Trần Đăng Khoa: “Quân Tàu bị đánh vỡ mặt. Cút rồi”

Dương Tự Lập

24-9-2019

“Thần dân” nhơ Dương Tự Lập lan man với “thần đồng” thơ Trần Đăng Khoa

Những năm 1966-1968, Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson quyết định dùng không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tuổi thơ chúng tôi theo xí nghiệp may dệt Hoa Đông của mẹ rời Hà Nội sơ tán về vùng Bắc Ninh – Hà Bắc.

Làm sao các người dám?

Nguyễn Đạt An

24-9-2019

Toàn văn bài phát biểu của cô bé Greta Thunberg tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua 23/9/2019.

Mật và Máu trong lòng Bộ Y tế

Mai Quốc Ấn

24-9-2019

Thời điểm chất tạo nạc salbutamol nhập về Việt Nam cả chục tấn (trong khi con số thực cần rất ít) và nhất là lô thuốc giả trị ung thư của VN Pharma bị phát hiện, dân tình cả nước sục sôi căm phẫn.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 về Đá Chữ Thập nghỉ ngơi, sau ba đợt quấy phá

BTV Tiếng Dân

24-9-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa trưa 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh. Sáng 23/9, tàu Hải Dương 8 cùng 4 tàu hải cảnh hộ tống đã về đến Đá Chữ Thập, kết thúc đợt quấy phá thứ 3 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng tàu 45111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương 8 lại rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Đây là chỉ báo cho thấy, tàu TQ thực hiện đợt nghỉ ngơi, lấy lại sức như 2 lần tạm nghỉ trước đó.

Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo

Tiếng Dân: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài điều tra độc quyền của báo Phụ nữ TPHCM về tập đoàn Sun Group. Trong bài có nhiều thông tin động trời về vị sư trụ trì dâm ô Thích Thanh Toàn, cũng như mối quan hệ phức tạp của vị sư này với các quan chức cao cấp, cấu kết với chủ nhân của tập đoàn Sun Group để chiếm đất đai làm ra sao.

Giữ nhà không xong ti toe làm gì cho khổ vậy Lịch?

RFA

Đồng Phụng Việt

23-9-2019

Hình minh họa. Hình chụp hôm 27/5/2014 ở Hà Nội: Phó tổng thư ký UN Ameerah Haq (thứ ba từ phải sang), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (thứ 2 từ phải sang), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (thứ 3 từ trái sang) chụp cùng Mạc Đức Trọng và Trần Nam Ngạn, hai sĩ quan VN tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của UN ở Nam Sudan. Nguồn: AFP

Lịch mến,

Tớ suýt chết vì đau đầu cấp tính. Hãi quá nên viết vội vài hàng gửi cậu, nhờ cậu… “quán triệt” anh em, may ra có thể vì thế mà giữ được cái mạng già này thêm vài năm nữa…

Cao tốc Bắc Nam: Nhà thầu ‘ta’ hay nhà thầu ‘lạ’ cũng … rứa

Blog VOA

Trân Văn

23-9-2019

Nhiều người Việt thở phào khi chỉ có các doanh nghiệp của “ta” đầu tư và thi công đoạn cao tốc từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên – Huế).

Luật thủ tục tố tụng cho vụ kiện Bãi Tư chính

Maijoyeuse Nguyễn

23-9-2019

Sau khi đọc bài “Tư chính không phải là vấn đề “khó”, cái khó cho Việt Nam là vùng cửa vịnh Bắc Việt“ của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tôi xin phép có một số ý kiến đóng góp như sau:

1. “Tư chính không phải là vấn đề ‘khó’. Cái khó cho Việt Nam là vùng cửa vịnh Bắc Việt“

Cái khó không phải là vấn đề vịnh Bắc Việt, mà là ý chí chính trị của Việt Nam có muốn kiện Trung Quốc hay không, Việt Nam có bản lãnh để kiện Trung Quốc hay không.

Việt Nam và Trung Quốc có ràng buộc nhau qua các văn kiện ký kết tuyệt mật mà không ai biết. Các nhà nghiên cứu hay dân chúng không có điều kiện để tham khảo. Thí dụ mới nhất là hai nước ký hiệp ước dẫn độ mà không công bố. Dân có phản đối, Đảng cũng không quan tâm, thì ai làm gì? Ai có khả năng xác định Việt Nam có đặt thành vấn đề kiện Trung Quốc hay không, và nếu có, theo phương thức nào.

2. “Việt Nam yêu cầu Tòa cho ý kiến về việc ‘giải thích và cách áp dụng Luật biển” của phán quyết 11-7-2016, ở các vấn đề “đường 9 đoạn’, ‘danh nghĩa lịch sử’ và ‘tư cách pháp lý các đảo’ có hiệu lực trên toàn vùng biển Việt Nam, đặc biệt vùng biển Hoàng Sa”

Vấn đề tranh tụng giữa Phi và Trung Quốc đã sáng tỏ và chung quyết (le jugement definitif). Các toà ITLOS hoặc ICJ không có thẩm quyền giải thích lại hay mở rộng vấn đề tranh tụng hay tư vấn. Vấn đề là Trung Quốc phủ nhận thẩm quyền Tòa PCA và Phi tự nguyện không thi hành án. Việt Nam là một thành phần đệ tam. Vấn đề nội dung (la decision sur le fond) không thuộc tố quyền của thành phần đệ tam. Không có vấn đề xin ý kiến tư vấn về nội dung cho thành phần đệ tam ở đây. Các học giả có thể nêu lên vấn đề qua hình thức phê bình án lệ, mà hậu quả là có ảnh hương đến việc phát triển các học thuyết liên hệ trong tương lai.

3. “Biện pháp phòng ngừa” nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam không bị xâm hạp một các không thể phục hồi.

Mục đích Việt Nam kiện (nếu có) để xin Tòa kết án (le jugement de condammation) hành vi đã và đang vi phạm chủ quyền lãnh thổ, việc xin phòng ngừa là không đúng mục tiêu.

4. “Việc xin ‘ý kiến tư vấn’, Việt Nam nên sử dụng Tòa Công lý quốc tế vì cơ quan này trực thuộc LHQ mà Hội đông Bảo an là cơ quan cưỡng chế.”

Ý kiến tư vấn của Tòa không có hiệu lực ràng buộc pháp lý (effet contraignant), không có liên quan về tính cách cưỡng chế của HDBA. Hai cơ quan không liên hệ gì nhau. Phán quyết của PCA là một phán quyết có giá trị tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Phi, không liên hệ đến Việt Nam, (le jugement declaratif de droit).

5. “Nếu hiệu lực của phán quyết 11-7-2016 của PCA được “mở rộng” qua Hoàng Sa”

Tòa khác không thể mở rộng thẩm quyền khi dựa trên phán quyết của PCA. Trong thủ tục phúc thẩm trong cùng một hệ thống pháp lý thì có thể xảy ra nhưng điều kiện vô cùng nghiêm ngặt. Lĩnh vực luật quốc tế thì không thể xảy ra, vì mỗi toả giải quyết trong phạm vi thẩm quyền của mình, không dựa vào phán quyến của Tòa khác để bổ sung hay thu hẹp (theo chiều hướng của rendre un jugement interlocutoire ở trong cùng một nước).

Tác giả cần nghiên cứu các vấn đề luật thủ tục (le droit de la procedure) trong nước cũng như quốc tế, trước khi đề cập đến các hậu quả pháp lý khác nhau của một bản án. Các vấn đề này đều có trong bất cứ một sách giáo khoa ở các nước trên thế giới. Sách giáo khoa của Pháp có nói đến các khái niệm này. Các từ khoá mà tác giả có thể tìm là le jugement confirmatif, conditionel, attributif, declaratif …

Cần phân biệt các khái niệm căn bản về luật thủ tục và hậu quả pháp lý của các loại phán quyết trước khi đề cập vấn đề tố tụng cho vụ Bãi Tư chính, và ý chí chính trị để khởi động tố quyền của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng.

Hy vọng ý kiến trình bày trên đây là một đóng góp khiêm tốn cho tác giả và cho các bạn khác quan tâm khía cạnh luật tố tụng cho vấn đề sôi bỏng này.

Trân trọng.

Chuyện máy bay MIG Việt Nam bắn rụng máy bay Mỹ

Hiệu Minh

23-9-2019

Phi công Nguyễn Văn Bảy vừa qua đời, xin vĩnh biệt ông. Là phi công bắn rơi 7 máy bay Mỹ thời chiến, tên ông là Bảy, bắn rơi 7 máy bay, có gì đó trùng hợp khá thú vị.

Vụ án hai bà

LS Đặng Đình Mạnh

23-9-2019

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”[1].

Tư chính không phải là vấn đề “khó”, cái khó cho VN là vùng cửa vịnh Bắc Việt

Trương Nhân Tuấn

23-9-2019

Mấy hôm nay nói về “kiện tụng” TQ vấn đề Tư chính. Theo tôi, Tư chính không phải là vấn đề “khó”. Cái khó cho VN là vùng cửa vịnh Bắc Việt.

Sẽ muộn quá mất thôi!

Đoàn Bảo Châu

23-9-2019

Cảm xúc này là từ bài điều tra của tờ Phụ Nữ Online. Công bằng mà nói thì những tờ báo chính thống vẫn có một uy tín nhất định. Họ có tên tuổi, trụ sở và các mối quan hệ dày đặc trong chính quyền. Nếu bịa đặt thông tin, họ sẽ đổ bể ngay. Do vậy tôi tin những gì trong bài phóng sự của tờ phunuonline.

“Nhượng địa” chính sách

Mai Quốc Ấn

23-9-2019

Câu chuyện người Trung Quốc sở hữu 21 lô đất tại Đà Nẵng là một điều rất không đơn giản. Nói như ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Đà Nẵng thì: “Qua buổi làm việc, cơ quan chức năng đã kiểm tra các hồ sơ pháp lý, xác nhận việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho 2 doanh nghiệp là đúng với quy định luật đất đai.”

Tin Biển Đông: Học giả Việt tiếp tay Trung Quốc, Phó Thủ tướng CSVN đề nghị TQ tôn trọng chủ quyền

BTV Tiếng Dân

23-9-2019

Về báo cáo nghiên cứu hợp tác khai thác chung trên Biển Đông từ đại học Phục Đán, Trung Quốc, của 8 tác giả, trong đó có 3 người Trung Quốc, các nước còn lại, mỗi nước có 1 người: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Tác giả người Việt là bà Bùi Thị Thu Hiền, theo ĐH Phục Đán, bà Hiền là phó giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, thuộc Hàn Lâm Viện KHXH Việt Nam.

Nước Đức không hứng thú đến những ngày lễ

Tác giả: Hubertus Knabe

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

Không có tâm trạng ngày lễ thích đáng – Biểu tình trước nhà quốc hội tại Berlin ngày 3 tháng 10 năm 1990

Năm nay nước Đức tổ chức 30 năm ngày cách mạng ôn hòa ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Dòng người bỏ trốn và các cuộc biểu tình vào các ngày thứ hai hàng tuần đã dẫn đến sự truất quyền của người đứng đầu đảng và nhà nước Erich Honecker trong mùa thu 1989. Tiếp theo đó bức tường Berlin sụp đổ, việc bầu cử tự do và sự thống nhất đất nước – tất cả diễn ra mà không có sự đổ máu. Mặc dù vậy không ai có tâm trạng ngày lễ thực thụ. Tại sao vậy?

Ngày 29 tháng tư năm nay Tờ báo miền nam nước Đức đã giật tít với tiêu đề “Bộ nội vụ liên bang điểm qua 30 năm thống nhất nước Đức”. Đây là một dịp mong đợi của tờ báo nhằm giới thiệu ông bộ trưởng. Với sự vui mừng độc địa công khai nó đã chê trách Horst Seehofer (CSU – đảng Liên minh xã hội thiên chúa giáo), mọi người “chính trong bộ nội vụ không cảm nhận được rằng năm 2020 thích hợp với việc kỷ niệm 30 năm thống nhất nước Đức”. Tờ báo đã chú dẫn thêm vào tờ trình của bộ này về việc chi bổ sung 61 triệu Euro cho các ngày lễ, trong đó có đoạn: “Nhu cầu là không dự đoán được”.

Sự chỉ trích trong chừng mực nào đó không hợp lý, khi nội các liên bang – ngoài Seehofer còn bao gồm 14 vị bộ trưởng cũng như thủ tướng – mãi đến ngày 03.04 2019 mới quyết định một kế hoạch cho lễ kỷ niệm đúp. Nhưng theo qui định ngân sách liên bang, một quyết định như vậy là tiền đề để có thể đưa ra yêu cầu những kinh phí mà bộ nội vụ đã biện minh. Đại để mãi đến mùa thu 2018 bộ này mới được ủy quyền thảo ra kế hoạch cho các lễ hội – cho kế hoạch những hoạt động phạm vi nhà nước vào tầm cỡ này là quá muộn màng.

Lễ kỷ niệm không niềm phấn khích

Việc chính phủ liên bang đã quên sự chuẩn bị cho lễ kỷ niệm đã làm sáng tỏ mối quan hệ của nước Đức với quá khứ gần đây nhất. Sự sụp đổ của nền độc tài xã hội chủ nghĩa tại Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) đã từ lâu không còn vai trò trong nhận thức nhà nước. Nếu chính trị và truyền thông trong những năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước đã diễn giải đến một tâm trạng đau thương chung, thì tiếp theo cho đến khi bước sang thiên niên kỷ mới là một làn sóng nhớ về cuộc sống lạ kỳ thời DDR, làn sóng này rốt cục đã kết thúc trong sự thờ ơ hoàn toàn về lịch sử DDR . Nhiệm vụ chăm sóc di sản cuộc cách mạng ôn hòa đã bị giới lãnh đạo sao nhãng không thể dung thứ được.

Di sản bị sao nhãng – Cuộc biểu tình vào ngày thứ hai 23.10.1989 tại Leipzig

Kể cả những gì được biết về kế hoạch cho ngày lễ thì điều đó không hẳn theo niềm phấn khởi về cái kết của sự độc tài. Nhiệm vụ trung tâm cần là những cuộc đối thoại công dân trong tất cả các bang, các cuộc đối thoại này “tăng cường ý thức về những gì đã đạt được, nhưng cũng chuyên đề hóa những đòi hỏi phát sinh”, chính phủ đã thông báo như vậy. “Đã có kế hoạch xúc tiến sự thông cảm chung và thông cảm lẫn nhau về những thành tựu đã dẫn đến sự thống nhất đất nước và quan trọng cho sự phát triển chung của Đông và Tây“. Một lời mời nhân dịp lễ kỷ niệm vui vẻ nghe mà thật khác lạ.

Ngay trong năm trước bà thủ tướng đã vờ vịt giọng điệu. Nhân ngày thống nhất nước Đức năm 2018 bà đã tuyên truyền trên báo Augsburger Allgemein về nhiều sự đồng cảm cho sự bất mãn của dân đông Đức. Việc thống nhất đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc. “Nhiều người đã mất công ăn việc làm, đã phải làm lại từ đầu. Hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm hưu trí – tất cả đã đổi khác”.

Trên thực tế không có sự bắt đầu mới cách đây 30 năm, mà nó đang chịu trách nhiệm cho sự bất mãn hiện nay tại miền đông – mặc dù không có một danh từ chung những người Đông Đức ngay từ thời DDR. Nhiều người trong số họ, người ta nghe được trong các cuộc nói chuyện, nhiều lần băn khoăn lo ngại rằng, họ đã có thể lại mất đi những gì đã đạt được trong 30 năm qua bởi chính sách hiện nay của chính phủ liên bang. Việc truyền bá thông tin quá mức của hệ thống truyền thông rộng lớn, mà nó nhắc một số người nhớ đến ngày trước, còn làm tăng thêm nỗi lo này.

“Tất cả đã đổi khác” – Biểu ngữ chống Merkel trong cuộc biểu tình của Pegida (1) tại Dresden ngày 23.03.2015

Một ủy ban nhiều tranh cãi

Cùng với việc ban hành kế hoạch lễ kỷ niệm chính phủ liên bang cũng đã công bố một ủy ban “30 năm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức”. Ủy ban này giới thiệu, nhân sự được bố trí ra sao. Ủy ban này cần phải hoạt động như thế nào, ngay cả những người tham dự cũng không rõ, vì những kiến nghị mãi đến trung tuần tháng 8 mới đưa ra, trong khi lễ kỷ niệm đã cận kề. Được bổ nhiệm vào chức chủ tịch ủy ban – như được biết, theo mong muốn dứt khoát của bà thủ tướng – là cựu thống đốc bang Brandenburg Mathias Platzeck.

Việc bổ nhiệm Platzeck đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người đấu tranh dân quyền thời DDR. Cựu nghị sĩ quốc hội Đông Đức của đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) Gunter Weißgerber thậm chí đã gọi ông ta là “không thể chịu được”, vì ông ta là nghị sĩ tự ứng cử của quốc hội DDR, nhiệm kỳ cuối cùng đã không đồng ý hiệp định thống nhất nước Đức. 20 năm sau, vào ngày kỷ niệm sự ký kết hiệp định thống nhất, ông ta đã gián tiếp so sánh việc gia nhập DDR vào BRD (Cộng hòa liên bang Đức) với sự sát nhập của Áo vào Đức qua những tên quốc xã. Theo ông ta khi đó là chính trị gia SPD, “cách cư xử tiếp theo của phía tây Đức đã gây ra những sự vứt bỏ giá trị xã hội bên chúng tôi sau năm 1990”.

Cho dù chính phủ liên bang tỏ rõ không hứng thú thích đáng với việc kỷ niệm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức, thì ít nhất – mọi người nghĩ vậy – những nạn nhân của nền độc tài SED (đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) đã phải nhìn lại với niềm vui về những biến cố 30 năm trước. Đại để họ không có đại diện trong ủy ban với 22 thành viên, như liên minh các hiệp hội nạn nhân của chế độ chuyên quyền cộng sản (UOKG) phê phán. Việc họ không được chú ý trong sự phân vai là toàn bộ triệu chứng cho việc chữa bệnh của họ qua hoạt động chính trị của Berlin.

Ủy ban không nạn nhân – Bà thủ tướngAngela Merkel (trái) và chính khách SPD Mathias Plazeck (giữa)

Sự bất lực của pháp lý

Một vai trò then chốt ở điều đó là pháp lý – như sau sự kết thúc của chủ nghĩa quốc xã . Mặc dù SED đã quẳng trên 200.000 người vì lý do chính trị vào ngục thất, trên 50 người trong số họ bị hành quyết và ở biên giới hàng trăm người chạy nạn đã bị bắn chết, sau khi SED sụp đổ chỉ 40 nhân vật chịu trách nhiệm vào tù. Phần lớn được thả ra sau một thời gian ngắn. Ai muốn biết rõ sự bất lực của những vụ xử về những trọng tội DDR, phải đọc quyển sách “Công lý Đức” của Roman Grafe.

Erich Mielke là một ví dụ. 32 năm dài ông ta là bộ trưởng bộ an ninh nhà nước (Stasi) và với điều đó chịu trách nhiệm về một phần lớn những trọng tội của bộ này. Tuy nhiên với công việc là người đứng đầu cơ quan mật vụ đông Đức ông ta không một lần ra hầu tòa. Thật ra, năm 1993 ông ta bị tuyên phạt 6 năm tù giam vì đã giết hai cảnh sát tại cộng hòa Weimar (2). Nhưng vì lý do sức khỏe một năm sau ông ta đã được trả tự do. Những năm sau đó ông ta hài lòng với sức khỏe ổn định cho đến khi ông ta chết trong năm 2000 tại một trại dưỡng lão.

Chết trong trại dưỡng lão – Bộ trưởng Stasi Erich Mielke trong buổi gặp cử tri tại Zeitz năm 1981

Vì vậy những người phần lớn bị truy lùng trong thời DDR nhìn lại 30 năm thống nhất nước Đức với cảm xúc pha trộn. Một mặt họ tự ý thức không như nhóm dân khác rằng sự sụp đổ của chính thể SED là một may mắn lịch sử vĩ đại. Mặt khác họ phải nhận thức rằng những kinh nghiệm của họ hầu như không được đoái hoài trong nước Đức ngày nay.

Thật ra, trái ngược với những người khác họ đã không quên, một nền dân chủ hưng thịnh đã trưởng thành như thế nào từ một chế độ độc tài lụn bại ở Đông Đức. Tuy nhiên đồng thời họ cũng phải nhận thấy rằng, những kẻ tội phạm trong nước Đức được thống nhất giờ đây thường có cuộc sống tốt hơn là nạn nhân của chúng.

Một trường hợp tương tự là Egon Krenz, là người trong tháng 10 năm 1989 trở thành người kế nhiệm tổng bí thư SED Erich Honecker. Là bí thư trung ương đảng phụ trách an ninh như vậy ông ta một chút nào đó như là người thủ trưởng chính trị của Mielke. Mãi bảy năm sau khi nước Đức thống nhất tòa thượng thẩm Berlin kết án ông ta tù sáu năm rưỡi, tuy nhiên 18 ngày sau ông ta lại được tự do.

Sau nhiều phiên tòa năm 2000 ông ta lại phải vào tù, tuy nhiên được phép thi hành án mở. Nghĩa là ông ta đã chỉ ngủ trong tù, ngược lại ban ngày bán hàng hóa qua đường hàng không đến Nga. Thậm chí ông ta còn yêu cầu chế độ nghỉ phép trong thời gian này, để nghỉ ngơi trong nhà riêng của ông ta bên biển Ban tích. Sau đó ba năm tòa án tối cao Berlin ra lệnh phóng thích ông ta – kể từ đó ông ta say mê viết sách và trả lời các cuộc phỏng vấn, ca ngợi cuộc sống dưới thời DDR tốt đẹp như thế nào. Đúng vào thời điểm lễ kỷ niệm cách mạng ông ta cho ra mắt một tác phẩm mới, trong đó ông ta quả quyết, ban lãnh đạo SED đã không đồng ý cho Liên Xô năm 1989 can thiệp vào DDR.

Mielke và Krenz chỉ là đỉnh chóp của núi băng. Trong số 91.000 công chức trong biên chế cuối cùng của bộ An ninh nhà nước rốt cuộc chỉ có ba người phải vào tù – một trong ba số đó sau khi bị sa thải đã lừa đoạt cơ ngơi của Stasi với giá rẻ mạt. Trong tổng số trên 600.000 sĩ quan cao cấp, mà họ cùng các bản báo cáo của họ đã đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh khốn cùng, chỉ có một người duy nhất vào tù. Người này đã tìm cách giết chết người trợ giúp đào tẩu Wolfgang Welsch với món thịt băm viên rán đã tẩm thuốc độc như ông ta đã mô tả trong cuốn tự truyện của mình.

Trong số những thẩm phán và công tố viên, những người đã tuyên án tử hình và góp phần đưa những người chạy nạn và những người bất đồng chính kiến vào tù, chỉ có một người theo mức độ cần thiết phải đứng sau song sắt một thời gian ngắn. Trong số nhiều vô kể những giám thị, những người trong thời DDR đã hành hạ hàng chục nghìn tù nhân, chỉ có hai người bị bắt giữ. Tên tuổi của tất cả các cán bộ bị xét xử bao gồm cả thời gian bị bắt được liệt kê đầy đủ trong một vài trang trong cuốn sách ”Tiến lên phía trước và quên lãng” của Uwe Müller.

Sự bất lực của pháp lý cũng biểu hiện rõ qua ví dụ nhà tù của Stasi tại Berlin-Hohenschönhauen, rốt cuộc trong số 739 nhân viên nơi này không một ai bị vào tù. Chúa ngục lâu năm của họ Siegfried Rataizick vẫn sống yên ổn cho đến hôm nay trong một căn hộ của chung cư mới xây không xa nhà tù mà hôm nay thành viện bảo tàng.

739 nhân viên Stasi không bị trừng phạt – Quang cảnh trong một xà lim trong viện bảo tàng Berlin- Hohenschönhauen

Trấn áp là thành tựu cuộc sống

Không chỉ phần lớn những người có trách nhiệm đối với nền độc tài XHCN không bị trừng phạt. Trái lại cho đến hôm nay nhiều người trở nên sung túc hơn vì sự can dự của họ trong quá khứ. Bởi tương tự như sau sự chấm dứt của chủ nghĩa quốc xã những hoạt động của họ trong bộ máy trấn áp trong khi về già được đánh giá là “thành tựu cuộc sống” – với chi phí quá mức cho người nộp thuế.

Nghĩa là SED đã trả cho những cán bộ của nó không những một khoảng lương đặc biệt dồi dào, mà còn đảm bảo cho họ qua hệ thống cung cấp bí mật khi về già hưởng 90% lương đã trừ thuế trong bảng lương cuối cùng. Mặc dù quốc hội Đông và Tây Đức đã giới hạn những lương hưu ngất ngưởng dựa vào mức độ lương hưu trung bình của DDR, nhưng tòa án hiến pháp liên bang trong nhiều phán quyết đã phục hồi hầu như tất cả những đặc quyền này.

Trước đây 10 năm riêng khoản lương hưu của các nhân viên Stasi cũ, cựu quân nhân, cảnh sát, và nhân viên thuế quan đã ngốn của nhà nước mỗi năm trên 1,5 tỷ Euro. Trong khi đó số lượng người hưu trí tiếp tục tăng lên. Vì các bang mới gia nhập phải nhận một phần lớn các chi phí, toàn bộ ¼ hiệp định cứu trợ phần Đông khi đó đã chảy vào túi của những người thuộc thượng tầng DDR cũ.

Sự trở lại của các cán bộ cũ

Tại nhiều địa phương các cán bộ cũ cũng tái tham gia chính trường. Trước tiên đảng Cánh tả (Linkspartei) đã tạo điều kiện cho họ, nhiều người trong số này sau khi DDR chấm dứt đã trốn chạy sang đảng này. Hiện nay không chỉ nhiều cán bộ cũ của SED chiếm ghế trong quốc hội Đức, mà ít nhất cũng còn hai nhân viên Stasi cũ: Diether Dehm và Thomas Nord, cả hai là thành viên tiểu bang châu Âu. Ngoài ra người ta còn phải nhớ đến Stephan Liebig, khi là thanh niên đã hợp tác với Stasi, vì vậy không có tài liệu nào về ông ta giai đoạn này – và Gregor Gysi, người nhờ sự giúp đỡ của các tòa án báo chí đã đạt được việc không bị coi là đặc vụ của Stasi dù có đầy đủ các bằng chứng.

Cựu đặc vụ Stasi – Nghị sĩ Cánh tả Diether Dehm năm 2012 trong một cuộc biểu tình tại Hanover

Trong các nghị viện bang ở đông Đức tình trạng cũng tương tự: Người phát ngôn chính sách đối nội của nhóm Linkspartei tại bang Brandenburg Hans-Jürgen Scharfenberg đã từng là sĩ quan cao cấp của Stasi, người phát ngôn chính sách xã hội Torsten Koplin ở bang Mecklenburg – Vorpommern cũng vậy. Tại bang Sachsen – thật là trớ trêu – người phát ngôn chính sách luật và hiến pháp của nhóm đảng này, Klaus Bartl, một kẻ mật vụ cũ của cảnh sát chìm DDR.

Vô cùng cực đoan là tình trạng ở bang Thüringen, nơi từ tháng 12 năm 2015 Linkspartei giành được ghế thủ hiến. Ở đó không chỉ có người phát ngôn chính sách địa phương, Frank Kuschel, đã làm việc cho Stasi. Nữ phát ngôn về chính sách thị trường lao động Ina Leukefeld đã từng là điệp viên cho cảnh sát chính trị duới thời DDR. Chủ nhiện văn phòng nghị viện Andre´ Blechschmidt đã được biên chế tại cục hoạt động gián điệp của Stasi là “cán bộ không chính thức với định ước công việc” (IMA). Nước Đức, 30 năm sau cuộc cách mạng ôn hòa Tilo Kummer người đã từng phục vụ trong trung đoàn vệ binh của Stasi cho đến năm 1990 rốt cục đã trở thành người phát ngôn chính sách môi trường.

Sự sống sót dị thường của SED

Những ví dụ đã chỉ ra, tại sao chỉ có ít niềm vui xuất hiện trong số những người bị Stasi truy nã, khi họ nghĩ đến, nước Đức sau thống nhất đã giao thiệp với nền độc tài SED như thế nào. Trước tiên đối với họ thật khó mà hiểu việc năm 1990 đảng của nhà nước DDR không bị giải tán cũng không bị cấm hoạt động. Bằng kiểu cách này nó không chỉ giấu giếm được khối tài sản khổng lồ của nó – và tài liệu cán bộ phong phú, mà cũng còn cứu được một phần đáng kể sức tổ chức của nó trong thời gian mới. Việc mới đây người chịu trách nhiệm chính, người đã từng là chủ tịch SED và hôm nay là nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi được dàn nhạc giao hưởng Leipzig mời nói chuyện trong buổi hòa nhạc về cuộc cách mạng ôn hòa trước đây 30 năm, đối với nhiều người là sự mỉa mai cay đắng.

Tưởng nhớ đến cuộc cách mạng ôn hòa – Cựu chủ tịch SED và nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi (phải) năm 1990

Việc SED đã tồn tại 30 năm qua với 4 lần đổi tên do cũng được sự tạo điều kiện qua một quyết định của tòa án. Nghĩa là trong cuộc bầu cử chung đầu tiên của nước Đức tòa án bảo vệ hiến pháp liên bang đã loại bỏ năm – phần trăm – cản trở đã được kiện toàn trong luật bầu cử liên bang. Mặc dù đảng lúc đó tự gọi là PDS (đảng của CNXH) chỉ đạt 2,4 %, nó được phép có 17 nghị sĩ trong Quốc hội Đức – một sự đặc quyền, mà bình thường nó chỉ có hiệu lực cho những đảng phái thiểu số của quốc gia. Đại để chỉ qua điều đó nó đã có thể mở rộng khắp liên bang.

Những sự bồi thường nhỏ mọn

Mối quan hệ này với những người có trách nhiệm của nền độc tài SED đã gây ra sự cáu giận ở nhiều nạn nhân. Nó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi nước Đức được tái thống nhất đã lộ rõ nhỏ mọn quá đáng trong việc bồi thường cho họ. Đáng lẽ ra đạo luật bồi thường liên bang cho người bị đảng quốc xã truy nã nới rộng đến những nạn nhân mới, thì liên minh hai đảng cầm quyền CDU (đảng Liên minh dân chủ thiên chúa giáo) và FDP (đảng Dân chủ tự do Đức) khi đó đã tạo nên với cái gọi là những đạo luật điều chỉnh bất công của SED một giải pháp mới tầm thường hơn nhiều. Số tiền, như người ta đã nghĩ, đã được đầu tư tốt hơn trong việc tái kiến thiết Đông Đức.

Việc cựu chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR Willi Stoph do bị tạm giam trong nước Đức thống nhất nhận được bồi thường nhiều gấp đôi so với nạn nhân trước đó của ông ta đã dẫn đến một tình trạng kỳ cục. Nghĩa là vụ án bắn chết những người chạy nạn ở biên giới trong nước Đức đã bị đình chỉ trong tháng 8 năm 1993 do lý do sức khỏe của ông ta. Là người không bị kết án ông ta được trả 600 D-Mark tiền bồi thường cho mỗi tháng bị giam giữ. Thế nhưng những cựu tù nhân chính trị thời DDR chỉ được nhận 300 D- Mark mỗi tháng theo điều 1 đạo luật điều chỉnh bất công của SED. Mãi tới năm 1998 những khoản tiền bồi thường mới được chính phủ liên minh SPD (đảng Xã hội dân chủ) và Grün (đảng Xanh) cân bằng.

Sự bồi thường đúp – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR (phải) với CDU – Bộ trưởng gia đình của BRD bà Rita Süssmuth năm 1988

Ngay cả trong điều 2 đạo luật điều chỉnh bất côngcủa SED chủ trương này vẫn tiếp diễn. Mặc dù trong hiệp định thống nhất đã quy định rằng sự phục hồi danh dự của các nạn nhân cần được liên kết với một “sự bồi thường thích hợp”, thì đạo luật đã không lường trước được sự điều chỉnh cho những thiệt hại xảy ra thực sự, mà chỉ là một sự dịu bớt những bất hạnh kéo dài. Qua đó nhiều người bị DDR truy nã cho đến hôm nay đã bị xử phạt vì sự phản kháng của họ.

Như vậy thực ra đạo luật đã lường trước một sự điều chỉnh trợ cấp hưu trí cho cái gọi là giảm thiểu những thiệt thòi – ví dụ nếu người ta đã bị xa thải vì lý do chính trị. Nhưng khác hẳn những người bị NS truy nã không có sự đền bù cho cái gọi là những thiệt thòi nảy sinh – ví dụ nếu người ta đã không được phép tốt nghiệp phổ thông hoặc học đại học. Vì nhiều đối thủ của SED ngay từ những năm tuổi trẻ đã chống lại chính thể và DDR đã tồn tại 40 năm dài, tiểu sử nghề nghiệp chung của họ nhiều mặt bị ảnh hưởng. Vì vậy trong bảo hiểm hưu trí họ hầu như không thể lấy lại được những thang điểm tiền đền bù.

Những nạn nhân không có người quen gây ảnh hưởng tới nghị viện

Cũng sau khi thống nhất hầu như không có những cố gắng trao cho những người bị Stasi truy nã một cơ hội thứ hai là nghề nhiệp – ví dụ qua những chương trình đào tạo chuyên môn. Những người, mà họ đã già cho việc đó, cũng không nhận được sự đền bù thích hợp cho những năm đã bị mất trong bảo hiểm hưu trí. Như vậy dẫn đến việc một cựu cai ngục, người đã làm việc trong nhà tù khổ sai ở Bautzen 10 năm dài, hôm nay được trả cho công việc đó một mức lương hưu cao hơn là một cựu tù nhân, người đã từng ngồi tù ở đó cũng lâu như vậy.

Nhiều tiền cho cai ngục hơn là cho nạn nhân – Nhà tù khổ sai tại Bautzen trong tháng 1 năm 1990

Việc những nạn nhân của nền độc tài SED không có nhóm người trong chính trường gây ảnh hưởng tới nghị viện cũng lộ ra ở vị chí khác. Vì nhiều người trong số họ sống dưới mức nghèo khổ, năm 2007 một “sự trợ cấp nạn nhân” với mức 250 Euro một tháng đã được thi hành; vào năm 2014 số tiền này đã được nâng lên 300 Euro. Tuy nhiên người ta chỉ nhận được món tiền trợ cấp, nếu người đó ít nhất đã ngồi trong tù 180 ngày và thu nhập không quá 1.248 Euro. Tuy nhiên năm 2010 vừa vặn 37.000 người thuộc diện này.

Vì những qui định ngặt nghèo ngay những đối thủ nổi tiếng của SED đã không có may mắn được hưởng trợ cấp. Như nhà hoạt động nhân quyền Bärbel Bohley (3), người “mẹ” của cuộc cách mạng ôn hòa, đã bị loại khỏi danh sách, vì bà ngồi tù không đủ lâu – mặc dù cuộc sống vật chất của bà rất tồi tệ trước cái chết vào tháng 9 năm 2010. Những hậu quả tai hại về sức khỏe của trên 95% những người bị truy nã cũng không được công nhận, vì những người liên quan – khác hẳn nạn nhân NS – phải chứng minh một mối liên hệ nhân quả giữa việc ở tù và những căn bệnh phần lớn thuộc về tâm thần cơ thể.

Lao động cưỡng bức, mà những tù nhân của DDR đã phải thực hiện, đại để không được bồi thường trong nước Đức đã thống nhất. Cũng chính nước Đức này dính líu đến sự khủng bố tâm lý phạm vi tổ chức nhà nước cho cái gọi là những biện pháp làm mất tinh thần, mà trước đó đôi khi Stasi nhiều năm dài đã dùng nó để chụp lên đối thủ của mình. Hàng ngàn người liên lụy sau khi tái thống nhất đất nước đã phải trải nghiệm cay đắng rằng những ngôi nhà của họ, những bất động sản và những nhà máy đã bị sung công trước đó đã không được trả lại cho họ. Tình trạng của những đối thủ của thể chế, những người trước năm 1989 đã chạy trốn đến BRD và ở đó đã được công nhận một quyền hưu trí theo luật hưu trí đặc biệt, thậm chí trở nên xấu đi qua sự tái thống nhất. Năm 1991 họ đã bị tước quyền này.

Quyền hưu trí lại bị tước bỏ – Cuộc biểu tình của nạn nhân Stasi năm 2016 tại Berlin

Nếu người ta mở đầu câu chuyện với các chính khách về sự đối xử thiếu công bằng đối với những nạn nhân và những kẻ phạm tội trong 30 năm qua thì họ thường nhún vai bất lực hoặc tỏ vẻ căm phẫn. Một số người còn trích dẫn câu nói của Bärbel Bohley về nước Đức đã được thống nhất: “Chúng tôi đã muốn sự công bằng và đã đón nhận nhà nước pháp quyền”.

Tuy nhiên để một nhà nước pháp quyền có thể thiết lập sự công bằng là trách nhiệm đầu tiên của quốc hội. Qua những đạo luật phù hợp nó tạo nên những nền tảng cho công việc của chính quyền và các tòa án. Giá như nhân dịp 30 năm ngày cách mạng ôn hòa quốc hội kiểm tra lại một lần nữa những đạo luật liên quan đến chế độ độc tài SED thì có thể sẽ tốt hơn, nếu chính phủ liên bang không ý thức được về những ngày lễ như vậy.

Nguồn: 30 Jahre Mauerfall/ Hubertus Knabe

_______

Chú thích của dịch giả:

Tiến sĩ Hubertus Knabe sinh ngày 19.07 1959 tại Unna, là nhà sử học và tác giả của những công trình đã công bố về DDR, về Stasi, về phe đối lập trong DDR và về CNCS.

(1) Pigeda là tên tổ chức của những người yêu nước tại châu Âu phản đối đạo Hồi tại phương Tây. Ở Đức nó được thành lập vào tháng 10 năm 2014.

(2) Cộng hòa Weimar là tên gọi chính phủ dân chủ lập hiến của nước Đức từ 9.11.1918 đến 30.01.1933. Weimar là nơi chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương.

(3) Bärbel Bohley là người đồng sáng lập phong trào Diễn đàn mới (Neues Forum) tại DDR, sinh ngày 24.05.1945 và mất 11.09.2010. Ông sinh ra và mất đi tại Berlin.

Sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ

Jackhammer Nguyễn

23-9-2019

Đình công

Cuộc đình công của 48 ngàn công nhân ngành xe hơi, hãng GM chuẩn bị bước sang tuần thứ hai, tại Detroit, tiểu bang Michigan.

Phái đoàn USCIRF gặp gỡ đại diện dân oan Vườn rau Lộc Hưng

Phạm Thanh Nghiên

22-9-2019

Trưa ngày 17/9/2019, phái đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã có cuộc gặp gỡ với một số đại diện của dân oan Vườn rau Lộc Hưng.

Từ năm 1934, ông Lê Viết Lới đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho TP Vinh, Bến Thủy

Phạm Xuân Cần

22-9-2019

Lê Viết Lới là một doanh nhân giàu có nhất nhì Vinh Bến Thủy, ông cũng là dân biểu Trung Kỳ đã có nhiều kế sách về kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, ông cũng là doanh nhân có số phận bi thảm nhất của Vinh Bến Thủy. Tôi sẽ viết về nhân vật rất đặc sắc này. Hôm nay chỉ giới thiệu một bài của ông trên báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn 1934.

Nên đổi tên Mặt trận Tổ quốc thành Mặt trận Phản quốc, Quốc hội thành Hội phản quốc

Trung Nguyễn

22-9-2019

Sáng ngày 19/9/2019, Đại hội lần thứ chín Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024 đã khai mạc. Suốt cả năm qua, người dân Sài Gòn đều nhìn thấy phường này, quận nọ giăng băng-rôn đại loại là “Nhiệt liệt chào mừng đại hội Mặt trận Tổ quốc phường/quận xyz”, cứ như thế rồi tới cấp thành phố. Bây giờ đọc tin thì thấy cái Mặt trận đó đã làm đại hội ở cấp Trung ương rồi.

Đêm thức trắng ở Seoul

Tạ Duy Anh

22-9-2019

Cảm ơn Bộ ngoại giao Hàn Quốc, qua Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, đã mời tôi tham dự sự kiện ASEAN Book Fair. Chủ nhà chu đáo, chuyên nghiệp và hiếu khách khiến mọi thứ đều ở mức hoàn hảo.

Ông Nhị Lê, xin hãy vượt lên

Nguyễn Đình Cống

22-9-2019

Ông Nhị Lê, tên thật Phạm Đình Bảng, cựu Phó TBT Tạp chí Cộng sản. Nguồn: VNN

Tạp chí Cộng sản tháng 8/2019 đăng bài của ông Nhị Lê: “Đối thoại, nhưng đối diện với… chính mình”. Bài báo đã nêu lên được một số ý kiến hay, đó là:

Tiến ơi! Đừng sợ!

RFA

Đồng Phụng Việt

21-9-2019

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nguồn: AFP

Kim Tiến yêu quý,

Lóng rày bạn thế nào? Hỏi thế cho phải phép chứ mình tin bạn vẫn ổn, thậm chí rất ổn. Cho dù ở xứ mình, “tiện dân” thường xuyên cảm thấy bất an vì đối diện với đủ loại bất ổn nhưng làm gì có… “thầy thuốc nhân dân” nào không ổn!

Bao giờ nắng lên?

Trần Quốc Việt

22-9-2019

Bãi Tư Chính mất là một phần trách nhiệm của tôi.

Người phụ nữ oằn mình đau đớn dưới cơn mưa đấm đá của công an là một phần trách nhiệm của tôi.

Đóng góp gì cho Phật giáo Việt Nam thì được “áp dụng chính sách hình sự đặc biệt”?

Trúc Nguyễn

21-9-2019

“Cư sĩ” Phạm Nhật Vũ. Photo Courtesy

Công ty MobiFone đã mua 95% cổ phần của AVG với tổng giá trị khoảng 8.889 tỉ đồng. Thời điểm kí hợp đồng, AVG chỉ có giá trị 1.970 tỉ nhưng đã bị làm giá. Thiệt hại của ngân sách nhà nước là hơn 6.475 tỉ đồng.

Tàu quậy phá Bãi Tư Chính để giảm căng thẳng trong nước?

Jackhammer Nguyễn

22-9-2019

Ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là một chuyên gia rất có uy tín về Trung Quốc tại Mỹ. Ông “sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” tại Thượng Hải, sau đó học trong những trường đại học hàng đầu của nước Mỹ. Ông là người phê phán rất sâu sắc hệ thống chính trị xã hội cộng sản tại Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, không giống Gordon Chang, một người gốc Hoa sinh tại Mỹ, ông không dự đoán sự sụp đổ của chính thể cộng sản tại nước này như Chang dự đoán trong những năm qua.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trước năm 2049

Project Syndicate

21-9-2019

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Ảnh minh họa. Nguồn: Fen Li/Getty Images

Hồi năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa hẹn rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ mang lại những thành công vĩ đại trước hai buổi lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới vào năm 2021 và 2049. Nhưng không có một thái độ nào thuộc về tinh thần dân tộc có thể thay đổi sự thật là sự sụp đổ của Đảng hiện ra gần hơn bất cứ lúc nào kể từ khi thời đại Mao kết thúc.

Ai đã bảo kê cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến? (Phần 3)

Hồng Hà

20-9-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Buôn thuốc giả, hối lộ, thông đồng, bắt tay nhau đưa thuốc vào các bệnh viện lớn hàng đầu trên cả nước, mua chuộc bác sĩ để điều trị cho các bệnh nhân ung thư, là tội ác Trời đất không dung thứ.

Hãy cảnh giác về ngụy biện của một bài báo

Nguyễn Đình Cống

21-9-2019

Đại tá Hồng Thanh Quang, TBT báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: Gia đình VN

Báo Đại Đoàn Kết ngày 19-9-2019 đăng bài: Tâm sự với ‘người hay cãi’ (gọi tắt là Bài báo), của Hồng Thanh Quang, Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết. Tôi đọc và phát hiện thấy một số ngụy biện, xin vạch ra, phê phán vài điều để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

Vài mẩu chuyện “vui” về an ninh Hải Phòng

Phạm Thanh Nghiên

21-9-2019

Phần 1: Ô…ô… thế bây giờ mà vẫn có người vào đảng hả?

Có một số chuyện về an ninh Hải Phòng tôi chưa bao giờ kể hoặc sẽ không bao giờ kể. Không phải sợ, mà là giữ thể diện cho họ. Mặc dù nhiều khi tôi cũng đặt câu hỏi, liệu công an của thể chế này có “thể diện” hay không? Nhưng thôi, cứ xuề xòa nghĩ là họ “có” đi, chả sao cả.

Cô đơn trên chính quê hương mình

Đỗ Cao Cường

21-9-2019

Tôi nhận được rất nhiều lời mời tham gia phe nhóm, đánh đấm, nếu chỉ cần ngồi một chỗ viết bài tôi có thể an toàn, giàu có, nổi tiếng hơn rất nhiều vì những thông tin do các thế lực lớn cung cấp, họ sẽ bảo kê cho tôi.