lòng tin của nhân dân mà Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt, Trần Hưng Đạo ba lần đại phá quân Nguyên, Lê Lợi bao vây triệt hạ quân Minh tại thành Đông Đô, còn Tây Sơn Nguyễn Huệ hủy diệt 20 vạn quân Thanh tại Đống Đa Thăng Long.

Tòa sợ sự thật?

Lao động Nghệ An

Phạm Xuân Cần

13-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga tại tòa. Ảnh: VNN

Nói cho vuông: Sự kiện ngày 5/10/2017, trong phiên tòa hình sự xét xử bà Châu Thị Thu Nga, cựu đại biểu Quốc hội, lừa đảo chiếm đoạt 350 tỷ đồng, Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội đã không cho bị cáo Thu Nga khai về việc như bà ta nói là đã chi 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) để “chạy” ĐBQH, là sự kiện hiếm có trong lịch sử tố tụng.

‘Đã nhúng chàm liệu còn rửa được không?’

BBC

12-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Bài phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 hôm thứ Tư có những điểm gây ‘khó hiểu’, theo một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Bình luận về Hội nghị vừa kết thúc sau bảy ngày làm việc và đặc biệt về diễn văn bế mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, hôm 12/10/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC:

Vòng luẩn quẩn hay tầm nhìn của ngài Tổng Bí thư?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

12-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Hội nghị Trung ương 6 khoá XII diễn ra đầu tháng 10 trong bối cảnh bầu không khí chính trị trong nước, khu vực và quốc tế đang ẩn chứa những biến chuyển khó lường.

Một trong những trọng tâm bàn thảo của hội nghị là việc “tinh gọn bộ máy”, như lời kêu gọi ra chiều cấp thiết của TBT Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc.

Quan mất tiền, dân cứ “suy diễn”!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

12-10-2017

Đoàn Thanh tra môi trường ở Long An

(VNTB) Hôm 3/10/2017, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói về vụ phó kiểm soát môi trường Nguyễn Xuân Quang làm trưởng đoàn đi thanh tra môi trường ở Long An bị mất tiền: “Vụ việc sẽ được công an điều tra làm rõ dư luận không nên suy diễn”…

‘Dựng phim’ giữa công đường

Blog VOA

Trân Văn

11-10-2017

Phiên tòa xử bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh chụp màn hình.

Ngày 9 tháng 10, hệ thống truyền thanh giúp báo giới theo dõi cuộc tranh luận giữa các luật sư và công tố viên trong phiên xử bà Châu Thị Thu Nga và chín thuộc cấp bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 348 tỉ đồng lại tiếp tục bị… trục trặc.

Theo tường thuật của báo giới Việt Nam thì trục trặc lại xảy ra đúng vào lúc luật sư bào chữa cho một trong mười bị cáo đề cập đến chuyện chi tiền “chạy chọt” thành ra các nhà báo theo dõi phiên xử không đủ thông tin để tường thuật với công chúng.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 4: một câu chuyện buồn)

David Tran Hieu

11-10-2017

Lời mở đầu: Các bài đã đăng: Phần 1 “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, về Nguyễn Đình Việt thăng tiến Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2: về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh; Phần 3 về Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiêp, bê bối cổ phần hóa… phần nào cho bạn đọc thấy được sự tùy tiện và hậu họa của công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng để lại.

Phần 4 của chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, sẽ đề cập đến một câu chuyện buồn ít năm trước. Con số 4, bản thân nó không có tội, nhưng tâm lý của người Á Đông muốn tránh nó vì gần với nghĩa của chữ “tử”trong âm Hán – Việt…

Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có làm hợp lòng dân để bảo vệ được chế độ và Đảng?

FB Nguyễn Ngọc Chu

11-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AFP/BBC

Nếu không trị được những kẻ tham nhũng với tội trạng rành rành tày trời, mà lại để cho chúng nghênh ngang trong phòng họp Diên Hồng trước mắt hơn 90 triệu nhân dân thì Đảng sẽ không có được lòng dân.

Phát biểu bế mạc Hội nghị 6 vào sáng 11/10/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.

Ông Trọng đốt lò để giành thế “độc tôn”

FB Trương Nhân Tuấn

10-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: cắt từ ảnh internet

Vụ “đốt lò chống tham nhũng” của ông Trọng chỉ mới “nổi lửa” lên vài tháng, nhưng công cuộc cóp nhặt củi đã bắt đầu từ nhiều năm trước, chính xác từ lúc người ta biết tới “những giọt nước mắt” của tổng bí thư.

Rồi ai công bằng với dân (?!)

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-10-2017

Ảnh: Zing

Chủ đầu tư trạm thu phí BOT (Cai Lậy) vừa được báo Người Lao Động tạo điều kiện lên tiếng để mong “dư luận đối xử công bằng”, tựu trung có mấy ý chính.

1. Rủi ro khi kinh doanh đầu tư không lường trước.

2. Địa phương có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự cho trạm thu phí.

Chuyện ‘khó tin’ ở Bộ Y Tế CSVN: ‘Không có ai nhận quà sai quy định’

Người Việt

10-10-2017

Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến báo cáo “không có ai nhận quà sai quy định.” Ảnh: AFP/Getty Images

Bộ Y Tế CSVN gửi báo cáo tới Thanh Tra Chính Phủ cả quyết “cho đến nay chưa có trường hợp nào ở bộ này nhận quà tặng sai quy định,” báo chí tại Việt Nam đưa tin hôm Chủ Nhật.

Các tờ Tuổi Trẻ, VietNamNet và VNExpress tường thuật tóm tắt lại nội dung bản “Báo cáo phòng chống tham nhũng 9 tháng đầu 2017” của Bộ Y Tế CSVN như trên sau khi bộ này “có văn bản gửi các cơ quan cấp cục và vụ yêu cầu báo cáo việc tặng quà và nhận quà tặng không đúng quy định trong dịp Tết.”

Theo các nguồn tin trên, bản báo cáo của Bộ Y Tế nhìn nhận “việc kê khai tài sản, thu nhập chưa phát huy hiệu quả, chủ yếu là quản lý bản kê khai, chưa kiểm tra xác minh chênh lệch giữa thực tế và bản kê khai, chỉ kiểm tra khi có khiếu nại, tố cáo nhưng cho đến nay chưa có ai ở Bộ Y Tế phải kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập.”

Thà một lần đau

FB Mai Quốc Ấn

10-10-2017

Ảnh: CafeF

Nhân vật thú vị nhất chính trường Việt Nam hiện nay, thậm chí từ 1975 đến nay, là ông Nguyễn Phú Trọng. Từ ngày đầu nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng có một phát ngôn mà đến nay làm tất cả bất ngờ: “Tôi không muốn để lại dấu ấn.”

Câu nói ấy bị nhiều người mổ xẻ theo hướng không tích cực, thậm chí là châm biếm. Nhưng cũng không nhiều người nhận ra ông Trọng có một mục đích khác ngay từ đầu: chỉnh đốn Đảng.

Phân tích đầu tư làm Đại biểu Quốc Hội

Đỗ Thành Nhân

10-10-2017

Ảnh minh họa.

Sự kiện bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để “chạy” Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cụ thể như thế nào thì pháp luật và công luận đánh giá. Có người đặt câu hỏi “chi 30 tỷ chạy ĐBQH để làm gì?” Bài viết dưới đây chỉ phân tích dưới góc độ đầu tư.

Thực tế không thể phủ nhận là đầu tư từ vốn ngân sách hay tài nguyên quốc gia là một miếng bánh mà không dễ ai cũng được chia phần. Theo quy định pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có tình hình tài chánh lành mạnh, có đủ năng lực, kinh nghiệm và tham gia đấu thầu công khai. Nhưng thực trạng lại không như vậy; nhiều gói thầu, dự án ngay từ giai đoạn đề xuất đầu tư đã xác định được doanh nghiệp thực hiện.

Cử tri Đồng Nai đòi bãi nhiệm đại biểu quốc hội

BBC

8-10-2017

Dù đã bị kết luận là vi phạm Luật tham nhũng nhưng bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn là trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, đang phải đối mặt với sức ép từ cử tri, khi nhiều người lên tiếng đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà, theo báo Tuổi Trẻ.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận bà Thanh đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và các quy định đảng viên không được làm.

Cần khởi tố, điều tra dấu hiệu đưa – nhận hối lộ trong vụ Nguyễn Xuân Anh

Giáo dục VN

Thiêm Minh

8-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh sau khi bị cách chức. Ảnh: internet

“Một cán bộ suy thoái đến mức như vậy không nên để họ tham gia vào công tác quản lý. Thậm chí nếu làm quyết liệt hơn nữa, người ta có thể bị khai trừ Đảng”.

Kỷ luật cán bộ thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng 

Bộ Chính trị vừa quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.

Trung Quốc và Việt Nam: Còn đảng, còn tham nhũng?

Luật Khoa

Đoàn Nhã An

7-10-2017

Tranh biếm họa Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi” của Adolfo Arranz – SCMP.

Năm 2012, Xi Jinping (Tập Cận Bình) trở thành người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay lập tức, Xi đã đẩy mạnh chiêu bài chống tham nhũg với câu khẩu hiệu “đả hổ diệt ruồi”, mà ngay cả người dân Việt Nam cũng nghe quen tai. Noi theo gương “nước bạn”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, “ném chuột không vỡ bình”. Nhưng cho dù là hổ, ruồi, hay chuột, thì sự thật vẫn là năm năm qua, từ 2012-2017, tình hình chống tham nhũng ở cả hai quốc gia đều không được lạc quan cho lắm.

Chuyện quốc gia

FB Luân Lê

6-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ông Tổng bí đã nói:
“Xấu hổ và xót xa
Khi cán bộ đục vét
Tài sản của nước nhà”

Ông Phó tổng thanh tra:
“Cơ quan chống tham nhũng
Cũng có chuyện tiêu cực”
Làm sao ta đánh ta?

Không phải củi nào cũng đưa vào lò

Cali Today

Người Quan Sát

6-10-2017

Trước tòa, bà Châu Thị Thu Nga không được khai ra những lãnh đạo nào đã nhận số tiền 1,5 triệu Mỹ kim để giúp bà trở thành Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tuổi Trẻ

Vietnam – Cali Today News – Để nói về công cuộc chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng-Tổng Bí thư đảng CSVN đã từng phán: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Câu nói này hàm ý rằng, tất cả những cán bộ, đảng viên một khi đã vi phạm, dính líu đến tham nhũng, hối lộ đều bị xử và không hề có “vùng cấm” trong việc xử lý. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy. “Củi” đưa vào lò đều có sự chọn lựa kỹ càng, không phải “củi” nào cũng được ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm đưa vào “lò”.

Dẫn lại diễn tiến phiên tòa xét xử bà Châu Thị Thu Nga-Đại biểu Quốc hội CSVN khóa 14, người đã can tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng, diễn ra vào ngày 5/10 được báo Tuổi Trẻ cho biết, luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bà Nga đã đặt câu hỏi liên quan đến số tiền 1,5 triệu Mỹ kim mà bà này trước đó đã khai dùng để đút lót để trở thành Đại biểu Quốc hội. Ông hỏi:

Họ đã “lẻn” vào Quốc hội?

FB Nguyễn Tiến Tường

6-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh: Báo PLTP.

“Chúng tôi tin Châu Thị Thu Nga vì danh Đại biểu Quốc hội”- một câu nói gói gọn vụ lừa đảo 384 tỷ đồng liên quan đến bà nghị Nga.

Không tin thế nào được khi chưa đầy 500 con người đại diện cho hơn 90 triệu con người để lập pháp, để duy trì mạch sống cho một quốc gia. Đó là những người đương nhiên phải có năng lực cao hơn thường dân và có tâm huyết vì đất nước hơn người dân.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 3: Vũ Anh Minh)

David Tran Hieu

6-10-2017

Lời mở đầu: Sau khi bài viết Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 1 về bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt; Phần 2 về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh) được đăng, nhiều bạn đọc mong muốn được cung cấp thông tin liên quan tới một di sản khác của Tư lệnh Đinh La Thăng: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là một góc khuất, vì cổ phần hóa chính là phần chìm của tảng băng, phần chìm này lớn gấp bội phần nổi tảng băng là các dự án BOT.

Theo dòng thời sự về công tác cán bộ, nên tác giả sẽ giới thiệu với bạn đọc về một nhân vật cộm cán tham mưu cho Tư lệnh Đinh La Thăng về phần chìm của tảng băng, tức liên quan tới cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải: Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng

BBC 

6-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Xuân Anh bị Đảng Cộng sản cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mất luôn cả vị trí ủy viên Trung ương Đảng.

Loan báo chính thức ngày 6/10 nói Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, vì ông có những “vi phạm nghiêm trọng”.

Đây là kết quả từ buổi họp trong khuôn khổ hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội.

Tại sao lại không cho khai số tiền chạy ghế Đại biểu Quốc hội?

FB Bạch Hoàn

5-10-2017

Lời khai “chạy” 30 tỷ đồng để được làm Đại biểu Quốc hội của bà Nga gây chấn động dư luận. Ảnh: Soha

1,5 triệu USD, tức hơn 30 tỉ đồng. Hơn 30 tỉ đồng, tương đương với 4.515 tháng thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2017.

Hơn 30 tỉ đồng ấy là số tiền mà cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai đã chi để chạy vào Quốc hội. Đó là tiền mà bà Nga đã lừa đảo của những người mua nhà. Đó là tiền mồ hôi công sức mà nhiều người dân đã phải vay mượn, đã tằn tiện tích cóp, đã thắt lưng buộc bụng mà có.

Việt Nam rúng động vụ ‘1,5 triệu đôla chạy đại biểu quốc hội’

VOA

Viễn Đông

5-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga tại tòa. Ảnh VNN

Mạng xã hội đang nóng lên trước thông tin một cựu đại biểu quốc hội khai từng chi 1,5 triệu đôla (khoảng 30 tỷ đồng) để chạy vào cơ quan lập pháp của Việt Nam.

Bà Châu Thị Thu Nga, từng làm Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà đất – Housing Group, hai lần xin được khai báo về khoản tiền này trước tòa hôm 5/10, nhưng không được chủ tọa cho phép vì “không nằm trong phạm vi vụ án”, theo báo chí trong nước.