Hiệp định Paris 1973: Diễn tiến, Nội dung và Hiện trạng (Phần 1)

Đỗ Kim Thêm

30-4-2021

Bối cảnh

Hội nghị Paris là một quá trình đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1968, sau ngày 25 tháng 1 năm 1969 có thêm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) tham gia.

Hiệp định Paris 1973: Diễn tiến, Nội dung và Hiện trạng (Phần 2)

Đỗ Kim Thêm

30-4-2021

Tiếp theo phần 1

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải) bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn CS Bắc Việt tại lễ ký Hiệp định Paris ngày 23/1/1973. Nguồn: AFP

9. Tiến trình ký kết

Sau khi nghiên cứu dự thảo cho đến ngày 16 tháng 10 năm 1972, Nixon chấp thuận nội dung nhượng bộ để rút quân và phái Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu.

Ai đã gây nên những cái chết thương tâm ở trường Tiểu học Cai Lậy?

Nguyễn Văn Nghệ

30-4-2021

Đề thi môn văn tuyển sinh vào lớp 6 Trường Trung học Diên Khánh (Khánh Hòa) vào năm học 1974-1975: “Em hãy tả lại buổi lễ chào cờ sáng thứ hai để truy điệu các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy bị cộng sản pháo kích giết chết vào ngày 9/3/1974”.

Bản tin ngày 30-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc lại thông báo tập trận thêm cả tháng ở vịnh Bắc bộ. Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông ra thông báo, TQ sẽ tổ chức tập trận ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu của TQ, tức khu vực phía Đông vịnh Bắc Bộ của VN, từ ngày 1 đến hết ngày 31/5. Cuộc tập trận sẽ diễn ra trong khu vực có phạm vi bán kính 7km từ tọa độ 21 độ 14,23 vĩ bắc/109 độ 32,80 kinh đông, TQ cấm các tàu thuyền nước ngoài vào khu vực này.

Chủ nghĩa xã hội, nói một cách ngắn gọn, chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu

Nguyễn Thông

30-4-2021

Hội diễn văn nghệ ở TP.HCM chào mừng ngày kỷ niệm 46 năm “giải phóng miền Nam” tối 28.4.2021. Ảnh trên mạng

Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào “giải phóng miền Nam”, tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chuyện kẻ ở, người đi

Hiệu Minh

30-4-2021

Nghĩ vẩn vơ về ngày 30-4, tôi bỗng nảy ra ý, thử đặt địa vị mình là người ở nơi xa khi hướng về Tổ quốc, mong đợi gì nơi đất mẹ. Tôi cũng thử vào vai một người trong nước, đặt hy vọng gì vào người đi xa.

“Chiến tranh”

Lý Trực Dũng

30-4-2021

Bức tranh của tác giả

Tôi không nhớ rõ năm 2006 hay 2007 có một cuộc gọi cho tôi, hỏi tôi có phải là họa sĩ Lý Trực Dũng không? Tôi trả lời, vâng là tôi đây.

30/4, ôn lại quốc sử Việt

Tạ Dzu

30-4-2021

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.

Ngày 30/4, “Tương lai” hay là… “Tưởng như mới hôm qua”?!

Jackhammer Nguyễn

30-4-2021

Tưởng như mới hôm qua

Ngày 30/4/1975 chiến tranh Việt Nam kết thúc. Đã 46 năm trôi qua kể từ ngày lịch sử ấy. 46 năm là khoảng thời gian rất dài, dài hơn nửa đời người, so với tuổi thọ trung bình của người Việt hiện nay khoảng 75 tuổi. Những chiến binh trẻ nhất trong cuộc chiến Việt Nam vào năm 1975, nay ít nhất cũng đã 64 tuổi.

Bom đạn chiến tranh không phải là lý do cho sự chậm phát triển của Việt Nam?

Luật Khoa

Võ Văn Quản

29-4-2021

Một nghiên cứu nổi tiếng chỉ ra rằng, bom đạn không phải là tội đồ của sự chậm phát triển.

Một vụ đánh bom từ trên không tại Việt Nam năm 1963. Ảnh: Larry Burrows.

“Bị chiến tranh tàn phá” là một trong những lý do phổ biến nhất được đưa ra mỗi khi cần phải giải thích vì sao Việt Nam trì trệ trong phát triển kinh tế.

Ký sự: Quân trường – Thao tập (Phần 3)

Trần Tỉnh Lê

27-4-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

Phần 3: Đồng đội thời binh lửa

Từ khi gia nhập quân ngũ tôi mới hiểu hơn hai chữ “đồng đội”, tiếp đó biết thêm về ngôn từ “đồng chí”. Và, mãi sau này lại hiểu, biết kỹ hơn về tình “chiến hữu, thân hữu” cùng các mối liên hệ máu thịt, sống chết của các thực thể, được gọi là Con Người có liên đới, liên quan hữu trách theo tháng năm, thế sự.

Chuyện nhà chồng tôi – Một bi kịch không hồi kết sau ngày “kết thúc” tiếng súng chiến tranh

Phạm Thanh Nghiên

28-4-2021

“Mày có biết cái này là cái gì không?”

Sáng ngày 30-4-1975, gia đình ông Huỳnh Kim Sơn cả thảy 11 người đang ở trong nhà thì nghe tiếng ồn ào ngoài đường Phạm Thế Hiển. Ông Sơn là một thiếu úy cảnh sát, làm việc tại Quận 8 thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia VNCH. Mặc dù ông đã dặn các con, các cháu không đứa nào được ra khỏi nhà, nhưng cậu bé Tú, khi ấy mới bảy tuổi, con trai thứ ba của ông vẫn rình lúc ông không để ý, rón rén mở cổng vọt ra ngoài. Từ nhà ông Sơn ra đường Phạm Thế Hiển đâu khoảng dăm trăm mét.

Vai trò của Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam

Dương Quốc Chính

28-4-2021

Trung Quốc là một đồng minh lâu đời của chế độ Hồ Chí Minh, đã từng giúp Việt Minh trong Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống Pháp. Trung Quốc đã từng gửi vũ khí, thực phẩm và cố vấn cho Đảng Cộng sản Việt Nam và có toàn quyền để chia sẻ với họ thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954.

Vạn cốt khô

Huy Đức

28-4-2021

Bài viết trên BBC khá gây xôn xao nhưng không bất ngờ, khi một cuốn sách nói là “xét lại vai trò của tướng Giáp” được viết bởi “con gái Lê Đức Thọ” và được đưa lên “trang nhà Lê Đức Anh”.

Ký sự: Quân trường – Thao tập (Phần 2)

Trần Tỉnh Lê

26-4-2021

Tiếp theo phần 1

Những chặng quân hành

Đã là binh sĩ mà viết về chuyện hành quân, có lẽ độc giả nghe quá nhàm chán. Hơn nữa, chiến tranh Việt Nam đã lùi xa gần nửa thế kỷ rồi, viết về sự quân hành của các chiến binh có thể ít ai muốn đọc hay nghe lại bởi vô số hình ảnh trên phim ảnh và cũng vô số tự truyện, tiểu thuyết ngắn, dài khắp thế giới đã minh họa.

30/4 – Điều cần nói

Đoàn Bảo Châu

26-4-2021

Tôi sẽ không nói ngày ấy là ngày gì bởi với bên thắng cuộc, ngày ấy là ngày “chiến thắng”, “giải phóng”, “thống nhất”, bên thua cuộc là ngày “mất nước”, “thua cuộc” là ngày bắt đầu một thời kì mà những người dính líu tới quân quyền của VNCH sẽ bắt đầu chịu sự đày đoạ trong những trại “cải tạo” trong nhiều năm và bắt đầu làn sóng vượt biển đầy máu và nước mắt của hàng triệu người để tìm một cuộc sống mới.

Những trại tù học tập cải tạo sau ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

25-4-2021

Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)

Ký sự: Quân trường – Thao tập

Trần Tỉnh Lê

25-4-2021

Buổi chia tay với gia đình, thân nhân, bè bạn cùng trường cấp III Trần Phú đến tiễn biệt. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng, bà nghẹn lời, chìm trong tiếng nấc, tiếc nuối là “sinh con một bề” không có con gái để đỡ đần khi tuổi già, xế bóng. Dì Tiếp, chị Soạn, chị Vịn, chị Gái chắt, cứ xoắn xuýt quanh quẩn như không muốn rời xa tôi.

Chút tâm tình về ngày 30 tháng 4

Lê Nguyễn

25-4-2021

46 năm đủ cho sự ra đời và trưởng thành của hai thế hệ. Song đối với những người miền Nam đã chứng kiến cái ngày 30.4.1975 và những ngày tháng tiếp sau đó, nhiều hình ảnh cứ “mới như ngày hôm qua”. Bởi vì chúng vẫn còn đậm nét quá, chúng hằn sâu vào ký ức, dẫu cho có những lúc ta muốn quên chúng đi, nhưng nào có được.

Đánh mất quê hương (Phần II)

Thụy Mân

23-4-2021

Tiếp theo phần I

Người dân chạy trốn Cộng sản những ngày đầu năm 1975. Ảnh trên mạng

Ký ức tôi đôi khi quay về một buổi chiều ở đảo Phú Quốc. Đó là một buổi chiều đầu tháng Tư năm 1975.

Đánh mất quê hương (Phần I)

Thụy Mân

23-4-2021

Con người chúng ta không có quyền chọn lựa để được sinh ra đời. Hơn thế nữa, được chọn lựa để sinh ra là dân tộc này chứ không phải là dân tộc khác. Bởi lẽ nếu chúng ta được quyền chọn lựa, không biết được bao nhiêu phần trăm dân Việt Nam thực sự vẫn muốn chọn cái số phận của mình?

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 11)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

21-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9Phần 10

“Việc gì cũng cần phải có thời gian”

Chuyện thắng – thua sau ngày 30 tháng 4 năm 1975

Đỗ Kim Thêm

22-4-2021

Người dân bỏ chạy sau khi được “giải phóng”. Ảnh trên mạng

Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm 30 tháng 4, các phe tham chiến có dịp nhận định lại ý nghĩa chiến thắng. Dù hoà bình tái lập sau 46 năm, những cuộc tranh luận thắng, thua không có hồi kết cuộc. Các quan điểm khác nhau này có thể tóm lược như sau:

Diễn biến trước ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

20-4-2021

Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 10)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

18-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7Phần 8Phần 9

“Có một căn bệnh”

Chuẩn tướng Lý Tòng Bá (Tư lệnh Sư đoàn 25 QĐVNCH)

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 9)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

15-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6Phần 7Phần 8

“Nhấm nháp sâm-banh, ngắm nhìn cuộc chiến.”

DIANE GUNSUL (Nữ nhân viên văn phòng Tùy viên Quân sự tại Biên Hoà)

Cuối thập niên 60, tôi là một thành viên hoạt động cho phong trào phản chiến tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản chiến tại toà nhà quốc hội. Tôi đã tham gia nhiều buổi tuần hành, xuống đường – Tôi không bao giờ nghĩ quân đội Mỹ nên tham chiến ở Việt Nam. Nhiều người như tôi đã tin tưởng rằng chúng ta không nên gửi thanh niên sang bên ấy để rồi bị sát hại chỉ vì một cuộc nội chiến. Tin tưởng như thế không có nghĩa là chúng tôi thiên Cộng.

Ngày 29 tháng Ba năm 1973, có tin từ Việt Nam cho biết quân đội Mỹ đang rời khỏi xứ. Người ta đang cần tuyển nhân viên dân sự sang giúp việc cho các nhóm cố vấn. Vì lẽ tôi đã từng kịch liệt chống chiến tranh, tôi tự nhủ “Ờ, họ thường sỉ vả là mình cóc biết gì, vì mình chưa bao giờ ở đấy. Vậy thây kệ, thử xin đi cho biết.” Tôi nạp đơn. Có hai mươi lăm người xin việc, và tôi được tuyển. Tôi đến Việt Nam ngày 2 tháng Tư, 1973. Quân đội đã triệt thoái ngày 29 tháng Ba. Khi tôi vừa đến sở làm tại Biên Hoà thì một quân nhân Mỹ bật đứng dậy, bước ra khỏi văn phòng, hãy còn để lại trên cái gạt tàn thuốc một điếu xì gà. Mọi sự tưởng chừng như anh ta sẽ còn quay trở lại. Người ta nhặt vội túi hành trang rồi ra đi. Tôi thấy hơi sờ sợ vì có chuyện kỳ cục.

Tôi làm việc tại một nơi gọi là Trung tâm Tiếp vận. Đơn vị chúng tôi gồm từ hai mươi lăm cho đến một trăm nhân viên dân sự. Tướng Richard Baughn là một trong những người chỉ huy của tôi, họ đều ở Sàigòn. Có một đại tá đặc nhiệm tại Biên Hoà. Ông đại tá này rõ rệt chưa bao giờ làm việc chung với các nhân viên dân sự, ông không hiểu nổi đám nhân viên dân sự chúng tôi.

Sáu tháng đầu tiên tôi sống ở Sàigòn, đi xuống Biên Hoà bằng xe buýt. Nhưng Việt Cộng thường hay cắt đường, nếu lỡ hụt xe buýt hay phải đi những chuyến xe muộn thì cũng rợn. Không di chuyển ban đêm được. Phải dùng trực thăng. Cuối cùng tôi chuyển xuống ở hẳn dưới Biên Hoà. Chúng tôi ở khu chung cư Franz Blau, trước đây từng là một nhà chứa gái điếm.

Tại Việt Nam, tôi đã gặp người sau này là chồng thứ hai của tôi, trên một chuyến xe buýt, ngay ngày đầu tiên. Chúng tôi cùng làm việc ở Biên Hoà.

Khi mới đến, tôi làm phụ tá quản trị với cấp bực thấp nhất, bậc7. Tôi leo lên bậc 9 ở đấy, trở thành một cấp chỉ huy hành chánh, nhưng ở Biên Hoà, nhân viên ít, người ta phải phụ trách đủ thứ việc khác nhau.

Vì vậy, tôi phải tự sắp xếp các chương trình dự phòng khẩn cấp. Tự sắp xếp các kế hoạch an ninh – Phải lo đủ thứ giấy tờ hành chánh cho các nhân viên ngắn hạn, các nhân viên tạm thời. Tôi cũng là viên chức phụ trách nghi lễ, vì thế tôi có dịp đi gặp đủ mọi hạng người.

Tôi hiểu được người Việt là một dân tộc đầy nhiệt tình, rất cởi mở. Họ nhiều nhiệt tình và cởi mở hơn cả người Hoa hay người Nhật. Họ khác hẳn người Nhật Bản. Chúng tôi thường nói chuyện về chiến cuộc, về những ảnh hưởng tệ hại của chiến tranh đã đè nặng thế nào lên các gia đình mà tôi quen biết. Tôi lui tới thăm viếng nhiều gia đình. Chính chồng tôi đã nhận làm cha đỡ đầu cho một chú bé mới sinh lúc tôi ở đấy, chú bé con của một trung úy Việt Nam. Suốt đời họ là một cuộc chiến tranh dai dẳng, dai dẳng đến nỗi chiến tranh, đối với họ, chỉ là chuyện thường tình. Đó là một khung cảnh phù du, không thực.

Khi Phước Long thất thủ đầu năm 1975, người ta bối rối, nghi hoặc, nhiều hơn là sợ hãi. Người ta luẩn quẩn với các câu hỏi “Phải chăng đây là khởi đầu của một đoạn cuối thực sự?” Hoặc câu hỏi “Liệu người ta có đủ khả năng chặn đứng chuyện ấy hay chăng?” Rồi đến lúc người miền Nam triệt thoái khỏi Cao Nguyên, dòng người tỵ nạn lũ lượt lê bước kéo đi, đến đây mới là lúc người ta bắt đầu chạm mặt cảm giác sụp đổ hoàn toàn.

Chúng tôi lại còn thường hỏi những chuyện như “Liệu người ta có đủ khả năng phục hồi hay không?” Tôi vẫn không tin tình trạng xấu sẽ kéo dài mãi mãi. Tôi vẫn còn nghĩ như vậy cho đến tháng tư 75 sau khi di tản khỏi Biên Hoà.

Đầu tháng Tư, một điện văn từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi đến nói: “Di tản ngay tất cả đàn bà Mỹ.” Vỏn vẹn có thế. Tôi đọc tấm điện văn, giận run. Ông đại tá Chỉ huy trưởng liếc nhìn rồi cho gửi một điện văn phúc đáp, nói “Không có đàn bà Mỹ nào ở đây cả! Chỉ có các nhân viên tiếp vận các nhân viên hành chánh. Xin cho biết loại nhân viên nào không còn cần thiết ở đây?” Lúc ấy, dưới quyền đại tá Chỉ huy trưởng, có đến mười phụ nữ làm việc ở Biên Hoà. Họ gửi lại một điện văn khác, nói “Hoan hô!”

Đại tá Chỉ huy trưởng lúc ấy bèn thiết lập một danh sách nhân viên ở Biên Hoà theo thứ tự ưu tiên. Vài phụ nữ được đưa ra khỏi nước, vì xem như không cần thiết. Vài phụ nữ khác được xem là cần thiết, chẳng hạn như tôi, được giữ lại. Chính thức ra, chưa có chương trình di tản.

Để thực hiện chương trình này, đầu tiên người ta tìm người tình nguyện đi kèm đám trẻ con, đây là một cách gián tiếp di tản. Một nữ nhân viên của chúng tôi là Selma Thompson, vì quá sợ pháo kích và đạn súng cối, không chịu xuống Biên Hoà nữa. Lúc ấy cô ở Sàigòn. Bên toà đại sứ cho tin những ai muốn đi thì liên lạc. Họ cho có 24 giờ đồng hồ để sửa soạn.

Các phụ nữ làm việc ở Biên Hoà không được tin tức gì vụ này, cũng không biết về việc có chuyến C-5A chở trẻ con ra đi. Riêng Selma vì ở Sàigòn, biết được, nên đã xin. Cô ta vì sợ pháo kích và súng cối mà đã ở lại Sàigòn, rồi chính vì thế đã leo lên chiếc máy bay này. Cô ấy đi chuyến C-5A vào ngày 4 tháng tư. Khi nhận được tin chiếc C-5A bị rớt, chúng tôi cực kỳ bàng hoàng. Chỉ đường tơ kẽ tóc, biết đâu tôi đã chẳng leo lên chiếc máy bay ấy? Suốt đêm, chúng tôi chờ tin. Cuối cùng điện thoại từ Sàigòn đánh xuống cho biết Selma hãy còn sống sót và đã được di tản ra khỏi xứ. Đấy là cái kinh nghiệm đầu tiên của chúng tôi về cái gọi là di tản.

Tôi rời Biên Hoà ngày 10 tháng Tư. Trước đó, đại tá Chỉ huy trưởng đến, nói: “Được rồi; bây giờ đưa hết mọi người ra đi.” Ông đã có danh sách lập trước, mỗi ngày kiểm lại, cứ thế chỉ định những người đi. Đến lúc chỉ có bốn, năm người còn lại, trong đó có tôi. Chồng tôi còn ở lại lâu hơn nữa.

Tôi đi lúc mười giờ sáng. Chúng tôi di chuyển bằng chiếc xe chuyên chở nhỏ, xe buýt tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ. Bốn năm người chúng tôi ngồi trong xe, chạy qua nhiều nút chặn, rất nhiều trạm kiểm soát suốt từ Biên Hoà lên đến Sàigòn.

Đã nhiều tháng qua tôi không đi lại con đường này vì mỗi lần đi Sàigòn, tôi thường sử dụng trực thăng. Bây giờ đi xe buýt trên đường này, tôi kinh ngạc thấy đầy những vòng kẽm gai kéo loằng ngoằng trên đường, tại các trạm gác. Mãi đến khi ra khỏi xe mới không nhìn thấy kẽm gai và trạm gác nữa.

Trên chuyến xe, đây là lần đầu tiên tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi đe dọa từ các bạn đồng minh người Việt. Họ biết chúng tôi đang rời Biên Hoà. Thực quá dễ biết, dù chúng tôi đã bỏ lại tất cả, mỗi người chỉ đem một túi nhỏ xách tay. Đây là lần đầu tiên tôi đâm lo sợ là chính những người bạn đồng minh có thể giết chúng tôi. Người Mỹ đang bỏ họ ra đi. Cho đến phút cuối, vẫn còn có những người Việt hỏi “Khi nào máy bay B-52 trở lại” Họ không thể tin nổi người Mỹ sẽ không còn trở lại với những chiếc oanh tạc cơ nữa.

Một việc chúng tôi đã làm là lo di tản cho các nhân viên cộng tác với chúng tôi. Họ không cần phải đến xin, chúng tôi hỏi họ có muốn đi không, cũng có vài người không muốn đi.

Tôi đến toà Lãnh sự Mỹ với một người đàn ông Việt Nam từng làm việc với tôi. Trước, anh ta ở trong quân đội Việt Nam, đã giải ngũ. Anh ta muốn rời khỏi nước với vợ và hai con. Vợ con anh đã ra đi được với tư cách là vợ và con của chồng tôi. Bây giờ chúng tôi đến toà lãnh sự, tôi sẽ ký một tờ khai xác nhận người đàn ông này là “chồng theo thông luật.” Theo thủ tục này người Mỹ khỏi cần khai vợ chồng theo hôn thú. Họ có thể đến tuyên thệ rằng đây là vợ hay chồng đã sống chung theo thông luật, họ muốn xin cho vợ hay chồng di tản, mặc dầu họ chưa được quy định là nhân viên không cần thiết để sẵn sàng ra đi.

Tôi mang theo một chứng thơ xác nhận tôi là nhân viên không cần thiết, mọi thứ để trống, khi nào cảm thấy muốn đi chỉ việc điền vào ngày tháng rồi đi. Tất cả chúng tôi lúc ấy đều có những chứng thơ này.

Chồng tôi đã theo thủ tục này mà giúp được đến ba phụ nữ đi với tư cách là “vợ” của anh vào ba lần khác nhau! Tất nhiên các nhân viên lãnh sự Mỹ đều biết chúng tôi nói láo. Họ bị ràng buộc bởi các luật lệ của chính phủ Việt Nam, không thể cho người đi nếu những người này không có thông hành xuất ngoại. Nếu những người này không phải là nhân viên cơ quan Mỹ thì vẫn có cách giúp họ là đến toà lãnh sự mà thề là đã lấy nhau.

Tôi xấu hổ phát chết khi đến đấy thề rằng tôi có một anh chồng sống chung. Anh ta tất nhiên vẫn thường gọi tôi là “Cô Diane,” vì đấy là tên tôi. Tôi dặn đi dặn lại rằng: “Đến toà Lãnh sự thì đừng có gọi tôi là cô Diane nữa nhé.” Và tất nhiên mỗi khi Lãnh sự hỏi anh ta câu gì, tôi phải mau miệng trả lời. Tôi bảo “Thưa đây là chồng tôi, tôi cần đưa ông ấy đi di tản.” “Cho xem hôn thú!” Tôi nói “Chúng tôi chưa lập hôn thú, nhưng đã sống chung với nhau.” “Sống chung bao nhiêu lâu rồi?” Tôi bảo “Dạ, dạ…chừng một năm rưỡi… rồi!”

Ông Lãnh sự nheo mắt nhìn. Ông ta thừa biết tôi khai láo. Ông ta quay sang hỏi “ông chồng” của tôi…”ông chồng” vội vàng quay sang tôi lắp bắp “Cô Diane…” Tôi bảo “Khổ quá! Đã dặn là đừng có gọi tôi bằng cô Diane nữa!” Nhộn thật!

Còn về ba gia đình quân nhân làm việc với chồng tôi, cả ba đều đã nhờ chồng tôi giúp đưa vợ con đi, nhưng không ai nhờ giúp cho bản thân họ. Họ không hỏi tôi giúp. Vì tự ái, không ai đến nhờ tôi đưa bằng cách ấy. Nhưng rồi cả ba người cuối cùng trong vòng một tháng đều lần lượt đến được Guam bằng tàu. Lúc ấy, vì chúng tôi làm việc trong trại tỵ nạn ở Guam, chúng tôi đã chứng kiến cảnh đoàn tụ mừng tủi của họ với những bà vợ mà chồng tôi giúp đưa đi.

Còn “ông chồng” mà tôi đưa đi, đã sang được Phi Luật Tân, rồi sang Guam, cuối cùng đoàn tụ được với vợ con, hiện nay họ đang định cư ở San Diego.

Chúng tôi đã thực hiện những việc như thế cho những người đã cộng tác với chúng tôi. Họ đã sợ hãi, sợ hãi như thế cũng đúng thôi. Một trong những người chúng tôi không đưa đi, vì anh ta không yêu cầu ra đi, một trung úy muốn ở lại với gia đình. Vợ anh có con sơ sinh. Anh đã bị đưa vào trại cải tạo hơn bảy năm, bị đánh đập tàn nhẫn. Chúng tôi nhận được một số thư và lời nhắn của vài người cho biết tin tức về anh ấy.

Vào những giờ phút cuối, người ta có cảm giác Cộng sản sẽ tàn sát tất cả những ai có liên hệ với người Mỹ. Nỗi sợ hãi này lan tràn như bệnh dịch.

Tôi không còn biết tin vào đâu. Tôi nghĩ có lẽ họ sẽ giết một số lớn những người trong quân đội. Bất kể ở Đông Phương hay Tây Phương, kẻ chiến thắng nào có cái-gì-gọi-là-danh-dự? Đã nhiều cuộc tắm máu xảy ra! Tôi không biết Cộng sản rồi đây sẽ tàn sát hay sẽ chỉ hành hạ họ. Và sau này điều Cộng sản đã làm, nói chung, chính là đã hành hạ cuộc đời họ với đầy thống khổ.

Thời gian này mọi người đều mang vũ khí. Nhưng là một người theo chủ nghĩa hoà bình, tôi không muốn giữ vũ khí làm gì. Ai nấy đều bỏ súng trong cặp, sau này còn đeo cả vào bao súng. Họ cấp phát vũ khí, hỏi tôi muốn lấy thứ nào. Tôi bảo: “Không, tôi không muốn thứ nào.” Họ hỏi: “Thế lỡ Việt Cộng mở cửa hầm, chĩa súng vào cô thì sao?” Tôi bảo: “Ờ, có lẽ chết thôi.” Họ không tin. Tôi bảo họ: “Khi tình nguyện sang Sàigòn, độc thân (lúc ấy người chồng thứ hai của tôi và tôi chưa lấy nhau) không con cái, không người phải nuôi dưỡng, không nợ nần, không có cái gì cả, tức là tôi đã sẵn sàng để nếu phải chết thì cũng chết thôi. Tất nhiên tôi không mong chết, nhưng có bị bắt cũng chẳng sao.” Một ông đại tá Thủy quân Lục chiến lúc ấy nhìn tôi, nói: “Chuyện cô bị bắt sẽ không bao giờ xảy ra.” Tôi hỏi “Sao thế” Ông ta nói “Vì tôi sẽ giết cô trước!”

Tôi hơi cáu hỏi lại: “À, vậy đại tá đứng ở phía nào?” Ông bảo ông sẽ không bao giờ để cho Việt Cộng cầm tù một phụ nữ Mỹ. Tôi nói: “Đại tá ơi, này nhé: Cứ để Việt Cộng bắt tôi đi. Cứ cho là chúng hành hạ tra tấn tôi vài năm nhé, đủ các thứ trò ngoạn mục ấy mà, rồi đại tá xuất hiện, tung cửa bước vào giải cứu tôi, rồi chúng mình sẽ viết sách nhé, làm phim nhé, kiếm hàng triệu đô la như chơi!” Tôi đùa, nhưng ông đại tá này vẫn không xem đấy là chuyện đùa. Ông ta bảo: “Tôi sẽ không cho phép những bọn người như thế cầm tù phụ nữ Mỹ!” Ông ta là một tay bảnh trai, nhưng khó quên nổi cái kiểu nói chuyện với giọng “nam nhi tay tổ” của ông.

Chồng tương lai của tôi đã được xếp vào loại không cần thiết. Khi anh rời xứ, tôi vẫn còn ở lại. Tôi viết thư cho ba người anh và em tôi để giải thích tại sao tôi còn ở lại, tôi nói tôi cảm thấy điều ấy là cần thiết và nếu lỡ mệnh hệ gì, thì tôi đã sửa soạn sẵn sàng cả rồi. Tôi làm chúc thư, tôi đã làm hết mọi điều có thể làm nhưng tôi cũng hy vọng sẽ ra khỏi xứ này.

Chúng tôi nỗ lực di tản tất cả ngưòi Mỹ ra đi trong khả năng chúng tôi. Cũng cố mang đi càng nhiều thân hữu của người Mỹ càng tốt. Đối với những người đã cộng tác, đã giúp đỡ chúng tôi, mang được họ đi là giúp cho đời sống của họ tốt đẹp hơn. Tôi cảm thấy tôi đang làm một công việc xứng đáng và có giá trị, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy.

Trước đây đã một lần tôi cũng có cái cảm giác này, là vào lúc Tổng thống Kennedy bị ám sát. Cảm giác ấy là: Nếu họ giết tôi để Kennedy được sống, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận cái chết. Cảm giác này xảy ra lần nữa khi chúng tôi xuống đường tuần hành tại toà Bạch ốc lúc người Mỹ xâm phạm Campuchia vào mùa Xuân 1970. Cuộc xuống đường bất hợp pháp, người ta có thể nổ súng vào đám biểu tình tại toà Bạch ốc. Nhưng lúc đó, cảm thấy mãnh liệt tính chất bất công của việc tiến vào vùng Mỏ Vẹt ở Campuchia, chúng tôi vẫn cứ tuôn vào cuộc biểu tình. Như thế đã ba lần trong đời tôi có cảm giác này. Khi tôi tin tưởng mãnh liệt, tôi sẵn sàng chết cho niềm tin của tôi. Tôi không mong chết, tôi không tìm cái chết, nhưng đôi khi nếu cảm thấy phải chết cho niềm tin, thì cái chết ấy cũng chính đáng.

Lúc ở trong căn hầm trú ẩn tại căn cứ văn phòng Tùy viên Quân sự, tôi có một thư ký, người này có vợ hai con. Tôi bảo anh ta hãy ra đi. Nghe thế, đề đốc Owen Oberg nói: “Sao được. Lấy ai phụ trách việc tống thư văn.” Tôi bảo: “Anh này có vợ hai con. Anh ta cần di tản khỏi xứ. Tôi hãy còn độc thân, chẳng có gì ràng buộc. Nếu phải đánh máy giấy tờ, tôi lo lấy cũng được.”

Về việc di tản ra khỏi xứ, gần như bất cứ lúc nào tôi muốn là tôi có thể đi. Người ta chỉ cần giữ một số người tối thiểu. Mọi người Mỹ còn lại đều mang theo mình một chứng thư để trống tên, trống ngày. Chứng thư xác định “Người này tên là… không phải là nhân viên cần thiết kể từ ngày…” Và khi muốn đi, chỉ việc đề tên, đề ngày tháng, rồi đi thẳng ra chỗ người ta đang sắp hàng vào máy bay mà bảo: “Ô kê! Tôi muốn ra đi.”

Tôi rời Việt Nam đêm 28 tháng tư. Bấy giờ là lúc một giờ sáng. Tôi quyết định ra đi vì tôi biết giờ cuối cùng sắp điểm. Chúng tôi có một hệ thống truyền tin chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn bằng mật mã, mặc dầu không phải là nhân viên truyền thông, nhưng trong công việc tôi vẫn phải sử dụng hệ thống này.

Tôi biết hệ thống giải mã, mỗi ngày tôi đều có nhiệm vụ phải thay đổi các mật mã truyền tin. Do đó khi nhận tín hiệu mật đánh vào, giải mã xong tôi biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi tự nhủ: “Ô kê, đã đến lúc phải đi.” Tôi biết tình hình không còn kéo dài hơn nữa.

Tôi đã kiệt quệ, biết rằng chẳng còn làm gì hơn được. Chồng sắp cưới của tôi đã ra đi. Với các mật hiệu đánh vào, tôi hiểu giờ cuối cùng đã điểm, và tôi không muốn phải đi bằng tàu hạm đội. Lúc bấy giờ các đề đốc hải quân vào căn cứ văn phòng Tùy viên làm việc và thường bay ra hạm đội mỗi đêm – Địch quân thắt chặt vòng vây, mỗi lúc một gần căn cứ, người ta có thể nghe rõ tiếng đạn, và nhiều cuộc chạm súng xảy ra. Một hôm, đề đốc Oberg bảo tôi: “Sao cô không theo chúng tôi? Ban đêm chúng tôi có thể đưa cô ra ngủ ngoài hạm đội.”

Tôi bảo: “Thưa đề đốc, ông đã ở ngoài biển bao nhiêu lâu rồi?” Ông nói chừng bảy tháng hay chín tháng gì đấy. Tôi bảo: “Thế đã bao lâu ông chưa lên bờ?” Ông nói lâu lắm rồi, nhiều tháng rồi chưa lên đất liền. Tôi bảo: “Đề đốc ơi, thế thì thà tôi ở lại với Việt Cộng còn hơn!” Trung tâm điều hành di tản lúc nào cũng căng thẳng, người ta luôn luôn cứ phải khôi hài. Hết gọi máy bay, lại đến điều hợp các chuyến đi. Không tán dóc, không tiếu lâm, không còn xả nổi những áp lực trong các công việc căng thẳng.

Giữa bầu không khí như thế, một lần đề đốc Oberg nhờ tôi ra trung tâm thành phố bằng chiếc xe màu đen có cửa kính gương, xe chính phủ Mỹ. Tôi rành về mỹ thuật, lúc làm việc trong hầm trú ẩn, chúng tôi thường nói chuyện về đề tài này nên ông muốn nhờ tôi mua hộ một bức tranh, hoặc một món đồ thủ công nghệ tiêu biểu của Việt Nam để làm quà kỷ niệm cho người bạn ở Mỹ có đứa con trai chết tại Việt Nam. Ông cho tôi biết chừng giá tiền, rồi nhờ tài xế người Việt chở tôi ra phố.

Ra trung tâm Sàigòn, tới đường Tự Do, nơi có nhiều tiệm bán đồ mỹ nghệ, tôi không tin nổi là mọi sự vẫn có vẻ bình thường. Không có gì rối loạn. Chỉ yên tĩnh hơn một chút. Điều ấy có một cái gì kỳ cục, giống như trong những cuốn phim của Fellini.

Từ Tân Sơn Nhứt, người ta đang dốc hết nỗ lực bốc người di tản trong một bầu khí căng thẳng gần phát điên lên được, mà rồi đi xuống Sàigòn… Tất cả vẫn bình thường. Tôi nghĩ: “Nhưng người ta làm gì được bây giờ? Chẳng lẽ điên cuồng chạy vòng quanh hay sao! Chắc chắn là không!” Tôi bước vào một tiệm bán đồ mỹ nghệ, nấn ná xem vài giờ đồng hồ cho đến khi chọn được một món quà tiêu biểu. Rồi tôi lên chiếc xe hơi màu đen của chính phủ Mỹ trở về lại Tân Sơn Nhứt. Thực kỳ cục. Tôi đã sợ khi xuống phố với chiếc xe hơi ấy. Tôi sợ dân chúng nhìn thấy có người Mỹ ngồi trong xe, họ đã biết chúng ta đang rời xứ.

Đêm rời Việt Nam, tôi leo vội lên chiếc xe buýt chạy ra phi trường. Chúng tôi len lấn lên máy bay, tôi nhớ hình như chiếc máy bay vẫn tiếp tục lăn bánh trong lúc chúng tôi dồn vào. Chắc chắn chiếc máy bay đang đậu, nhưng trong tâm trí tôi, hình như chiếc máy bay chỉ rà trên mặt đất hai phút đồng hồ, vì việc bốc người rất điên cuồng, nhưng rất nhanh chóng. Vừa rời khỏi xe buýt, người ta thúc: “Đi tới, nhanh, đi, nhanh!” Họ đẩy chúng tôi thật nhanh vào khoang chứa đồ.

Chúng tôi ngồi bệt trên sàn, bám tay vào những sợi giây ràng hàng hoá. Mọi người im phắc trong một bầu khí sợ sệt, kỳ cục. Tôi còn nhớ những nhân viên phi hành Mỹ đứng ở cửa sổ máy bay, lăm lăm mấy khẩu súng hoả châu. Họ giật mình khi thấy một người đàn bà Mỹ, tôi nhớ thế. Họ nhìn tôi như muốn hỏi “Cô là ai?”

Họ lấy làm lạ vì lúc này tất cả những người di tản đều là người Việt, chỉ còn lại rất ít người Mỹ. Cũng còn một vài người đàn bà Mỹ trong xứ, nhưng rất ít, sau này họ đều được chuyển ra bằng trực thăng.

Tôi mệt bã người, lúc ấy chẳng nghĩ ngợi. Điều duy nhất chỉ còn mong cho máy bay đến được phi trường Clark an toàn, không trúng đạn. Đó là nỗi lo lắng duy nhất bởi vì lúc cất cánh thì máy bay bị bắn, không biết đạn đồng minh hay của Việt Cộng. Người ta đã kể nhiều chuyện về việc bạn đồng minh bắn lên lúc máy bay cất cánh, họ đã cay đắng. Họ đã cay đắng quá nhiều.

Lúc ấy, tôi biết tôi đang rời xa một xứ sở mà tôi đã đem lòng yêu mến. Đất nước ấy thật là một đất nước đẹp đẽ. Tôi lấy làm buồn khi biết dân chúng miền Nam đã thua cuộc và có lẽ họ sẽ tiếc hận việc này. Tôi vẫn nghĩ có thể họ đã thắng cuộc chiến, nếu chúng ta đừng dính đến. Nhưng tôi cũng nghĩ cuối cùng Tự do vẫn sẽ chiến thắng bởi vì họ đã từng được hưởng mùi vị của Tự do. Tôi thành thực tin tưởng ở bất cứ một nơi nào con người bị đàn áp, bất cứ dưới một chế độ cai trị nào chăng nữa, cuối cùng Tự do cũng vẫn thắng thế trở lại thôi.

Tôi bay đi Phi Luật Tân. Chúng tôi hạ cánh, mặc dầu phi trường đã đóng. Chúng tôi được rời khỏi máy bay nhưng không được phép ra khỏi xưởng chứa máy bay. Tôi thiếp một giấc trên ghế, khi tỉnh dậy chỉ còn lại mỗi mình tôi, tất cả người Việt đã đi khỏi. Tôi hỏi họ đâu? Người ta cho biết họ đều đã được đưa sang Guam. Người ta không đánh thức tôi dậy, tôi cũng không nghe thấy tiếng họ rời. Trong xưởng chứa máy bay, ngồi trên mấy cái ghế của câu lạc bộ các bà vợ sĩ quan, tôi nhớ tôi đã đứng bật dậy, hỏi: “Những người Việt của tôi đâu?” Họ trả lời: “Chúng tôi đã đưa họ sang Guam vì Tổng thống Ferdinand Marcos ra lệnh đóng cửa, không cho họ vào Phi.” Tôi mệt nhoài. Tôi kiệt quệ. Khi họ bảo những người Việt của tôi đã đi hết, tôi bật khóc. Mấy người Mỹ lẳng lặng tránh ra, mặc tôi một mình. Họ muốn gửi tôi đi Guam ngay, nhưng tôi bảo tôi có chiếu khán vào Phi Luật Tân. Tôi đã xin chiếu khán này ngay khi mới đến Sàigòn. Tôi đưa cho một viên đại tá xem hai cái thông hành, một thông hành công vụ và một thông hành du lịch. Ông ta không tin nổi. Ông ta nói: “Được rồi, vậy tôi sẽ đích thân đưa cô đến khu vãng lai của sĩ quan, kiếm cho cô một cái phòng.” Tôi ngủ một giấc ở đấy, khi thức giấc, cuộc chiến đã xong.

Thức giấc, tôi xuống dưới cầu thang, thấy ngay cái tựa lớn trên trang nhất của tờ báo quân đội Mỹ: “Sàigòn đã sụp đổ.” Đọc bài báo tôi có cảm giác kỳ lạ, gần như đã giải thoát, thế là xong. Xứ sở ấy đã sụp đổ, thế là hết. Kết thúc. Trong tất cả những cuộc tình đổ vỡ, người ta đều cảm thấy một nhu cầu tâm lý, đó là nhu cầu kết thúc. Đối với tôi, tôi nghĩ tôi cũng có cùng một nhu cầu này, bởi vì tôi cũng đã có một cuộc tình gắn bó với đất nước Việt Nam.

Xong xuôi. Tôi đến gặp các nhân viên Trung tâm Tiếp vận, bảo họ: “Khi liên lạc với Guam, xin nhắn với Roy – Chồng sắp cưới của tôi – là tôi hiện ở đây.” Nhưng họ đã quên không nhắn, nên tôi phải mất ba ngày mới lấy được chuyến bay. Anh ấy tưởng tôi vẫn kẹt ở Sàigòn. Khi đến Guam, người ta loan báo là họ cần những người đã ở Việt Nam tình nguyện ở lại giúp trại tỵ nạn. Mặc dầu không muốn ở lại, chúng tôi muốn tiếp tục đi ngay, nhưng họ đang quá cần các nhân viên thiện chí, vì người tỵ nạn đang dồn dập kéo vào, và họ đang bù đầu để lập thủ tục những người mới tới. Nên chúng tôi tình nguyện.

Chúng tôi ở lại đấy một tháng. Rồi chúng tôi đi nghỉ đổi gió ở Hạ Uy Di hai tuần trước khi về lại Cali.

Ngày nay hỏi chuyện người Mỹ, bạn sẽ thấy nhiều người không biết chiến tranh Việt Nam chấm dứt lúc nào, cũng không biết rằng khi Sàigòn thất thủ, quân đội Mỹ đã không còn hiện diện ở đấy. Nhiều người không biết chuyện quân Mỹ đã rút đi từ hồi 73, rồi nhân viên dân sự kéo vào. “Quân đội Mỹ đã mất mười năm để thua trận. Còn nhân viên dân sự chỉ mất có hai năm.” Thiệt là một chuyện diễu dở, nhưng mà…

Suốt hai năm, tôi không muốn nói năng gì về chuyện Việt Nam. Khi về lại Mỹ, đáng lẽ phải viết ngay một tờ khai các vật dụng mất mát để được chính phủ bồi thường, khoảng đâu mỗi Mỹ kim được nhận lại mười xu. Tôi đã bỏ lại rất nhiều đồ đạc, áo quần, giấy tờ hình ảnh cá nhân, nhưng phải đúng một năm và mười một tháng sau, tôi mới có thể ngồi xuống đặt bút viết tờ khai.

Trở về Mỹ tôi cảm thấy mình như một con ngốc vì mỗi lần nghe tiếng động lớn tôi vẫn chúi mình núp dưới đất. Những chiến binh đều đã trải qua kinh nghiệm này. Phải một hai năm sau mới hết. Rồi lại lan man nghĩ ngợi đến những người bên kia, giờ này họ ra sao. Đấy là một giai đoạn thực quan trọng của đời tôi. Thỉnh thoảng tôi nói những chuyện ấy với người ở bên đây, nhưng đôi khi tôi cảm thấy mình thật lạc lõng như người tự cung trăng. Có người cũng chú ý lắng nghe, nhưng chẳng ai có ý niệm gì về tất cả những điều tôi đã trải qua.

Ngay bây giờ, trong lúc nói chuyện với ông đây, tôi vẫn đang run rẩy. Mỗi lần nói về những chuyện này, tôi không bồn chồn hốt hoảng, nhưng vẫn đầy xúc động. Tất cả những gì trải qua, giờ đây đã là những xúc động in đậm trong lòng tôi.

Tôi cũng có lúc nghĩ rằng ký ức cá nhân tôi và những chuyện của thời đã qua được tô điểm bằng những màu sắc của một chuyện tình, vì Việt Nam là nơi tôi gặp chồng tôi, việc ấy đã làm cho tôi có một cái nhìn khác biệt về xứ sở này chăng. Tôi yêu mến xứ sở này bởi vì đó là nơi tôi đã trải qua những tháng ngày hạnh phúc. Tôi nghĩ những người khác vì không có cái gắn bó như thế, biết chừng đâu họ có thể nhìn mọi việc với một nhãn quan khác chăng. Phần tôi, tôi đã đạt được một cuộc hôn nhân nhiều hạnh phúc.

Cho nên trong trí nhớ, tự nhiên tôi chỉ muốn hồi tưởng lại những gì hạnh phúc. Tôi cũng chỉ còn muốn nói đến những gì hạnh phúc. Những hạnh phúc ấy, như ngồi với chồng tôi trên một bãi biển ở Vũng Tàu năm xưa, nhấm nháp một cốc rượu sâm-banh mà nhìn ngắm chiến tranh, nhìn ngắm một đám khói đen như đám mây khổng lồ bay đến từ những vùng đất đang cầy lên bom đạn, rồi tự bảo “Không thể nào tin nổi. Chúng ta đang ngồi đây, trên một bãi biển đẹp nhất thế giới, nhìn cuộc chiến tranh này mà nhấm nháp một cốc rượu sâm-banh.”

Nguồn: Blog Phan Ba

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 8)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

15-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5Phần 6Phần 7

“Chúng tôi là một đoàn quân chiến bại.”

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 7)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

13-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4Phần 5Phần 6

“Hầu hết đã hy sinh”

Liệu Mỹ xử sự đúng với đồng minh Afghan?

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

12-4-2021

Người dân Afghan tìm đường tị nạn. Nguồn: Democracy Now

Khi chiến tranh có vẻ sắp kết thúc, một dòng người đổ xô tìm kiếm nơi tị nạn ở phương Tây

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 6)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

12-4-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5

Xuân Lộc, ngày 13 tháng 4 năm 1975. Ảnh: Corbis

Dương Quang Sơn

Đêm nào tôi cũng khóc cho Việt Nam. Tôi nhớ và tôi khóc. Trong bóng đêm đen, trí nhớ biến thành nước mắt. Những giọt nước mắt cho bố, cho mẹ, cho các anh chị em tôi, cho tất cả những người đã bỏ đất nước ra đi, cho cả những người không ra đi được. Tôi không muốn ký ức của tôi mất đi như nước mắt trong mưa. Nên tôi xin kể cho ông nghe câu chuyện của tôi để ông kể lại cho những người khác, nhờ thế có thể có nhiều người sẽ biết đến những gì xảy ra ở Việt Nam.