Tướng quân Mặt lộ

FB Nguyễn Anh Tuấn

26-10-2017

Tướng quân “Mặt lộ” Nguyễn Văn Thành trong buổi tổng duyệt diễu binh, chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nguồn: internet

Trung tướng Nguyễn Văn Thành nguyên là Phó Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. 13 tuổi đã theo cách mạng, ngày nhận Huy hiệu 40 năm tuổi đảng, tướng Thành vẫn “nguyện trung thành chiến đấu trọn đời cho lý tưởng cộng sản”. [1]

Dân oan Thủ Thiêm chống cướp đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nhóm Dân Oan Thủ Thiêm

26-10-2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP HCM đã cưỡng chiếm, giải tỏa được 150%, vượt mức quy hoạch được Chỉnh phủ cho phép 50,1%.

Dân oan Thủ Thiêm biểu tình đòi đất.

Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật, liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.

Căn biệt phủ của cựu Phó Thống đốc NHNN Việt Nam được ngụy trang cả mặt tiền tòa nhà lẫn giấy tờ

LTS: Chuyện lạ đời ở xứ ta: Làm lụng vất vả, “thối cả móng tay”, chạy xe ôm mòn đít, để dành được tiền xây nhà cao, cửa rộng, thế mà không dám khoe thành quả lao động của mình, cũng như phổ biến kiến thức làm giàu giúp người dân mình!

Xây nhà biệt thự như ông Nguyễn Phước Thanh, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà cứ phải lén lút, giấu giếm, giống như kẻ bất hảo, đang xài những đồng tiền kiếm được từ những phi vụ làm ăn mờ ám. Bên ngoài căn nhà thì ngụy trang như một căn nhà cũ, còn giấy tờ nhà thì cả hai vợ chồng chủ nhân không dám đứng tên, phải để cho đứa con gái 22 tuổi, đang học nước ngoài đứng tên. Làm giàu bằng cách cướp của dân nên mới khổ sở thế này.

Hãy nhớ BOT nhiệt điện!

FB Mai Quốc Ấn

25-10-2017

Nhiệt điện Mông Dương nhìn từ trên cao. Ảnh: báo Quảng Ninh

Bạn là dân hay doanh nghiệp, bạn đều cần dùng điện. Tôi sẽ giới thiệu các dự án BOT nhiệt điện và hy vọng các bạn sẽ nhớ đến chúng dù nhà bạn gần hay xa nhà máy nhiệt điện. Chúng sẽ tác động đến sức khỏe và túi tiền của bạn và người thân nhanh thôi.

Nếu cần lý do để quan tâm, xin xem status “AI SẼ KHÓC CHO TỔ QUỐC?”!

Phủ Quan – Phận Dân

FB Nguyễn Tiến Tường

25-10-2017

Ngôi biệt thự của cựu Bí thư Quảng Bình. Ảnh: internet

Mấy hôm nay lại nóng biệt phủ quan chức. Chưa hết công sở hoành tráng lại đến biệt phủ của quan. Quan nhân từ phủ tới dinh, một đường nhung gấm. Dân từ nhà ra ngõ, lầm lũi một nỗi nhọc nhằn.

Công sở hoành tráng là một căn bệnh phô trương nhức nhối. Công sở ngày càng to trong khi bát cơm của người nghèo không thêm được hạt cơm nào. Dân nhiều nơi vẫn mơ miếng thịt.

Dự án BT – Biến nhà nước thành con tin của chủ đầu tư

Đỗ Thành Nhân

25-10-2017

Dự án BOT cầu Phú Mỹ, TPHCM đã “ưu ái” chọn nhà đầu tư, gây nhiều tai tiếng. Ảnh: internet

Thời gian gần đây những dự án BOT giao thông bị đưa ra dư luận; thanh tra vào cuộc, công bố những số liệu thực tế làm cho cả xã hội phải giật mình. Thì ra, nhiều dự án BOT của các nhóm lợi ích chi phối, như ký sinh trùng tìm cách hút máu nền kinh tế, góp phần đẩy chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống mức thấp.

Tuy nhiên, có một phương hợp tác công tư (PPP) khác mà dư luận ít quan tâm cũng tác động tiêu cực đến xã hội rất lớn là đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (Build – Transfer, Xây dựng – Chuyển giao); mà theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và được nhà nước thanh toán bằng quỹ đất.

Đinh La Thăng chễm chệ trong Quốc Hội: Sự bỡn cợt với công lý

FB Huy Đức

25-10-2017

Ảnh: internet

Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng… đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. Các bị can, bị cáo trên đây bị đưa vào vòng tố tụng vì liên quan đến các sai phạm ở OceanBank (OJB), một trong hàng loạt vụ phạm pháp xảy ra tại tập đoàn Dầu Khí (PVN) trong thời gian Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Bàn tay của Đinh La Thăng “nhúng chàm” ở tất cả mọi vụ việc, nhưng chỉ với những gì được làm rõ ở phiên tòa OJB đã thấy đủ cơ sở để còng tay “kẻ chủ mưu” này.

Biệt phủ khổng lồ của cựu Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh ở TP.HCM?

FB Ngọc Bảo Châu

25-10-2017

Ảnh: FB Ngọc Bảo Châu

Chiêm ngưỡng biệt phủ “phó thống đốc” khổng lồ ở TP.HCM. Giới lãnh đạo nhiều ngân hàng kể, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Phước Thanh (vừa nghỉ hưu ngày 1/10) – người vừa được Ngân hàng TMCP Vietcombank đãi tiệc chia tay “bình thường” đình đám ở khách sạn 5 sao Melia đắt nhất Hà Nội và Ngân hàng Agribank tổ chức cho đi một chuyến “vòng quanh” thế giới để tiễn quan về hưu – lúc còn đương chức thường rủ các lãnh đạo ngân hàng, nơi ông ấy giữ vai trò kiểm tra, giám sát, phòng ngừa phát hiện tham nhũng về biệt phủ khổng lồ nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Hữu Trí (Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để ăn nhậu, tiện thể khoe cái biệt phủ hoành tráng này. Nhiều lãnh đạo ngân hàng kể, lần nào nhậu ông Nguyễn Phước Thanh cũng bảo về biệt phủ gia đình, nhất định không ra quán nhậu.

Nỗi đau của người lao động hậu ‘tái cấu trúc’ ngành dầu khí

RFA

L.D. Phương

24-10-2017

Ông Đinh La Thăng thời còn làm Chủ tịch PetroVietnam phát biểu tại một lễ khai mạc bên lề Thượng đỉnh G20 ở Seoul, Hàn Quốc hôm 10/12/2010. Ảnh: AFP

Từ bài viết có tựa đề “Thanh hay Thăng?” của nhà báo Huy Đức được đăng trên Facebook; tôi xin được nêu lên đây câu chuyện buồn của tập thể nhân viên lái xe và bảo vệ thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (gọi tắt là PVGas) để minh hoạ thêm về những mất mát đau đớn của PVC.

Tôi là người công tác trong ngành dầu khí tính đến nay đã được 34 năm, trong đó có 29 năm phục vụ lái xe cho PVGas nên ít nhiều cũng biết được một số biến cố trong ngành dầu khí. Những năm bác Thăng làm Chủ tịch PVN có nhiều kẻ vui và hạnh phúc tột độ song lại cũng có rất nhiều số phận phải long đong, đau khổ mà điển hình là số phận của 74 lái xe và 69 công nhân bảo vệ thuộc PVGas.

Cuốn theo chiều gió

FB Mai Quốc Ấn

24-10-2017

Thời điểm bắt quả tang Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Ảnh PLTP

Thủ tướng chỉ đạo, Phó Thủ tướng thường trực cũng chỉ đạo tiếp nhiều lần mới có quyết định của cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án: Vụ công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Một vụ việc… nhỏ xíu mà rất lớn!

Nhỏ xíu vì cơ quan liên ngành gồm 6 Bộ, ban ngành đã bắt quả tang tại chỗ cùng kết luận giám định của Trung tâm Kỹ thuật đo lường 3 cũng đã thống nhất đây là phân bón giả. Quá đơn giản để xử lý bằng cách khởi tố vụ án.

Cá tra phú

FB Mai Quốc Ấn

23-10-2017

Cá tra là loài ăn tạp, người dân dùng để chỉ các quan tham, đụng gì cũng ăn. Nguồn: internet

Quý huynh xa nhớ!

Nghe tin huynh tứ bề thọ địch, lòng Ấn bất an vô hạn độ!

Nào báo chí truy tìm biệt phủ thanh quan.
Nào thanh tra công bố tài sản lương dân.

Mấy ai thấu lòng son có “hoa hồng” chứng giám…

So với thối móng tay, huynh làm chỉ có phần hơn!
Sánh với chạy xe ôm, huynh đan bao nhiêu chổi đót?

Ông Trọng mưu tính gì với chiến dịch ‘Đốt Lò’?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

23-10-2017

Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AP Pool/Na Son Nguyen

Sau hàng loạt vụ lùm xùm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi để cho đàn em cùng thân quyến mặc sức làm mưa làm gió, đua nhau xâu xé nền kinh tế, “ăn của dân không từ một thứ gì”, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng của một “đồng chí X” đầy tai tiếng.

Dưới sự chỉ đạo của ngài tân Trưởng ban, hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng ban đầu cũng có đôi chút “khởi sắc”, nhưng rồi mọi chuyện lại sớm “đâu trở về đấy”. Lời khẳng định “Tham nhũng ở Việt Nam 3 năm qua ổn định” của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại buổi tọa đàm “Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển do Thanh tra Chính phủ và UNDP tổ chức ngày 9/12/2014 ngay lập tức trở thành trò đàm tiếu của thiên hạ.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 5: Vũ Đức Thuận, cựu Tổng giám đốc PVC

David Trần Hiếu

23-10-2017

Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng – công tác cán bộ, đã qua 4 phần đề cập tới công tác cán bộ ở Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng là người đứng đầu, gồm các phần: Phần 1 đề cập tới việc bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2 về sự thăng tiến thần tốc của Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ, thái tử đỏ Nguyễn Xuân Ảnh, là em trai của Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị mất chức UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Phần 3 về bổ nhiệm Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Bộ Giao thông Vận tải, đương kim Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt, với nhiều nghi án trong cổ phần hóa doanh nghiệp và bê bối tình ái; Phần 4 về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng với những dấu hỏi còn đọng lại về dự án đường sắt trên cao liên quan tới sự ra đi của ông…

Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm ông Phạm Sỹ Quý

Thanh Tra

Thảo Nguyên

23-10-2017

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt sai phạm liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Quý. Ảnh: Báo Thanh Tra.

“Tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với ông Phạm Sỹ Quý về vi phạm trong việc kê khai tài sản thu nhập; vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng với vai trò của người đứng đầu Sở Tài nguyên Môi trường”, Thanh tra Chính phủ kiến nghị.

Chiều ngày 23/10, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Những điều vô lý và niềm tin

FB Nguyễn Sơn

22-10-2017

Ảnh: Báo Infonet

Trong khi chỉ cần phản đối chuyện thu BOT vô lý ở Cai Lậy, Biên Hòa, Hải Dương… một cách nhẹ nhàng, không vi phạm luật là dùng tiền lẻ thì rất nhiều tài xế đã “được” các cơ quan chức năng “mời” lên làm việc thì những chuyện tày đình như lạm thu mà đúng hơn phải gọi là CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN đến 22.237,6 tỷ đồng của các trạm BOT vẫn nhơn nhơn trước công luận mà chưa hề bị xử lý nghiêm khắc.

Trong khuôn khổ một bài ngắn thông báo kết quả kiểm toán nhà nước (KTNN), chúng ta đã phải “hoa mắt” vì những con số, bên cạnh hơn 22 ngàn tỷ kia. Đấy là:

– “sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng”

– “Các địa phương tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng”

– “9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay”.

– “Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng”.

– “phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người”.

– “Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định”…

Tất cả những điều vô lý ấy đã và đang phơi bày trước mặt chúng ta, trước mặt những hô hào, quyết tâm chống tham nhũng của đảng cầm quyền và chính phủ.

Các vị lãnh đạo cấp cao đang nói nhiều đến chuyện niềm tin. Vâng, niềm tin chỉ có thể có và khôi phục khi có sự công bằng. Khi mà những điều vô lý thế này vẫn ở đó mà không bị hề hấn gì, khi những đám “sâu mọt” vẫn hạ cánh an toàn và có khi vẫn tiếp tục được các vị giao cho chức vụ… trong khi người dân thường chỉ cần có ý kiến phản đối dù nhỏ đã bị “chụp mũ” cho đủ thứ tội trạng thì đừng mong nói tiếp câu chuyện về niềm tin.

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, các cụ xưa đã dạy rồi, phỏng ạ?!

_____

Infonet

Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu “thừa” 22.000 tỷ đồng

Nam Anh

22-10-2017

Chỉ với 22 dự án BOT giao thông được kiểm tra đến cuối tháng 9 năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện các dự án đề xuất thu phí “quá” so với tính toán thực của kiểm toán 22.237 tỷ đồng.

Thông tin được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết tại Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.

Tính đến hết tháng 9/2017, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải (dự án BOT giao thông).

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng.

Đồng thời, KTNN phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, theo yêu cầu, cả năm 2017 Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 252 cuộc kiểm toán. Tính đến ngày 30/9/2017, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 185/252 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc 164 cuộc kiểm toán, xét duyệt 144 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 90 báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước cho biết tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm 11.017 tỷ đồng do KTNN đề nghị thu về sau kiểm toán tại các dự án trên. Riêng tăng thu về ngân sách nhà nước gấp 4,05 lần so với cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỷ đồng).

NSNN cũng sẽ giảm chi 6.783 tỷ đồng. KTNN kiến nghị xử lý khác 5.154 tỷ đồng. Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 40 văn bản (2 nghị định, 5 thông tư, 13 quyết định và 20 văn bản khác) nhằm bịt chỗ hổng tránh thất thoát, lãng phí.

KTNN cũng cho biết qua kiểm toán ngân sách địa phương của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có nhiều phát hiện việc sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng. Các địa phương tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán nhưng chậm khắc phục.

Trong đó 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay.

Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng. KTNN thực hiện tại một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai và chọn mẫu kiểm toán một số dự án khu đô thị thông qua kiểm toán ngân sách của 16 địa phương.

KTNN cũng chỉ ra tồn tại được nêu như phê duyệt, thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn tùy tiện; một số khu đô thị, nhà ở được phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu mật độ dân số chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung; việc xác định giá đất chưa kịp thời, làm chậm nộp vào ngân sách nhà nước; xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013…

Về việc quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại một số Bộ, ngành và địa phương, KTNN đã phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người. Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định.

Vụ VN Pharma: Xuất hiện những yếu tố hình sự liên quan đến người ở Bộ Y tế

Một Thế Giới

Hồ Quang

22-10-2017

Ông Giang Hán Minh – Phó chánh thanh tra Bộ Y tế (đại diện Bộ Y tế) xuất hiện tại tòa nhưng không trả lời được bất kỳ câu hỏi nào của đại diện Viện Kiểm sát liên quan đến những sai phạm Cục Quản lý dược. Ảnh: Báo MTG

Vụ án VN Pharma xét xử phúc thẩm đã khép lại, chờ tuyên án vào sáng 23.10 tới. Vụ xử đã ghi nhận nhiều tình tiết sai phạm nghiêm trọng của những người ở Bộ Y tế mà theo đại diện Viện Kiểm sát là bỏ lọt tội. Đây chính là một trong những lý do Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra trở lại.

Liệu có phải giấy phép hoạt động khống?

Chuyện 14 năm trước ở trạm CSGT Dầu Giây – Sau loạt bài điều tra (tiếp theo)

FB Nguyễn Đức Hiển

21-10-2017

Tiếp theo bài trước

Ông Võ Đình Thường. Ảnh: Báo NLĐ

Thứ nhất: Ông Thường không bị đuổi khỏi ngành như bữa giờ dư luận hiểu.

Cần phải nói ngay, việc dẫn lại thông tin của nhiều tờ báo điện tử thời điểm ấy (khi đó Pháp Luật TP.HCM chưa có ấn bản điện tử) khiến dư luận hiểu lầm. Đại uý Võ Đình Thường, Trạm trưởng Trạm Tuần Tra kiểm soát giao thông Ngã Ba Dầu Giây (thời đó còn gọi là Trạm 17 QL1A) không bị đuổi khỏi ngành công an.

Ngài Thanh hạ cánh

FB Nguyễn Tiến Tường

22-1–2017

Cựu Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh. Ảnh: FB Nguyễn Tiễn Tường.

Đọc báo thấy Vietcombank tổ chức tiệc về hưu cho Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh tại khách sạn Melia sang trọng bậc nhất Hà Nội. Toàn thể bộ sậu Vietcombank và 200 khách mời ăn chơi nhảy múa từ 18-22h. Rượu ngoại tràn cung mây, thực đơn đậm chất vua chúa: Súp hải sâm với điệp, tôm rồng, cá song ngậm ngọc… Trước yến tiệc, Agribank chi tiền cho ngài Thanh du hí vòng quanh thế giới…

Củi vừa mới “khô”

FB Mai Quốc Ấn

22-10-2017

Ông Nguyễn Phước Thanh thời còn làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Vietinbank

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank tổ chức gặp mặt chia tay một… nam nhân tại khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Nam nhân đặc biệt trong ngày đó là Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- cũng là nguyên Tổng Giám đốc Vietcombank một thời.

Ông Thanh về hưu theo chế độ “đúng quy trình” vào ngày 1/10/2017.

Phó Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam chiếm đoạt hàng nghìn tỷ, tại sao vẫn chưa bị đưa vào lò?

Nguyễn Văn Hiền

21-10-2017

​Với tài sản khổng lồ nhờ chiếm đoạt của nhà nước, ông Thân Đức Nam lẽ ra phải là người đầu tiên bị đưa “vào lò” trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư, thế nhưng không hiểu sao đến nay ông vẫn bình yên vô sự? Ảnh: tác giả gửi tới.

Trong nhiều năm qua, các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) luôn bị báo chí vạch trần là “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng lộng hành. Trong đó, dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư sai phạm gần 1.500 tỷ đồng được xem là một trong những vụ án tham nhũng nghiêm trọng từng được Thanh tra chính phủ “điểm mặt chỉ tên” với hàng loạt sai phạm.

Ông Võ Đình Thường, Phó Phòng CSGT Đồng Nai, lên tiếng

Người Lao Động

Lê Phong

21-10-2017

Thượng tá Võ Đình Thường. Ảnh: Báo NLĐ

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Võ Đình Thường, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai, xoay quanh thông tin ông bị cho ra khỏi lực lượng CSGT nhưng giờ lại làm lãnh đạo.

– Phóng viên: Ông có thể cho biết 14 năm trước, Đại úy Võ Đình Thường, Trưởng Trạm CSGT Dầu Giây, Đồng Nai, bị kỉ luật có phải là ông hay không?

Chuyện một… ‘anh hùng’

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2017

Ảnh. AP Photo/Na Son Nguyen.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ Thanh tra Khối Văn hóa – Xã hội (Vụ 3) vẫn tiếp tục khuấy động dư luận. “Cuộc chiến” mà ông Mẫn khẳng định sẽ đeo đuổi tới cùng vẫn đang tiếp diễn…

***

Đường thăng tiến bất thường của phó phòng CSGT Đồng Nai

FB Mai Quốc Ấn

20-10-2017

Ảnh ông Võ Đình Thường do bạn đọc cung cấp cho nhà báo Mai Quốc Ấn.

Mấy ngày qua nhiều tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm… bị phó trưởng phòng CSGT Đồng Nai Võ Đình Thường mời lên. Lục lại hồ sơ mới thấy nhiều điều bất thường xung quanh cái tên này…

Có một Võ Đình Thường là đại úy, trạm trưởng trạm CSGT Dầu Giây vào năm 2003. Năm ấy, CSGT Dầu Dây bị báo đài phanh phui tiêu cực tưng bừng: Muốn qua trạm, xe tải dưới 5 tấn phải nộp 50.000 đồng/lượt, xe tải nặng là 100.000 đồng/lượt, hoặc nộp hàng tháng 1 triệu đồng/lượt. Xe khách cũng phải đóng tiền mãi lộ theo tuần, tháng để khỏi bị kiểm tra. Tiền mãi lộ thu được, mỗi cảnh sát phải nộp cho trạm trưởng 2 triệu đồng/tháng.

Sẽ vớt được hay cứ chìm xuồng mãi?

Phạm Trần

19-10-2017

Ngày 3/10/2017 vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã quyết định sẽ công khai cho dân biết khối tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc diện phải khai để gọi là “đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ”, nhằm cứu đảng khỏi tan và giữ được cầm quyền.

Quyết định số 99-QĐ/TW do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư ký ban hành đã đề ra những “Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân” trong công tác mới này.

Bị gỡ bài, một nhà báo xin từ chức?

FB Nguyễn Hoài Nam

18-10-2017

Sáng 17.10, báo điện tử Nhà báo & Công Luận có bài viết rất hay “Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc!”, tác giả là Thành Vĩnh Hồng Quang, tên thật là Nguyễn Thành Vĩnh, Phó trưởng phòng báo điện tử Báo Nhà báo & Công Luận. Tuy nhiên, bài báo chỉ tồn tại đến tối thì 404. Hiện nay tất cả các trang đều không tồn tại bài báo này.

Đáng chú ý, có lẽ tác giả bài báo này vì bức xúc trước bài bị gỡ vô lý, lập tức làm đơn xin thôi, không giữ chức phó trưởng phòng báo điện tử, Báo Nhà báo & Công Luận.

Tại sao Bộ Chính trị phải thay thế Tổng Thanh tra Chính phủ?

Công Lý

18-10-2017

Ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính Phủ. Ảnh: báo GT

Sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào ngày 11/10, Thường vụ Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị thủ tục miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT của ông Trương Quang Nghĩa (chuyển sang làm Bí thư Đà Nẵng) và miễn nhiệm vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ của ông Phan Văn Sáu (chuyển về làm Bí thư Sóc Trăng) để trình ra kỳ họp tới của Quốc hội vào nửa cuối tháng 10.

Việc miễn nhiệm ông Trương Quang Nghĩa là hệ quả của việc ông Nghĩa được Đảng phân công thay ông Nguyễn Xuân Anh tại Đà Nẵng, còn việc thay thế ông Phan Văn Sáu là một quyết định khá đột ngột của Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 6: Quyết định “không hồi tố” có đúng luật?

Nguyễn Đăng Quang

17-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng (giữa) trả lời cử tri Hà Nội sáng 12/10. Ảnh: Lâm Hoài/ báo TT

Người dân kỳ vọng Hội nghị Trung ương 6 ĐCSVN (Khóa XII) sẽ bàn và ra nghị quyết về những vấn đề quan trọng, trong đó có 3 chủ đề: Một là lộ trình cụ thể về chủ trương “tinh giảm biên chế” mà trọng tâm là việc “nhất thể hóa” bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Hai là đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng (nhóm lò đốt củi tươi). Ba tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức sau việc Trịnh Xuân Thanh “về nước xin đầu thú”, dẫn đến việc Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với VN, khiến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và VN (EVFTA) có thể bị đình hoãn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang bị các nhóm lợi ích thân hữu chi phối?

Lê Anh Hùng

16-10-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) nói chuyện với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Nguồn: Zing

Từ chuyện đại gia Vũ Văn Tiền…

Cuối tháng Tám vừa qua, truyền thông Việt Nam, cả “lề đảng” lẫn “lề dân”, đều xôn xao trước thông tin đại gia Vũ Văn Tiền, ông chủ tập đoàn Geleximco, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian 3-5 năm.

Bò, rừng, chủ tịch tỉnh và vàng

FB Mai Quốc Ấn

16-10-2017

Có hai đoàn thanh tra quan trọng đã vào Phú Yên năm nay: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Thanh tra Chính phủ. Do nội dung thanh tra quá nhiều nên bài viết này chỉ xin viết về vấn đề nóng nhất: Phá rừng.

Phú Yên có 41 dự án đã thực hiện hoặc có nhu cầu phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án, với tổng diện tích đất cần thu hồi là 1.341,55 ha. Trong tổng số dự án nêu trên thì có 4 dự án đang triển khai và 37 dự án đã và đang triển khai thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng 725 ha rừng. 39/41 dự án không phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trái quy định của Chính phủ.

“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”

FB Phạm Dương Ngọc

16-10-2017

Tìm được đứa bé và người mẹ chôn vùi trong đất, trong vụ lở đất ở xóm Khanh, Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Linh

Đây là hình ảnh người mẹ ôm con khi lở núi ở Tân Lạc – Hòa Bình. Có tổng số 18 người bị vùi lấp trong trận lở núi kinh hoàng ở bản Khanh.

Mới cách nay độ 2 tháng, Phóng viên Kim Thược Hoàng có loạt điều tra về vụ việc phá cả ngàn hecta rừng đầu nguồn ở Tân Lạc. Phỏng vấn quan chức, toàn câm như hến, nói “Chư pâu”, rồi quay mặt đi khi chụp hình. Quan chức lên báo mà nhìn như kẻ gian. Mình xuất bản được 1-2 bài gì đó, rồi nghỉ phép.

Năm nay thảm họa xảy ra khắp nơi, là hệ quả của tình trạng phá rừng đầu nguồn suốt nhiều năm qua. Rừng đầu nguồn không còn, mưa lớn, nước chảy khủng khiếp, nên lũ quét với lở núi cũng là tất yếu.