Vũ “nhôm” ngoại truyện

FB Nguyễn Tiến Tường

4-1-2018

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: RFA

Sáng 22/12, một người phụ nữ dắt hai con nhỏ làm thủ tục thông quan tại sân bay Tân Sơn Nhất bằng hộ chiếu mang mã số B4 ba chấm ba chấm để đi Singapore. Mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng, bình thường. 8h sáng, chiếc máy bay cất cánh. Một giờ sau, lệnh cấm xuất cảnh đối với 3 hành khách đến. Quá trễ, chiếc máy bay có thể đã đáp xuống quốc đảo sư tử. Người phụ nữ ấy là chị H., SN 1978, chị là vợ anh Vũ Nhôm!

Cái lò, chuyện dài nhiều tập

Lò Văn Củi

4-1-2018

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hẳn nhiên ai cũng hiểu đó là cái lò của ông Tổng Lú và bộ hạ của ông xây dựng gần đây để đốt những cây củi, củi là gì ai cũng biết tuốt hết rồi. (Xui rủi Củi tui có tên họ cúng cơm y chang vụ này, sân si tức khí, hổng nói hổng biên lại những điều hóng hớt hổng được).

Những ai… giả bộ không hiểu nhiều chuyện thiệt dễ hiểu chắc hẳn là… cán bộ hoặc là bạn của anh Bảy Thọt, “giả nai” để thọt gậy bánh xe chơi.

Cụ Tổng khó ngủ ngay từ ngày đầu năm

Blog VOA

Bùi Tín

3-1-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu, giữa), và chủ tịch nước Trần Đại Quang (bìa phải). Ảnh: AP

Ngày đầu năm, chế độ độc đảng gặp điềm chẳng lành. Phan Văn Anh Vũ, đang bị truy nã ráo riết khắp các địa bàn Đà Nẵng/Quảng Nam và trên lãnh thổ toàn quốc, bỗng xuất hiện ở Singapore. Cứ như có phép lạ. Hệ thống các cửa khẩu chi chít không sao ngăn chặn được một thượng tá tình báo của chính mình.

Đêm giao thừa 2017/2018, tại phòng trực của Bộ Chính trị, tại phủ thủ tướng, tại trụ sở Bộ Ngoại giao… đèn vẫn thắp sáng choang, cán bộ ra vào họp hành tới tấp, rõ ràng là tình trạng bất thường, báo động cấp cao nhất.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nhân viên mật vụ Việt Nam muốn xuất cảnh đến Đức

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

2-1-2017

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: RFA

Một sỹ quan mật vụ Việt Nam đã đệ đơn xin xuất cảnh đến Đức. Một luật sư hứa hẹn, thân chủ của ông ta có thể cung cấp những thông tin giá trị về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đình đám.

Sau vụ bắt giữ một sỹ quan mật vụ Việt Nam ở Tân-gia-ba, vị luật sư Đức của người này đã đệ đơn xin thu nhận thân chủ của ông ta vào Đức. Phan Văn Anh Vũ, người đang bị truy nã ở Việt Nam với tội danh tiết lộ bí mật quốc gia, bị đe dọa với án tử hình nếu bị trả về nguyên quán, điều này được nêu ra trong bức thư của Văn phòng luật sư gửi đến Đại sứ quán Đức ở Tân-gia-ba.

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

BBC

3-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) thời còn oanh liệt năm 2016. Ahr: Getty Images

Một nhà quan sát nước ngoài cho rằng nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt và đưa trở về Việt Nam, vụ việc sẽ tác động đến cả Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Singapore đã xác nhận đang tạm giữ ông Anh Vũ, còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’, từ hôm 28/12 vì “vi phạm theo Luật Di trú”.

Cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” đang rộng mở

FB Phạm Lê Vương Các

3-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Trước thông tin của tất cả các bên liên quan cung cấp cho báo chí trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có cơ sở để nhận định rằng, cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” là đang được rộng mở.

Thông tin việc Vũ “nhôm” đang bị tạm giữ ở Singapore, và bị ra tòa trong ngày hôm nay 3/1, chỉ nhằm xem xét cho cáo buộc ông Vũ có vi phạm Luật Di trú của Singapore hay không, khi phía Singapore nhận được thông báo Hộ chiếu của ông bị giới chức Việt Nam hủy bỏ.

Cánh cửa vận may – tị nạn cho Vũ ‘nhôm’ hẹp dần?

FB Lê Hồng Hà

2-1-2018

Doanh nhân Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là Vũ “nhôm” là ai? Ảnh: VN Finance

Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ ở Frankfurt, Đức, cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi ông Vũ “bị bắt” ở Singapore, quốc gia Đông Nam Á, và cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này cũng như Bộ Ngoại giao Đức.

Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ (bà Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978) đã đề nghị ông đại diện cho chồng mình.

Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?

BBC

2-1-2018

Hiện có các câu hỏi về vai trò kép của ‘doanh nhân Vũ ‘nhôm’ và sỹ quan an ninh Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: YouTube

Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận đã bắt giữ doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’) vì “vi phạm luật di trú”.

Trong lúc đó, một luật sư Singapore nói gia đình ông Anh Vũ cho hay ông “là sĩ quan cao cấp ngành tình báo Việt Nam”.

Vũ “nhôm” trốn thoát: Một cuộc so găng khác

FB Nguyễn Anh Tuấn

2-1-2018

Ảnh: internet

Tháng 9 năm 2016, chỉ một thời gian ngắn sau khi có tin Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định trở thành Tổng Bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng ủy Công an Trung ương – cấp ủy lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Bộ Công an.

Ông Vũ ‘nhôm’ muốn ‘tị nạn chính trị ở Đức’

VOA

Viễn Đông

2-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 2/1.

Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ ở Frankfurt, Đức, cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi ông Vũ “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này, và cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này cũng như Bộ Ngoại giao Đức.

Luật Singapore có cứu được Vũ “nhôm” không?

Luật Khoa

Nam Quỳnh

2-1-2018

Rất có thể, Vũ “nhôm” sẽ không có được may mắn như một người cộng sản nổi tiếng khác, Nguyễn Ái Quốc, khi ông này bị bắt giữ ở Hong Kong năm 1931. Ảnh: Người Đưa Tin, JCDecaux.

Dư luận Việt Nam mấy tuần qua đã biết chuyện đại gia nhà đất Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ, hay còn được gọi là Vũ “nhôm”, từ một trong những con người quyền lực nhất tại địa phương của ông ta bỗng nhiên trở thành một trong những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất của Việt Nam.

Các tình tiết như phim trinh thám về việc “trốn thoát” khỏi vòng vây an ninh của ông Vũ được chia sẻ nhiệt tình trên các trang mạng xã hội. Ai ai dường như cũng khấp khởi mong đợi một vụ “Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn” thứ hai.

Cơ hội tị nạn của Vũ “nhôm”?

FB Phạm Lê Vương Các

2-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: Infonet

Thời gian ngắn vừa qua, ghi nhận một xu hướng rõ rệt của các quan chức VN khi bị “ngã ngựa” là kiếm đường tẩu ra nước ngoài, lợi dụng các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế và hệ thống xét xử thiếu chuẩn mực pháp quyền tại Việt Nam để kiếm một suất “tỵ nạn chính trị” nhằm tránh bị trừng phạt.

Thông tin báo chí quốc tế loan tải, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) trong hành trình đào tẩu đang bị tạm giữ ở Singapore, đã thuê luật sư làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị ở một quốc gia Châu Âu và chống lại việc bị dẫn độ về Việt Nam.

Không thể như thế được!

FB Nguyễn Tiến Tường

2-1-2018

Ông Nguyễn Viết Hiệp (bìa trái) trong một hội nghị tại công ty. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Nguyễn Viết Hiệp – nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội trước đây nhập 160 toa tàu cũ của Trung Quốc về VN gây lãng phí tiền tấn. Ông này bị ông Thăng khi đương nhiệm Bộ trưởng GTVT “trảm” mất chức. Thế nhưng, ông vừa chính thức “quan về ghế cũ”, làm tổng giám đốc.

Tương tự, ông Phạm Tuấn Anh, Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam cũng vừa tiếp “ngai” sau một thời gian bị ông Thăng “trảm”. Việc gia đình trị ở DN này còn khủng khiếp hơn. Ông Vân là bố ông Anh về hưu thì ông Súy là em ruột lên thay. Trước khi nghỉ 2 ngày, ông Vân bổ nhiệm cho con trai làm PTGD. Đây là một quyết định vượt thẩm quyền và trái các quy định. Ông Thăng đã chỉ đạo DN thu hồi quyết định.

Hào kiệt mới?

BNS Tự do Ngôn luận số 282

Ban Biên Tập

2-1-2018

Theo “Top Ten ấn tượng năm 2017” của nhà báo Trương Duy Nhất, đứng đầu bảng là “Chiến cuộc ‘nhóm lò’”: Một chiến cuộc rúng động chính trường Việt 2017. “Thiêu đốt” Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng…. Truy bắt Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về nước… và các cuộc kỷ luật, triệt hạ hàng loạt tên tuổi đình đám khác. “Lò ông Trọng” là sự kiện chính trị nóng bỏng, ấn tượng nhất, khắc hoạ chân thật nhất tình hình đảng sự…”. Liên hệ với sự kiện này và đứng hàng thứ 3 là “Đà Nẵng, điểm nóng chính trường Việt: …Từ việc phế truất trung ương uỷ viên, tước hàm Bí thư thành uỷ đối với Nguyễn Xuân Anh, tới cảnh cáo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, và cuối cùng là cuộc khám xét, khởi tố, truy nã Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm)”. Đài BBC, trong bài “Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017”, cũng xếp vụ “Ông Đinh La Thăng bị truy tố” ở hàng thứ nhì.

Vụ bắt cóc từ Berlin về Việt Nam- Người nắm giữ bí mật bị bắt giữ ở Singapore

Dân Luận

2-1-2018

Trịnh Xuân Thanh sau vụ bắt cóc ở Berlin. Ảnh: internet

Một nhân viên tình báo Việt Nam muốn chạy sang nước Đức và bị bắt giữ tại Singapore, liệu anh ta có biết chi tiết về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Một sĩ quan tình báo Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài. Địa điểm muốn chạy tới: nước Đức. Blogger Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống tại Berlin cho biết, ông ta muốn tiết lộ những thông tin nội bộ về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về Hà Nội vào mùa hè năm ngoái cũng như các tài liệu cực kỳ nhạy cảm cho các nhà điều tra ở Berlin.

Tội ông Đinh La Thăng và phiên tòa 8-1-2018

FB Nguyễn Ngọc Chu

31-12-2017

Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Lịch sử thể chế chưa có vụ án tham nhũng nào mà xử đến một cựu UVBCT như ông Đinh La Thăng. Vì thế, đây là một phiên tòa thu hút rất nhiều quan tâm của nhân dân cả nước cũng như dư luận quốc tế.

Tuy nhiên, án của ông Đinh La Thăng đã được lập trình từ trước theo chỉ đạo. Đó là điều chắc chắn.

Vì sao chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ là nói suông?

Trí thức VN

Trí Đạt

31-12-2017

Ảnh: Getty Images

Ông Tập Cận Bình đã có khoảng thời gian dài 5 năm mạnh tay “đả hổ” chống tham nhũng, tuy nhiên năm nay (2017), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã điều tra xử lý 37.800 vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương, các khoản chi công cho du lịch, ăn uống của quan chức các cấp chỉ tăng mà không giảm. Nhiều phương diện cho thấy người dân đã mất lòng tin đối với chống tham nhũng. Có bình luận cho rằng, vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gian dối trơ trẽn!

FB Ngô Nguyệt Hữu

31-12-2017

Ảnh: internet

Vẫn như mọi khi, EVN ra thông báo việc EVN cố tình hạch toán sai để trốn 1.935 tỷ tiền thuế (theo kết luận thanh tra và quyết định truy thu của Bộ Tài Chính) là nhằm “nỗ lực giảm chi phí”.

Việc hạch toán sai của EVN cụ thể:

Những bất thường và khác lạ về chuyên án “Vũ nhôm”

Nguyễn Đăng Quang

30-12-2017

Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (đầu tháng 10/2017), người dân và công luận toàn quốc mới giật mình nhận thấy tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo chóp bu thành phố Đà Nẵng là rất nghiêm trọng và đang bước vào đỉnh điểm. Lúc này, lại phát lộ thêm thông tin: Một doanh nhân có tên Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975 (biệt danh “Vũ nhôm”), chủ của nhiều Công ty BĐS và Xây dựng, là “sân sau” của Thành ủy Đà Nẵng từ một thập kỷ rưỡi qua (từ thời ông Nguyễn Bá Thanh), đã khuynh đảo không chỉ thị trường địa ốc mà còn thao túng cả hệ thống chính trị của thành phố đáng sống này.

Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?

Blog VOA

Bùi Tín

29-12-2017

Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng. Ảnh: Reuters

Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.

Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».

Quảng Bình: Quyền tự do báo chí của công dân bị xúc phạm

Bình Minh, Chiến BảoTrần Thị

27-12-2017

Vừa qua, đông đảo nhân dân và dư luận xã hội ở Quảng Bình đặc biệt quan tâm đến những loạt bài phản ánh, phóng sự – Điều tra… được đăng tải trên báo giấy Người Cao tuổi, báo điện tử Ngày Mới Kinh tế Nông thôn; Tiếng Dân v.v… lên tiếng xung quanh các vụ công dân bị xâm hại nghiêm trọng quyền con người và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của họ nói chung, gia đình người có công cách mạng nói riêng.

Văn tế thập loại quan tham

FB Phạm Lưu Vũ

28-12-2017

Nhân thành lập “LỰC LƯỢNG 47”. Xin mời hưởng ứng:

VĂN TẾ THẬP LOẠI QUAN THAM
(Kẻ hậu sinh cung kính lạy cụ Đồ Chiểu)

Hỡi ơi! Thuế nặng phí dày, lòng dân bải hoải.

Trăm năm công đánh giặc, chưa chắc mà nay ở ngôi cao,
Mấy đời móc túi dân, thân tuy béo tiếng tham như chó

Nhớ quân xưa:

Con cái nhà ai,
Ăn no dửng mỡ.

Quen thân nhung lụa, đâu biết lòng dân,
Chỉ biết chọi nhau, ở trong biệt phủ.

Phiếm và biếm: Công bố công trình khoa học

Lò Văn Củi

27-12-2017

Ông Ba Hu đặng kè kè theo bên mình cái cặp táp. Thấy từ xa, mọi người đã chộn rộn đoán già đoán non. Nhiều người chắc như đinh đóng cột, bữa nay ổng có cuộc họp gì đó. Người nói họp hành khỉ mốc gì, chẳng qua ở trong cái cặp chỉ đựng mỗi cái sổ bảo hiểm y tế, ông Ba đi khám bịnh định kỳ. Người nói lâu lâu thấy ổng như vậy, áo quần bảnh bao, cặp táp cặp tiết để nhớ lại một thuở hét ra lửa, nhiều quan bi giờ khánh tướng, tinh tướng làm ổng mũi lòng…

Lạ là anh Bảy Thọt chẳng nói chẳng rằng. Nhưng, “quên đi nhé mấy cưng”, chẳng qua ảnh đợi đúng “Thiên thời Địa lợi” mà thôi. Ông Ba vừa đưa ly cà phê lên tợp một ngụm, chưa kịp nuốt thì anh Bảy “lảnh lót”:

Tự diễn biến, tự chuyển hóa qua hiện tượng Vũ “nhôm”

FB Chu Mộng Long

25-12-2017

Vũ “nhôm” ngoài cùng bên phải. Ảnh: internet

Khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được nhắc đi nhắc lại nhiều trong lời nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong các văn kiện của Đảng, nhưng cũng là các khái niệm bị giới trí thức mang ra giễu cợt nhiều nhất. Tôi cũng từng nghi ngờ nhưng đến sự kiện Vũ Nhôm thì bừng tỉnh và thấy cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề.

Người ta giễu cợt có lý vì “tự diễn biến” hay “tự chuyển hóa” là tất yếu của lịch sử trong quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nhưng người ta cũng quên rằng, có những diễn biến, chuyển hóa tiêu cực đẩy cả dân tộc xuống vực thẳm.

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Vũ “nhôm”

Thạch Đạt Lang

25-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” hay còn gọi là công cuộc đốt lò của ngài Tổng Trọng vào những ngày cuối năm, ngó bộ càng lúc càng có vẻ hấp dẫn, ly kỳ, căng thẳng, hồi hộp như mấy phim trinh thám, gián điệp James Bond 007, hay truyện Z 28, X 30 phá đám… qua vụ biến mất của đại ca Vũ ‘nhôm’, khúc củi to đùng, chỉ kém khúc củi tươi họ Đinh chừng vài sợi tóc bạc của ngài Tổng Trọng.

Chuyện tàng hình của đại ca Vũ “nhôm”, trùm mafia Đà Nẵng trước thiên la, địa võng của công an VN – tổ chức trị an được đánh giá là tài giỏi nhất nhì thế giới – khiến mọi người dân VN lấy làm thích thú, hào hứng, đoán già, đoán non, bàn luận tá lả.

Quan chức, đại gia “Đỏ” vào tù và những sự thật phơi bày

Blog RFA

Song Chi

25-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo dõi những vụ bắt bớ, khởi tố các quan chức, đại gia «Đỏ» trong thời gian qua, dù vô tâm, bàng quan trước thời cuộc, trước những vấn đề nổi cộm về chính trị-xã hội của đất nước đến đâu, có lẽ đa số người dân cũng phải nhận ra những sự thật hiển nhiên và cay đắng chỉ có trong một xã hội độc tài như VN.

Thứ nhất, chỉ có trong một xã hội mà luật pháp không hề được tôn trọng, mà đảng đứng cao hơn luật pháp (và trên cả Hiến pháp) thì mới có chuyện các quan chức, đại gia lộng hành dễ dàng như vậy trong suốt bao nhiêu năm trước khi bị «sờ gáy». Trong khắp các lĩnh vực, ngành nghề, từ ngân hàng cho tới dầu khí, công thương, giao thông…từ trung ương tới địa phương, những tệ nạn như tham ô, hối lộ và nhận hối lộ, móc nối, lợi dụng tài sản chung để trục lợi cá nhân, những tội danh như «cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng» thực chất là cố tình làm sai, cố tình vi phạm pháp luật, làm thất thoát tiền bạc, tài sản của dân của nước… diễn ra đầy dẫy.

Vì sao công an Đà Nẵng để lọt Vũ “nhôm”?

FB Dân Luận

25-12-2017

Khu Euro Village (Làng Châu Âu) sang trọng bậc nhất ở thành phố Đà Nẵng. Biệt thự hơn 500m2 của Đại tá Giám đốc CA TP Lê Văn Tam nằm trong khu này. ẢNh: FB Dân Luận.

Dư luận những ngày này đang sôi lên vì Vũ Nhôm đã trốn thoát. Nhiều người đang đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Công an, đặc biệt là Công an Thành phố Đà Nẵng, nơi mà Vũ Nhôm đăng ký thường trú.

Đại tá Lê Công Thạnh – nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) thẳng thắn đặt câu hỏi: “Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ “nhôm” như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở đây không?”

Nhiều dấu hỏi về Vũ ‘Nhôm’, thượng tá công an, ‘trùm mafia đỏ Đà Nẵng’

Người Việt

24-12-2017

Vũ “nhôm” và Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: internet

Dư luận rất ngạc nhiên khi báo chí loan tin có lệnh truy nã đại gia địa ốc khét tiếng “mafia” Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “Nhôm,” vì công an đến khám xét nhà ở Đà Nẵng nhưng ông này đã bỏ trốn.

Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc hành vi “làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Luật Hình Sự CSVN mà nếu bị bắt và bị kết án có thể bị đến 15 năm tù. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một doanh nhân sao có thể “làm lộ bí mật nhà nước?” Và có thế lực nào đằng sau chống lưng để ông ta tung hoành?

Từ Vũ nhôm nhìn ra các Đinh La Thăng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

24-12-2017

Ảnh: internet

Đến bây giờ thì mới huỵch toẹt ra việc chính quyền Đà Nẵng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và bán 31 căn nhà thuộc sở hữu nhà nước. Hầu hết các dự án và các căn nhà đó đều vào tay Vũ Nhôm.

Riêng với 31 căn nhà đều bán với giá rẻ bèo vì cố tình không thông qua đấu giá.

Mới đây nhất là căn nhà “kim cương” 16 Bạch Đằng với diện tích gần 1.800 m2 vào năm 2014 định bán đấu giá với mức khởi điểm 83,3 tỉ đồng, nhưng sau đó Đà Nẵng lại đột ngột thay đổi chủ trương, cho công ty của Vũ Nhôm thuê 50 năm với giá 45 tỉ đồng. Chỉ so với mức giá khởi điểm, thành phố đã tự làm thiệt hại gần 40 tỷ đồng, còn so với giá thị trường đất đường Bạch Đằng vào nắm 2015 (khoảng 100 triệu đ/ m2 x 1.800 m2 = 180 tỉ đồng) thì thiệt hại còn lớn hơn gấp bội lần.

Chống tham nhũng: Ai chống, chống ai?

FB Nguyễn Thông

24-12-2017

Có phải mục tiêu của ông Trọng là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Ảnh: internet

Tham nhũng không phải bây giờ mới xuất hiện mà có từ thời thượng cổ. Khi con người lập ra bộ máy cai trị thì tham nhũng nảy sinh. Đơn giản là con người vốn tham, lúc có quyền hành trong tay thì lòng tham ấy được trợ lực, trỗi dậy, biến thành tham nhũng.

Vậy thì tham nhũng là gì? Là lợi dụng chức vụ quyền hạn để vơ vét, thâu tóm tiền bạc, của cải, tài sản không phải của mình về cho mình. Nói cách khác, tham nhũng là cuộc cướp đoạt vật chất bằng quyền bính.