Tiếng khóc trước cửa nhà trời

FB Hoàng Hải Vân

18-5-2018

Nửa đêm trên thiên đình. Ngọc hoàng thượng đế giật mình thức giấc. Ông vừa nghe tiếng khóc. Làm thượng đế mấy vạn tỉ năm trên thiên đình này, lần đầu tiên ông nghe tiếng khóc. Ông gọi Nam Tào tới.

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

UBKT Trung ương

2-6-2018

Kỳ họp 26 UBKTTW. Ảnh: UBKTTW

Từ ngày 28 đến 30/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

Món ngon và lạ: Đất!

Lò Văn Củi

8-7-2018

Anh Bảy Thọt vui vui nên làm bình luận viên bóng đá:

– Thưa quí vị, quí vị đang xem trận cầu thiệt hấp dẫn, bóng liên tục được các cầu thủ Nga triển khai tấn công, liên tục được chuyền vào vòng cấm địa, và liên tục có những cú sút được tung ra. Sút, sút, sút… và thêm một cú sút nữa… s…ú…t… v…ô… ôi, không! Trái banh đi sạt khung thành, tưởng chừng đã chui tọt vô, nhưng không, vẫn không thể bay vô cầu môn, như thể có một ma lực nào đó đẩy bóng ra khỏi, không để nó làm rung lưới…

Định lại nghĩa của ‘kiên định’, ‘dũng cảm’

Blog VOA

Trân Văn

27-7-2018

Theo ông Thơ, phải có sự đánh giá công bằng với những “cán bộ tốt” bởi họ kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’ (trong hình). Ảnh: VnExpress

Thiên hạ phát hoảng sau khi nghe ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời còn là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, đề cập đến… “kiên định”, “dũng cảm”. Dường như về mặt ngữ nghĩa, “kiên định”, “dũng cảm” nay đã… khác hẳn hiểu biết của đa số người Việt!

Đôi chút về đất nơi “chốn lưu ẩn” của Hữu Ước

FB Trần Đình Triển

7-8-2018

Gần 2 ha đất nơi Hữu Ước đổ tiền hàng ngàn tỷ để xây dựng chốn lưu ẩn. Nguồn gốc là đất nông nghiệp của HTX, chuyển nhượng cho một vị công tác tại Hải quan sân bay Nội Bài. Vị này bị “vướng lưới” nhờ Hữu Ước gỡ ra. Quà ân nghĩa vị này “Đền ơn đáp nghĩa” cho Hữu Ước là 1/2 thửa đất này.

Đường vào nhà quan…

Đàm Ngọc Tuyên

17-9-2018

Nhiều người hay nói với tôi rằng, làm gì có cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa, hay làm sao xây dựng được con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Trước đây, tôi cũng suy nghĩ giống họ, nhưng rồi, theo thời gian tôi biết ý nghĩ của tôi sai. Vì thật sự có thiên đường xã hội chủ nghĩa, có con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Quan trọng, thiên đường này dành cho ai mà thôi! Mà nếu đã có thiên đường, thì chắc chắn phải có địa ngục.

Lời oán trách của một chị…

Lò Văn Củi

21-11-2018

Ông Hai Xích lô nói gọn nhẹ:

– Chúc mừng ông Thầy Giáo nghen ông Thầy!

Bà con cô bác cùng chúc mừng theo. Chị Tư Sồn bưng ly cà phê ra, nói:

Quả báo (Tiếp theo)

FB Phạm Lưu Vũ

11-12-2018

Tiếp theo kỳ trước

Ngờ đâu bảo bối chế bằng “thi khí” của Quách tiên sinh chỉ là vật dùng có thời hạn. Được khoảng ba tháng thì bắt đầu mủn ra, rơi rụng lả tả, chứng cũ lại tái phát, hở chỗ nào mụn đỏ mọc chỗ đấy, ngứa ngáy không chịu nổi, da dẻ lại đổi màu, gãi thì nước vàng chảy ra, tanh hôi không thể tả.

Chống tham nhũng: Đảng vẫn đang đùa!

Blog VOA

Trân Văn

25-1-2019

Hai nhân vật đi đầu vẫn “đùa” với chống tham nhũng. Ảnh: Reuters

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, vừa thừa nhận: Vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống… còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cũng tại cuộc họp tổng kết hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng CSVN năm ngoái và triển khai công tác kiểm tra, giám sát năm nay, bà Ngân khẳng định, đại ý: Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã có chuyển biến tích cực. Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, “thấu tình, đạt lý” (1)…

Độc chiêu: Buộc nước mắm phải lệ thuộc

FB Phạm Việt Thắng

13-3-2019

Tôi đồng ý với ông Lê Trần Phúc Đức, đại diện Hiệp hội nước mắm Phan Thiết, rằng yêu cầu kiểm tra thuốc thú y và bảo vệ thực vật đối với nguyên liệu làm nước mắm chỉ là nghi binh.

Họ thừa biết, cá biển và muối thì làm gì có thuốc thú y và BVTV mà kiểm tra. Nhưng họ muốn dư luận dồn hết sang cái yêu cầu vô lí đó, để lẻn đưa vào quy đinh về hàm lượng Hítamine, không quá 400mg/1lit nước mắm. Với tiêu chuẩn này thì chỉ có loại nước pha hoá chất, hương liệu, chất tạo màu… mới đạt.

Tất Thành Cang nhận nhiệm vụ mới: Cái tát vào mặt dân!

BTV Tiếng Dân

1-4-2019

Trái với dự đoán của nhiều báo “lề đảng” và “lề dân”, cho rằng ông Tất Thành Cang sau khi bị cách chức Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thì chỉ còn chờ ngày “nhập kho”, tương tự như các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… Thế nhưng tại hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành Hồ chiều 30/3/2019, ông Tất Thành Cang được phân công nhiệm vụ mới: Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình Lịch sử TP HCM!

“Những sự thật bên trong” Vụ Án Trịnh Vĩnh Bình

Nguyễn Quang Duy

17-4-2019

Đài VOA vừa đưa tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện, Hà Nội phải bồi thường 37,5 triệu Mỹ Kim thiệt hại và 7,9 triệu án phí.

Cần làm rõ mối quan hệ của Võ Kim Cự và nhà báo dởm Lê Hoàng Anh Tuấn!

Trần Đình Triển

7-5-2019

Năm 2016, tôi nhận bào chữa cho ông Phan Công Hiền (GĐ Cty Đức Huy, trụ sở tại Thị Xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội làm giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.

BOT: Nắm đấm và xôi

Blog VOA

Trân Văn

21-5-2019

Người dân vui mừng trong một lần trạm Cai Lậy được xả trạm. Ảnh: Zing

Người Việt thường dùng thành ngữ “chịu đấm ăn xôi” để chỉ những kẻ trâng tráo, chấp nhận bị khinh ghét để thủ lợi. Không chỉ chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ Giao thông – Vận tải mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục “chịu đấm, ăn xôi”,…

***

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tám dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT và 7/8 dự án từ Bắc vào Nam đều có vấn đề (1):

a/ Không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì lại giao đủ loại “đầu heo” cho nhà đầu tư “nấu cháo”: Có loại “đầu heo” là tiền chính phủ đứng ra vay của bá tánh bằng cách bán trái phiếu rồi giao cho các nhà đầu tư. Có loại “đầu heo” là mồ hôi, nước mắt của dân lành, được nhà đầu tư chắt lọc qua các trạm thu phí bỏ vào, rồi gọi đó là “bổ sung vốn chủ sở hữu”. Do vậy, có thể gọi loại “đầu heo” thứ hai này là phương thức lấy mỡ dân lành rán chính họ!

b/ Tính toán, phê duyệt sai đủ thứ, từ tổng mức đầu tư đến sai khối lượng, sai đơn giá và sai nhiều thứ mà KTNN ngại liệt kê nên gọi chung là… “sai khác”. Nhờ vậy, nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT được thu phí dài hơn, với mức phí cao hơn. KTNN kiến nghị giảm 1.059 tỉ đồng trước đó đã được xác định là giá trị của 7/8 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, giảm đi 16 năm 2 tháng được phép thu phí của 7/8 dự án này. Có một điểm đáng ngạc nhiên là KTNN tiếp tục làm ngơ, không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai!

Với (a) chẳng lẽ những cá nhân không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư, thản nhiên chỉ định những nhà đầu tư không đủ năng lực mà luật đã định, không vi phạm điều 222 Luật Hình sự. Những cá nhân quyết định giao nguồn tiền do chính phủ đứng ra vay thông qua bán trái phiếu, vi phạm Nghị quyết số 65/2013/QH13 mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2013, cũng không phạm tội nào hết? Tương tự, những cá nhân cho nhà đầu tư lấy mỡ dân lành rán chính họ – thu phí để “bổ sung vốn chủ sỡ hữu” – là hoàn toàn… thiện lành, thành ra không phạm tội nào cả?

Còn với (b), thôi thì KTNN không màng đến trong nhà – “lợi ích của nhà nước”, không quan tâm “bảo vệ trật tự pháp luật” cho dù rõ ràng các bên có liên quan cố tình sai đủ thứ, song chẳng lẽ dân rên như bọng, KTNN nhẫn tâm lờ đi, không đếm xỉa đến tiền bạc của dân lành mà cả hiến pháp lẫn luật pháp cam kết bảo vệ. Khi mức phí, thời hạn thu phí vượt xa mức hợp lý, các trạm thu phí BOT trở thành yếu tố làm vật giá tăng vọt, dân lành chia nhau lãnh đủ, chẳng lẽ những cá nhân dính líu đến tính toán sai, phê duyệt sai không phạm tội nào trong chương dành cho các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Luật hình sự?

Đây không phải là lần đầu tiên KTNN nói riêng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nói chung hành xử kỳ quái như thế.

Năm 2016, sau khi kiểm toán 21 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, KTNN từng phát giác những vấn đề y hệt như vừa kể và kiến nghị giảm 1.150 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 21 dự án này, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 21 dự án, cộng chung là 107 năm.

Năm 2017, sau khi kiểm toán thêm 40 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT khác, KTNN tiếp tục xác định, những vấn nạn cũng chẳng khác gì những vấn nạn mà cơ quan này công bố năm 2016 và kiến nghị giảm 1,460 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 40 dự án được kiểm toán, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 40 dự án, cộng chung là… 120 năm (3).

Sau đó thì sao? Vấn nạn BOT vẫn thế! Không có ai bị truy cứu trách nhiệm và không có bất kỳ chuyển biến nào! Thậm chí những người phản kháng hoạt động của các trạm thu phí BOT đã được giới hữu trách xác định là đặt sai vị trí và đề nghị dẹp bỏ song vẫn ngang nhiên tổ chức thu phí, còn bị tống giam, chờ ngày ra tòa như Hà Văn Nam (4), bị đánh vỡ mặt như mới xảy ra ở trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài (5).

Nếu xem KTNN như phẫu thuật viên, ba lần tổ chức kiểm toán các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT suốt từ 2016 đến nay giống như ba ca phẫu thuật thì ca nào, phẫu thuật viên cũng chỉ rạch các khối u để ai cũng thấy bên trong bầy nhầy, hôi thối, nguy hại cho cơ thể quốc gia ra sao rồi để đó, không làm sạch dù dân chúng vật nài xin điều trị.

***

Cuối tuần trước, Việt Nam tổ chức khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu. Vốn xây dựng cây cầu dài 2.970 mét, rộng 20,6 mét, trị giá 5.697 tỉ đồng này, chủ yếu do Nam Hàn hỗ trợ thông qua ODA ưu đãi, chính phủ Việt Nam chỉ bỏ một khoản nhỏ gọi là vốn đối ứng. Điểm đáng nói là các phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống phải trả phí cho Trạm thu phí T2 của Dự án cải tạo – mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT.

Trạm thu phí T2 đã nổi tiếng từ lâu vì vị trí mà cả dân chúng lẫn chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng cho là… độc địa: Phương tiện giao thông ra vào hai tỉnh này đều phải lưu thông khoảng vài trăm mét trên quốc lộ 91 và do vậy, phải trả phí như các phương tiện lưu thông trên toàn tuyến quốc lộ 91 được cải tạo, mở rộng theo hình thức BOT.

Đầu năm ngoái, dân chúng và chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang bắt đầu đề cập đến chuyện phải di dời Trạm thu phí T2 đến vị trí hợp lý hơn còn vì, nếu không, sẽ giống như tạo điều kiện cho chủ đầu tư “đi tắt, đón đầu”, thu phí tất cả những phương tiện giao thông sử dụng cầu Vàm Cống dù nhà đầu tư không bỏ ra đồng nào để xây dựng cây cầu này. Lúc ấy, đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam thừa nhận, vị trí Trạm thu phí T2 rõ ràng là “bất cập, không công bằng” nhưng chuyển đến vị trí khác thì có thể làm vỡ “phương án tài chính của dự án, tiền mà chủ đầu tư vay của ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia” (6).

Từ đó đến nay đã 18 tháng, Trạm thu phí T2 vẫn tọa lạc ở vị trí cũ, từ cuối tuần vừa qua bắt đầu thu phí từ chủ những phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống, bất kể họ có dùng quốc lộ 91 hay không! Cần lưu ý rằng, 18 tháng trước, trả lời báo giới, nhà đầu tư công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT từng tỏ ra rất tự tin vì… vị trí Trạm thu phí T2 vừa có sự đồng thuận của ngân hàng, vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Nhờ ngân hàng hỗ trợ, bắt “nợ xấu” làm con tin, khống chế cả nền kinh tế, lại còn “cột” được cả chính phủ bằng sợi thừng “liên đới trách nhiệm”, thảo nào, KTNN xác định, việc phê duyệt tổng mức đầu tư của công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT vượt giá trị thực khoảng 100 tỉ, cần giảm thời hạn được phép thu phí khoảng bốn năm thì cũng chẳng có ai bị gì cả (7).

Ai đấm cứ đấm, miễn sao xôi vẫn đầy mâm. Trông vào nhận định của KTNN, thậm chí kết luận của Thanh tra chính phủ để đấm chỗ này, chỗ kia, coi chừng phải ăn cơm tù!

Chú thích

(1) http://vneconomy.vn/tiep-tuc-kien-nghi-xu-ly-tai-chinh-hang-ngan-ty-dong-tai-cac-du-an-bot-bt-20190519172951077.htm

(2) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991

(3) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991

(4) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-protester-driver-havannam-arrested-03052019073443.html

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-detained-dozen-bot-protesters-05112019104316.html

(6) https://tuoitre.vn/bo-thua-nhan-bot-quoc-lo-91-bat-cap-nhung-van-chua-di-doi-20180112082523023.htm

(7) http://vneconomy.vn/kiem-toan-nha-nuoc-kien-nghi-giam-thu-phi-4-nam-tai-bot-quoc-lo-91-20180530125014062.htm

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật vì vợ?

 BTV Tiếng Dân

4-6-2019

Trong kỳ họp thứ 36, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải. Vẫn không rõ ông Hải bị kỷ luật về tội gì, nhưng theo thông cáo của UBKT Trung ương nói rằng, ông Hải không chấp hành nghiêm “nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm”. Ông Hải bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

“Đạo đức và lối sống” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa ra sao? (Kỳ 2)

Đinh Hồ Tiên Sa

15-6-2019

Tiếp theo kỳ 1

Hơn 20 tháng nắm vị trí lãnh đạo cao nhất, quyền lực nhất của thành phố biển Đà Nẵng, Trương Quang Nghĩa đã bộc lộ hết con người thật của mình. Năng lực Trương Quang Nghĩa hạn chế, không đủ tầm kết nối cán bộ để thúc đẩy phát triển thành phố. Tư duy ông ta hạn hẹp, không đủ sáng tạo và đầu óc chiến lược để chỉ đạo ở tầm vĩ mô… Ngược lại, Trương Quang Nghĩa còn can thiệp rất sâu vào hoạt động của UBND thành phố.

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 3)

Quế Hương

27-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Trở lại hành trình từ một kẻ chưa tốt nghiệp PTTH, không nghiệp vụ, không qua đào tạo chuyên môn… biến thành “thượng tá tình báo” của Vũ “nhôm”. Chúng tôi xin tóm tắt như sau:

Cao tốc Bắc – Nam: Giá của hai bộ đưa ra, chênh nhau tới 126%

BTV Tiếng Dân

10-7-2019

Phương án làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam của hai Bộ chênh nhau 32 tỷ USD, VnExpress đưa tin. Bộ GTVT của ông Thể trình phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam với giá 58,7 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó, Bộ KHĐT của ông Dũng cho rằng, tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD. Giá của hai bộ đưa ra chênh nhau tới 32,7 tỷ USD, tức khoảng 126%.

Tiền có là giấy lộn cũng cần đắn đo

Blog VOA

Trân Văn

26-7-2019

Trong ngày 24 tháng 7, tờ Lao Động giới thiệu hai bài viết về hai dự án nhiệt điện cùng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, PVN đề nghị chi thêm cho Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (tọa lạc tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) 11.600 tỉ và xin xem xét giải cứu do nhà thầu (Tập đoàn Power Machines của Nga) ngưng thi công vì bị Mỹ cấm vận (1). Còn Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tọa lạc tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) thì cần được cấp thêm hàng chục ngàn tỉ, nếu không, 32.000 tỉ đã chi để thực hiện dự án này coi như… vứt đi (2).

Công trạng ông Nguyễn Bắc Son

Trương Châu Hữu Danh

5-9-2019

Vụ Mobifone, ai cũng bảo nhà nước mất 6.500 tỷ đồng. Nhưng ít ai thấy được “công trạng” của ông Tuấn ông Son cũng như các đồng chí, vì lẽ ra, con số thất thoát phải là… 13.500 tỷ đồng.

Ai đã bảo kê cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến? (Phần 2)

Hồng Hà

20-9-2019

Tiếp theo phần 1

Để hiểu thêm con người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, xin được điểm lại một số sự kiện có liên quan.

Hữu Ước “nuốt” trọn 23.000m2 đất của Báo CAND!

LS Trần Đình Triển

1-10-2019

Sau khi “nuốt” trọn 2.700 m2 tại 27 Phạm Văn Đồng của Báo CAND chuyển giao cho Công ty HJC. Ước định thôn tính 9.000 m2 đất của Tổng cục II Bộ Quốc phòng nhưng nuốt không trôi.

Bốn tuyến đường 12 nghìn tỉ đồng gây thiệt hại ra sao?

Nguyễn Thùy Dương

30-10-2019

Các con đường ‘dát vàng’ trong dự án BT do Đại Quang Minh thực hiện ở Thủ Thiêm. Ảnh: Báo VNN

Theo thông báo 1041/2019 (Thanh tra Chính Phủ) giá đề xuất bán đất cho dự án ở Thủ Thiêm là khoảng 52 triệu đồng/m2 trở lên (giá 52 triệu đồng là giá cầm hòa). Tuy vậy UBND thành phố HCM lại giao đất cho các doanh nghiệp không thông qua đấu thầu với giá khoảng 26 triệu đồng/m2. Với giá giao đất 26 triệu đồng/m2, ngân sách lỗ sơ sơ chưa tính kĩ hơn 26 nghìn tỷ đồng. Người dân thì bị ép giá đền bù thấp bằng một phần ba giá thị trường.

Thông báo về tình hình đất đai ở Đồng Tâm

Lê Đình Công

4-12-2019

Người dân Đồng Tâm đồng lòng chiến đấu chống lại quân cướp đất. Photo Courtesy

Xin thông báo để toàn thể bà con được biết, tin chính xác 100%, trong một vài ngày tới Quốc Phòng sẽ xây dựng tường bao trên đất của Quốc Phòng và họ cũng nêu rõ chỉ xây trên diện tích 47,36 ha đất Quốc Phòng không đụng chạm đến khu đất nông nghiệp liền kề của nhân dân xã Đồng Tâm. Vậy nhân dân xã Đồng Tâm nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn Bộ Quốc Phòng đã ủng hộ lẽ phải và ủng hộ nhân dân xã Đồng Tâm.

Tài khoản Nguyễn Bắc Son và bảng hạch toán tham nhũng

Tâm Chánh

21-12-2019

Ông Nguyễn Bắc Son (phải) và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Chưa kết thúc phiên toà, xã hội đã thảo luận cương thường đạo lí kiểu nhà nho xung quanh việc Nguyễn Bắc Son nhớ hay quên các chi tiêu sau khi nhận 3 triệu đô la.

Ông ấy phòng gian bảo mật tinh quái đến độ, chọn chính ban công vươn vai vài ba động tác thể dục mỗi ngày làm căn cứ cất trữ mấy va li đô la. Liệu ông ấy có không cân nhắc để khai nhận rồi cột mình trong hậu quả của sự thành khẩn?

Thành viên Báo Sạch bị đe dọa

Báo Sạch

1-1-2020

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh (thứ 2 từ trái qua) và một số thành viên Báo Sạch. Ảnh: FB Trung Bảo

Từ chiều 31/12/2019 đến rạng sáng 1/1/2020, ông H.Đ.C – nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ đã liên tục gọi điện thoại cho anh Hữu Danh – thành viên Báo Sạch để… dọa giết. Trước đó, ông C gọi nhiều cuộc với lý do cần gặp vì có việc quan trọng. Đến nửa đêm, thì ông bắt đầu gọi thóa mạ và đòi mỗi người một dao để lụi nhau…

Theo hồ sơ, ông C nhận hàng trăm triệu đồng của gia đình mẹ liệt sỹ Lê Thị Tích (SN 1928, trú tại xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để xử lý một vụ việc liên quan đến đất đai. Ông nhận 15.000 đô la, 80 triệu đồng tiền mặt, tổng giá trị quy đổi khoảng 435 triệu đồng (chưa kể các món quà khác).

Vũ Nhôm và Bùi Cao Nhật Quân

Hoàng Dũng

28-2-2020

Từ trái qua: Bùi Thành Nhơn, Bùi Văn Thành, Bùi Cao Nhật Quân và Vũ Nhôm. Ảnh: internet

Đầu năm 2017, chiếc máy tính Macbook của thiếu gia Bùi Cao Nhật Quân bị tấn công. Toàn bộ dữ liệu trong máy bị copy, trong đó chứa hầu hết các công văn từ mật đến tuyệt mật của những tướng công an Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành, Phan Hữu Tuấn… hay những công văn chỉ đạo của Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng, Nguyễn Bá Thanh, Văn Hữu Chiến, Trần Văn Minh…, cùng những hình ảnh, video thác loạn của thiếu gia và biết bao cô gái đẹp trong giới diễn viên, người mẫu.

Bầy sâu và con sâu bự nhất

Phạm Đình Trọng

1-4-2020

Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này – (Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư. 7.5.2011)

Sinh mạng chính trị của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình đang bị đe dọa nghiêm trọng?

Thảo Ngọc

18-5-2020

Sau phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008, theo đó Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị của Viện kiểm sát NDTC, cho rằng Kháng nghị này không đúng pháp luật, vì diễn ra trong khi Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.

Sân golf Phan Thiết: “Luật sư” Nguyễn Văn Đông

Phan Bình Minh

7-7-2020

Phản biện số 2: Ngụy biện về luật đất đai

Theo công bố chính thức trên website Quốc hội, ông Nguyễn Văn Đông có “Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Luật sư” (Hình 1). Đồng thời lại là một Đại biểu Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất nước nên phải mặc nhiên thừa nhận là Nguyễn Văn Đông người am hiểu luật pháp.