Tuấn Khanh
12-2-2018
Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…
Trần Gia Phụng
12-2-2018
Do quyết định sửa đổi âm lịch của nhà cầm quyền Bắc Việt Nam (BVN), ngày mồng Một Tết Mậu Thân ở BVN theo âm lịch mới là ngày 30 tháng Chạp ở Nam Việt Nam (NVN). Trong ngày nầy, bài thơ của Hồ Chí Minh dùng làm lệnh tổng tấn công của cộng sản (CS) vào các thành phố ở NVN, đã được đài phát thanh Hà Nội truyền đi suốt ngày, nhưng các đơn vị bộ đội CS ở NVN, vẫn không nổi dậy cùng một lần vào tối hôm đó, mà có nơi sớm, có nơi trễ.
Nguyễn Viện
12-2-2018
Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.
Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.
12-2-2018
Trong trận Tết Mậu Thân, Huế là nơi duy nhất đã vừa “tấn công” vừa “nổi dậy”, và chiến trường này chính là lý do chủ chốt dẫn tới việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam sau đó bảy năm, sử gia Nguyễn Đắc Xuân nói với BBC.
Tuy nhiên, đây cũng sự kiện đẩy lực lượng Việt Cộng vào tình thế khốn cùng nhất, khó khăn nhất trong suốt hai cuộc chiến ở Việt Nam, cựu ủy viên Mặt trận Liên minh của phe Cộng sản trong cuộc tấn công vào Huế, thừa nhận.
“Những người nghi ngờ, đặt câu hỏi về vai trò của ông trong Thảm Sát Mậu Thân có quyền truy tố việc làm của ông, bởi chính bản thân ông tiền hậu bất nhất trong lời nói, hành động của mình trong biến cố này. Họ có quyền buộc tội ông, ông có quyền bào chữa, đưa ra chứng cớ, nhân chứng để biện minh cho sự vô tội của mình”.
____
Thạch Đạt Lang
11-2-2018
Tôi đọc lá thư trần tình của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường với tựa đề Lời Cuối Cho Một Câu Chuyện Quá Buồn, được ông Nguyễn Quang Lập phổ biến trên facebook. Ông Tường thanh minh trong thư rằng, ông không hề hiện diện trong Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968.
11-2-2018
Anh Hoàng Hưng ạ, đảng cộng sản đã sai từ đầu đến cuối khi rước cái chủ nghĩa ngoại lai vào gây họa cho dân tộc, khi nhân danh lòng yêu nước, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước để đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến tranh cho tới cùng bất chấp cái giá phải trả là quá đắt. Trong khi thực sự Mỹ có xâm lược VN hay không, chính quyền VNCH là tay sai bán nước ư, hay chính đảng và nhà nước cộng sản mới đúng là một tập đoàn phản động, tay sai, bán nước?
Phải gọi cho đúng tên đó là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, tệ hơn nữa, một cuộc nội chiến mà cả hai bên đều có những đồng minh ngoại bang giúp sức, cuộc chiến này do vậy hoàn toàn không có chính nghĩa về phía đảng cộng sản, bởi vì hai miền hồi đó là hai quốc gia giống như Nam Hàn và Bắc Hàn, Đông Đức và Tây Đức.
11-2-2018
Nhà văn Nguyễn Quang Lập bình luận với BBC rằng mọi người “cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung” vì ông Hoàng Phủ Ngọc Tường “đã xin lỗi” về sự kiện Mậu Thân.
Sự kiện ông Hoàng Phủ Ngọc Tường công bố “nhìn nhận về hai sai lầm liên quan Mậu Thân và ngàn lần xin lỗi” trên mạng xã hội đã gây ra nhiều tranh cãi.
Hôm 10/2, Facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng tải bài “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trong “bài viết nhỏ” này, ông Ngọc Tường viết: “Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968.”
“Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, tiến sĩ Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương, địa đạo Khe Trái (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu. Mồng 4 Tết, tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế.”
“Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.”
“…Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.”
“Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước họa cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và quy kết tôi như một tội phạm chiến tranh. Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.”
‘Khó hòa hợp’
Hôm 11/2, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, nhà văn Nguyễn Quang Lập nói: “Tôi biết trước là khi đưa lên Facebook thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường là sẽ gây dư luận.”
“Tôi đồng quan điểm với ông Tường. Ông ấy đưa thư nhờ tôi đăng giúp và tôi đoán là ông ấy lúc cuối đời rồi, muốn công bố cái sai của ông ấy trong lần trả lời phỏng vấn hồi năm 1981 về Mậu Thân.”
“Thời gian gần đây người ta nhảy bổ vào chửi bới quá nhiều cả bạn bè, con cái của ông ấy nên ông Tường thấy già rồi, nhưng cần nói nốt những gì cần nói về vụ này, nhận cái sai của mình chứ trước đây ông ấy không có nhu cầu phải thanh minh.”
“Tôi thấy mọi người cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung vì ông Tường đã xin lỗi về vụ này.”
“Có những người không chửi cộng sản được thì quay qua chửi ông Tường.”
“Cá nhân tôi thấy ông ấy bây giờ xin lỗi là đã quá thành thật.”
“Lẽ ra ông ấy chẳng cần phải xin lỗi vì đó là quan điểm hồi 1981.”
“Lúc đó người ta còn hăng hái lắm. Bản thân tôi lúc đó nếu có ai hỏi tôi về vụ này thì tôi cũng nói như ông Tường.”
“Ai cũng có một thời u mê.”
“Bây giờ nhìn lại thấy sai thì người ta xin lỗi mà có người còn bảo là không thành thật thì còn lúc nào nữa.”
“Thời này nên chia sẻ, thông cảm với nhau là chủ yếu. Nếu không thì vĩnh viễn không bao giờ có chuyện hòa hợp.”
“Qua chuyện công bố thư của ông Tường, tôi thấy tình hình này khó hòa hợp lắm.”
“Gần như không ai chịu chia sẻ, cảm thông cả,” ông Nguyễn Quang Lập nói.
Mạng xã hội nói gì?
Facebook Thiêm Võ bình luận: “Dù ông Tường có “thống thiết” cho nạn nhân không thì không có gì để tin! Nhưng nếu ông biết vậy thì ngay bây giờ cũng chưa muộn, hãy viết thư “thỉnh cầu” các đồng chí của ông đừng ăn mừng “chiến thắng Mậu Thân” nữa! Việc ấy mới xảy ra khắp nước và ngay tại thành Hồ nơi ông ở. Làm ngay đi. Tại sao ông không làm hay ông vẫn cho việc kỷ niệm là đúng đắn? Ăn mừng thảm sát dân lành ư? Ông không thấy đó là nỗi xót xa cho dân Huế … của ông (sic!) ư?”
“Mặt khác, ngay lúc này, khi ông muốn chứng tỏ mình là người thành thật, thì hãy bỏ đi từ “nổi dậy”! Nó láo và khốn nạn lắm! Hơn ai hết, các ông biết không hề có sự nổi dậy nào của dân chúng toàn cõi Miền Nam thì đừng láo nữa, đừng lừa bịp con cháu nữa! Những kẻ nằm vùng không phải là dân chúng nổi dậy.”
“Chắc ông nhớ các cuộc tản cư suốt chiều dài cuộc chiến, đại lộ kinh hoàng 1972, di tản năm 1975 từ Huế,Đà Nẵng, Tây Nguyên…và hơn nửa triệu người chết trên biển đó chứ? Cụ thể hơn, con cái, bạn bè thân thiết của các ông cũng đã và đang di tản đó! Họ không nổi dậy mà họ chạy trốn.”
Nhà báo tự do Nguyễn Trung Bảo viết: “Về việc bây giờ ông Tường mới lên tiếng để tự minh oan cho mình, thật lòng tôi nghĩ nếu ông không thể trung thực được với lịch sử để thế hệ sau như chúng tôi được đọc – được học, thà rằng ông im lặng luôn như lâu nay, có khi tôi vẫn nghĩ về ông như một người cầm bút. Ông lên tiếng vì nỗi oan ức của ông, nỗi oan bị người ta nói không đúng (xuất phát từ chính việc làm của ông trong quá khứ), nhưng ông vẫn không nói một lời nào đối với nỗi oan của hàng ngàn mạng người bị dập vùi trong cái tết năm ấy. Ông chỉ dám nhắc tới một chút nhưng vẫn cố lôi “tội ác của Mỹ” vào để che chắn cho chính ông và đồng đội của ông.”
“Ông có thể bị oan về việc có mặt ở Huế trong sự kiện năm đó, nhưng với sự kiện Mậu Thân ông không phải là kẻ vô can. Với những người bị chết đầy oan khuất ông vẫn nợ họ một câu trả lời nếu ông tự coi mình là người cầm bút. Khi nào ông chưa nói được hết những sự thật khủng khiếp của cái sự kiện mà ông đã góp phần tích cực cả gián tiếp và trực tiếp thì mãi mãi tên ông vẫn bị nhắc tới với sự hằn học mỗi khi người ta nói về Mậu Thân.”
Kông Kông
11-2-2018
Tình thật tôi không đặt nặng về câu chữ trong lá thư ngõ (coi như cuối đời) của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, cho dù một lá thư như vậy chắc chắn là ông đã so đo đến từng cái dấu phẩy, dấu chấm chứ chưa nói đến từng chữ, từng câu. Vấn đề ở đây là qua bao nhiêu năm tháng, từ sau đoạn video nghiệt ngã năm 1981 phổ biến, ông đứng về phe chiến thắng, lý luận hùng hồn để bảo vệ thành quả “cách mạng”, mãi đến bây giờ tại sao ông phải thanh minh?
11-2-2018
Xin nói leo chút về câu chuyện Mậu Thân 68 mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa có bài viết đăng trên fb của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Gửi tâm sự đến những người yêu mến hoặc quan tâm đến mình, ông Tường chính thức phủ nhận vai trò trong cuộc của ông trong sự kiện Mậu Thân 68 ở Huế – điều mà ông tự nhận khi phát biểu trong bộ phim “Việt nam một thiên lịch sử truyền hình”. Tóm lại, những gì ông nói là ông đã chứng kiến chỉ là những điều ông nghe kể lại, vì trong sự kiện này ông đã không có mặt ở Huế.
11-2-2018
Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng.
Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước.
Hoàng Hưng
11-2-2018
Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc FB càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.
LTS: Nhân dịp ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cho phổ biến bài viết “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“, xin được đăng lại bài viết của bà Nguyễn Thị Thái Hòa, là một nhân chứng sống trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân, kể về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Phan, em trai của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài viết này đã được phổ biến trên mạng năm 2012, nhưng có lẽ nhiều người dân trong nước chưa được đọc qua.
_____
Nguyễn Thị Thái Hòa
Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…
10-2-2018
Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết để tránh ồn ào tranh cãi.
Xuyên suốt bài viết của ông Tường là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay, và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất.
LTS: Trưa nay, trang Tiếng Dân có đăng bài “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“, của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, được nhà văn Nguyễn Quang Lập đưa lên Facebook, cũng như lời bàn của ông Lập ở phần cuối bài.
Bài viết có nhiều chi tiết gây tranh cãi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin được đăng tiếp bài phản biện của ông Võ Thiêm, là người đã từng sống ở miền Nam trong giai đoạn Tết Mậu Thân, hiện đang sống ở Nam California, Hoa Kỳ.
____
Võ Thiêm
10-2-2018
Vừa rồi Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) có viết lá thư nói về vai trò của ông ta trong vụ Mậu Thân và nhờ Nguyễn Quang Lập (NQL) đăng. Đồng thời NQL cũng viết bài biện minh cho HPNT. Tôi có vài góp ý:
3-2-2018
Hôm nay ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. Gần 6000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẫn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài.
6-2-2018
“Lúc đó, chúng tôi nghe có tin là họ phản kích, sẽ dùng cả chất độc và cả chất khiến mình ngủ, để họ vào chiếm lại thành phố, bắt sống,” ông Nguyễn Hữu Vấn, người giữ chức Quận trưởng Quận 1 của chính quyền cách mạng trong chiến trận Mậu Thân ở Huế, nói.
“Cho nên chúng tôi phải tổ chức có danh nghĩa của chính quyền, đưa trẻ em, người già, phụ nữ già ra khỏi thành phố. Phải ra để tránh tổn thất. Chỉ trong một đêm là ra hết.”
6-2-2018
Sách vở, tài liệu, phim ảnh quốc tế đã viết khá nhiều về Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Những đao thủ phủ, một số đã được nêu tên trong nhiều năm nay, đều là người Huế hay sống lâu năm tại Huế.
Nhưng nếu chỉ mới đọc hay nghe, người ta dễ hiểu sai những người đó là thủ phạm giết người, ngoài ra không còn ai khác.
6-2-2018
Những sự kiện liên quan cuộc chiến Việt Nam luôn được hệ thống tuyên truyền lặp đi lặp lại. Như cách họ giải thích, việc này nhằm muốn thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ và đừng bao giờ quên những mất mát và hy sinh cho ngày thống nhất. Tuy nhiên, hầu hết câu chuyện “lịch sử” của họ không bao giờ thành thực, không chỉ khi nói về phe “thua trận” mà cả khi nói về những thất bại của chính họ. Ngoài ra còn có rất nhiều câu chuyện ngụy tạo ngớ ngẩn và buồn cười về những cá nhân anh hùng. Các nhân vật, “chị Năm” hoặc “anh Tư”, đều có mẫu số chung: “Bản tính hiền lành; lớn lên trên quê hương có truyền thống yêu nước, được giáo dục trong một gia đình có ý thức giác ngộ cách mạng; có lòng căm thù Mỹ-Ngụy sâu sắc…”. Và họ rất dũng cảm, một cách “phi thường”.
Thiện Ý
5-2-2018
Đúng 50 năm trước đây, vào Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản Bắc Việt đã đồng loạt mở cuộc tấn công vào các đô thi Miền Nam, vi phạm trắng trợn lệnh hưu chiến, phá tan bầu không khí vui xuân đón Tết thiêng liêng cổ truyền của người dân Việt, gây tàn phá, chết chóc tang thương cho toàn Miền Nam.
Trần Gia Phụng
5-2-2018
Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng. Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết.
Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.
LM Phan Văn Lợi
04-02-2018
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất trong Việt sử vì nhiều mối liên hệ: ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết dân tộc, cuộc tấn công của Cộng sản VN bất chấp tuyên bố hưu chiến, sự thất bại thảm hại của cuộc tổng tấn công về mặt quân sự và chính trị, tội ác đã gây ra cho chính Đồng bào Việt Nam, thái độ cố chấp của Cộng sản không nhìn nhận sai phạm của họ, dù đã nửa thế kỷ.
4-2-2018
Tiếp theo phần 1
Theo sử gia Phạm Văn Sơn (VNCH):
Nhận định của phía CS
Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lãnh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đã có những nhận định sau đây:
Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đã muốn ngã theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nhìn qua các phong trào “nhân dân cứu quốc,” phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy thì người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.
2-2-2018
Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.
Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.
3-2-2018
Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện; hơn “400 đầu tư liệu “50 năm – một mùa xuân lịch sử” được ra mắt; một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên “Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968” được thực hiện; một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…) được tổ chức… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là “Giao lưu nghệ thuật Đường chúng ta đi”)…
Chưa bao giờ màn tụng ca tập thể “hát trên những xác người” liên quan sự kiện Mậu Thân được tổ chức quy mô như thế này, một sự kiện mà các cuộc bắn giết đồng bào được nâng lên tầm “nghệ thuật”, là sự kiện mà các gương mặt khủng bố được khoác áo “biệt động thành” tập trung đông đảo và được ca ngợi như những anh hùng.
Mậu Thân không là một mặt trận giữa hai quân đội. Mậu Thân là một chiến dịch khủng bố nhằm vào thường dân với quy mô chưa từng có trong quân sử thế giới. Mậu Thân còn hơn tất cả những gì man rợ nhất mà toàn bộ chiều dài lịch sử cuộc chiến Việt Nam mang lại. Mậu Thân là sự kiện lớn nhất, kinh khủng nhất, man trá nhất mà cuộc chiến Việt Nam hiện tồn. Những thước phim và hình ảnh, với những phụ nữ ôm xác chồng hoặc con dại khóc tức tưởi tại Huế cũng như nhiều thành phố miền Nam khác, đã lột tả được sự tàn khốc và man rợ của “chiến dịch Mậu Thân”. Xem lại tất cả những bộ phim về chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh liên quan Mậu Thân, không thấy có một cuộc “hưởng ứng” nào của “đồng bào” cả. “Hậu Mậu Thân” là những nhát cuốc chôn người thân và những nhát xẻng đào kiếm người nhà.
Những ngày này, có vô số gia đình miền Nam lẫn miền Bắc đang làm giỗ cho người thân chết trận Mậu Thân. Thay vì “hân hoan” “hát trên những xác người”, có lẽ cần tổ chức một lễ cầu siêu cho những người đã bị giết hoặc bị chết thảm hại khi bị đẩy vào chiến dịch thảm sát đồng bào trong sự kiện bi thảm này. Thay vì vỗ tay và phô bày những bàn chân đạp đổ bàn thờ của những người đã chết oan ức trong sự kiện bi thảm Mậu Thân, có lẽ cần nhìn lại rằng vấn đề đâm chém vào lịch sử có giúp gì cho việc hàn gắn dân tộc hay không. Thay vì hất văng bát nhang đang cúng giỗ cho những người đã mất, có lẽ cần cúi đầu xin lỗi đồng bào, tất cả đồng bào, Bắc cũng như Nam, về những sai lầm mà Mậu Thân mang lại. Thay vì và thay vì…, họ lại chỉ chứng tỏ họ là những sinh vật mang hình hài con người.
…
Những kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” (từ của ông Phan Nhật Nam) trong chiến dịch Mậu Thân tại Huế.
Bùi Tín
2-2-2018
Tết Mậu Tuất – 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nước, Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đều bàn luận về trận chiến này.
Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm Nhà nước, long trọng với sự tham dự của « tứ trụ », Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, đáng chú ý là có cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về nghỉ hưu để được là « người tử tế ». Nhiều cuộc biểu diễn văn nghệ được tổ chức.
Brezhnev đã phải than: “Xã hội chủ nghĩa gì mà tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, một phần ba xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công, một phần ba bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là làm việc tư hay đi xem hát”.
____
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm
2-2-2018
Sau 50 năm tết Mậu Thân, một cái Tết ghi rõ tội ác của cộng sản vô thần Việt Nam, đánh dấu một vết nhơ trong lịch sử Việt với cả chục ngàn người chết. Bắt đầu đúng vào đêm Giao Thừa, thởi điểm linh thiêng mà mọi người dân Việt tưởng niệm công ơn các anh hùng, liệt sĩ, ơn đức sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thì cộng sản xé bỏ hiệp định đình chiến vào 3 ngày Tết, khai hoả và tạo ra nững cuộc thảm sát khắp miền nam Việt Nam. Cao điểm là cuộc thảm sát dã man tại Huế.
Đỗ Thành Nhân
2-2-2018
Tôi không biết trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tại thủ đô Hà Nội có cái băng rôn khẩu hiệu “KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968!” như thế này không. Nhưng khi nó được treo ở cổng trường Tiểu học thì tôi xin có ý kiến với ông Bộ trưởng GD&ĐT, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ: Mục đích treo băng rôn khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm …” ngay trước cổng trường Tiểu học để làm gì? (xem hình)
1-2-2018
Mấy ngày nay người ta kỉ niệm Chiến thắng Mậu Thân thật là rầm rộ. Tôi thấy hơi lạ.
Chưa nói đến chuyện thảm sát ở Huế, vì dù sao thì “bên thắng cuộc” vẫn chưa có xác nhận chính thức. Chỉ nói đến những diễn biến được báo chí chính thống nêu thôi, thì đó đâu có gọi là chiến thắng được.
1-2-2018
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản dự lễ kỷ niệm 50 sự kiện mà Việt Nam gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.
Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Đỗ Kim Thêm
31-1-2018
31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.
Giải ảo ngụy sừ Việt Nam
Cho đến nay, chính biến Tết Mậu Thân còn để lại quá nhiều nghi vấn vì phe thắng cuộc tiếp tục tuyên truyền về thành quả chiến thắng và không công bố hết các tài liệu liên quan về tổn thất. Dù một số người trực tiếp tham chiến đã can đảm đưa ra một vài ánh sáng mới trong các bí ẩn củ, nhưng các tin tức đó không phải là tất cả sự thật.