Tương lai của Đảng Cộng sản và Dân tộc Việt (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

18-1-2023

I. Khúc dạo đầu

Đầu năm 2023, trên các phương tiện thông tin xuất hiện các bài viết bàn đến tương lai của đất nước và thế giới. Chắc là có nhiều bài hay, nhưng sức đọc có hạn, nên tôi chỉ có thể đọc kỹ một số bài. Tôi sẽ nêu ý kiến cá nhân về các bài đó và trình bày vài quan điểm về tương lai của Đất nước, cũng là tương lai của Đảng Cộng sản và Dân tộc Việt Nam.

‘Hồng phúc’ từ những… ‘chị’… Trang, ‘anh’ Triết,…

Blog VOA

Trân Văn

17-1-2023

Và sự thực đã xảy ra đúng như tin đồn: Hôm 17/1, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức! Nguồn ảnh: Reuters

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức giữa chiến dịch thanh trừng lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng

Time

Tác giả: John Boudreau – Bloomberg

Cù Tuấn, dịch

17-1-2023

Chủ tịch nước Việt Nam từ chức và bị rút khỏi các cơ quan hàng đầu của Đảng Cộng sản trong một cuộc cải tổ chưa từng có, khi cuộc thanh trừng chống tham nhũng của nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng giăng ra một mạng lưới ngày càng rộng.

Bao nhiêu phần trăm cán bộ ở Việt Nam có lý tưởng phục vụ đất nước?

Đoàn Bảo Châu

17-1-2023

Theo các bạn, con số là bao nhiêu?

Muốn có lý tưởng thì người cán bộ phải có khát vọng toả sáng bằng tài, bằng tâm của mình. Thực sự khi đã ở vị trí cao, không ai trong số họ đói khát, không ai trong số họ phải nhận tiền bẩn mới tồn tại được.

Làm ơn loại bỏ chữ “đầu tàu” ra khỏi ngôn ngữ chính trị!

Mai Bá Kiếm

17-1-2023

Chiều nay, anh Bảy “vịt quay” ca bài “Chia Tay Mùa Xuân” (nhạc Đức Dũng, thơ Nguyễn Đình Chính) có câu rất giống hoàn cảnh của anh “Chúng mình chia tay nhau khi tháng giêng vừa tới”, nên anh sẽ không chúc tết đồng bào lúc giao thừa Xuân Quý Mão!

Quân vương!

Lê Huyền Ái Mỹ

17-1-2023

“Ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”. (Tuổi trẻ).

Chủ tịch nước Việt Nam từ chức trong bối cảnh Đảng Cộng sản tăng cường trấn áp tham nhũng

Reuters

Tác giả: By Khanh Vu Phuong Nguyen

Cù Tuấn, dịch

17-1-2023

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chức sau khi Đảng Cộng sản cầm quyền đổ lỗi cho ông về “những vi phạm và sai trái” của các quan chức dưới quyền, chính phủ cho biết ngày 17-1, trong một bước leo thang lớn của cuộc chiến chống tham nhũng trên đất nước này.

Ông Phúc, cựu thủ tướng được tín nhiệm rộng rãi trong việc thúc đẩy các cải cách hỗ trợ doanh nghiệp, đã giữ chức vụ Chủ tịch nước phần lớn mang tính nghi thức kể từ năm 2021 và là quan chức cấp cao nhất bị Đảng hạ bệ do tham nhũng.

Việt Nam không có lãnh đạo có quyền hành tối cao và được lãnh đạo chính thức bởi “Tứ Trụ”: Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Ông Phúc, 68 tuổi, phải chịu trách nhiệm cuối cùng về các sai phạm của nhiều quan chức, trong đó có hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng, chính phủ cho biết.

Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước đảng và nhân dân, ông đã làm đơn xin thôi giữ chức vụ được giao, từ chức và nghỉ hưu”, thông báo viết.

Văn phòng Chủ tịch nước không đưa ra bình luận ngay lập tức và không rõ liệu người thay thế cho ông Phúc đã được chọn hay chưa.

Tại Việt Nam đã có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ bị cách chức sau khi hai Phó thủ tướng phục vụ dưới quyền ông bị cách chức vào tháng 1, khi đảng tăng cường gấp đôi nỗ lực chống tham nhũng qua chiến dịch “đốt lò” do Nguyễn Phú Trọng, người đầy quyền lực lâu năm dẫn đầu.

Năm ngoái, Đảng cho biết, đã có 539 đảng viên bị truy tố hoặc bị “kỷ luật” vì tham nhũng và “cố ý làm trái”, bao gồm các bộ trưởng, quan chức cấp cao và nhà ngoại giao, trong khi cảnh sát điều tra 453 vụ tham nhũng, tăng 50% so với năm 2021.

Ông Trọng hồi đầu tháng này cho biết, Đảng sẽ “quyết tâm hơn”, “hiệu quả hơn và có phương pháp hơn” trong cách tiếp cận chống tham nhũng, đồng thời cam kết sẽ mang lại kết quả.

Không chắc chắn có tác động gì

Có các ý kiến khác nhau về tác động của nỗ lực chống tham nhũng đối với đầu tư và chính sách.

Lê Hồng Hiệp thuộc Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết, cuộc thanh trừng có thể mở đường cho các nhà lãnh đạo trong sạch hơn, có năng lực, trỗi dậy.

Miễn là việc cải tổ lãnh đạo không dẫn đến những thay đổi chính sách triệt để, thì tác động của chúng đối với nền kinh tế cũng sẽ bị hạn chế”, ông Hiệp đăng trên tài khoản Facebook của mình.

Tuy nhiên, Hà Hoàng Hợp, một thành viên cao cấp của cùng viện nghiên cứu trên, cho biết, sự từ nhiệm của ông Phúc và sự không chắc chắn về tác động của cuộc trấn áp có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Điều này có thể dẫn Việt Nam đến một thời kỳ bất ổn, khiến bạn bè và các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng”, ông nói.

Việc từ chức của ông Phúc cần có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp, mà các nguồn tin hôm 16-1 cho biết, sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường hiếm hoi trong tuần này, làm tăng thêm kỳ vọng rằng số phận của ông Phúc đã được định đoạt.

Ông Phúc, người được biết đến ở Việt Nam với tính cách thân thiện và tình yêu dành cho đội tuyển bóng đá quốc gia, đã từng được cho rằng, sẽ là Tổng bí thư đảng, cương vị danh giá nhất của Việt Nam, trong tương lai.

Với tư cách là Thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021, ông đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6% hàng năm cho quốc gia chuyên sản xuất đang phát triển của châu Á này và giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa, bao gồm các thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu và các cường quốc Thái Bình Dương.

Bất chấp sự từ chức của ông Phúc, chính phủ hôm thứ Ba 17-1 đã ca ngợi những thành tích của ông, đặc biệt là phản ứng với đại dịch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19, đạt được những kết quả quan trọng”, thông cáo viết.

Một triều đại cáo chung

Viet-Studies

Sao Băng

17-1-2023

Đại hội 13, tháng 1-2021, khát khao lưu sử sách nghìn năm, Nguyễn Phú Trọng khẩn khoản đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ghi vào văn kiện đại hội Đảng câu nói bất hảo của ông ta: “Cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay”.

Nguyễn Xuân Phúc và cái chết trên chấm phạt đền

Lê Văn Đoành

16-1-2023

Ngày 14-1-2023, giấy mời dự “hội nghị” khẩn cấp đóng dấu MẬT được gởi đến tất cả các Uỷ viên Trung ương khoá XII, thời gian làm việc gói gọn trong buổi chiều ngày 17-1-2023.

Dù sao cũng là… “dân biết, dân bàn” và… “dân kiểm tra”?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

16-1-2023

Sau cuộc họp để xem xét đề nghị từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) – thi hành kỷ luật năm cán bộ, Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN đã quyết định khai trừ ra khỏi đảng ba người (ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch Hà Nội, ông Ma Thế Quyên – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn, ông Nguyễn Văn Phong – Tỉnh ủy viên kiêm Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận),  tước bỏ toàn bộ chức vụ trong đảng của ông Men Pholly – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Tỉnh ủy viên An Giang, cựu Bí thư huyện ủy Tri Tôn và cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng – cựu Ủy viên BCH TƯ đảng, cựu Bộ trưởng từng đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (1), nhiều người được xem là thạo tin… cung đình cùng khẳng định trên mạng xã hội: Số phận của ông Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được định đoạt, ông Phúc sẽ phải rời khỏi Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng và vị trí Chủ tịch Nhà nước.

Trung Quốc và Việt Nam có một tương lai chung, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói trong bức thư chúc Tết gửi người đồng cấp

SCMP

Cù Tuấn, dịch

15-1-2023

Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc thấy một tương lai chung với Việt Nam và sẽ ưu tiên cho quốc gia này khi nhắc đến ngoại giao khu vực.

Làm thế nào để tránh một thế chiến khác

Spectator

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm dịch

17-12-2023

Tạm biệt người yêu để lên đường ra trận. Nguồn ảnh: Getty Images

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger cảnh báo về một thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn.

Một là, Kissinger đã đề cao vai trò tích cực của Nga trong việc đóng góp cho hòa bình thế giới mà không đề cập đến các chi tiết về tội ác Liên Xô cũ. Kissinger lập luận: “Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp”.

Lịch sử của Liên Xô đã chứng minh ngược lại. Từ thế kỷ XV-XVII, các triều đại Iwan VI, Peter I hay Katherina II đã mở rộng lãnh thổ Liên Xô bằng quân sự, tiến chiếm Ba Lan, Baltic, Biển Đen, Biển Đông và nhiều vùng khác.

Ngay đến thời Stalin và Chruschtchow, tham vọng này vẫn còn được tiếp tục nuôi dưỡng. Trong thế kỷ XX, Liên Xô đã can thiệp quân sự trực tiếp Đông Đức (1953), Hungaria (1956), Tiệp Khắc (1968) và Afghanistan (1979). Không có viện trợ quân sự hùng hậu của Liên Xô, Bắc Việt không thể đạt được chiến thắng năm 1975.

Các can thiệp của Nga Ethiopia, Angola, Syria, Iraq và Iran, gây xáo trộn cho các khu vực, là một bằng chứng khác.

Có lẽ điểm son duy nhất của Liên Xô mà Kissinger đề cập là Breschnew và Gorbatschow tham gia các hội nghị về giới hạn vũ khí chiến lược (SALT I và II). Ngay trong năm 1978, 70% dân chúng Mỹ không tin tưởng thiện chí hoà đàm của Liên Xô và Thượng Viện Mỹ cũng nhiều lần tìm cách trì hoãn việc phê chuẩn.

Phủ nhận các bằng chứng này, Kissinger đã chối bỏ thực tế lịch sử hiếu chiến của Liên Xô để ca ngợi chủ trương xâm lược của Nga ngày nay.

Hai là, chiến trường Ukraine chưa định hình ưu thế chiến thắng cho Nga hay Ukraine. Trước hết là Nga. Dù các nguồn tin không thể kiểm chứng, nhưng số binh sĩ thương vong đáng cho Putin phải lo ngại, trong đó việc tăng cường 300.000 tân binh trừ bị là một bằng chứng.

Gần đây nhất, Putin bổ nhiệm tướng Valeri Guerassimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, làm Tổng Chỉ huy chiến trường Ukraine, thay cho Sergey Surovikin. Quyết định này cho thấy, quân đội Nga không hùng hậu và các tướng lãnh không tài ba như công luận thường đề cập trong các biện pháp cải cách. Dù với 100 ngàn quân và có hơn 4.000 xe tăng hỗ trợ, việc tấn công Ukraine mang về kết quả thảm hại. Lý do chính là binh pháp của Nga là tạm bợ và công nghệ quân sự còn tụt hậu.

Theo các thăm dò hiện nay, Nga đang chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Với binh pháp mới và việc tuyển dụng thêm 500.000 tân binh, Putin hy vọng sẽ mang lại tin vui trên chiến trường, nhưng không có gì bảo đảm cho sự lạc quan này.

Không vì Nga suy yếu mà Ukraine chiếm được nhiều ưu thế hơn trên chiến trường. Dù tinh thần anh dũng, nhưng Ukraine cần được trang bị nhiều xe tăng, xe thiết giáp bộ binh để tiếp tục chiến đấu. Các nước Pháp, Mỹ, Anh và Đức sẽ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine, nhưng tốc độ còn quá chậm so với nhu cầu khẩn cấp của chiến trường. Cho đến nay, NATO vẫn rất thận trọng vì lo ngại Nga xem mọi hình thức gián tiếp can thiệp là hành động leo thang và trực tiếp tham chiến.

Nói chung, cuộc chiến còn kéo dài. Do khả năng cung cấp hạn chế, nên các nước phương Tây cũng sẽ giảm mức yểm trợ. Các nước châu Âu đều muốn cuộc chiến kết thúc nhanh chóng vì tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát leo thang làm cho dân chúng bất bình. Dư luận Mỹ, những thay đổi gần đây cũng cho thấy ít ủng hộ Ukraine hơn so vi ban đầu. Hậu quả chung cho Ukraine là phải chịu nhiều thất thế trong khi cần nhiều viện trợ vũ khí để có thể chiến thng.

Lo ngại chung trong công luận vẫn là vấn đề, nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thì sẽ có nguy cơ leo thang thành xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO. Nhưng điểm chính là tinh thần hiếu chiến của Putin khó thay đổi nhanh chóng, bất cứ thỏa thuận nào, nếu có trong tạm thời, cũng giúp Nga có thêm thời gian chỉnh đốn và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.

Trong lúc này, các biến chuyển nghịch lý sẽ còn tiếp tục diễn ra và khó phân biệt ai thắng ai bại. Diễn biến chiến trường càng khó lường thì Nga có mất mặt hay thiện chí hoà đàm không, đó không phải là yếu tố liên quan như Kissinger đề cập.

Ba là triển vọng hoà hội. Kissinger có nói đến quyền dân tộc tự quyết của Ukraine, nhưng trên cơ sở nào là vấn đề nan giải. Cụ thể, đó là các chủ đề thương thuyết mà Nga cần phải chấp nhận: trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp nào bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí cho Việt Nam, nên Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình Ukraine. Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nga xâm lăng Ukraine.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp này đều không thể thực hiện được.

Tóm lại, đề xuất của Kissinger trong việc tái lập hoà bình cho Ukraine qua phương thức ngoại giao là thiếu dẫn chứng lịch sử và không khả thi.

Tuy nhiên, cảnh báo của Kissinger có một giá trị thực tế mà chúng ta cần quan tâm. Khi diễn tiến chiến cuộc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính giới quốc tế, việc định hình cho các chiến lược trong tương lai đều do các máy móc được trang bị bằng công nghệ tiên tiến và thông tin nhân tạo đảm trách, nó có đủ khả năng tự quy định và thực hiện, đó là tình trạng nguy hiểm nhất.

Do đó, Kissinger hợp lý khi cho rằng, để tránh hai phía khỏi phải tiếp tục chịu thương tổn, các loại vũ khí hạt nhân và quy ước hiện đại không thể được phép tiếp tục sử dụng, một tình trạng lý tưởng. Sau đây là bản dịch:

***

Thế chiến thứ nhất là một kiểu tự sát văn hóa, làm hủy hoại thanh danh của châu Âu. Theo như cách nói của nhà sử học Christopher Clark, giới lãnh đạo châu Âu đã mộng du trong một cuộc xung đột, trong số tham chiến không ai có thể tiên đoán được thế giới lúc kết thúc cuộc chiến vào năm 1918. Trong những thập niên trước đó, họ thể hiện sự cạnh tranh bằng cách tạo ra hai tập hợp liên minh mà các chiến lược đã trở nên liên kết nhau bởi lịch trình động viên riêng biệt. Do đó, vụ một người theo chủ nghĩa dân tộc Serb sát hại Hoàng tử Áo ở Sarajevo tại Bosnia năm 1914 đã leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nó bắt đầu khi Đức thực hiện kế hoạch cho nhiều mục tiêu của mình để đánh bại Pháp bằng cách tấn công Bỉ, một nước trung lập ở phía bên kia châu Âu.

Các nước châu Âu chưa quen thuộc với cách thức công nghệ tăng cường lực lượng quân sự của họ, nên họ đã gây ra sự tàn phá lẫn nhau chưa từng có. Vào tháng 8 năm 1916, sau hai năm chiến tranh với hàng triệu người thương vong, các nước tham chiến, chủ yếu phương Tây (Anh, Pháp và Đức) bắt đầu khám phá triển vọng để chấm dứt cảnh chém giết. Ở phía Đông, các đối thủ Áo và Nga đã cũng có những cảm nhận tương tự. Bởi vì không có sự thỏa hiệp nào có thể tưởng tượng ra được để biện minh cho những hy sinh đã gây ra và vì không ai muốn mang đến ấn tượng về sự yếu đuối của mình, các giới lãnh đạo khác nhau đã ngần ngại khởi xướng một tiến trình hòa bình chính thức. Do đó, họ tìm kiếm sự hòa giải của Mỹ.

Đại tá Edward House, sứ giả riêng của Tổng thống Woodrow Wilson, đã thăm dò và tiết lộ rằng, một nền hòa bình dựa trên hiện trạng được tu chỉnh là trong tầm tay. Tuy nhiên, trong khi sẵn sàng và cuối cùng mong muốn tiến hành hòa giải, Wilson đã trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đến lúc đó, cuộc tấn công tại Somme của Anh và cuộc tấn công tại Verdun của Đức đã gây thêm hai triệu người thương vong.

Theo lời kể trong cuốn sách về chủ đề này của Philip Zelikow, ngoại giao đã trở thành giải pháp mà ít người theo đuổi hơn. Đại chiến tiếp tục trong hai năm nữa và cướp đi hàng triệu nạn nhân khác, gây tổn hại không thể cứu vãn cho trạng thái quân bình của châu Âu đã được thiết lập. Đức và Nga bị cách mạng làm tan nát; nhà nước Áo-Hung biến mất khỏi bản đồ. Nước Pháp đã đổ máu đến khô cạn. Nước Anh đã hy sinh một phần đáng kể của thế hệ trẻ và năng lực kinh tế cho các yêu cầu chiến thắng. Hiệp ước Versailles mang tính trừng phạt đã kết thúc chiến tranh, nó tỏ ra mong manh hơn nhiều khi so với cấu trúc mà nó thay thế.

Liệu thế giới ngày nay có thấy mình đang ở trong một bước ngoặt tương đương như tại Ukraine không, khi mùa đông áp đặt một việc tạm đình hoãn các cuộc hành quân quy mô? Tôi đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với việc nỗ lực quân sự của đồng minh, nhằm ngăn chặn Nga xâm lược ở Ukraine. Nhưng thời điểm đã đến để xây dựng dựa trên những thay đổi chiến lược mà nó đã được thực hiện và kết hợp chúng vào trong một cấu trúc mới, hướng tới việc đạt được một nền hòa bình thông qua phương cách đàm phán.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Ukraine đã trở thành một quốc gia quan trọng ở Trung Âu. Được hỗ trợ bởi các đồng minh và được truyền cảm hứng từ Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine đã ngăn cản các lực lượng thông thường của Nga tràn ngập châu Âu kể từ thế chiến thứ hai. Và hệ thống quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, đang phản đối mối đe dọa của Nga hoặc việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tiến trình này đã đưa ra các vấn đề nguồn gốc liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine trong khối NATO. Ukraine đã có được một trong những đội quân bộ binh lớn nhất và hiệu năng nhất ở châu Âu, được trang bị bởi Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, một tiến trình hòa bình liên kết Ukraine với khối NATO phải được thể hiện. Một giải pháp thay thế của tính cách trung lập không còn ý nghĩa nữa, đặc biệt là sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối NATO. Đây là lý do tại sao hồi tháng 5 năm ngoái, tôi đã đề nghị thiết lập một đường ngừng bắn dọc theo biên giới hiện có, nơi mà chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 [năm 2022]. Từ đó, Nga sẽ từ bỏ các cuộc chinh phục, nhưng không phải là lãnh thổ mà họ chiếm đóng gần một thập niên trước, bao gồm cả Crimea. Lãnh thổ đó có thể là chủ đề của một cuộc đàm phán sau lệnh ngừng bắn.

Nếu đường ranh giới phân chia trước chiến tranh giữa Ukraine và Nga không thể đạt được bằng chiến đấu hoặc bằng đàm phán, việc dựa vào nguyên tắc tự quyết có thể được đề ra. Các cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế liên quan đến quyền tự quyết có thể được áp dụng cho các vùng lãnh thổ đặc biệt bị phân chia mà nó đã đổi chủ nhiều lần qua nhiều thế kỷ.

Mục tiêu của một tiến trình hòa bình sẽ có hai mặt: xác nhận quyền tự do của Ukraine và định nghĩa một cấu trúc quốc tế mới, đặc biệt là đối với Trung và Đông Âu. Cuối cùng, Nga nên tìm một vị thế trong một trật tự như vậy.

Kết quả mà một số người ưa chuộng hơn là một nước Nga trở thành bất lực do chiến tranh. Tôi không đồng ý. Với tất cả xu hướng thiên về bạo lực, Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp. Những thất bại về quân sự của Nga đã không loại bỏ phạm vi hoạt động về hạt nhân trên toàn cầu của Nga, cho phép Nga đe dọa leo thang ở Ukraine. Ngay cả khi khả năng này giảm sút, sự tan rã của Nga hoặc phá hủy khả năng chính sách chiến lược của Nga có thể biến lãnh thổ bao gồm 11 múi giờ thành một khoảng trống gây tranh chấp. Các xã hội đang cạnh tranh nhau của Nga có thể quyết định cách giải quyết tranh chấp bằng bạo lực. Các quốc gia khác có thể tìm cách mở rộng yêu sách bằng vũ lực. Tất cả những nguy hiểm này sẽ trở nên phức tạp hơn bởi sự hiện diện của hàng ngàn vũ khí hạt nhân, làm cho Nga thành một trong hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Khi giới lãnh đạo thế giới cố gắng chấm dứt cuộc chiến mà trong đó hai cường quốc hạt nhân cạnh tranh với một quốc gia được vũ trang thông thường, họ cũng phải suy nghĩ về tác động đối với cuộc xung đột này và về chiến lược trong trường kỳ của công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo. Vũ khí tự động vốn dĩ đã có sẵn, nó có khả năng định nghĩa, đánh giá và nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa theo nhận thức của riêng mình và do đó, ở vị trí để bắt đầu cuộc chiến riêng biệt cho mình.

Một khi ranh giới trong lĩnh vực này bị vượt qua và công nghệ cao trở thành vũ khí tiêu chuẩn và máy tính trở thành người thực hiện chủ yếu cho chiến lược, thế giới sẽ thấy tự mình đang ở trong tình trạng mà chưa có khái niệm nào được định hình. Làm thế nào giới lãnh đạo có thể thực hiện việc kiểm soát khi các máy tính quy định các hướng dẫn chiến lược dựa trên quy mô và theo cách vốn đã hạn chế và đe dọa việc can thiệp của con người? Làm thế nào nền văn minh có thể được bảo tồn giữa một mớ hỗn độn thông tin, các nhận thức và các khả năng phá hoại như vậy?

Tuy nhiên, hiện nay không có lý thuyết nào áp dụng cho thế giới đang rộng mở này và các nỗ lực tham khảo ý kiến về chủ đề này cần phải triển khai, có lẽ bởi vì các cuộc đàm phán có ý nghĩa có thể tiết lộ những khám phá mới và tự việc tiết lộ này tạo thành một rủi ro cho tương lai. Vượt qua sự khác biệt giữa công nghệ tiên tiến và khái niệm chiến lược kiểm soát nó, hoặc thậm chí có những am hiểu về ý nghĩa đầy đủ của nó, ngày nay đó là một vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, và nó đòi hỏi giới lãnh đạo có quyền chỉ huy cả công nghệ và lịch sử.

Việc tìm kiếm hòa bình và trật tự có hai thành phần, đôi khi được coi là mâu thuẫn: Theo đuổi các yếu tố an ninh và yêu cầu đối với các hành vi hòa giải. Nếu chúng ta không thể đạt được cả hai, thì chúng ta cũng sẽ không thể đạt được một trong hai mục tiêu này. Con đường ngoại giao có vẻ phức tạp và gây nản lòng. Nhưng tiến bộ để đạt đến trong cuộc hành trình đó đòi hỏi chúng ta cả tầm nhìn và sự can đảm để thực hiện.

Bài liên quan: Chiến tranh hạt nhân không thể tránh khỏi? —  Putin đối phó với việc bại trận?An ninh và trật tự thế giới

Thế lực nào đang tấn công Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc? (Phần 2)

Nông Văn Tiềm

14-1-2023

Tiếp theo phần 1

Vòng vây đang siết chặt…

Báo chí quốc doanh là công cụ của đảng, nên hoặc không dám điều tra, hoặc không dám đăng những tư liệu thâm cung. Vì vậy, dân chúng cũng không nắm thông tin đã, đang và sắp xảy ra trong chốn cung đình.

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán (Phần 2)

Dương Tự Lập

14-1-2023

Tiếp theo phần 1

Gắn bó với Hà Nội, vinh hạnh cùng thời chung sống với thế hệ cha, chú, bác, văn nghệ sĩ Thủ đô, với nhiều cuộc tiếp xúc, gặp mặt các bề trên ấy. Quả thực, trường hợp chú nhà thơ Phùng Quán, sinh thời thắc mắc trăn trở nhiều năm trời vì một tác giả Trúc Chi nào đó với bài thơ: “Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật? Bài này đăng trên báo Nhân Dân cuối năm 1958, “đập” lại bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán, đăng trên báo Văn số 21 – ngày 27-9-1957, mà Phùng Quán dằn vặt 30 năm, muốn tìm tác giả của nó là ai nhưng tìm không ra.

Mở mặt trận Crimea để giải quyết vấn đề Crimea

Nguyễn Ngọc Chu

13-1-2023

1. THAY ĐỔI BỘ MẶT CHIẾN TRANH

Đại tướng Sergei Shoigu là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga. Nhưng ông không phải là nhà quân sự. Bộ mặt quân sự Nga là Tổng tham mưu trưởng đại tướng Valery Gerasimov.

Đối ngoại vẫn có thể như… tre một cây?

Blog VOA

Trân Văn

13-1-2023

Đúng là cục diện thế giới đang… “diễn biến phức tạp” nhưng khi đối diện với sự phức tạp đó rất nhiều quốc gia đã bày tỏ thái độ rất rõ ràng và hành động rất dứt khoát khi quyền lợi quốc gia và lợi ích dân tộc bị đe dọa. Đối ngoại như… tre chắc chỉ có… một cây!

Câu chuyện tại Quân Khu 7, HUFLIT, và bài học về giải trình

Blog VOA

Trân Văn

13-1-2023

“Nhận thức về kiểm duyệt cũng có thể dẫn đến những hậu quả không liên quan khác. Theo đó nó có thể thay đổi thái độ của mọi người đối với những gì đang bị kiểm duyệt.” (7)

Chống tham nhũng, vừa nện nhau bằng gậy, vừa hứa tặng… cà rốt

Blog VOA

Trân Văn

13-1-2023

Cách chống tham nhũng hiện nay giống như vừa trưng gậy xong lại cho củ cà rốt. Nguồn: Reuters

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán (Phần 1)

Dương Tự Lập

13-1-2023

Theo lời nhắn, buổi sáng hôm ấy tôi tới số 49 Trần Hưng Đạo gặp Giám đốc Nhà xuất bản Văn học Lữ Huy Nguyên. Ngồi đó có Phó Giám đốc, dịch giả Thúy Toàn và bác nhà thơ Tế Hanh. Bác Hanh đang là Chủ tịch Hội đồng thơ Việt Nam khi ấy vừa mới nghỉ hưu.

Cuối năm Nhâm Dần nhìn lại… (Phần 4)

Trương Nhân Tuấn

13-1-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3

IV. Chiến tranh Nga xâm lược Ukraine nhìn qua chính sách “ngoại giao cây tre” và “quốc phòng bốn không” của Việt Nam.

Tiệc cuối năm bên bờ Vịnh San Francisco

Yên Khê

12-1-2023

Tôi đi theo một người bạn đến dự buổi tiệc tất niên âm lịch Nhâm Dần do Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco tổ chức. Tiệc được tổ chức tại một nhà hàng nằm bên bờ Vịnh San Francisco. Nếu thời tiết hôm đó bình thường thì ắt hẳn phong cảnh nhìn ra từ các khung cửa kính lớn rất đẹp, nhưng hôm đó một trận bão lớn đang quần thảo trên miền Bắc California, cây cối oằn lại trong cơn mưa như trút, xa xa lắp lánh ánh đèn hai thành phố lớn San Francisco và Oakland.

Thế lực nào đang tấn công Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc? (Phần 1)

Nông Văn Tiềm

10-1-2023

Ngày 6-12-2022, báo chí và mạng xã hội phẫn nộ, đồng loạt lên án hành vi côn đồ của ông Nguyễn Viết Dũng, khi ông ta hành hung cô Nguyễn Ánh Lan, sinh năm 2002, nhân viên sân golf tại TP Đà Nẵng. Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1978, là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng và là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam.

Vụ việc kéo dài đến nay chưa kết thúc, dù cô caddie Lan đã có đơn bãi nại, cũng như cho rằng báo chí thông tin chưa chính xác lắm.

Sớ Táo Quân Quý Mão – Phú

Cao Bồi Già

11-1-2023

Còn ít ngày củ mật vội trôi;

Đã dăm cánh hoàng mai sớm nở.

Hổ vương đang đóng gói tư trang;

Miêu đế sắp nhận giao nhiệm sở.

Tình huynh đệ bao nhiêu thì phù hợp?

FAZ

Tác giả: Tjerk Brühwiller, từ Brazil

Vũ Ngọc Chi chuyển Ngữ

7-1-2023

Nhờ Lula da Silva, người ta có thể xuất hiện một lần nữa bên cạnh tổng thống Brazil. Nhưng châu Âu không thể trông đợi ở Brazil trong mọi vấn đề.

Quản lý giỏi thật!

Chu Mộng Long

10-1-2023

Từ thư ký văn phòng đến lãnh đạo đều hoặc học chứng chỉ hoặc học luôn đến trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản lý, từ Quản lý nhà nước đến Quản lý giáo dục.

Cuối năm Nhâm Dần nhìn lại… (Phần 2)

Trương Nhân Tuấn

10-1-2023

Tiếp theo Phần 1

II. Vụ “Gia tài của mẹ một bọn lai căng”

Vụ sô nhạc “Mùa thu Hà Nội” của bà Khánh Ly (KL) ở Hà Nội ngày 24 tháng 9 bị “cúp điện”, cho thấy bà bị tuyên giáo VN trừng phạt, sau khi bà hát bài “Gia tài của mẹ” (không có trong danh mục bài hát được trình diễn) trong buổi trình diễn vào tháng 6 ở Đà Lạt.

Cuối năm Nhâm Dần nhìn lại… (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

9-1-2023

Cuối năm nhìn lại Việt Nam thấy có vô số vấn đề cần được quan tâm, cần xét lại, hoặc cần giải thích lại. Từ kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục, y tế, pháp lý… cho tới những vấn đề lịch sử như chiến tranh VN, về lăng kính chính trị của tuyên giáo, vấn đề tham nhũng… Một số sự kiện đặc biệt, theo ý kiến chủ quan của tôi, cần được nhắc lại. Đó là:

Việt kiều

Lê Huyền Ái Mỹ

9-1-2022

Một Việt kiều bị tòa án tuyên phải trả gần 3,2 tỷ đồng (gốc lẫn lãi) cho người chồng có quốc tịch nước ngoài. Sau khi trả xong đã có đơn đề nghị giải tỏa lệnh tạm hoãn xuất cảnh cho mình thì lại bị cán bộ thi hành bản án dân sự vòi thêm 300 triệu. “Con giun” Việt kiều hẳn quằn lắm nên “trong lúc nhận 300 triệu, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ập vào bắt quả tang”…

Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam và tương lai của Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính

Tác giả: Carl Thayer

Trúc Lam chuyển ngữ

5-1-2023

Chúng tôi yêu cầu ông đánh giá về chiến dịch chống tham nhũng hiện nay của Việt Nam và mối quan hệ của vụ này với việc cách chức hai phó thủ tướng gần đây, là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

3-1-2023

Nguồn ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images