Chuyện quốc gia

FB Luân Lê

6-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ông Tổng bí đã nói:
“Xấu hổ và xót xa
Khi cán bộ đục vét
Tài sản của nước nhà”

Ông Phó tổng thanh tra:
“Cơ quan chống tham nhũng
Cũng có chuyện tiêu cực”
Làm sao ta đánh ta?

Không phải củi nào cũng đưa vào lò

Cali Today

Người Quan Sát

6-10-2017

Trước tòa, bà Châu Thị Thu Nga không được khai ra những lãnh đạo nào đã nhận số tiền 1,5 triệu Mỹ kim để giúp bà trở thành Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tuổi Trẻ

Vietnam – Cali Today News – Để nói về công cuộc chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng-Tổng Bí thư đảng CSVN đã từng phán: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Câu nói này hàm ý rằng, tất cả những cán bộ, đảng viên một khi đã vi phạm, dính líu đến tham nhũng, hối lộ đều bị xử và không hề có “vùng cấm” trong việc xử lý. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy. “Củi” đưa vào lò đều có sự chọn lựa kỹ càng, không phải “củi” nào cũng được ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm đưa vào “lò”.

Dẫn lại diễn tiến phiên tòa xét xử bà Châu Thị Thu Nga-Đại biểu Quốc hội CSVN khóa 14, người đã can tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng, diễn ra vào ngày 5/10 được báo Tuổi Trẻ cho biết, luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bà Nga đã đặt câu hỏi liên quan đến số tiền 1,5 triệu Mỹ kim mà bà này trước đó đã khai dùng để đút lót để trở thành Đại biểu Quốc hội. Ông hỏi:

Họ đã “lẻn” vào Quốc hội?

FB Nguyễn Tiến Tường

6-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh: Báo PLTP.

“Chúng tôi tin Châu Thị Thu Nga vì danh Đại biểu Quốc hội”- một câu nói gói gọn vụ lừa đảo 384 tỷ đồng liên quan đến bà nghị Nga.

Không tin thế nào được khi chưa đầy 500 con người đại diện cho hơn 90 triệu con người để lập pháp, để duy trì mạch sống cho một quốc gia. Đó là những người đương nhiên phải có năng lực cao hơn thường dân và có tâm huyết vì đất nước hơn người dân.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 3: Vũ Anh Minh)

David Tran Hieu

6-10-2017

Lời mở đầu: Sau khi bài viết Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 1 về bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt; Phần 2 về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh) được đăng, nhiều bạn đọc mong muốn được cung cấp thông tin liên quan tới một di sản khác của Tư lệnh Đinh La Thăng: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là một góc khuất, vì cổ phần hóa chính là phần chìm của tảng băng, phần chìm này lớn gấp bội phần nổi tảng băng là các dự án BOT.

Theo dòng thời sự về công tác cán bộ, nên tác giả sẽ giới thiệu với bạn đọc về một nhân vật cộm cán tham mưu cho Tư lệnh Đinh La Thăng về phần chìm của tảng băng, tức liên quan tới cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải: Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng

BBC 

6-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Xuân Anh bị Đảng Cộng sản cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mất luôn cả vị trí ủy viên Trung ương Đảng.

Loan báo chính thức ngày 6/10 nói Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, vì ông có những “vi phạm nghiêm trọng”.

Đây là kết quả từ buổi họp trong khuôn khổ hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội.

Tại sao lại không cho khai số tiền chạy ghế Đại biểu Quốc hội?

FB Bạch Hoàn

5-10-2017

Lời khai “chạy” 30 tỷ đồng để được làm Đại biểu Quốc hội của bà Nga gây chấn động dư luận. Ảnh: Soha

1,5 triệu USD, tức hơn 30 tỉ đồng. Hơn 30 tỉ đồng, tương đương với 4.515 tháng thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2017.

Hơn 30 tỉ đồng ấy là số tiền mà cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai đã chi để chạy vào Quốc hội. Đó là tiền mà bà Nga đã lừa đảo của những người mua nhà. Đó là tiền mồ hôi công sức mà nhiều người dân đã phải vay mượn, đã tằn tiện tích cóp, đã thắt lưng buộc bụng mà có.

Việt Nam rúng động vụ ‘1,5 triệu đôla chạy đại biểu quốc hội’

VOA

Viễn Đông

5-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga tại tòa. Ảnh VNN

Mạng xã hội đang nóng lên trước thông tin một cựu đại biểu quốc hội khai từng chi 1,5 triệu đôla (khoảng 30 tỷ đồng) để chạy vào cơ quan lập pháp của Việt Nam.

Bà Châu Thị Thu Nga, từng làm Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà đất – Housing Group, hai lần xin được khai báo về khoản tiền này trước tòa hôm 5/10, nhưng không được chủ tọa cho phép vì “không nằm trong phạm vi vụ án”, theo báo chí trong nước.

Cụ Kình – Thủ lĩnh xứng danh của Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

5-10-2017

Cụ Lê Đình Kình. Ảnh: Vnexpress

Thời gian gần đây Công an TP Hà Nội thường xuyên về Đồng Tâm triệu tập dân làng (mỗi lần một nhóm người dân khác nhau) gây xáo trộn đời sống sinh hoạt của bà con.

Là người thủ lĩnh tinh thần của dân làng, cụ Kình, dù đang trong giai đoạn phục hồi sau khi bị một toán công an, quân đội cưỡng chế đất đánh gãy chân gần 6 tháng trước đây, vẫn nhất mực đòi con cháu và dân làng đẩy xe lăn ra trụ sở UBND xã để nói phải trái với những người đang muốn làm khó dân làng của cụ.

Cụ Tổng tự dẫn thân vào vòng hiểm nguy

Blog VOA

Bùi Tín

4-10-2017

Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc viếng thăm Indonesia. Nguồn: Antara News

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc gây nên quan hệ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam với CHLB Đức và Liên Âu đang có khả năng hòa dịu chút ít.

Tuy phía Đức tỏ ra rất kiên quyết, nhấn mạnh rằng phía Việt Nam cần công nhận sai lầm, xin lỗi và cam kết không tái phạm trên lãnh thổ Đức, nếu không phía Đức giành quyền có thêm những bước trừng phạt mới, sau khi tạm đình chỉ mối quan hệ chiến lược đã đạt được và hoãn việc xem xét thông qua hiệp định tự do buôn bán Liên Âu – Việt Nam.

Tử hình ở VN ‘không làm quan tham run sợ’

BBC

4-10-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoang Dinh Nam/Getty images

Một bài trên tờ The Nation (03/10/2017) của Thái Lan nói chính quyền Việt Nam dùng án tử hình như vũ khí chính trị nhưng có vẻ “không làm run sợ” những quan chức tham nhũng.

Bài báo nhắc lại bản án tử hình dành cho ông Nguyễn Xuân Sơn và chung thân cho ông Hà Văn Thắm trong phiên xử “đại án” OceanBank mới đây.

Những cái phong bì không biết nói

Người Việt

Tư Ngộ

3-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Quang, phó cục trưởng Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường, trong buổi họp báo chiều 3/10. Ảnh: Báo Tiền Phong

Cả bộ trưởng, lẫn tổng cục trưởng của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đều xông vào chống đỡ cho ông cục phó bị trộm số tiền lớn đang bị dư luận xăm soi càng làm cho nghi vấn gia tăng về nguồn gốc số tiền.

Các chuyện lùm sùm chung quanh việc ông Nguyễn Xuân Quang, phó cục trưởng Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường, Tổng Cục Môi Trường, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, mất trộm 385 triệu đồng (khoảng $16,940) ở khách sạn Thanh Vân 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An, vẫn tiếp diễn qua buổi họp báo có mặt của Bộ Trưởng Trần Hồng Hà và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Môi Trường Nguyễn Văn Tài, tiếp theo phiên họp của chính phủ hàng tháng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần xử lý người đưa tin thất thiệt vụ ông Nguyễn Xuân Quang

Soha

3-10-2017

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà. Ảnh: Soha

“Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì”, Bộ trưởng Hà nói.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/10, phóng viên đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nêu ý kiến đánh giá khi vụ việc mất trộm gần 400 triệu của Cục phó Nguyễn Xuân Quang có gây “dư luận” thắc mắc về việc khuất tất trong quá trình thanh tra không?

Đà Nẵng ách tắc!

FB Trung Bảo

3-10-2017

Ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Internet

Đà Nẵng đang là điểm chú ý của cả nước sau những “trận chiến” nơi đây và nhất là sau kết luận kỷ luật hai lãnh đạo cao nhất của thành phố từ Uỷ Ban Kiểm tra.

Cách đây không lâu, tôi và Nguyễn Anh Tuấn cùng thử đi lên Bà Nà bằng đường bộ. Kết quả, chúng tôi bị chặn ngay ở đầu đường lên núi bởi một trạm gác của Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng. Người trực trạm gác hôm ấy là một nhân viên rất trẻ của Sở này, và một bảo vệ do Sun Group “tăng cường”. Mới đầu, người nhân viên yêu cầu chúng tôi phải “có giấy đồng ý của Sun Group mới được lên núi bằng đường bộ”.

Về ông cục phó Nguyễn Xuân Quang bị mất trộm

FB Trương Châu Hữu Danh

30-9-2017

Đi với ma phải mặc áo giấy

Năm 2014, Nguyễn Xuân Quang cầm đầu một nhóm cán bộ vượt 2000km về Cà Mau hù doạ doanh nghiệp. Do thái độ hống hách và ăn quá dày, các hai lúa rừng U Minh dứt khoát không chung mà đồng loạt tố cáo. Thái độ của người dân quá quyết liệt, Bộ phải “giải cứu binh nhì” bằng cách đưa Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến về Cà Mau hầu dân.

Ngày 2.6.2014, thứ trưởng Bùi Cách Tuyến có buổi làm việc với UBND tỉnh và Hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản (CASEP) Cà Mau. Tại buổi làm việc, ông Ngô Văn Nga – Phó chủ tịch thường trực CASEP nói thẳng vào mặt Quang: “Tác phong làm việc của ông Quang là không thể chấp nhận. Những lần tiến hành kiểm tra, ông Quang có biểu hiện hù dọa doanh nghiệp khiến một số doanh nghiệp chế biến thủy sản mất ăn mất ngủ tìm tiền mà ‘chạy’.”

Oan Thị Mầu

Blog VOA

Trân Văn

30-9-2017

Ảnh minh họa

Theo báo chí Việt Nam, ngày 28 tháng 9, Tổng cục Môi trường đã triệu hồi ông Nguyễn Xuân Quang về Hà Nội để giải trình.

Đúng là “họa vô đơn chí”!

Chẳng riêng dân chúng, báo giới mà bây giờ, dường như cả lãnh đạo Tổng cục Môi trường cũng thiếu đồng cảm với ông Quang, người vừa mất 385 triệu đồng!

‘Mặt trận Đà Nẵng’: Chủ tịch ‘thoát’, Bí thư không!

Cali Today

Thiền Lâm

29-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ vào thời “Đà Nẵng không có mâu thuẫn nội bộ”. Ảnh: Thanh Niên

Chỉ mười ngày sau khi bản kết luận kiểm tra nội bộ Đà Nẵng được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố, cũng lại cơ quan này đã họp vào ngày 29/9/2017 để quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch Đà Nẵng, đồng thời đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Đà Nẵng.

UBKTTW: Cảnh cáo ông Huỳnh Đức Thơ, đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh

Chính Phủ

29-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: Internet

UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Huỳnh Đức Thơ, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và đồng chí Nguyễn Xuân Anh theo thẩm quyền.

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 18. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tuyên tử hình Nguyễn Xuân Sơn, tù chung thân Hà Văn Thắm

Tuổi Trẻ

Thân Hoàng

29-9-2017

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên tổng giám đốc OceanBank – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình về 3 tội tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái. Hà Văn Thắm nhận án chung thân cho 4 tội danh.

Sau 1 tháng xét xử và nghị án, sáng nay 29-9, TAND TP Hà Nội tuyên bản án với Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn cùng các đồng phạm trong đại án thất thoát hơn 2.000 tỉ đồng tại Oceanbank.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận trước Hội nghị Trung ương 6 (kỳ 24)

Nguyễn Văn Tung

28-9-2017

Việc thanh tra toàn diện Mobifone đã kéo dài hơn 1 năm (từ tháng 9/2016), việc kết thúc thanh tra cũng đã hơn 8 tháng (từ tháng 1 năm nay). Tổng Bí thư đã chỉ đạo Ban Phòng chống tham nhũng trung ương đưa vụ AVG vào danh sách 11 vụ án điểm của 6 tháng cuối năm 2017. Tuy vậy, Thanh tra Chính phủ vẫn tiếp tục trì hoãn không chịu công bố kết luận thanh tra.

Sự lừa dối trắng trợn và âm mưu che dấu thông tin khuất tất đối với Nhà nước

Phiếm và Biếm: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh được đề cử giải Nobel Toán học … đầu tiên, vì thế giới chưa từng có giải này!

FB Hoàng Lan

26-9-2017

TS Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: Zing

Tin mới nhất, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh đến từ Đà Nẵng vừa được đề cư giải Nobel toán học năm 2017. Theo quy trình, Uỷ ban giải Nobel toán học Na Uy tiếp nhận đề cử từ những cá nhân đủ tiêu chuẩn, giáo sư đại học, các tổ chức uy tín và cố vấn đặc biệt của Uỷ ban Nobel. Dự kiến giải thưởng sẽ được công bố vào trung tuần tháng 12 năm nay.

Được biết tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh sinh trưởng tại Đà Nẵng, tốt nghiệp online ngành quản trị kinh doanh trường đại học California Southern University (Hoa Kỳ). Trước đó ông Nguyễn Xuân Anh đã trải qua một khoá học ngắn hạn về kiến thức quản trị kinh doanh tại một trường cao đẳng chuyên về hội hoạ và công nghệ tại Canada.

Những chuyện chưa kể

FB Mai Quốc Ấn

28-9-2017

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia. Ảnh: Internet

Cuộc họp 14h chiều 27/9/2017 tại Văn phòng Chính phủ về vụ phân bón giả Thuận Phong hơn 2 năm không xử được, sẽ hoãn đến tuần sau. Tôi không coi đây là thất bại mà chỉ là 1 sự cố nhỏ. Trong khi đợi, sẽ đưa những chuyện chưa kể để các bạn có thêm thông tin.

Những người bảo vệ cho Thuận Phong nhắc đến 1 yếu tố để không khởi tố vụ án: xác định đối tượng bị thiệt hại. Nhưng đó chỉ là tiểu tiết để quanh co đối với người không biết luật. Mẫu phân được kiểm nghiệm dưới tiêu chuẩn mới là cốt lõi. Trục lợi bất chính nữa. Tin chắc rằng cơ quan điều tra Công an Đồng Nai và Viện kiểm sát Đồng Nai không thay đổi được điều này! Nhưng vì sao UBND tỉnh Đồng Nai chỉ phạt hành chính và Viện kiểm sát tỉnh không khởi tố?

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu

RFI

27-9-2017

Ảnh chụp ông Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình Việt Nam VTV nói ông đã tự ra đầu thú ở Hà Nội ngày 03/08/2017. Ảnh: VTV/ Reteurs/ Kham

Chính phủ Đức hiện vẫn còn rất bực tức về vụ một cựu quan chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin để đưa về Việt Nam. Phía Đức dứt khoát đòi Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu của họ về vụ này, trong khi Hà Nội thì đang cố xoa dịu.

Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cần Thơ, hôm qua, 26/09/2017, đã có một sự kiện đáng chú ý đó là phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ đã tiếp Bí thư thứ nhất của sứ quán Đức tại Việt Nam. Tham gia tiếp bà Luisa Bergfeld, đặc trách hợp tác kinh tế và phát triển của sứ quán Đức, có cả bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.

Di sản Nguyễn Bá Thanh và đấu tranh nội bộ

RFA

Kính Hòa

25-9-2017

Ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đứng đầu Ban nội chính trung ương, tại một kỳ họp Quốc hội, tháng 10/2013. Ảnh: AFP

Ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam rất nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Trước khi qua đời vào năm 2013, ông nổi tiếng như là người có những phát biểu thẳng thắn và mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm.

Tuy nhiên sau những bản án kỷ luật các quan chức Đà Nẵng vừa qua và việc thanh tra sai phạm đất đai đang được tiến hành ở địa phương này, người ta cho rằng di sản ông Nguyễn Bá Thanh để lại đang được khai thác cho cuộc đấu tranh phe phái trong đảng trước những sắp xếp nhân sự trong tháng 10 tới đây qua kỳ họp lần thứ sáu của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Cuộc họp “khủng”

FB Mai Quốc Ấn

26-9-2017

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: internet

14h ngày mai sẽ có một cuộc họp quan trọng tại Văn phòng Chính phủ. Tham dự có các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công thương, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát ND tối cao cùng Trung ương Hiệp hội phân bón Việt Nam, Tổng cục Hải quan, thường trực Ban 389 cùng ông Nguyễn Sỹ Cương (Phó Chủ nhiệm UB đối thoại Quốc hội) và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai.

Bắt kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí và 3 người của PVN, PVC

Tuổi Trẻ

Thân Hoàng – Ngọc An

26-9-2017

Ông Lê Đình Mậu (giữa) khi được bổ nhiệm làm kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán của PVN – Ảnh: Viện Dầu khí Việt Nam

Ngày 26-9, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Đình Mậu – kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Ông Mậu, đồng thời giữ chức trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán của PVN, đã bị Cơ quan An ninh bắt để điều tra về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

‘Việt Nam là cứ bám víu quá mức vào cái bằng’

BBC

26-9-2017

Trường mà ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng sau đó đổi tên thành California Southern University. Ảnh: SOUTHERN.EDU

Một giảng viên gốc Việt ở Hoa Kỳ bình luận về vụ bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh.

Vũ Quý Hạo Nhiên, giảng viên toán tại Coastline Community College, Hoa Kỳ ông cho biết ông quan tâm đến vấn đề bằng cấp của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh mà dư luận xôn xao nhiều ngày qua.

“Trường ông Xuân Anh học, California Southern University (CSU), thực sự có rất nhiều bằng cấp học từ xa, nhưng đến năm 2015, trường đã được công nhận rồi.

“Quy chế công nhận trường ở Mỹ khác Việt Nam. Ở Việt Nam, mình trông vào nhà nước, Bộ Giáo Dục để công nhận. Ở Mỹ là dựa vào sự tự nguyện và uy tín của các cơ quan tư nhân làm việc đó. Giờ ai học trường đó là bằng cấp được công nhận hoàn toàn.

“Ông Xuân Anh học từ 2006 … thì hơi rắc rối xíu. Khi cơ quan kiểm định thì họ kiểm định trong sáu năm.

“Mình đã làm sau năm qua, bài vở soạn đàng hoàng hay không, chứ không phải năm nay họ tới là kiểm định năm nay đâu. Khi trường được công nhận từ 2015 thì họ đã kiểm định từ 2009 rồi”.

Theo ông Hạo Nhiên, có nhiều cơ quan thẩm định chứng chỉ quốc gia (National Accreditation), không có uy tín bằng các cơ quan thẩm định vùng (Regional Accreditation).

“Có nhiều cơ quan không uy tín bằng bao trùm cả nước, ai muốn họ sẽ đến, họ kiểm tra, không có bề dày hoạt động. Nhiều trường tuyên bố là cơ quan toàn quốc không đáng tin cậy bằng những cơ quan vùng vì những cơ quan này làm 100-200 năm nay rất biết việc, rất uy tín.

Trên thực tế, dường như trường CSU đã tiến hành thủ tục xin chứng chỉ từ năm 2012, theo báo cáo của cơ quan WASC, một trong sáu cơ quan thẩm định chứng nhận chất lượng các trường đại học khu vực miền Tây Hoa Kỳ.

Khi được hỏi vụ điều tra bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh sẽ có hệ lụy gì đến hàng chục ngàn học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, ông Hạo Nhiên cho biết:

“Các em du học sinh qua đây, phụ huynh hay các em không rõ nhiều trường, nhìn chứng chỉ quốc gia là ngon, trong khi phải được kiểm định vùng mới được công nhận.”

“Cứ nhìn trên các quảng cáo tìm việc, trang web tuyển sinh cao học, tiến sĩ, họ đòi hòi từ trường thẩm định vùng.”

“Ở Mỹ có những người làm những công việc cơ quan nhà nước mà công việc đó phải có bằng cử nhân mới được chức đó trong khi họ hoàn toàn đầy đủ khả năng, chỉ là tiền bạc, hồi nhỏ học kém, nên.nhiều người đi vào trường không được cộng nhận để được vào chức vụ mà ai cũng biết họ làm được.

“Việt Nam mình là cứ bám víu quá mức vào cái bằng, từ trường nào, ở Mỹ hay Pháp, để cân đo đong đếm bằng cấp của người khác.

“Việt Nam coi trọng bằng quá mà không quan tâm đến khả năng thực sự. Khả năng thực sự của ông Xuân Anh được làm chức đó được hay không hay ông là con của ông kia để lên chức đó, hay là chuyện tranh chấp nội độ để đem bằng cấp của nhau ra để nói …”

“Theo báo chí thì tôi thấy đã có nhiều quan chức Việt Nam học như thế rồi, dù trường đó có được công nhận đi chăng nữa thì trường đó có đủ tiêu chuẩn, đủ cao để giảng dạy về quản trị kinh doanh hay không thì chưa chắc. Họ chỉ đạt yêu cầu tối thiểu trong khi hầu hết đòi hỏi của người ta trên thế nhiều…

“Có rất nhiều người chỉ học trung học thôi mà rất giỏi, cử nhân thôi mà rất giỏi, nếu mình cứ nói học càng cao bằng càng giỏi thì cái đó là vô lý,” ông Nhiên nói thêm.

Trong khi đó Tiến sĩ Donald Hecht, chủ tịch của California Southern University (CSU) được VOA Việt Ngữ dẫn lời nói “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên.

“Chúng tôi có thể khẳng định rằng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh học tại SCUPS và nhận bằng MBA [Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh] vào tháng Sáu năm 2002 và bằng DBA [Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh] vào tháng 12 năm 2006. Bằng của ông ấy và của các sinh viên Việt Nam khác đã được chứng thực bởi cơ quan chức năng của California và Tổng lãnh sự Việt Nam ở San Francisco. Ông ấy học một khóa liên kết giữa SCUPS và Đại học Bách khoa”.

Tiến sĩ Hecht nói rằng mất “3 năm” và “dưới 30 nghìn đôla” để hoàn tất và lấy được bằng DBA và lưu ý về cái gọi là không nên nhầm lẫn giữa DBA và Ph.D [bằng tiếng sĩ được nhiều trường cấp]”.

Trong khi đó báo Tuổi Trẻ ngày 24/09 có bài mô tả Bộ giáo dục Đào tạo Việt Nam đồng ý cho Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo từ xa với Đại học chuyên ngành Nam California (SCUPS), nơi ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, nhưng lại không công nhận bằng của học viên nhận từ chương trình này.

“Vậy tại sao Bộ GD-ĐT lại cho phép ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo với SCUPS, sau đó lại không công nhận văn bằng được cấp của trường này? Tuổi Trẻ đã liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức?” tác giả viết.

Xử quan theo lệ, dân theo luật…lệ?

FB Trần Vũ Hải

26-9-2017

Ảnh: internet

1. Luật sư Lê Văn Hoà, đã từng công tác nhiều năm ở Ban nội chính (cả cũ lẫn khi tái lập) kể, trước đây ông có đơn tố cáo nhiều quan chức Đảng nhân danh “nghiên cứu chống tham nhũng” để tham nhũng hàng tỷ đồng vào thời gian 2004-2007. Cơ quan kiểm tra kết luận 10 đối tượng dùng chứng từ khống để lấy gần tỷ đồng, nhưng “tha bổng” cả, nhiều đối tượng leo cao, ở vị trí “chỉ đạo chống tham nhũng” hay “dạy dỗ đảng viên”.

Ông Vũ “nhôm” dính bao nhiêu dự án ở Đà Nẵng?

Người Lao Động

Quỳnh Châu – Bích Vân

25-9-2017

Đồ họa: Tấn Nguyên/ NLĐ

Chín dự án mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu lãnh đạo TP Đà Nẵng cung cấp hồ sơ để điều tra là những dự án nào, nằm ở đâu, liên quan đến những ai…?

Những bục vỡ khó tránh khỏi

Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi.

Tương Lai

25-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14

Mấy ngày rồi các trang báo nhà nước dồn dập đưa tin về những vụ kỷ luật với những bình luận thả giàn không còn e dè, kín cạnh khi nói về các vị ủy viên trung ương đảng, bí thư, chủ tịch tỉnh, phụ trách vùng… Hình như những ông tổng biên tập đã được bật đèn xanh, nói càng mạnh càng hay, càng được lòng nơi cao nhất vì người ta đang cần “đòn hội chợ” nhằm triệt hạ đối thủ. Cho nên, những cây bút lâu nay rón rén, tù túng được dịp xung trận tát nước theo mưa ào ạt, tới tấp khiến cho đương sự vuốt mặt không kịp.

TBT Trọng ‘không chỉ muốn chống tham nhũng’

BBC

25-9-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: GETTY IMAGES

Một chuyên gia thường theo dõi chính trị Việt Nam cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang dùng chiến dịch chống tham nhũng để “làm yếu đi các đối thủ chính trị và sắp xếp người cùng phe cánh trước Đại Hội Đảng kỳ sau”.

Tiến sĩ Zachary Abuza, giáo sư tại National War College, Washington, DC, Hoa Kỳ, nói với BBC rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lập lại kỷ luật trong Đảng Cộng sản, duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng với Chính phủ.