Chuyện đào tạo tiến sĩ

GS Nguyễn Tiến Dzũng

23-11-2017

Tôi thấy có rất nhiều bình luận xung quanh dự án 12 nghìn tỷ VND để đào tạo 9 nghìn tiến sĩ, người khen kẻ chê, nhưng hầu hết đều bỏ qua một số yếu tố quan trọng liên quan.

1. Thứ nhất là chất lượng muốn có ở mức nào? Mức VN (tương tự như mức trung bình của 23 nghìn (?) TS hiện tại) hay mức quốc tế? Mức VN thì lấy ông Nhạ bộ trưởng làm tiêu biểu, tiến sĩ, và sau khi lên làm bộ trưởng thì phong mình lên thành giáo sư, nhưng hỏi người trong ngành không ai nói được ông ta là chuyên gia lĩnh vực gì có đóng góp gì cho khoa học. Tiến sĩ như thế, ắt hẳn không cần đến “88 con bò cho 1 tiến sĩ”, mà có khi mỗi con bò cũng thành một TS. Sự lo lắng của dân rất là có lý.

Để dân hết “chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị”

Trung Nguyễn

23-11-2017

Trong chuyến đi công tác tại thành phố Hải Phòng, ngày 15/11/2017, Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã công nhận có tình trạng “chán đảng [cộng sản], khô đoàn [thanh niên cộng sản], nhạt chính trị” ở Việt Nam bằng tuyên bố:

“Công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân… cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau… thực hiện thật tốt các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”

Kích cỡ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói gì tới cạnh tranh thực sự

Guancha

Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần

22-11-2017

Lời dịch giả: Mời bà con đọc bài phỏng vấn của trang Người Quan sát TQ với Hứa Lợi Bình Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Có thể xem đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai, Một con đường” đã trở thành hiện thực.

Thử bàn về kế hoạch thành lập các “đặc khu kinh tế”

FB Trương Nhân Tuấn

22-11-2017

Vậy là sau ba thập niên “Đổi mới” VN mới bắt đầu có dự án cho thành hình các “đặc khu kinh tế”, mà thực chất là sao chép (một cách không trọn vẹn) mô hình “mở cửa” của TQ.

Thời “mở cửa”, các “đặc khu kinh tế” của TQ được thành lập năm 1980, gồm có 5 đặc khu, trong đó các khu Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn thuộc Phúc Kiến và Hải Nam. (Ta chỉ thường chỉ nghe đặc khu Thẩm Quyến vì sự thành công của nó. GDP của Thẩm Quyến là trên 260 tỉ đô la).

Đào tạo tiến sỹ có quan trọng?

FB Luân Lê

22-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.

Bài học sống động về tự diễn biến, tự chuyển hóa

Bùi Tín

22-11-2017

Người dân Zimbabwe xuống đường reo hò khi tổng thống Mugabe bị lật đổ. Ảnh: ABC

Tình hình Zimbabwe mấy ngày này thật đáng vui, đáng mừng. Một chế độ cực thân với nước Trung Hoa cộng sản – không mang tên cộng sản, lại luôn tự nhận theo chủ nghĩa Marx – vừa sụp đổ, không được báo trước.

Ngày 21/11, Mugabe tuyên bố từ nhiệm chức tổng thống và tuyên bố này có giá trị ngay, chấm dứt 37 năm cầm quyền, một “kỷ lục” cực hiếm xưa nay. Dân thủ đô Harare mở hội ca múa, kèn trống thâu đêm ăn mừng sự ra đi của nhà độc tài mác xít.

Về Nhân Văn Giai Phẩm

Nguyễn Đình Cống

22-11-2017

Phiên tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. Ảnh: Flickr

Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.

Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM (GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn, Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.

Thái Nguyên – Rì rầm trong cổ tích

Nguyệt Quỳnh

22-11-2017

Một bà mẹ và đứa con nhỏ trong chiến tranh VN. Ảnh: Jones Griffiths

Thanksgiving 2017, Nguyệt Quỳnh xin dành bài viết này thay lời tạ ơn đến sinh viên Phan Kim Khánh và ông bà Phan văn Dung.

Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai và gương mặt của người mẹ trong tấm ảnh Khánh ­­­­­đăng cùng bài viết. Tấm ảnh là một minh họa sinh động về chiến tranh và người Mẹ. Riêng với tôi, nó minh họa nỗi đau của những người mẹ ngày hôm nay. Mẹ của Khánh, của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Mai Trung Tuấn, …

Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng

Phạm Trần

22-11-2017

Lần đầu tiên tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị cảnh cáo sẽ tự diệt nếu không thắng được trận đánh cuối cùng chống tham nhũng.

Phát súng báo động thứ nhất đến tự Đại biểu Dương Trung Quốc của đơn vị Tỉnh Đồng Nai, tại cuộc thảo luận về công tác chống tham nhũng ngày 7/11/2017 và tại cuộc thảo luận sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng ngày 21/11/2017.

Nghiệp vụ công an Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh

Linh Quang (Tổng hợp)

22-1-2017

Sau gần 4 tháng giam giữ công an vẫn chưa điều tra ra ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và vẫn chưa thu hồi được tài sản tham nhũng

Trong khi những tác hại do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra ngày càng nghiêm trọng, từ khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt cho đến nguy cơ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có thể bị phá vỡ, thì những kết quả mong đợi đạt được nhờ vào việc bắt giữ Trinh Xuân Thanh ngày càng xa vời.

Tản mạn về hệ thống Bảo Hiểm Sức Khỏe của Đức

Thạch Đạt Lang

22-11-2017

Ở các nước tự do, dân chủ, văn minh, một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ là chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Từ quan tâm này, chính sách bảo hiểm y tế được chính phủ nghiên cứu, thiết lập để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho toàn dân một cách bình đẳng. Một trong những chính sách bảo hiểm y tế lâu đời nhất trên thế giới là chính sách bảo hiểm y tế của nước Đức được thành lập từ năm 1883.

Có nên xây dựng tượng Quan Công không?

LTS: Ý tưởng xây tượng Quan Công “trấn thủ” biển phía Nam ở Sóc Trăng xảy ra cách nay đúng hai năm và cư dân mạng cũng đã lên tiếng lúc đó. Các đại biểu Quốc hội, như Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc… cũng đã lên tiếng bác bỏ chuyện này. Từ đó đến nay, không thấy dự án này được tiến hành.

Hôm nay, có lẽ do Facebook nhắc lại sự kiện hai năm trước, rồi một số Facebooker không để ý ngày, nên nghĩ rằng sự kiện này mới xảy ra. Tuy nhiên, ý kiến của GS Nguyễn Đăng Hưng dưới đây cũng không thừa, chúng tôi xin được đăng bài này để nhắc nhở rằng, Việt Nam còn được nhiều vị anh hùng dân tộc đáng được vinh danh, thay vì vinh danh một ông quan bên Tàu.

_____

Nguyễn Đăng Hưng

21-11-2017

Tượng Quan Công bên TQ. Nguồn: báo TQ

Tôi nghĩ là người Việt chúng ta, trong giai đoạn bị lân bang ỷ to ỷ mạnh ức hiếp thường trực, lấn đất, chiếm biển, giựt đảo, nên suy nghĩ khác về những nhân vật dân gian đến từ văn hóa người Tàu.

Thử hỏi ông Quan Công đã làm gì cho dân Việt? Ông là một nhân vật thời Tam Quốc. Lúc bấy giờ Giao Chỉ-Việt Nam bị Đông Ngô cai trị. La Hán Trung đã tiểu thuyết hóa nhân vật này trong tiểu thuyết dã sử Tàu Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong đó Quan Công (tức Quan Vũ) được miêu tả là người có nghĩa khí.

Phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau khi bị công an câu lưu hôm 16-11-2017

LTS: Sau cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Liên minh châu Âu với các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam sáng 16/11/2017, nhà báo Đoan Trang đã bị an ninh bắt cóc, đưa vào đồn công an phường Cống Vị “làm việc” và câu lưu suốt nhiều tiếng đồng hồ. Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:

Đinh Thảo: Chị có thể nói ngắn gọn về cái cuộc bắt bớ ngày hôm qua được không ạ?

Đoan Trang: Cuộc bắt bớ ngày hôm qua diễn ra sau khi tôi ở trong cuộc họp với EU, với phái đoàn EU ra. Ra ngoài thì CA thường phục họ cứ xô vào rồi bắt đi thôi. Họ đẩy vào ô tô và đi thôi. Nó chỉ đơn giản là vậy, họ đưa vào đồn. Họ nói là, làm việc.

Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

15-11-2017

TT Mỹ Donald Trump.

Ngày xưa, khi việc làm Vua nước Anh vẫn là một công việc đáng kể, năm nào hoàng gia cũng đi theo chuyến ngự hành rình rang – đi một vòng tới các thành phố lớn trong vương quốc – đó là dịp để phô bày sự hào nhoáng ngày càng xa hoa và tuyên truyền.

Nợ? Không lo! Đã có dân trả

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. Hình: Trích từ website của The Economist

11 bộ (Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Khoa học – Công nghệ, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Thông tin – Truyền thông, Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng), chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và hai tập đoàn nhà nước là Than – Khoáng sản (TKV), Điện lực (EVN), vẫn chưa khảo sát xong và chưa có báo cáo cuối cùng về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Việt Nam thì 11 bộ, chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TVN, EVN sẽ phải kháo sát, báo cáo về năm khía cạnh có liên quan tới dự án này: Chủ trương, hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, thị trường, sản phẩm.

Sợ chết!

FB Ngô Trường An

20-11-2017

Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt các chư hầu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua hưởng sự giàu sang, quyền uy và gái đẹp.

Vì sợ chết bởi giặc Mông Cổ và rợ Hung Nô nên ông bắt hàng trăm vạn dân, binh đi xây Vạn Lý Trường Thành đến nổi vô số người dân phải chết đói, chết rét, chết vì lao dịch quá sức…

Vì sợ chết bởi đám thư sinh học cao, hiểu rộng. Nghi ngờ sau này chúng nó sẽ lật đổ ngai vàng nên ông ra lệnh đốt hết sách và đem tất cả bọn học trò chôn sống trong đêm.

‘Dâng’ các tỉnh biên giới cho Trung Quốc?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

20-11-2017

Trẻ em sắc tộc thiểu số tại Lào Cai. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên/ Vietnam/ VOA reader.

Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích chủ yếu là nhằm kết nối tình hữu nghị hoặc thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia.

‘Đồng chí Mugabe’ ngã ngựa

Blog VOA

Bùi Tín

21-11-2017

Sinh viên đại học Zimbabwe giương hình của phó tổng thống từng thất sủng, biểu thị sự ủng hộ, và kêu gọi bãi chức bà Mugabe. Ảnh: AFP

Tình hình Zimbabwe (Zim), nước nằm giữa châu Phi, đang đột biến trong một tuần lễ qua. Bắt đầu bằng sự kiện Chủ tịch kiêm Tổng bí thư đảng Zanu-FP – Liên minh thống nhất Phi-Zimbabwe – Mặt trận Tổ quốc, kiêm tổng thống Zimbabwe giữa tháng 11, ép Bộ chính trị đảng này phế truất phó chủ tịch đảng kiêm phó tổng thống Emmerson Mnangagwa (mang cấp tướng trong quân đội) vì lý do chung chung là có tội lớn gây chia rẽ bất hòa trong đảng.

Đảng Zanu-FP họat động theo mô hình của một đảng Cộng sản, do ảnh hưởng nặng nề của Trung Cộng về cả chính trị, văn hóa và kinh tế, suốt 37 năm nay.

Lòng dân đã không còn, cố giữ ghế dễ lật thuyền

LTS: Bài viết này viết về tổng thống độc tài Mugabe ở Zimbabwe, nhưng khi đọc qua, nghe giống như chuyện đang xảy ra ở xứ ta. Một lãnh đạo độc tài, già yếu, bệnh hoạn, điều hành đất nước để Zimbabwe tụt hậu xuống dưới đáy vực, người người dân nghèo khổ, lầm than, nhưng ông Mugabe quyết không rút lui.

Khi lòng dân đã không còn dành cho mình, nhưng lãnh đạo vẫn không biết thân mà rút lui. Kết cục ra sao, liệu ông Mugabe có giữ được cái mạng mình không, có lẽ phải chờ xem tình hình trong những ngày tới.

_____

GDVN

Phạm Doãn Tình

20-11-2017

Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe phát biểu trên truyền hình tối 19/11. Ảnh: AFP

(GDVN) – Chúng tôi đang ở đây để chống lại Mugabe. Ông ấy phải ra đi ngay hôm nay chứ không phải ngày mai. Chúng tôi muốn có một Zimbabwe mới.

Reuters hôm 19/11 đưa tin, đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia và Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF) của ông Mugabe đã tiến hành một cuộc họp và đưa ra quyết định phế truất chức vụ Chủ tịch đảng này của Tổng thống Mugabe.

Động thái này được xem như tiền đề để ông Mugabe từ chức Tổng thống, nếu không muốn bị Quốc hội luận tội.

“Nhất Đái Nhất Lộ” – Vòng kim cô cho Việt Nam

Cali Today

Huệ Vũ

19-11-2017

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và TBT VN Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Việt Nam – Cali Today News – Người Việt dù ghét cay, ghét đắng đi nữa cũng phải thấy thực tế là bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng đã nhận được những tràng pháo tay của thính giả trong hội trường. Thính giả là người của 21 nước APEC, hầu hết tin tưởng vào sự thành công của tự do thương mại, các hiệp ước tự do mậu dịch. Các tràng pháo tay khác đã nổi lên khi họ Tập đề cập tới Diễn Đàn Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Forum-BRF) được tổ chức trong trung tuần tháng 5/17 ở Bắc Kinh. Họ Tập tuyên bố: “Sáng kiến này là từ Trung Quốc, nhưng nó thuộc về thế giới. Nó bắt nguồn từ lịch sử, nhưng nó định hướng cho tương lai. Nó tập trung vào Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, nhưng mở cửa cho các đối tác..” Ông ta tin tưởng Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ tạo ra một nền tảng rộng hơn và năng động hơn cho hợp tác Á Châu-Thái Bình Dương.

Nhà giáo, nhà XHH: ‘Cực khó’ thay đổi giáo dục VN

VOA

20-11-2017

Các học sinh hát Quốc ca ở trường Nam Thành Công, Hà Nội. Ảnh: Reuters

Đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, cũng là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, xuất hiện những ý kiến của một số nhà giáo và nhà nghiên cứu cho rằng nền giáo dục Việt Nam chưa thực hiện tốt Điều 1 của Hiến chương. Họ cũng nhận định sẽ “cực khó” để thay đổi nền giáo dục này.

Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục, mà Việt Nam là một thành viên, đã thông qua bản Hiến chương các Nhà giáo được vào tháng 8/1954 trong một hội nghị ở Moscow.

Tung hô ngày 20-11, nhưng Hiến chương Các Nhà giáo đã bị Việt Nam ‘xé bỏ’

VNTB

Trúc Giang

20-11-2017

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên suốt 35 năm qua, các nhà lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đã quên mất vì sao họ lại chọn ngày 20-11 để làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 2017: Đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương?

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

20-11-2017

Một lớp học ở Việt Nam. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam

Những năm gần đây, người Việt Nam có một khái niệm mới: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Rất nhiều người Việt Nam, nếu không muốn nói là đa số, không hiểu ngày này bắt nguồn từ đâu, hay cũng chỉ như những ngành khác có “ngày” như ngày thương binh liệt sĩ, ngày biên phòng Việt Nam, hoặc ngày vì nạn nhân chất độc da cam, ngày Phụ nữ Việt Nam

Thực tế, những cái “ngày” được sinh ra dưới chế độ Cộng sản, chỉ là những ngày nhằm phục vụ lợi ích của đảng Cộng sản, nó sẽ được thành lập, được ca tụng, được báo chí lăng xê, được tổ chức rầm rộ… nếu nó còn có tác dụng cho đảng trong thời kỳ đó.

Năm một: Ngoại giao của Trump

Viet-studies

Tác giả: Jonathan Freedland

Dịch giả: Huỳnh Hoa

16-11-2017

Tranh biếm họa: Donald Trump và Kim Jong-un mang tên lửa ra dọa nhau. Nguồn: internet

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, tôi có cuộc trò chuyện với một cố vấn của tập đoàn cai trị một quốc gia vùng Vịnh. Ông ta bảo tôi, các ông chủ của ông rất ngạc nhiên nhưng vui mừng với kết quả bầu cử ở Mỹ. Ông Trump là kiểu người mà họ tín nhiệm. Vẻ “thanh lịch của nhà độc tài” của nhiều cung điện của ông Trump – tất cả đều dát vàng lấp lánh – và các chức vụ chính quyền được ban phát cho con cái của nhà lãnh đạo, kể cả cho con dâu con rể: đây đúng là cách làm ăn mà các nhà độc tài xứ Arab rất ưa thích.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ – Phụ lục 1: Đi tìm sự bao che; Phụ lục 2: Đâu rồi sự trung thực

David Trần Hiếu

20-11-2017

Lời mở đầu: Phần 7 của loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ” – đã đề cập tới việc ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải khai hồ sơ lý lịch và kê khai, sử dụng Bằng cấp không đúng quy định, không trung thực.

Ngay sau khi bài viết trên được đăng, có rất nhiều ý kiến, bình luận gởi tới tòa soạn và trực tiếp tới tác giả, đề nghị tiếp tục cung cấp bài viết về một số nhân vật cộm cán liên quan tới Tư lệnh Đinh La Thăng. Và một số báo tại Việt Nam, nhất là trang Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau đó đã đăng một loạt bài về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang với bao sự bất tường, bất minh của Tư lệnh Đinh La Thăng, cùng chất vấn của nghị sĩ Quốc hội, ý kiến của một số luật sư, hoặc bình luận của cựu quan chức cấp cao…

Phiếm: Bất công! Tao bị lừa!

JB Nguyễn Hữu Vinh

19-11-2017

Sau khi Nguyễn Khắc Thủy bị tòa tuyên 3 năm tù về tội ấu dâm, lão ta dọa tự thiêu và ra sân Tòa đòi đốt thẻ đảng. Có một người can ngăn lão nên lão thôi.

Tối hôm đó, con cháu lão đã đến an ủi, động viên lão, lão không nói gì. Đứa con trai lão thấy lão ngồi trầm ngâm rồi đi lại, bức bối khó chịu đành lựa lời an ủi:

– Bây giờ chỉ còn mấy bố con trong nhà, bố nói cho con biết bố có oan ức gì không mà khó chịu thế? Bố có sờ mấy đứa trẻ con không?

Hỏi ông Lê Minh Hưng – Thống đốc ngân hàng Việt Nam?

Blog RFA

VietTuSaiGon

19-11-2017

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc ngân hàng NNVN. Ảnh: internet

Một chế độ chính trị mạnh hay yếu được biểu hiện qua 3 khả năng cơ bản: Khả năng cung cấp dịch vụ an sinh thiết yếu; Khả năng bảo tín an ninh tiền tệ và bí mật an ninh tiền tệ cho nhân dân; Khả năng ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong quốc gia. Ba khả năng này là một tam giác đều không thể xê dịch, chỉ cần một trong ba cạnh co giãn thì dẫn đến tam giác này không còn là tam giác đều và quốc gia sẽ có những biến chuyển theo chiều hướng xấu đi. Nếu mất một trong ba cạnh, quốc gia tự tan rã. Mà chỗ tan rã đầu tiên chính là chế độ chính trị đang ngự trị trên quốc gia đó.

Vượt trên quan hệ ngoại giao bình thường giữa Trung Quốc và Việt Nam

LTS: Một bài viết đưa ra nhiều quan điểm rất lạ, của một giáo sư Trung Quốc và một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người Việt Nam, cô Đỗ Quỳnh Anh, hiện là nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế, tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc.

Bài viết này, nếu không thấy tên tác giả là người Việt Nam, có thể nói, rất giống những bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo hoặc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, mà dịch giả Trung Nguyễn nói rằng: “Cô Đỗ Quỳnh Anh này đi khám ADN chắc có gen là người Trung Quốc“.

____

Modern Diplomacy

Tác giả: Wang Li Đỗ Quỳnh Anh

Dịch giả: Trung Nguyễn

17-11- 2017

Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Ảnh: internet

Đối với đa số các học giả bị ám ảnh bởi lý thuyết thực dụng, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau do những ký ức lịch sử và quan ngại địa chính trị. Ngay cả Henry Kissinger đã lập luận rằng, “với sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, sự cạnh tranh mang tính tự nhiên và lịch sử giữa hai nhà nước cộng sản sẽ bắt đầu, dẫn tới một chiến thắng của địa chính trị đối với ý thức hệ”.

Như vậy, Bắc Kinh đã bị bắt buộc phải đối mặt với một cơn ác mộng chiến lược từ biên giới phía Nam. Đúng một phần, nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong những thập niên vừa qua.

Vì sao CSVN có thể thân thiện với Mỹ hơn Trung Quốc?

SCMP

Tác giả: Cary Huang

Dịch giả: Trúc Lam

18-11-2017

Có một điều khôi hài trong quan hệ Việt – Trung, đó là Trump chen vào giữa “môi với răng”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila. Ảnh: Reuters

Có vài điều buồn cười trong chính trị quốc tế hơn, khi một cựu thù lại đề nghị hòa giải các tranh chấp giữa hai đồng minh cũ. Nhưng nó đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với người đồng nhiệm Trần Đại Quang rằng, ông có thể giúp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Hơn 40 năm trước, hai nước cộng sản này đã từng là đồng chí chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Hãy nghe và hãy nhìn vào người dân trên đường phố

Tương Lai

19-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 22

Không thể chuyển dịch bán đảo hình chữ S nằm ở rìa đông nam lục địa châu Á nhìn ra Biển Đông ra xa khỏi cái “lục địa khổng lồ” này, chứ nếu được thì ông cha ta đã tính đến kế đó từ lâu! Để gì? Để tránh xa ông láng giềng khó chơi vì mộng bành trướng của các vương triều Trung Quốc chưa bao giờ nguôi, mà nước ta lại là đối tượng trực tiếp và thường xuyên nhất. Có lẽ chỉ có sự vận động của vũ trụ nói chung, của quả đất nói riêng, mới làm được việc đó, nhưng lúc ấy thì tất, tất cả chúng ta đã là tro bụi trầm tích dưới nhiều tầng địa chất ở đâu đó rồi! Thì chẳng thế sao?