Thôi không cầm súng, con người tất an nhiên

Blog RFA

Tuấn Khanh

4-2-2018

Trên trang facebook của chàng thanh niên Nuseir Yassin, vẫn thường được gọi tên là Nas Dailly, có post một video cảm động và lạ thường.

Đó là câu chuyện của hai người đàn ông sau 44 năm tìm thấy nhau. Quá khứ của họ thăm thẳm tối nhưng nụ cười về tương lai thì tỏa sáng.

Con người là sinh vật chính trị

FB Luân Lê

4-2-2018

Người mua nhà dầm mình trong giá rét căng băng rôn tố chủ đầu tư dự án AZ Thăng Long lừa đảo. Ảnh Lê Quân/ TN

Chỉ đến khi lợi ích của chính họ bị xâm hại một cách trực tiếp, họ mới biết lên tiếng để đấu tranh và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình, mà chúng bị tước mất bởi những kẻ lợi dụng vào những lỗ hổng của luật pháp, của sự thờ ơ của chính những nạn nhân với hiện tình của xã hội, cùng với sự tiếp tay của những thế lực tạo ra được những đặc quyền, đặc lợi với chúng để cùng chia chác và thụ hưởng.

Chết rồi vẫn còn ám!

Lò Văn Củi

4-2-2018

Ông Hai Xích lô nói:

– Ông Ba Hu sướng nghen, khi “ra đi” được nằm ở nơi đẹp đẽ, sạch sẽ, yên tĩnh, gần đồng chí, nghe nói còn có chỗ cho người bạn đời nữa.

Ông Ba đáp:

– À, vụ chuẩn bị xây nghĩa trang, nhà tang lễ 1.400 tỷ chứ gì, đó là dành cho cán bộ cao cấp, tui đâu có cửa.

50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân (1968-2018)

LM Phan Văn Lợi

04-02-2018

Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất trong Việt sử vì nhiều mối liên hệ: ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết dân tộc, cuộc tấn công của Cộng sản VN bất chấp tuyên bố hưu chiến, sự thất bại thảm hại của cuộc tổng tấn công về mặt quân sự và chính trị, tội ác đã gây ra cho chính Đồng bào Việt Nam, thái độ cố chấp của Cộng sản không nhìn nhận sai phạm của họ, dù đã nửa thế kỷ.

Vài lời với anh Nguyễn Công Khế và bạn bè

FB Hoàng Hải Vân

4-2-2018

Ông Nguyễn Công Khế. Ảnh: Thành Chung/ MTG

Những điều tốt đẹp tôi viết về anh Nguyễn Công Khế trong những câu chuyện liên quan đến anh đã đăng trên báo Thanh Niên, trên blog và trên facebook này, giờ nếu phải viết lại thì một chữ cũng không thay đổi. Những người khác hiểu những bài viết đó như thế nào tôi không quan tâm, bạn bè tôi hầu hết hiểu đúng, dù có người phải đến 10 năm mới hiểu. Nhưng điều đáng buồn là chính anh Nguyễn Công Khế lại không hiểu thấu đáo được tư cách của tôi.

Kiến nghị: chuyển nghĩa trang cho CB cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

FB Mạc Văn Trang

4-2-2018

Ảnh: internet

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”…

“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân…

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (phần 2)

FB Dương Quốc Chính

4-2-2018

Tiếp theo phần 1

Theo sử gia Phạm Văn Sơn (VNCH):

Nhận định của phía CS

Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lãnh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đã có những nhận định sau đây:

Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đã muốn ngã theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nhìn qua các phong trào “nhân dân cứu quốc,” phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy thì người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.

Ông Thầy giáo đi nhị tỳ

Lò Văn Củi

4-2-2018

Không thấy ông Thầy giáo tới quán, và nghe tin “hành lang” của nhiều phụ huynh, ông Hai Xích lô mếu máo:

– Ông Thầy giáo đã ra đi. Chắc ra đi thanh thản! Câu sau ông nói thêm chứ không ai nói biết rõ.

Không khí quán cà phê cô Tư đặc quánh, trầm buồn. Sau đó bàn tính hùn tiền để đi phúng điếu, ai đi tới thắp nén nhang được thì thắp không thì vài người đại diện đi.

Của cải và vị thế của người chết

FB Luân Lê

3-2-2018

Lăng mộ cho quan 1.400 tỷ có thể làm được gì?

Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng.

Thế mới biết Karl Marx nói đúng, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăn bẵm cho bộ lô của mình.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân

FB Dương Quốc Chính

3-2-2018

Ý tưởng cho cuộc chiến

Ý tưởng về cuộc chiến này đã có từ những năm 1960. Năm 63, ngay sau cái chết của TT Diệm thì nghị quyết 9 của đảng CS đã nêu rõ “tổng công kích, tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam để đạt tới toàn thắng”. Năm 64, một kế hoạch khá cụ thể đã được xây dựng, gọi là kế hoạch X. Nhưng trong kế hoạch chưa tính đến sự hiện diện của quân đội Mỹ và với tình hình hỗn loạn của VNCH kể từ khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ thì kế hoạch đó không có gì là phiêu lưu.

Dừng ngay chuyện lấy tiền Dân xây nghĩa địa Quan!

FB Lưu Trọng Văn

3-2-2018

Các ngài xoen xoét nói vì Dân, thương Dân, lo cho Dân nhưng lại không xấu hổ, không xót xa khi lấy tiền mồ hôi nước mắt và máu xương của Dân trong lúc Dân sống vật vờ để lo cho hậu sự Quan, lo cho mồ yên mả đẹp hoành tráng của Quan.

Sự kết hợp oan nghiệt

Nguyễn Đình Cống

3-2-2018

Hồ Xuân Mãn, một điển hình về băng hoại đạo đức của con người cộng sản. Ảnh: internet

Ngày 3/2 Báo Tiếng Dân đăng mấy bài về Hồ Xuân Mãn (HXM làm ô uế ĐCS VN đến khi nào, bài của Nguyễn Đăng Quang; Anh Ba nào đã bảo kê cho HXM, bài của Tiếng Dân giới thiệu bài viết của Hoàng Phước Sum ‘Ai đã bảo kê cho HXM’). Có lẽ nhân ngày 3/2 vài người định bới lại “đống rác cũ” để chiêm nghiệm một điều gì đó về ĐCS. Qua chuyện này tôi lại thấy một sự kết hợp oan nghiệt.

Đặc quyền quan cách mạng

FB Nguyễn Thông

3-2-2018

Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.

Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Lăng mộ cho lãnh đạo cao cấp: Tham ô tập thể

FB Huỳnh Ngọc Chênh

3-2-2018

Suy cho cùng, lãnh đạo cao cấp hay thấp cấp đều là công chức nhà nước như nhau. Quý vị làm việc cho nhà nước thì được lãnh lương, làm thấp thì lãnh lương thấp, làm cao thì lương cao. Các vị làm cao còn được hưởng các quy chế phục vụ ăn ở đi lại làm việc theo tiêu chuẩn cao.

Các vị làm thuê cho nhà nước thì hưởng lương nhà nước, người lao động khác làm thuê cho các doanh nghiệp thì hưởng lương của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thì tự hưởng lợi nhuận do mình lao động trí óc cật lực mà ra.

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Một chuyện tang ma

FB Mai Quốc Ấn

3-2-2018

Ảnh: internet

“Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần.”

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Lý do là một trong các yếu tố khoa học trước khi thực hiện là cần khảo sát xã hội học đối với đối tượng thụ hưởng lẫn đối tượng bị tác động của dự án. Hơn một trăm hộ dân cần giải tỏa mà đồng ý thì thuộc nhóm bị tác động bởi dự án đã đồng ý. Nhưng hơn 95 triệu dân cũng bị ảnh hưởng bởi tiền thuế được đóng có lẽ cần được hỏi xem nên đêm ngân sách xây nghĩa trang Quốc gia hay không?

Tiếp nữa là nên công bố khảo sát lãnh đạo Đảng và Nhà nước, anh hùng và danh nhân nào nằm trong nghĩa trang ấy. Họ vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là đối tượng chịu tác động của dự án ấy cơ mà. Về mặt bị tác động, không lẽ ý nguyện được chôn cất ở quê nhà của người được thụ hưởng không được thực hiện. Và có khi nào có cưỡng chế đám ma nên chôn ở đâu không?

Lại nói chuyện tâm linh thì cái nghĩa trang Quốc gia ấy chắc gì là “đất đẹp” để chôn? Tôi biết có rất nhiều người tin phong thủy và tốn tiền tỉ để có một huyệt mộ tốt cho cháu con về sau. Chôn ở đó đẹp phong thủy hay không thì… chưa biết.

Chỉ biết, cuối cùng thì chúng ta sẽ chết! Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước rồi cũng phải chết về mặt sinh học. Họ “sống” trong lòng dân nếu họ biết lo cho dân cho nước chứ có nghìn nghĩa trang với vạn lần tưởng niệm mà dân chắn ghét, oán thán thì nhiều khi mả đẹp mà mồ không yên…

Chỉ là nằm dưới lỗ như xưa nay hay hỏa thiêu đem lên chùa hay rắc sông, rải đồng. Nhưng cách chọn chết thế nào mới là vấn đề….

Ai xem Đạo mộ bút ký mới thấy bọn trộm mộ nhắm tới mộ người giàu ra sao. Nước mình cũng có chuyện quật mộ kẻ thù để trả hận xưa. Lan man chuyện xưa thôi, mọi người đừng nghĩ gì nhiều nha…

Cái nghĩa trang 1.400 tỉ ấy tính ra cũng hay lắm. Nó đo được lòng dân lẫn lòng cán bộ ra sao đấy!

Cán bộ Đảng và Nhà nước chức to (thậm chí rất to) mà tôi biết và hỏi chẳng ai có nhu cầu chui vô nghĩa trang Quốc gia cả. Loại lập dự án ăn tiền dân thì xứng đáng chui vào lỗ hơn. Lỗ của “lò”! Lò đốt bọn tham lam.

Status sau tôi sẽ viết về thần tượng của chị em là thủ môn Tiến Dũng đẹp trai. Và kẻ xoa tay sau khi tung tin làm rộn dư luận để quên chuyện kỳ quan Sơn Đoòng bị xâm phạm. Có kịch bản cả đấy!

Mấy bài học từ U23 Việt Nam

FB Mạc Văn Trang

3-2-2018

Đội hình U23 Việt Nam. Ảnh: internet

Những chiến thắng của U23VN tại vòng chung kết U23 châu Á 1/2018 đã thổi bùng ngọn lửa phân khích tột độ của dân ta. Nhưng hưng phấn tâm – sinh lý thì lên cực điểm nhanh, rồi xẹp cũng nhanh! Vấn đề còn lại, là rút ra bài học gì? Có mấy điều xin cùng chia sẻ…

Mất đứa em rồi!

Lò Văn Củi

3-2-2018

Anh Năm Ba gác ngồi rầu thiệt là rầu. Anh Bảy Thọt hỏi:

– Có chuyện gì vậy anh Năm, thê thảm quá vậy?

Anh Năm lắc lắc đầu, không buồn đáp, vẻ vẫn nghĩ ngợi mông lung. Ông Hai Xích lô hỏi đùa:

Không có nén nhang nào cho Mậu Thân!

FB Mạnh Kim

3-2-2018

Ảnh: FB Mạnh Kim chụp từ The Vietnam War, Ken Burns

Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện; hơn “400 đầu tư liệu “50 năm – một mùa xuân lịch sử” được ra mắt; một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên “Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968” được thực hiện; một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…) được tổ chức… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là “Giao lưu nghệ thuật Đường chúng ta đi”)…

Chưa bao giờ màn tụng ca tập thể “hát trên những xác người” liên quan sự kiện Mậu Thân được tổ chức quy mô như thế này, một sự kiện mà các cuộc bắn giết đồng bào được nâng lên tầm “nghệ thuật”, là sự kiện mà các gương mặt khủng bố được khoác áo “biệt động thành” tập trung đông đảo và được ca ngợi như những anh hùng.

Mậu Thân không là một mặt trận giữa hai quân đội. Mậu Thân là một chiến dịch khủng bố nhằm vào thường dân với quy mô chưa từng có trong quân sử thế giới. Mậu Thân còn hơn tất cả những gì man rợ nhất mà toàn bộ chiều dài lịch sử cuộc chiến Việt Nam mang lại. Mậu Thân là sự kiện lớn nhất, kinh khủng nhất, man trá nhất mà cuộc chiến Việt Nam hiện tồn. Những thước phim và hình ảnh, với những phụ nữ ôm xác chồng hoặc con dại khóc tức tưởi tại Huế cũng như nhiều thành phố miền Nam khác, đã lột tả được sự tàn khốc và man rợ của “chiến dịch Mậu Thân”. Xem lại tất cả những bộ phim về chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh liên quan Mậu Thân, không thấy có một cuộc “hưởng ứng” nào của “đồng bào” cả. “Hậu Mậu Thân” là những nhát cuốc chôn người thân và những nhát xẻng đào kiếm người nhà.

Những ngày này, có vô số gia đình miền Nam lẫn miền Bắc đang làm giỗ cho người thân chết trận Mậu Thân. Thay vì “hân hoan” “hát trên những xác người”, có lẽ cần tổ chức một lễ cầu siêu cho những người đã bị giết hoặc bị chết thảm hại khi bị đẩy vào chiến dịch thảm sát đồng bào trong sự kiện bi thảm này. Thay vì vỗ tay và phô bày những bàn chân đạp đổ bàn thờ của những người đã chết oan ức trong sự kiện bi thảm Mậu Thân, có lẽ cần nhìn lại rằng vấn đề đâm chém vào lịch sử có giúp gì cho việc hàn gắn dân tộc hay không. Thay vì hất văng bát nhang đang cúng giỗ cho những người đã mất, có lẽ cần cúi đầu xin lỗi đồng bào, tất cả đồng bào, Bắc cũng như Nam, về những sai lầm mà Mậu Thân mang lại. Thay vì và thay vì…, họ lại chỉ chứng tỏ họ là những sinh vật mang hình hài con người.

Những kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” (từ của ông Phan Nhật Nam) trong chiến dịch Mậu Thân tại Huế.

Chuyện làng báo “lề phải”

DĐ Nhà báo Trẻ

Dương Quỳnh Trang

2-2-2018

Câu chuyện không vui trong nghề báo, đối với người làm báo. Em vẫn mong muốn không phải nói ra những điều này, về cơ quan mà mình từng công tác. Nhưng thú thực, em không còn cách nào khác. Kính mong các anh chị chia sẻ:

Năm 2016, thời điểm em còn là PV ở báo Đời sống & Pháp luật – báo Người đưa tin. Em có viết bài báo, được đăng trên báo Người đưa tin. Sau khi đăng 5 phút, phía công ty (em xin giấu tên là Công ty A) trực tiếp gọi điện cho em xin được gỡ bài. Do là PV mới, chưa bao giờ dính đến hợp đồng hay gỡ bài gì nên em đã liên hệ với trưởng ban. Sau đó trưởng ban cho người công tác trong báo (em xin giấu tên), tạm viết tắt là anh T gọi cho em bảo em gỡ đi rồi Cty A sẽ ký cho hợp đồng 200 triệu (cụ thể 100 triệu cho ĐS&PL, 100 triệu cho NĐT).

Độc đảng hay đa đảng để chống tham nhũng?

Trung Nguyễn

3-2-2018

Dư luận viên cao cấp xuất chiêu

Có vẻ như các dư luận viên cao cấp tầm cỡ giáo sư – tiến sỹ như ông Phạm Đình Đảng (bút danh Nhị Lê) đang được huy động để đấu võ mồm với những cây bút dân chủ trên mạng. Tầm cỡ “ghê gớm” như vậy (nghĩa là “thấy ghê” và “phát gớm”) mà còn không dám tổ chức đối thoại công khai như ông Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng tuyên bố mà chỉ toàn viết bài độc thoại, thế thì tầm cỡ các bạn dư luận viên bình thường đúng là chỉ còn biết chửi bới văng tục để kiếm cơm qua ngày.

Những ánh đèn nhấp nháy

FB Luân Lê

3-2-2018

Có ba vấn đề khá lớn mà mỗi chúng ta cần phải chú ý trong tình cảnh hiện tại.

Thứ nhất là, ngân sách đang ngày càng cạn kiệt, mà nợ công ngày càng cao, trong khi mỗi ngày phải trả nợ cho các khoản vay của chính phủ là khoảng gần 800 tỷ đồng, mỗi năm là khoảng 23.00 tỷ đồng. Riêng dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mặc dù đã thấy rõ sự thất bại của dự án trọng điểm quốc gia mà số vốn lên tới gần 1 tỷ USD, nhưng tính ra, mỗi năm, Việt Nam phải trả cho phía (nhà thầu) Trung Quốc khoảng 30 triệu đô-la, tương đương khoảng hơn 650 tỷ đồng.

Quá giang

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2018

Đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: AFC

Không ai ngờ số người, số vụ quá giang đội tuyển U23 Việt Nam, ăn theo thành tích của họ tại Giải vô địch U23 châu Á lại đông đến như vậy…

***

Sau khi vắt kiệt sức trong trận tranh cúp với đội tuyển U23 Uzbekistan vào chiều 27 tháng 1, đội tuyển U23 Việt Nam quay về Việt Nam vào sáng 28 tháng 1. Chuyện đội tuyển U23 Việt Nam hiện diện tại trận chung kết đã khiến kế hoạch di chuyển của cả đội từ phi trường Thường Châu (Trung Quốc) về phi trường Nội Bài (Việt Nam) thay đổi. Những “người hùng” tại Giải vô địch U23 châu Á không quay về bằng phi cơ của Vietnam Airlines như dự tính vì hãng hàng không Vietjet cử hẳn một “chuyên cơ” sang đón họ. “Chuyên cơ” không chỉ khiến công chúng sôi lên vì giận, Vietjet phải lên tiếng xin lỗi vì để những vũ công ăn mặc hở hang, ưỡn ẹo giống như mời chào các cầu thủ trẻ, Cục Hàng không Việt Nam phải vội vàng xử phạt Vietjet,… mà còn làm dấy lên thắc mắc về việc chọn… “chuyên cơ”.

Tướng Giáp: Vụ Mậu Thân ‘thiếu cân nhắc’ và ‘đánh ẩu’

Blog VOA

Bùi Tín

2-2-2018

Hình ảnh về Tết Mậu Thân trong Bảo tàng Tổng thống Lyndon Johnson ở Austin, Texas. Ảnh: Bùi Văn Phú

Tết Mậu Tuất – 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nước, Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đều bàn luận về trận chiến này.

Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm Nhà nước, long trọng với sự tham dự của « tứ trụ », Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, đáng chú ý là có cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về nghỉ hưu để được là « người tử tế ». Nhiều cuộc biểu diễn văn nghệ được tổ chức.

“Anh Ba” nào đã bảo kê cho Hồ Xuân Mãn?

LTS: Bài viết của ông Nguyễn Đăng Quang, cựu đại tá công an, viết tặng cựu Trung tá Hoàng Phước Sum và các cựu chiến binh huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế về ông Hồ Xuân Mãn: “Hồ Xuân Mãn làm ô uế Đảng Cộng sản Việt Nam đến khi nào?

Trong bài có nhắc tới ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Quý bạn đọc chắc không xa lạ với cái tên Nguyễn Ngọc Thiện, bởi chưa đầy hai tuần trước, nhân dịp tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-2018, cái bộ mà ông Thiện làm bộ trưởng đã cho đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc biểu diễn đúng ngày 19-1-2018 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Khi bị dự luận phản ứng dữ dội, chương trình đã bị hoãn vì “sự cố kỹ thuật”.

Hồ Xuân Mãn làm ô uế Đảng Cộng sản Việt Nam đến khi nào?

Nguyễn Đăng Quang

3-2-2018

Trong các đảng viên cao cấp của ĐCSVN (từ Bộ trưởng hoặc Ủy viên Trung ương trở lên) có lẽ chẳng có nhân vật nào đạt mức man trá, khả ố, gian dối và làm ô uế ĐCSVN như kẻ có cái cái tên là Hồ Xuân Mãn (HXM). Bản chất lưu manh chính trị và đạo đức suy đồi của HXM không chỉ là nỗi xấu hổ chung cho cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí CCB quê hương Thừa Thiên-Huế trong 6 năm qua, mà nó còn để lại tác hại xấu cho sự lãnh đạo của ĐCSVN cũng như uy tín, danh dự và thể diện của tổ chức này.

Công an VN ‘sẵn sàng hy sinh bảo vệ Đảng’

LTS: Hai câu nói “Công an phải bảo vệ Đảng” và “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình” mà các lãnh đạo cao cấp của đảng thường sử dụng để nhắc nhở công an, phải bảo vệ đảng, thay vì bảo vệ dân.

Công an Việt Nam mang danh là “Công an Nhân dân”, hưởng lương từ những đồng tiền thuế còm cõi của người dân, nhưng không bảo vệ dân, lại đi bảo vệ đảng CSVN, là một đảng phái chính trị hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của người dân. Lo sợ dân đứng lên lật đổ đảng, nên lãnh đạo đảng luôn nhắc nhở lực lượng công an phải “bảo vệ Đảng”!

____

BBC

2-2-2018

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm viết rằng công an Việt Nam ‘sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng Cộng sản’ trong bài trước dịp kỷ niệm 88 năm thành lập đảng này.

Cuộc tấn công Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh chính trị lịch sử thế giới

Brezhnev đã phải than: “Xã hội chủ nghĩa gì mà tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, một phần ba xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công, một phần ba bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là làm việc tư hay đi xem hát”.

____

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

2-2-2018

Sau 50 năm tết Mậu Thân, một cái Tết ghi rõ tội ác của cộng sản vô thần Việt Nam, đánh dấu một vết nhơ trong lịch sử Việt với cả chục ngàn người chết. Bắt đầu đúng vào đêm Giao Thừa, thởi điểm linh thiêng mà mọi người dân Việt tưởng niệm công ơn các anh hùng, liệt sĩ, ơn đức sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thì cộng sản xé bỏ hiệp định đình chiến vào 3 ngày Tết, khai hoả và tạo ra nững cuộc thảm sát khắp miền nam Việt Nam. Cao điểm là cuộc thảm sát dã man tại Huế.

Khẩu hiệu giáo dục tiểu học!?

Đỗ Thành Nhân

2-2-2018

Tôi không biết trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tại thủ đô Hà Nội có cái băng rôn khẩu hiệu “KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968!” như thế này không. Nhưng khi nó được treo ở cổng trường Tiểu học thì tôi xin có ý kiến với ông Bộ trưởng GD&ĐT, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ: Mục đích treo băng rôn khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm …” ngay trước cổng trường Tiểu học để làm gì? (xem hình)

Khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968!” ở trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh chụ ngày 02/02/2018. Ảnh: Đỗ Thành Nhân

Di sản tâm linh nặng trĩu

FB Ngyễn Tiến Tường

2-2-2018

Ảnh: internet

Tôi chỉ có thể thốt lên như thế với quy hoạch nghĩa trang quốc gia 1.400 tỷ đồng cho cán bộ cao cấp. Nghìn tỷ trong bối cảnh hiện tại, là một miếng khi đói, là nắm thóc mùa giáp hạt. Là bao nhiêu trường học bệnh viện. Nơi nghĩa trang tọa lạc, rồng chầu hổ phục, phong thủy hữu tình. 105 hộ dân phải nhường chỗ cho người nằm xuống.

Làm Yên Trung, cũng đồng thời nâng cấp mở rộng Mai Dịch thành công viên quốc gia. Tôi nghĩ đến viễn cảnh một trăm hoặc hai trăm năm nữa, đất nước đã dành dụm được những gì. Nhưng chắc chắn, sẽ có thêm nhiều công trình như vậy. Người sống dần nhường chỗ để tôn vinh người mất. Không bà con họ hàng, không thọ ơn hưởng phước!