Bàn lại với tác giả Việt Long (Phần 2)

Trương Nhân Tuấn

18-2-2020

Tiếp theo phần 1

2/ Mục tiêu biên giới

Tác giả Việt Long gộp vấn đề “nạn kiều” vào vấn đề “biên giới” mà không đưa ra một dẫn chứng nào cho độc giả thấy có sự quan hệ giữa hai “vấn nạn” này.

Thay mặt một liệt sĩ trong chiến tranh biên giới 1979

Bùi Chí Vinh

17-2-2020

Ngày 17-2-1979 hơn 600.000 quân Trung cộng xâm lược Việt Nam, thế mà đến giờ này không khắc cốt ghi tâm rửa hận mà còn phải xum xoe khúm núm triều cống khẩu trang, dung dịch sát khuẩn virus corona cho bọn Tàu, trong khi trong nước dân xếp hàng chen chúc mua khẩu trang khan hiếm.

Bàn lại với tác giả Việt Long

Trương Nhân Tuấn

17-2-2020

Bàn lại với tác giả Việt Long về “nguyên nhân và mục tiêu” trong cuộc chiến biên giới phía bắc 17 tháng hai năm 1979.

Bi kịch vùng biên giới Việt – Trung: Khi ánh bình minh chưa tới

Đỗ Cao Cường

17-2-2020

Ảnh cắt từ clip trong bài của tác giả.

Để đến được nơi tưởng niệm 43 phụ nữ, trẻ em (tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) bị quân xâm lược Trung Quốc dùng cọc tre, búa đập đến chết rồi quăng xuống giếng, tôi phải lội qua những con suối, chặt hạ nhiều cây cối vì từ năm 1979 cho tới nay, có rất ít người đến thăm viếng, tưởng nhớ họ.

Chiến tranh vệ quốc tháng 2 năm 1979 và kẽ hở biên giới những ngày có dịch

Mai Quốc Ấn

17-2-2020

Tháng 2 năm 1979, toàn dãy biên giới phía Bắc với Trung Quốc vang lên tiếng súng nổ. Giặc Tàu đã tràn sang bắn giết nhân dân ta, đốt phá tài sản và phá hoại một phần không nhỏ vùng đấy biên cương nước Việt.

Cột mốc biên cương và tấm bia mộ liệt sỹ

Lê Đức Dục

17-2-2020

Ảnh: Việt Dũng

“Tổ quốc, là nơi khi nghĩ về nó, phải nghĩ về những nơi thấm máu!”

***

Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long

Vũ Kim Hạnh

17-2-2020

Ảnh: internet

Năm ngày trước, 12.2.2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.

Tưởng niệm 41 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc

CLB Lê Hiếu Đằng

16-2-2020

Hàng năm, cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, No-U, nhóm Vì Môi Trường, Hội Anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa, thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) tại Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Nhà mồ Ba Chúc

Dương Quốc Chính

30-1-2020

Bên trong nhà mồ Ba Chúc. Ảnh: FB tác giả

Vụ thảm sát Ba Chúc đã khiến mình đặt câu hỏi nghi vấn từ hơn một năm trước. Tại sao, với quân lực cực mạnh của VN vào năm 78, cùng với việc Khmer đỏ liên tục tấn công gây hấn từ hơn một năm trước đó, mà Khmer đỏ lại có thể chiếm đóng Ba Chúc được tận 12 ngày (từ 18-30/4/1978)?

Bên kia chiến thắng

Báo Sạch

Trung Bảo

7-1-2020

 Bộ đội Việt Nam ở chiến trường Campuchia. Ảnh: internet

Sẽ hay hơn nhiều nếu trong dịp kỷ niệm 41 năm chiến tranh Biên giới Tây Nam có những bài viết về hội chứng Hậu chiến với các cựu binh Quân đội Nhân dân Việt Nam trở về từ Cambodia.

“Vị Xuyên & thế sự Việt – Trung”, giải mã cuộc chiến tranh có nguy cơ bị bỏ quên

Thái Văn

1-12-2019

Nhiều ngôi mộ “chưa biết tên” trong nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên. Ảnh: Hoàng Như/ Zing.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979 – 1989) kéo dài 10 năm, trọng tâm là Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang; Cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương vùng tây bắc của Tổ quốc đã khiến 5000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, (con số được báo chí công bố gần đây), đã có thời điểm bị lãng quên. Chính sử chỉ ghi được vài dòng, còn các nhà lãnh đạo quốc gia, lấy lý do “vì đại cục” luôn tìm cách né tránh để duy trì “tình hữu nghị” qua phương châm “mười sáu chữ vàng”.

Thượng Toạ Thích Trí Quang và Cuộc Đấu tranh của Phật giáo năm 1963

Đỗ Kim Thêm

14-11-2019

Một tu sĩ che dù cho sư Thích Trí Quang. Ảnh chụp năm 1967. Nguồn Getty Images

Bài viết dưới đây là một trích đoạn trong bài “John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963”, chỉ nêu lên phần có liên hệ đến Thượng Toạ Thích Trí Quang trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Bài đang được tu chỉnh và phần tài liệu tham khảo sẽ bổ sung khi đuợc in thành sách.

***

Phật tử thành phố Huế hân hoan đón mừng Phật đản Phật lịch 2527 năm 1963 và hy vọng cờ Phật giáo cũng được kéo lên để làm lễ một cách trang trọng tương xứng. Trước đó, trong các lễ của Thiên Chúa giáo trên toàn quốc, cờ tôn giáo và quốc kỳ được chính phủ khuyến khích sử dụng. Gần nhất là để kỷ niệm Lễ Ngân Khánh, 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục thụ phong linh mục và nhậm chức Tổng Giám Mục Huế, cờ Toà thánh Vatican được kéo lên để chào mừng.

Cuộc giải cứu quy mô và tốn kém nhất Chiến tranh Việt Nam – phi vụ “Gene” Hambleton

Việt Lê

13-11-2019

Nguyễn Văn Kiệt và Norris năm 1972. Ảnh: internet

Đúng là nhiều phi công Bắc Việt đạt đẳng cấp “ace” tức bắn rớt từ 5 máy bay đối phương trở lên. Nhưng phần lớn máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi hỏa tiễn SAM (Surface to Air Missle – hỏa tiễn đất đối không) của Liên Xô viện trợ. Những phi đội B-52 cho dù bay ở độ cao 10 ngàn mét vẫn không thoát khỏi tầm bắn của SAM.

Một trong những đợt sortie B-52 vào tháng 4 năm 1972, giữa lúc trận “Mùa hè đỏ lửa” đang diễn ra, đã khơi mào cho cuộc tìm và giải cứu đường không quy mô nhất Chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

30 năm bức tường Berlin sụp đổ

Mạc Văn Trang

9-11-2019

Sự kiện 30 năm bức tường Berlin sụp đổ đang được tổ chức Kỷ niệm ở Berlin và nhiều nơi. Nhân đây nảy ra đôi điều suy ngẫm.

Điểm sách: On Earth We’re Briefly Gorgeous, của Ocean Vương

Đỗ Kim Thêm

4-11-2019

Tác phẩm

Không giống như các tác giả trong phong trào đấu tranh năm 1968 luôn quan tâm đến các sai lầm của chính quyền và lo khai sáng cho xã hội, tại Mỹ, trong những năm gần đây đã xuất hiện một hình thức mới của nền văn học dấn thân mà các đề tài thiên trình bày về bản sắc của người trong cuộc, dựa trên cuộc sống của người nhập cư, kinh nghiệm bất thường về phân biệt chủng tộc và căn bịnh tâm thần do quá khứ còn đọng lại.

Con chim lạ: Nguyễn Vinh Hiển – Hoàng Khởi Phong

Chu Sơn

1-11-2019

Nhà văn, nhà thơ Hoàng Khởi Phong. Ảnh: Trương Thị Thịnh vẽ

Sau thời gian một tháng bị tạm giam – thẩm vấn tại ty cảnh sát Tuyên Đức (Đà Lạt) tôi được đưa qua đồn quân cảnh Đà Lạt để truy tố tội đào ngũ. Khoảng 3 giờ chiều một ngày đầu tháng 12. 1974, đồn quân cảnh Đà Lạt làm các thủ tục tiếp nhận tôi. Thẩm vấn tôi là một trung sĩ, anh ta hỏi tên tuổi, nghề nghiệp để ghi hồ sơ.

Khi nghe tôi khai là nhà báo, anh ta quay qua người chuẩn úy ngồi bên cạnh nói: “Chỉ huy trưởng của mình cũng là nhà báo”. Tôi hỏi: “Chỉ huy trưởng của các anh tên gì”? Người chuẩn úy nói: “Ông ấy tên là Nguyễn Vinh Hiển, làm thơ ký tên Hoàng Khởi Phong. Tôi nói: “Cho tôi gặp chỉ huy trưởng của các anh”. Người chuẩn úy nói: “Ông ấy đã đi ra ngoài”.

Mỹ lại phản bội đồng minh

Thạch Đạt Lang

10-10-2019

Ngay sau khi TT Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi vùng lãnh thổ người Kurd ở phía Bắc Syria, bỏ rơi đồng minh người Kurd, Thổ Nhĩ kỳ thừa dịp ra tay, tấn công vào khu vực.

Ai thắng ở Campuchia (1979, 1989, 2019)

Huy Đức

26-9-2019

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Sáng nay, cầm tờ Tuổi Trẻ mà bần thần. Ba mươi năm trước, Tuổi Trẻ cử nhiều tốp phóng viên đến CPC tường thuật cuộc rút quân (về mặt lý thuyết là) cuối cùng của “Quân Tình nguyện” Việt Nam. Tôi không đi một mạch từ Siem Riep về Phnom Penh, qua Mộc Bài như Binh Nguyên, mà leo lên trực thăng của tướng Đỗ Quang Hưng lật sang hướng Kampong Cham.

Tối hôm ở Kampong Cham, sau một cuộc chia tay đầy tâm trạng với vài sỹ quan cao cấp được cử ở lại trong vai trò “lãnh sự”, tôi về mắc võng ngủ bên cạnh tướng Nguyễn Nam Hưng, chứng kiến ông lục cục một mình với gói mì tôm cho bữa trễ. Hướng rút quân tôi theo có rất ít báo chí và tuyên huấn. Tôi viết cho Tuổi Trẻ hai bài: “Bữa Cơm Người Lính” và “Những Người Lính Không Đi Qua Hoàng Cung”.

Phương pháp “thoát Liên Sô” của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Trung Đạo

20-9-2019

Giới thiệu: Trong các tranh chấp biển đảo mang tầm vóc quốc tế và có khả năng đụng độ giữa các siêu cường, tranh chấp Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ là một tranh chấp có nhiều điểm giống với tranh chấp giữa VN và TC hiện nay về chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa.

Trần Phương – Bùi Tín tự sự (Phần 2)

Chu Sơn

17-9-2019

Tiếp theo phần 1

Ông Bùi Tín, sĩ quan Quân đội Bắc Việt, cầm biểu tượng hòa bình trên sợi dây chuyền của người lính Mỹ Richard Springman (bị bắt ngày 25/5/1970). Springman là một trong 28 tù binh Mỹ được Việt Cộng trả tự do ngày 12/12/1973. Ảnh chụp năm 1973 tại Lộc Ninh. Photo Courtesy

Đối với Bùi Tín và sự kiện 30.4.1975, tôi (Chu Sơn) cũng có một ký ức nhỏ: Chiều 27.4.1975, tình cờ tôi gặp Bùi Tín tại Ban Mê Thuộc. Ông từ Hà Nội vào, tôi từ Lộc Ninh ra, chúng tôi cùng cư ngụ tại khách sạn Hoa Hồng gần Ngã sáu thị xã Ban Mê Thuộc. Ông dẫn đầu một đoàn bộ đội khoảng 20 người gồm họa sĩ, nhà báo. Một trong 20 người trong đoàn Bùi Tín có một người là bạn tôi – họa sĩ Lê Văn Tài. Lê Văn Tài là họa sĩ nổi tiếng tại miền Trung những năm trước 1968. Sau Mậu Thân, Lê Văn Tài lên chiến khu rồi ra Hà Nội…

Trần Phương – Bùi Tín tự sự (Phần 1)

Chu Sơn

17-9-2019

Ông Bùi Tín (thứ hai từ phải sang) trong một bức ảnh chụp năm 1973. Nguồn: Getty Images

Được tin ông Bùi Tín qua đời, Trần Phương viết bài tưởng nhớ. Có thể xem đây là một tự sự bàng bạc tính chất văn chương, triết lý và chính trị.

Trận Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968 – Kỳ 2: Diễn biến chính

Việt Lê

17-9-2019

Tiếp theo Kỳ 1: Bao nhiêu biệt động còn sống?

Diễn biến trận đánh theo tư liệu từ phía VN cho thấy sự khác biệt lớn với nguồn của Mỹ. Nguồn phía VN được tham khảo là sách Biệt động Sài Gòn của ông Tư Chu và một cuốn sách gần đây ra đời kỷ niệm 50 năm Mậu Thân của Hà Minh Hồng – Trần Nam Tiến.

Tại sao Trung Quốc chọn gây chiến với Việt Nam?

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ 

5-9-2019

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu hải quân ở Biển Đông. Nguồn: Twitter/ Asia Times

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc chọn VN để khơi chiến trước khi đụng độ lớn hơn với Hoa Kỳ ở Biển Đông

Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến

Tác giả: Daniel Hautzinger

Dịch giả: Đông Kha

5-9-2019

Câu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với một em bé Hội An

Phil Seymour là trung sĩ của Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC, Sư đoàn TQLC 1 của Hoa Kỳ, ông đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1966 và đã bị thương chỉ 1 tháng sau đó.

Rupert Neudeck – Người không chịu hèn

Nguyễn Thọ

4-9-2019

Rupert Neudeck, người tỵ nạn vĩ đại. Ảnh: internet

Nhân dịp bạn Trần Văn Thái từ Việt Nam sang, tuần qua tôi đã cùng mấy bạn học ở Königs Wusterhausen (Berlin) từ thời trai trẻ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo ở đó. Tôi luôn áy náy vì cứ mỗi lần quay về trường cũ là lại thiếu vắng thêm một vài thầy cô. Tôi sẽ kể trong bài sau về cuộc gặp gỡ này.

Con chim lạ Hà Huy Đỉnh (Phần cuối)

Chu Sơn

21-8-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Cuộc trò chuyện của chúng tôi chưa hết nhưng phải ngưng vì đã hết đêm. Tôi đi Huế bằng chuyến máy bay sớm. Đỉnh chở tôi đến trạm bán vé của Air Việt Nam trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ở đó có xe bus của hàng không đưa tôi và những hành khách khác ra phi trường. Đỉnh nói: “Khi nào vào lại Sài Gòn ông nhớ ghé, câu chuyện của chúng ta còn dài. Đêm rồi tôi nói với ông có một nửa, cái nửa Tây xâm nhập vào tôi qua con đường trường học và sách báo. Còn một nửa Ta: tôi chưa nói gì về truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là về Phật pháp đã trở thành gốc rễ trong tâm thức tôi để từ đó tôi nhìn lại vấn đề. Ông không nên vội vã đánh đồng Phật giáo và Cộng sản như giáo hội Công giáo đã làm trước đây. Ông cũng đừng tưởng đảng Cộng sản đã điều động được nhân dân vào các cuộc chiến tranh là có thể điều động nhân dân vào cuộc cách mạng vô sản là cái đích duy nhất và cuối cùng của họ”.

Trận Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968 – Kỳ 1: Bao nhiêu biệt động còn sống?

Việt Lê

13-8-2019

Muốn tìm hiểu về trận đánh này cần đọc ít nhất 2 cuốn sách: 1. Tet của Don Oberdorfer; và 2. Cuốn sách của Robert J. O’Brien (tựa dài, có thể Google từ tên tác giả). Cuốn sách thứ 1 của Oberdorfer được viết sau sự kiện vài ba năm. Cuốn của O’Brien đầy đủ và cập nhật hơn, ra mắt năm 2009. Vì sao năm 2009? Vì đây là năm mà một số tư liệu về trận Đại sứ quán Tết Mậu Thân được Mỹ giải mật. Trong đó quan trọng nhất là các báo cáo hỏi cung 3 Việt Cộng bị bắt trong trận này.

13.8.1961 – Chủ nhật đen

Nguyễn Thọ

13-8-2019

Hôm nay, tại Berlin đã diễn ra cuộc hội ngộ cảm động của hai bà già Đức: Rosemarie Badaczewski và Kriemhild Meyer. Họ chỉ kịp chia tay nhau lần cuối cùng qua bức tường Berlin hôm chủ nhật 13.8.1961. 58 năm sau, nhờ sự tìm kiếm công phu của các nhà sử học, hai cô bạn thân ngày nào mới gặp lại nhau.[1]

Giáo dục lòng biết ơn sâu sắc

Dương Quốc Chính

28-7-2019

Vụ các cháu nhi đồng tri ân liệt sỹ bằng cách ngồi cạnh mộ thế này không có gì là lạ với hệ thống tuyên truyền của đảng và các đoàn thể nối dài (đoàn, đội…).

Một trong các cách tuyên truyền để bảo vệ chế độ là tuyên truyền về lòng biết ơn. Bò đỏ chính từ các cháu này ra chứ đâu. Trong một số stt khác mình đã viết, sở dĩ đảng ta bền vững, một phần là do chiến tranh quá lâu, thương binh, liệt sỹ quá nhiều, dẫn đến có quá nhiều người có ơn huệ với chế độ. Nhiều người dù có nhận thức được những sai lầm của chế độ, nhưng vì nợ ân nghĩa mà trở nên trung thành, không nỡ “làm phản”.

Giày xéo trên nỗi đau người khác để… lập danh!

Bá Tân

27-7-2019

Chọn dịp 27/7/2019, VTV đưa lên màn hình tập phim tài liệu “Đường về”, của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư.  Phim này nằm trong chương trình VTV đặc biệt (họ tự phong như vậy) do Tạ Thị Bích Loan cầm chịch. Hai người họ Tạ trở thành đồng tác giả.