Bắc Hàn kêu gọi thống nhất hai miền

25-1-2018

(Tiếng Dân) — Hãng tin Reuters đưa tin, hôm nay, Bắc Hàn đã gửi một thông báo hiếm hoi cho “tất cả người Hàn ở trong và ngoài nước”, kêu gọi họ nên tạo ra một “bước đột phá” để thống nhất mà không cần sự giúp đỡ của các nước khác.

Thông tin nói rằng, tất cả người Hàn nên “thúc đẩy liên lạc, đi lại, hợp tác giữa Bắc Hàn và Nam Hàn”, và nói thêm rằng Bình Nhưỡng sẽ “đập tan” mọi thách thức chống lại việc thống nhất bán đảo Triều Tiên, Reuters cho biết.

Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân 1968

Trần Gia Phụng

22-1-2018

Năm nay, 2018 là năm Mậu Tuất. Mậu Tuất (2018) cách Mậu Thân (1968) đúng 50 năm. Tuy đã qua nửa thế kỷ, biến cố Mậu Thân vẫn còn đậm nét trong trí nhớ người Việt ở Nam Việt Nam (NVN), nhứt là những người lớn tuổi đã từng trải qua biến cố đau thương nầy. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản (CS) trong nước cố tình tìm cách bôi xóa dấu vết tội ác và làm lạc hướng lịch sử, để chạy tội trước dân tộc, nhưng “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Hãy nói trước ngày chết

FB Trần Trung Đạo

9-1-2018

Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: internet

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản.

Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào năm 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

50 năm sự kiện Huế-Mậu Thân: Ai chịu trách nhiệm?

FB Mạnh Kim

2-1-2018

Mời xem phần 1

Ảnh: Tạp chí LIFE

Trong cuộc phỏng vấn ngày 20-5-2017 (*), Nguyễn Đắc Xuân kể: “Họ lập ra một cái đoàn, gọi là “Đoàn sinh viên quyết tử”, mà tôi là trưởng cái đoàn đó… Tôi tổ chức học quân sự, thành ra ba đại đội, làm thành một tiểu đoàn… Thì trong cái đội đó, cái đoàn sinh viên quyết tử đó, chả bắn được ai, mà cũng chả làm cái gì ai, nhưng nó gây ra một cái tinh thần sinh viên, mà dám vũ trang để mà chống Mỹ, để mà chống Thiệu-Kỳ…”.

50 năm sự kiện tắm máu Thành Huế – Điều gì đã xảy ra?

FB Mạnh Kim

1-1-2018

Nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Ảnh: Tạp chí LIFE

Trong bài viết trên chuyên san “Indochina Chronicle” số 33 đăng ngày 24-6-1974, Gareth Porter thuộc Đại học Cornell đã cố chứng minh rằng sự kiện thảm sát Mậu Thân 1968 là màn tuyên truyền của VNCH lẫn Mỹ. Tuy nhiên, những gì Porter đưa ra là không chính xác và có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Sự kiện thảm sát thường dân tại Huế là có thực, một bi kịch khủng khiếp có thực, một câu chuyện đầy nước mắt bi ai và oan ức với những nhân chứng có thực.

‘Tài tình, sáng suốt’ nuốt cả nhân bản, liêm sỉ

Blog VOA

Trân Văn 

29-12-2017

Một hình ảnh trong Vietnam War. Ảnh: PBS

Military Times – một tờ báo dành cho quân đội của Mỹ – vừa thuật lại chuyện tự nguyện tạm đình chiến giữa khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau đó có thêm Mỹ) với khối Liên Minh (Đức, Áo-Hungary, Bulgaria Thổ Nhĩ Kỳ) hồi Thế chiến thứ nhất vào dịp Giáng sinh năm 1914…

Thế chiến thứ nhất bùng phát vào tháng 7 năm 1914 với 70 triệu người tham chiến. Đó là lần đầu tiên con người sử dụng súng máy, vũ khí hóa học, đại bác, xe tăng, phi cơ và tàu ngầm để tàn sát nhau trên toàn châu Âu… Thế chiến thứ nhất đã làm tất cả các quốc gia ở châu Âu kiệt quệ, biến đổi cục diện châu Âu và thế giới nhưng đó là chuyện sau tháng 11 năm 1918 (thời điểm khối Liên Minh đầu hàng – Thế chiến thứ nhất kết thúc)…

Chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc trong hệ thống phản gián?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

5-12-2017

Ảnh: veloxity.com

Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.

Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là VeloxityElectronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS

Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt

Blog VOA

Bùi Tín

1-11-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .

Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!

Trả kỷ vật cho Thượng Nghị sĩ John McCain: Man rợ, nhân đạo, hay có ý đồ khác?

Ngọc Thu

24-10-2017

Bản tin thời sự tiếng Việt của VTV lúc 12h, ngày 21/10/2017, cho thấy: Những kỷ vật của ông John McCain, cựu tù nhân chiến tranh, gồm một xấp thư từ cũ đã ngả màu vàng ố, sau nửa thế kỷ, đã được tướng Nguyễn Chí Vịnh, thay mặt ĐCS Việt Nam, mang trả lại cho ông.

Trong một bài viết trên blog VOA, nhà báo Bùi Tín, bình luận: điều này “biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm…”

Vài điều cần phản biện với ‘The Vietnam War’

Blog VOA

Bùi Tín

21-10-2017

Ông Hồ Chí Minh trong một lần tại Bắc Kinh, 1957. Ảnh do Đại tá Đoàn Sự (phải) cung cấp.

Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập «The Vietnam War» của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.

Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6, hay 8 bức thư và điện cho tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh dành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam.

Đâu là “chính nghĩa” của CSVN trong chiến tranh Việt Nam?

FB Trương Nhân Tuấn

20-10-2017

Ảnh: Internet

Cứ mỗi lần có cuốn phim, hay quyển sách nào đó nói về chiến tranh Việt Nam được trình làng, thì cứ y như vậy, người Việt, bất kể là sử gia, chính trị gia, nhà nghiên cứu… lại bàn tán sôi nổi chung quanh. Kẻ phản đối, người ủng hộ. Đến nay đã có hàng chục tập phim lịch sử (của các quốc gia như Pháp, Mỹ…) đã trình chiếu, hàng trăm cuốn sách, cùng với hàng ngàn bài báo (với hàng tấn tài liệu được bạch hóa) đã công bố hay xuất bản. Vấn đề là không thấy (hay ít thấy) cuốn phim hay cuốn sách nào làm hài lòng tất cả các phía.

20-10: Ngày vượt lên chính mình

Thảo Dân

20-10-2017

Hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. Ảnh: internet

Ngày hôm nay bị mệnh danh là ngày của phụ nữ Việt Nam. Bọn đàn ông thâm độc và các cơ quan đoàn thể mị dân đang âm mưu giết chết bản lĩnh của chúng ta bằng những lời chúc tụng và những bó hoa hồng. Giờ phút nguy nan êm ái này, mong chị em hãy tỉnh táo, giữ vững sự minh mẫn đừng bị chết chìm vào những lời chúc tụng ích kỷ, những bó hoa trăm ngàn vài ba hôm ném vào sọt rác và chính chúng ta lại bê rác đi đổ trong khi bọn đàn ông ngồi quán bia chém gió.

Chị em thân yêu!

Trước khi sửa soạn váy áo bôi môi thoa phấn đánh mắt để ngồi vào bàn chiêu đãi tối nay, ở gia đình hay ở cơ quan, hãy tỉnh táo nhớ lại bản chất ngày 20-10 là gì đi đã rồi hãy nâng cốc uống độc dược vào người.

Ai vi phạm hiệp định Genève (20-7-1954)?

Trần Gia Phụng

19-10-2017

Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của chính phủ VNDCCH và tướng Pháp Henri Delteil, quyền Tổng Tư lệnh Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, ký Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954

Gần đây, nhân chuyện phim The Vietnam War ra mắt, có nhiều người bàn luận sôi sổi. Có người còn đặt câu hỏi ai đã vi phạm hiệp định Genève để đưa đến chiến tranh?

Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN). Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).

Điều lo lắng kéo dài của Tổng tư lệnh

Blog VOA

Bùi Tín

18-10-2017

Một cảnh trong Vietnam War của đài PBS.

Sau khi xem bộ phim «The Vietnam War» của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi có nhiều băn khoăn, kỷ niệm, suy nghĩ về cuộc chiến dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm, muốn chia sẻ rộng rãi để cho cuộc thảo luận thêm sôi nổi và có ích.

Đã có nhiều nhà bình luận đến nay vẫn còn nêu lên vấn đề: «Trong cuộc chiến tranh Việt Nam phía Hoa Kỳ có thể nào thắng không?». Và thắng như thế nào? vào lúc nào?

Cũng có ý kiến khẳng định đây là cuộc chiến mà Hoa Kỳ không có cách nào, không bao giờ thắng được. Đã có cuốn sách viết theo đề tài «Một cuộc chiến bất khả chiến thắng » nói lên sự bế tắc của phía Hoa Kỳ, các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đã chọn nhầm đối thủ, do không am hiểu lịch sử lâu dài của Việt Nam.

Bộ phim của những kẻ chống tự vệ!!!

BNS Tự do Ngôn luận số 277

Ban Biên Tập

17-10-2017

Nhà cầm quyền Việt cộng đang hoảng loạn bởi túng quẫn tài chính, do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì đã khai thác một cách bừa bãi, do dầu khí ở Biển Đông khó hút lên vì sự hăm dọa của Tàu cộng, do công khố ngày càng rỗng tuếch vì tham nhũng, bất tài và vô trách nhiệm, do các loại viện trợ của nước ngoài, từ ODA đến viện trợ không hoàn lại ngày càng bị thu hẹp, vì không minh bạch trong việc sử dụng, do núi nợ công ngày càng đùn cao: ít nhất tới 210 % GDP, tương đương khoảng 431 tỷ đô Mỹ, do kiều hối ngày càng suy giảm: từ 13,5 tỷ đôla năm 2015, xuống 9 tỷ năm 2016 và năm nay dự đoán còn khoảng 6 tỷ.

Những con số thật và ảo trong cuộc chiến

Blog VOA

Bùi Tín

18-10-2017

Một cảnh trong The Vietnam War. Nguồn: PBS.

Đã có nhà văn cho rằng chiến tranh là «vũ điệu của những con số». Thật vậy, trong chiến tranh những con số nói lên rất nhiều điều.

Ngày tháng, cho đến giờ của một trận chiến. Trận đánh kéo dài bao nhiều giờ, phút? lực lượng tham chiến các bên là bao nhiêu? số bom, đạn lớn nhỏ nhiều hay ít? hiệu quả ra sao? thương vong, người chết, bị thương nặng nhẹ ra sao, bao nhiêu? tù binh, chiến lợi phẩm nhiều ít là bao nhiêu?

Nói đến một trận đánh mà không có những con số để thuyết minh thì thật là vô duyên, vô dụng.

Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Mark Atwood Lawrence

Dịch giả: Song Phan

Humanities

Mùa Thu năm 2017 (tập 38, số 4)

Tình trạng nghiên cứu đã giúp thay đổi như thế nào

Hai lính Mỹ ở Pleiku, miền Nam Việt Nam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ tháng 5/1967. Nguồn: Everett Collection / Alamy Stock Photo

Chạm trán với Việt Nam

Tác giả: Odd Arne Westad

Dịch giả: Song Phan

10-10-2017

Bìa sách: “The Cold War: A World History” từ Amazon.

Đây là bản dịch của chương 12, trang 313-338, sách “Chiến tranh Lạnh: lịch sử thế giới, nhà xuất bản Basic Books, xuất bản ngày 5-9-2017.

Cuộc cách mạng Việt Nam (VN) bắt đầu là một cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và kết thúc bằng một loạt các cuộc chiến tranh vướng víu sâu đậm với Chiến tranh Lạnh toàn cầu. Nó có nguồn gốc từ việc Pháp thuộc địa hoá Đông Dương vào thế kỷ XIX, hoặc thậm chí xa xưa hơn từ việc Trung Quốc thống trị VN cả ngàn năm. Nòng cốt của công cuộc này là một nhóm các nhà yêu nước cách mạng của VN ở tuổi thanh niên đã trở thành những người hết lòng theo chủ nghĩa Mác và ngưỡng mộ kinh nghiệm của Liên Xô. Đối với những thanh niên này, yêu nước và chủ nghĩa Mác là một. Họ tin rằng chỉ bằng cách phát triển phong trào, quốc gia và nhà nước của mình theo các quy luật phát triển của Marx thì VN mới có thể thực sự thành công trong thế giới hiện đại. Chương trình của họ là lâu dài, bao quát, và không tưởng, nhưng việc thực hiện chương trình đó phụ thuộc trước hết vào việc giành được độc lập và thống nhất đất nước. Và chính vì những mục tiêu này mà gần ba triệu người VN đã chiến đấu và bỏ mình trong thế kỷ hai mươi.

Lời cam kết thân thiết sau cuộc chiến

Blog VOA

Bùi Tín

1-10-2017

Poster phim tài liệu The Vietnam War. Ảnh: Internet

Tình thế dẫn đến tôi có những người bạn Mỹ. Trong chiến tranh tôi đã kết thân với nhà nghiên cứu Murray Hiebert, nhà báo Nayan Chanda, nhà sử học Stanley Karnow… qua một số cuộc họp ở Bangkok / Thái lan, Kuala Lampur / Malaysia, ở trụ sở Liên Hợp Quốc / New York và Hà Nội.

Sau chiến tranh, tôi lại có thêm nhiều bạn Mỹ nữa, bạn thân và rất thân. Luôn gửi thư cho nhau, gửi thư thiếp chúc Tết đều cho nhau. Trong đó có 2 thượng nghị sỹ John McCain và John Kerry. Đây là 2 chính khách nổi tiếng, ông J. Kerry thuộc đảng Dân chủ, từng chiến đấu bị thương ở miền Nam, về sau là người chống chiến tranh, từng là ngoại trưởng dưới tổng thống Barack Obama. Ông J. McCain vốn là phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh ở Hỏa lò Hà Nội một thời gian. Hồi đó tôi có gặp và nhiều lần phỏng vấn ông. Ông McCain từng là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, nay là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Hoa Kỳ.

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng, trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba

LTS: Nhân sự kiện Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott H. Swift cùng với Đại sứ Mỹ Ted Osius và phái đoàn đến thăm khu di tích lịch sử trưng bày bãi cọc Bạch Đằng, xin được giới thiệu lại bài một bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo, liên quan tới các trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba, trên sông Bạch Đằng.

______

Hồ Bạch Thảo

7-10-2017

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 5, trang 54b, chép về chiến dịch chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng và vùng phụ cận có chỗ sai lầm, vì đã chép gộp việc đón thuyền lương Trương Văn Hổ và trận thuỷ chiến giết chết Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp lúc bọn chúng rút quân về nước, thành một trận. (1)

Gần nửa thế kỷ mẹ mới biết con là liệt sĩ

LTS: Bà Lê Thị Yến có con trai là Nguyễn Văn Hùng, tử trận ở chiến trường Quảng Trị ngày 20-7-1969, mãi đến gần 50 năm sau, ngày 23-8-2017, bà mới tìm được giấy báo tử của con mình vì nó đã “bị bỏ quên trong tủ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến nay“.

Còn bao nhiêu người lính như ông Nguyễn Văn Hùng, chết trong cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, nhưng đến bây giờ người thân của họ vẫn chưa nhận được tin báo tử? Hơn 58.000 lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến này, sau khi cuộc chiến kết thúc 7 năm, tên của họ đã được khắc trên bức tường tưởng niệm ở Washington DC năm 1982. Nhưng còn rất nhiều người lính Việt Nam, sau 42 năm chiến tranh kết thúc, họ đang ở đâu? Những người lính đó đã ra đi, nhưng đằng sau họ còn có mẹ, cha, anh chị em, những thân nhân của họ đã và đang sống ra sao suốt 42 năm qua, mòn mỏi chờ tin của họ?

Catalonia sẽ là Việt Nam của các người

LTS: Catalonia là khu vực nằm ở Đông Bắc nước Tây Ban Nha, gồm có 4 tỉnh: Barcelona, Girona, Lleida và Tarragona. Đây là khu vực giàu có nhất của Tây Ban Nha, với dân số hơn 7,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 33.580 Mỹ kim.

Trong lịch sử, Catalonia đã từng có được quyền tự trị, rồi bị mất, rồi lại có và mất quyền tự trị… nhiều lần. Ngày 1/10 Catalonia đã tổ chức trưng cầu dân ý, đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha, cho dù Madrid cho là bất hợp pháp.

Mặc dù vua Philipe VI của Tây Ban Nha kêu gọi đoàn kết quốc gia, cũng như nhà vua gọi những người chủ trương trưng cầu dân ý ở Catalonia là tự đưa mình “ra ngoài pháp luật”, nhưng có vẻ như khu vực này vẫn quyết ly khai. Một bức tường ở Barcelona còn ghi dòng chữ “Catalonia sẽ là Việt Nam của các người“.

______

FB Bạch Hoàn

5-10-2017

Một bức tường ở Barcelona có dòng chữ “Catalonia sẽ là Việt Nam của các người”. Ảnh chụp ngày 28/9/2017. Nguồn: finanzas.com

Catalonia (khu vực đang đòi li khai khỏi Tây Ban Nha) sẽ là Việt Nam của các người. Dòng chữ ấy được viết trên một bức tường ở Barcelona.

Thật nực cười cho những người Tây Ban Nha khi cho đến bây giờ vẫn cứ nghĩ rằng, Việt Nam chỉ có chiến tranh.

Những oan hồn của cuộc chiến

LTS: Sau khi đăng bài viết “Những oan hồn của cuộc chiến” của nhà báo Bùi Tín gửi, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của nhà văn Nguyên Ngọc, cho rằng, trong bài viết, có một đoạn nhà văn Bùi Tín “bịa đặt”.

Chúng tôi đã chuyển thông tin đó cho nhà văn Bùi Tín và cũng đã nhận được phản hồi của ông. Cuối bài viết này là thông tin cập nhật nội dung trao đổi ý kiến giữa nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Bùi Tín.

Xin các nhân chứng sống của cuộc chiến, những người đã từng đi B, cũng như các gia đình tử sĩ có con em bỏ mạng trong cuộc chiến, hãy đóng góp ý kiến, giúp làm rõ sự thật này.

_____

Blog VOA

Bùi Tín

5-10-2017

Lính Mỹ truy bắt Việt Cộng tại Đà Nẵng, tháng Tư 1965. Nguồn: AP

Bộ phim Chiến tranh Việt Nam của các đạo diễn Hoa Kỳ gây nên nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau của người Việt trong và ngoài nước.

Đó là điều tất yếu vì cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, liên quan đến nhiều nước, với những động cơ khác nhau, không thể làm thỏa mãn mọi người.

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Nghiên cứu Quốc tế

Nguyễn Nhật Huy

4-10-2017

Ảnh: internet

“Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa kết thúc?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

30-9-2017

Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975. Ảnh: AFP

“Chưa kết thúc” (unfinished business) không phải là chữ của tôi mà là của đạo diễn phim này. Một số bạn bè bảo tôi bình luận về phim “The Vietnam War” (Ken Burns & Lynn Novik, PBS, Sept 2017). Khó quá vì tôi đã xem hết đâu mà dám bình luận. Ở Việt Nam làm sao xem được PBS. Dù có trong tay trọn bộ 10 tập phim (dài 18 giờ) thì cũng phải mất vài ngày mới xem hết. Vì vậy đành phải xem lướt qua một lượt (fast forward) để có khái niệm, chỉ dừng lại xem đoạn nào cần thiết, như đọc lướt (skim-reading) một cuốn sách quá dầy. Thứ nhất, phim này dài quá, dù có kiên trì xem hết thì cũng dễ bội thực. Thứ hai, mới xem qua một lượt đã có cảm tưởng “Déjà Vu” nên cũng mất hứng thú. Thứ ba, tôi tò mò muốn lắng nghe xem các bên bình luận thế nào (tuy không biết các vị đó đã xem hết chưa). Vì vậy, bài viết này đơn giản chỉ là một số ấn tượng chung ban đầu, chứ không phải bình luận chi tiết.

Trung Quốc trong “Vietnam War”

FB Mạnh Kim

2-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: thevietnamwar.info

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến “nấu đậu đốt cành đậu”

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

1-10-2017

Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ: Fidel Castro, Mao Trạch Đông, Leonid Brezhnev, TBT ĐCS Liên Xô; Gustáv Husák, Bí thư Thứ nhất của ĐCS Czechoslovakia; Władysław Gomułka, Bí thư Thứ nhất ĐCS Ba Lan. Ảnh: Time

Đối với Đông Nam Á, thập kỷ 70 là những năm tháng xảy ra lắm chuyện. Năm 1964 bùng nổ chiến tranh Việt Nam, không những xảy ra thương vong cực lớn, mà ở đây đã trở thành chiến trường giao tranh giữa hai tập đoàn lớn – Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản.

Sự thất bại của Mỹ làm thành trò cười cho người đời, đây là một sự thực mà ai cũng thấy. Còn đằng sau sự thành công của Trung Quốc lại ẩn chứa vô số nguy cơ, rất cần phanh phui nó ra, rất cần nghiên cứu.

Trung Quốc luôn luôn lo sợ Việt Nam thống nhất và mạnh lên, họ càng sợ Nam, Bắc Việt Nam bắt tay hợp tác với nhau. Ý kiến khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về chiến lược chiến tranh Việt Nam nảy sinh chính từ bối cảnh này.

Hãy mở mắt ra lật xác quân thù

Trung Nguyễn

1-10-2017

GS Dennis Murphy, cựu binh Mỹ trong buổi gặp gỡ ông Nguyễn Xuân Thu, một cựu chiến binh Việt Nam. Nguồn: VietTimes.

Hai tin tức đối ngược nhau, một về chuyện nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối “hòa giải, hòa hợp” với một nhà thơ cộng sản Hữu Thỉnh, và một về chuyện những cựu chiến binh phi công Việt – Mỹ gặp mặt nhau như những người bạn, có lẽ sẽ khiến những ai còn ưu tư về dân tộc phải trăn trở.

“The Vietnam war” hay “The American war” và suy ngẫm

Nguyễn Hải Anh

30-9-2017

Một cảnh trong phim The Vietnam War. Nguồn: PBS

Trước tiên tôi phải khẳng định đây là một phim của người Mỹ làm về nước Mỹ và cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam dành cho khán giả Mỹ và phải gọi tên bộ phim tài liệu 10 tập này chính xác là “The American war in Vietnam”, chứ không phải “The Vietnam war” .