Vaccine và tấm gương các bộ

Mai Quốc Ấn

1-8-2021

Có câu cán bộ là “đầu tàu gương mẫu”. Tôi thấy cán bộ nước ta thực hiện rất tốt tấm gương cho nhân dân trong việc tiêm vaccine.

Người dân có quyền từ chối tiêm loại vắc-xin không mong muốn không?

Lê Ngọc Luân

1-8-2021

Một nghệ sĩ nhắn tin nhờ giải đáp pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong việc lựa chọn loại Vắc-xin để tiêm, câu hỏi như sau:

Quê không cho về, ở lại ai nuôi?

Ngô Anh Tuấn

1-8-2021

Tôi đã từng kể quá khứ của mình trong một vài stt trước đây là trước khi quay lại con đường học hành, tôi đã từng theo người bạn thân vào làm công nhân ở Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương từ năm 2001-2003. Cuộc sống công nhân với đồng lương ít ỏi mà tiền thuê nhà trọ, điện nước, ăn uống, cưới hỏi, liên hoan… sau khoảng 2 năm đi làm, tôi chẳng để dư ra được đồng nào. May mà khi còn ở đó, mình cũng hoà đồng nên về đi học đại học, bạn bè còn giúp lại để có chút tiền mua vé xe ô tô và dằn túi đôi đồng để mua quà cho bạn mới mà thôi.

“Công bằng trong tiếp cận vắc-xin”

Lê Quang

1-8-2021

Ở Việt Nam bây giờ muốn cho người dân sử dụng sản phẩm gì đó nhiệt tình thì đó phải là một sản phẩm nhuốm màu “yêu nước” (xin tạm để trong ngoặc kép để đưa nó về miền ý nghĩa đặc thù). Đùa tý cho vui nhưng đó là một hiện thực.

Vài việc cần ưu tiên để Sài Gòn triển khai Sinopharm

Lê Nguyễn Duy Hậu

1-8-2021

Về chuyện sắp tới Sài Gòn triển khai Sinopharm, mình nghĩ để chính sách này làm được thì có vài việc cần ưu tiên:

Chiến lược tiêm vaccine

Dương Quốc Chính

1-8-2021

Về khoản này, chắc Việt Nam phải học… Campuchia. Họ gọi là tiêm kiểu nở hoa, tiêm từ lõi các TP lớn rồi toả ra nông thôn. Thế nên Campuchia tiêm khá nhanh và hiệu quả. Tất nhiên họ được Tàu hỗ trợ vaccine Tàu và dân số ít. Nhưng cách làm đó là hợp lý.

Cuộc chạy dịch và thước đo chính quyền nhân dân

Tâm Chánh

1-8-2021

Dịch họa đang bộc lộ rõ ràng lớp nghèo mới ở Việt Nam. Một phần trong đó chính là những người lăn lóc chạy dịch trên các nẻo quốc lộ hổm rày.

Góp ý với Hà Nội chống dịch Covid-19

Mạc Văn Trang

1-8-2021

Hà Nội có ông Chủ tịch vui tính, lạc quan, lại hứa: Nếu để Hà Nội “bung”, “toang” tôi chịu trách nhiệm…, nên cũng thấy “an tâm”?

Thấy gì?

Nguyễn Thông

1-8-2021

– Các nhà văn nhà thơ và đủ các nhà ơi, hiện thực cuộc sống nóng bỏng lúc này chính là chất liệu không mấy khi có được để các vị đẻ tác phẩm để đời đó. Hãy gác tất cả những thứ hình tượng ký ức quá khứ và dự cảm tương lai lại, nói như cụ Lưu Trong Lư, “hãy xếp lại muôn vàn ân ái/đừng trách nhau đừng ái ngại nhau”, để mò ra đường mà biên chép phản ánh người thực việc thực, chẳng hạn mẹ con em bé 10 ngày tuổi tị nạn kia kìa. Cứ chui trong phòng máy lạnh mãi, không sợ bị chết cóng hay sao.

Corona!

Ngô Nguyệt Hữu

1-8-2021

1. Cáo chết ba năm, quay đầu về núi.

Sài Gòn là Trung tâm tài chính của cả nước, mỗi ngày thu gần 3.000 tỷ đồng, trong 3.000 tỷ này, Sài Gòn giữ lại 18%, còn 82% nộp cho Trung ương.

Mua vắc-xin VERO CELL của Trung Quốc là mua loại nào?

Đỗ Hùng

1-8-2021

Theo thông tin trên báo chí chính thống, chúng ta được biết Việt Nam (cụ thể là TP.HCM) đã nhận 1 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm, Trung Quốc (tất nhiên). Đây là đợt đầu trong thỏa thuận nhập 5 triệu liều Vero Cell của Công ty Dược Sài Gòn (Sapharco).

Qua việc chống dịch, càng lộ rõ cách làm ngu con người

Nguyễn Đình Cống

1-8-2021

Qua việc chống dịch Covid Vũ Hán, người Việt đã thể hiện nhiều điều tích cực và lộ rõ nhiều tiêu cực. Điều tích cực, tốt đẹp chủ yếu từ đạo đức, tình cảm của người dân. Một số điều tiêu cực xuất phát từ hệ thống quyền lực.

Số liệu lởm khởm là tình trạng vĩnh cửu ở tất cả các quốc gia chậm tiến

Phạm Thị Hoài

31-7-2021

Hôm nay là tròn một năm từ ngày Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong dịch Covid-19, bệnh nhân 428. Đến nay, Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế xác định số tử vong là 1.022, trong khi Sở Y tế TP.HCM công bố 1.057 ca chỉ riêng ở thành phố này. Trang tin về dịch Covid-19, cũng của Bộ Y tế, đưa ra một con số khác cho cả nước: 1.161, nhưng chỉ ghi nhận cho TP.HCM 900 ca.

Tôi từ chối khai báo y tế ở Ninh Bình

Ngô Anh Tuấn

31-7-2021

Hôm nay, tôi đi từ Diễn Châu, Nghệ An ra Hà Nội để làm việc. Lúc khoảng 16h20, khi bắt đầu vào thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, một đồng chí CSGT đã dừng xe tôi lại. Tôi hỏi lý do thì anh ấy trả lời là mời anh xuống khai báo y tế.

Một đề xuất về dập dịch ở TP.HCM

Nguyễn Ngọc Chu

31-7-2021

Vấn đề dập dịch ở TP.HCM không còn là vấn riêng của TP.HCM mà đã trở thành vấn đề của toàn quốc. Chưa nói đến vai trò quan trọng số 1 của TP.HCM trong nền kinh tế quốc dân, thì vấn đề người dân các tỉnh rời khỏi TP.HCM (mang theo nguy cơ lây nhiễm về các tỉnh) trong những ngày qua đã khẳng định điều đó.

Kiến nghị với Chủ tịch thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh

Hà Huy Sơn

31-7-2021

Ngày 23/07/2021, Chủ tịch ra Chỉ thị số 17/CT-UBND thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn Thành phố. Đến nay đã được 07 ngày và chưa ai có thể biết trước sau 15 ngày có phải tiếp tục cách ly tiếp hay không hoặc siết chặt hơn.

Ông Đam phải “tha thiết đề nghị Bộ Y tế”, thì…

Mai Quốc Ấn

31-7-2021

Ảnh: Kênh 14

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Về việc “về quê” tự phát của người lao động từ vùng có dịch

Nguyễn Quang Vinh

31-7-2021

NÓNG RỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI là những thông tin liên quan đến việc VỀ QUÊ tự phát của người lao động từ vùng có dịch.

Về, quê nhà không nhận thì “đâm đầu vào đâu?”

Cù Mai Công

31-7-2021

Hàng chục, hàng trăm ngàn bà con nhập cư một tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đang lũ lượt về quê.

Giữa đại dịch, Hoa Kỳ là chỗ dựa lớn nhất về vaccine của Việt Nam

Luật Khoa

Võ Văn Quản

31-7-2021

Các quan chức của Bộ Y tế, WHO và UNICEF chào đón lô vaccine đầu tiên của chương trình COVAX về Việt Nam vào tháng 4/2021. Ảnh: WHO Vietnam/ Loan Tran

Viện trợ của Hoa Kỳ đang là nguồn sống chính cho Việt Nam trong thời khắc chống dịch gian nan.

Sự nguy hại của việc mất lòng tin đối với báo chí

Ngô Huy Cương

31-7-2021

Tôi khuyên nhiều người bạn của tôi đi tiêm phòng Covid-19 ngay khi có thể. Trong số đó không ít người phản đối tiêm phòng, ngay cả những nhân viên y tế đã nghỉ hưu.

Đừng cố kiểm soát bằng mọi giá

Huy Đức

31-7-2021

Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế. Có hàng triệu người tới Sài Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là nhà.

Chạy đến vô cùng

Tuấn Khanh

31-7-2021

Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.

Dân!

Nguyễn Tiến Tường

30-7-2021

Người dân tranh thủ ngã giấc sau hành trình dài từ TP.HCM về quê. Ảnh: Viettimes

Quốc gia có giặc, dân ra sa trường. Vua thảo chiếu dời đô, dân dựng kinh kỳ. Tướng mang gươm đi mở cõi, dân giày cỏ đi theo. Giặc vây bủa triều dã, dân thần tốc ra đánh. Chiến tranh, dân đội pháo lên non, dân băng rừng vượt suối.

Trí và tình – hai thứ quên mang khi lên đường chống dịch!

Blog VOA

Trân Văn

30-7-2021

Thông tin, hình ảnh cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức về hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19 của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam khiến người ta nẫu lòng…

Chống dịch Covid-19: Hai kinh nghiệm mới nhất của Nhật

Trần Văn Thọ

30-7-2021

Mấy hôm nay tại Nhật, nhất là tại Tokyo, dịch Covid 19 lại bùng phát trở lại. Trong 3 ngày nay (từ 28 đến 30/7), số người bị nhiễm ở Tokyo liên tiếp vượt quá 3.000 người mỗi ngày. Riêng hôm qua (29/7) con số lên đến 3.865 người, hôm nay ít hơn nhưng cũng lên tới 3.300. Những tỉnh lân cận ở Tokyo hôm nay cũng đạt số cao nhất. Cả nước Nhật hôm qua và hôm nay có tổng số người bị nhiễm vượt quá 1 vạn người/ngày.

Nói chung số ca nhiễm trong tuần vừa qua đã tăng lên hơn 60% so với tuần lễ trước đó. Hôm nay Thủ tướng Suga Yoshihide đã công bố Tình trạng khẩn cấp để đối phó với dịch Covid-19 áp dụng cho Osaka và ba tỉnh lân cận Tokyo (từ 2/8 đến 31/8) và gia hạn thời gian đến 31/8 cho Tình trạng khẩn cấp đang áp dụng tại Tokyo và Okinawa (từ 12/7 và dự định đến 22/8).

Khảo sát kỹ khuynh hướng lây lan ở Tokyo mấy ngày nay thì thấy có ba đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, so với kỳ bùng phát lây lan lần trước (đầu năm nay), tỉ lệ người cao tuổi giảm mạnh. Trong tổng số người bị nhiễm, tỉ lệ người trên 60 tuổi giảm từ 20% còn 5%. Thứ hai, trong tổng số người bị nhiễm, số người bị nhiễm nặng giảm hẵn và hơn phân nửa số đó là thành phần trung niên (từ 40 đến 59 tuổi). Trong kỳ bùng phát lần trước, người nhiễm nặng chủ yếu là người cao tuổi. Thứ ba, trong tổng số người bị nhiễm lần này, tỉ lệ của giới thanh niên (20-39 tuổi) tăng nhanh và chiếm hơn 50%, đặc biệt tỉ lệ người nhiễm trong độ tuổi từ 20 đến 29 là cao nhất so với các độ tuổi khác.

Hai đặc điểm đầu tiên là hiệu quả của việc tiêm vac-xin. Trong tổng số người cao tuổi (trên 65), số người đã tiêm 2 mũi vac-xin đã đạt trên 70%. Nhờ vậy, dù dịch bệnh đang bùng phát trở lại, số người cao tuổi bị nhiễm cũng như người cao tuổi bị nhiễm nặng đã giảm đáng kể.

Đặc điểm thứ ba cho thấy giới trẻ vẫn có khuỵnh hướng thích tụ tập, thích gặp nhau, lơ là trong giãn cách và đeo khẩu trang. Tokyo đã tuyên bố Tình trạng khẩn cấp bắt đầu từ ngày 12/7 với các biện pháp như:

a/ yêu cầu nhà hàng rút ngắn thời gian mở cửa và không được bán rượu bia, siêu thị cũng rút ngắn thời gian mở cửa và chỉ đươc bán sản phẩm thiết yếu,

b/ các hoạt động như thể thao, văn hóa,… chỉ được tổ chức với điều kiện không có người xem ở hội trường, và

c/ kêu gọi người dân hạn chế đi lại nếu không có việc gấp và cần thiết.

Tuy nhiên các yêu cầu này không có tính cách cưỡng bức nên gần đây nhiều trường hợp không được triệt để tuân thủ. Đặc biệt ở mục c/ tính tự giác của giới trẻ không cao, lại thêm tâm lý bị tù túng kéo dài quá lâu làm cho nhiều người trong giới này muốn được giải phóng.

Dồn hết nỗ lực để tăng nguồn cung cấp vac-xin, gấp rút tăng tỉ lệ người được tiêm, và có biện pháp tuyên truyền, thuyết phục mọi người triệt để tránh gặp nhau khi không cần thiết là hai kinh nghiệm được khẳng định lại của Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Chống dịch như chống giặc, chống giặc như con… cá sặc!

Mai Bá Kiếm

30-7-2021

Tiền đề của Chỉ thị 16 đặt ra: “Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh…”