Nga chính thức xâm lược Ukraine

Dương Quốc Chính

24-2-2022

Thế là Nga đã chính thức tấn công tổng lực vào các căn cứ quân sự của Ukraine trên khắp cả nước chứ không chỉ ở Donbass. Cuối cùng thì việc phương Tây “lu loa” khả năng Nga tấn công đã thành sự thật, không hiểu anh em cuồng Nga nghĩ sao về tình trạng hiện nay? Nên nhớ đây là cuộc tấn công quân sự vào tận Kiev chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi “bảo vệ Nga kiều”. Đây chính xác là một cuộc tấn công xâm lược, không còn gì để biện bạch nữa.

Chiến tranh Ukraine và Nga, lịch sử và biên giới trong tay kẻ mạnh

Nhã Duy

24-2-2022

Các nữ quân nhân Ukraine. Ảnh trên mạng

Rạng sáng thứ Năm, tức đêm thứ Tư ngày 23 tháng 2 ở Hoa Kỳ, Putin đã tuyên bố mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt, chính thức tấn công vào Ukraine. Không những vậy, Putin còn hăm dọa các quốc gia khác sẽ nhận những “hậu quả nặng nề” nếu can thiệp. Đây là một thách thức với cộng đồng quốc tế khi Nga chà đạp lên công ước quốc tế và sự phân định biên giới hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, đã được thế giới công nhận.

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Chu

23-2-2022

Tiếp theo Phần 1

II. LÝ LẼ KẺ MẠNH VÀ THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH “TỐI HẬU THƯ” CỦA ÔNG PUTIN

Việc Putin công nhận các khu vực ly khai ở Ukraine: Ý nghĩa và Ảnh hưởng

Deutschlandfunk

Tác giả: Florian KellermannThielko Grieß

Đỗ Kim Thêm dịch

22-2-2022

Khu vực Luhansk có diện tích 26.700 km2 với 2,1 triệu dân cư, trong đó 1,4 triệu dân sống trong khu ly khai. Khu vực Donek có diện tích 26.500 km2 với 4,1 triệu dân cư, trong đó có 2,2 triệu dân sống trong khu ly khai. Phụ chú của người dịch. Nguồn ảnh: dpa-infografik/ Deutschlandradio / Andrea Kampmann.

Chuyện Ukraine và Nga

Lâm Bình Duy Nhiên

22-2-2022

Cứ thứ hai và thứ sáu hàng tuần, mờ sáng tôi lại chở vợ đến chỗ làm, tại trường đại học, nơi tôi từng học và làm việc.

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 1)

Nguyễn Ngọc Chu

22-2-2022

I. ÔNG PUTIN ĐÃ BIẾN THOẢ THUẬN BUDAPEST 05/12/1994 VỀ UKRAINE THÀNH GIẤY LỘN

Putin đã bỏ mặt nạ xuống và chuyện gì có thể xảy ra?

Spiegel

Tác giả: Georg Ismar Christoph von Marschall

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

Tổng thống Nga Wladimir Putin. Nguồn: DPA/ALEKSEY NIKOLSKYI/SPUTNIK

Trong một bài phát biểu lạnh lùng trên truyền hình Nga, Putin coi Ukraine là một phần của Nga. Ông cáo buộc nước này âm mưu chiến tranh hạt nhân. Những đội quân đầu tiên của Nga có thể đã ở trên lãnh thổ của Ukraine. Ông ta có kế hoạch xâm lược cả nước?

Bên bờ vực chiến tranh

Dương Quốc Chính

22-2-2022

Putin đã chính thức công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass, sau khi Duma Nga mới biểu quyết. Đây là động thái leo thang rất nguy hiểm của Putin, vì nó phá vỡ thỏa thuận Minsk và ngang nhiên vi phạm nguyên tắc bảo toàn lãnh thổ của quốc gia láng giềng Ukraine.

Khi Đảng cũng phải tự kiểm duyệt: Chống quân Ba Chấm xâm lược

RFA

Trạch Văn Đoành

18-2-2022

Ngày 25/9/2009, ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã tổ chức công bố “Văn kiện Đảng toàn tập”. Đây là lần đầu tiên, toàn bộ các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến thời điểm đó được tập hợp để xuất bản một cách hệ thống.

Chính quyền vẫn sử dụng cái đám ngu dốt đến thế này ư?

Đặng Bích Phượng

17-2-2022

Ảnh: FB Phan Khang

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sỹ Nhổn – Hà Nội, để thắp hương cho các liệt sỹ.

Trung Quốc huy động 3 triệu người tham gia cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979

Zhdate

Hiếu Bá Linh lược dịch

17-2-2022

Ảnh chụp màn hình bài viết đăng ngày 6-1-2022, trên trang Zhdate

Những điều cần biết về Chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979

Luật Khoa

17-2-2022

Nhìn lại một cuộc chiến mà cả hai bên chính quyền đều muốn lãng quên.

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung-Việt?

The Diplomat 

Dự án ĐSKBĐ

Biên dịch: Đoàn Thị Hằng Ni

Hiệu đính: Phạm Huệ Việt

9-2-2022

Việt Nam không sẵn sàng đưa cuộc xung đột năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử, tiếp tục sự im lặng kéo dài hàng thập kỷ.

Chuyện buồn, nhân dịp tưởng niệm 43 năm cuộc chiến chống quân xâm lược

Dương Tự Lập

17-2-2022

Ba năm trước, tôi gửi bài viết đăng trên Tiếng Dân: “Thiên thu định luận” và người bạn sử học của cha”. Ngay hôm sau, báo mạng Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam vội gỡ bỏ trang ảnh giới thiệu ở mục cá nhân: Các Ủy viên Trung ương Đảng – Đồng chí Hoàng Văn Hoan.

Chiến tranh ngu xuẩn

Lâm Bình Duy Nhiên

13-2-2022

Một ngày hè tại những bãi biển vùng Normandie, nơi diễn ra cuộc những cuộc đổ bộ “D-Day” của quân Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế chiến, hai con đã viết vài dòng lưu niệm khi gia đình ghé thăm Viện Bảo tàng Memorial Pegasus.

Đi tìm chân dung y sĩ tiền tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn với thông điệp mùa Xuân

Ngô Thế Vinh

5-1-2022

Dẫn nhập – Chiến tranh, không phải là chấp nhận hiểm nguy, không phải là chấp nhận giao tranh. Ở một thời khắc nào đó, với người chiến binh, là sự chấp nhận thuần túy và giản đơn cái chết. La guerre, ce n’est pas l’acceptation du risque, ce n’est pas l’acceptation du combat. C’est, à certaines heures, pour le combattant, l’acceptation pure et simple de la mort. A. de Saint-Exupéry (Pilote de guerre)

Hình 1: trái, Di ảnh Y sĩ Trung úy Nghiêm Sỹ Tuấn, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tử trận tại chiến trường Khe Sanh ngày 11/4/1968; phải, Chân dung Nghiêm Sỹ Tuấn qua nét vẽ của Y sĩ Đại úy Lê Văn Công, Quân Y Hiện Dịch khóa 15 YKSG, Virginia, USA 2018. Size 6 x 20” acrylic on canvas. Sưu tập: Ngô Thế Vinh

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 66)

Hồ Bạch Thảo

3-1-2022

Xem lại phần 1-65

66. Triều đại Hồ sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Sau khi thua bại tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang (1), huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan.

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang tức Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành.

Ngày 29 [5/6/1407], quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh (2), quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ. Hai cha con họ Hồ định lánh đến Thâm Giang (3) nhưng không thành. Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu. Ông nói: Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác. Quý Ly giận, chém chết”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Quân Minh thủy bộ tiếp tục truy kích đến huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh; trước sau trong vòng 7 ngày, cha con Hồ Quí Ly đều bị bắt.

Tháng 5, ngày mồng 5[16/6/1407], quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (4), châu Nhật Nam. Nguyễn Đại trước thờ họ Hồ, sau phản lại đầu hàng quân Minh, đến đây dẫn người Minh sang xâm lược bắt được Hữu tướng quốc Quý Tỳ và con ông là Phán trung đô Nguyễn Cửu.

 Ngày 11 [22/6/1407], quân Minh xâm phạm; bọn Vương Sài Hồ 7 người thuộc vệ Vĩnh Định (5), bắt được Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Giao Châu hữu vệ quân là bọn Quý Bảo 10 người bắt được Tả tướng quốc Trừng ở cửa biển Kỳ La.

 Ngày 12 [23/6/1407], đầu mục bộ hạ của Mạc Thúy là bọn Nguyễn Như Khanh bắt được Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (6)”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Minh Thực Lục cũng xác nhận sự kiện tương tự, qua 2 văn bản dưới đây:

Ngày 11 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [16/6/1407]. Ngày hôm nay quan quân chinh thảo An Nam bắt được đầu sỏ Lê Quý Ly cùng con là Trừng. Trước hết bọn quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ truy kích giặc tới cửa biển Điển Canh, gặp chỗ nước trong mà cạn, nên giặc phải bỏ thuyền chạy trốn. Khi quan quân đến, nhân lúc trời mưa to, nước dâng lên mấy thước, thuyền đi lại dễ dàng; quân lính đều mừng nói rằng trời phù hộ Vương sư. Khi Trương Phụ điều quân kỵ đến Long Trà, thì thủy quân cũng tới nơi. Viên Tứ phụ Đại duẫn ngụy là Nguyễn Cẩn đến xin hàng, nói rằng giặc họ Lê đã vào Nghệ An; bèn điều Đô đốc Thiêm sự Liễu Thăng mang thủy quân tiến trước. Quân Trương Phụ cùng Tây bình hầu Mộc Thạnh vượt qua Quyết Giang, tiến đến cửa biển Kỳ La thuộc châu Nhật Nam. Thăng đánh giết, bắt được 300 chiếc thuyền, số còn lại trốn. Trương Phụ thừa thắng truy kích. Thăng lại mang quân ra cửa biển Kỳ La, bọn quân thuộc vệ Vĩnh Định Vương Sài Hồ, gồm 7 người, gặp giặc đánh nhau, giặc bỏ chạy, bắt sống đầu sỏ là Lê Quý Ly; bọn Lý Bảo Bảo mười người, lại bắt được Trừng trong rừng, nơi gần cửa biển”. (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 253).

Ngày 12 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [17/6/1407 ]. Dân bản xứ An Nam là bọn Vũ Như Khanh bắt được ngụy Quốc vương Lê Thương, ngụy Thái tử Lê Nhuế, con cháu giặc họ Lê, ngụy Lương quốc vương Lê Kích, cùng tướng ngụy Trụ quốc Đông Sơn Hương hầu Hồ Đỗ tại núi Vọng Cao [Cao Vọng], cửa biển Vĩnh Áng. An Nam được bình định. (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 254)

Bọn quan lại nhà Hồ như Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài đều bị bắt; còn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh ra đầu hàng từ trước. Duy có Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết, vợ Miễn cũng chết theo.

Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng: ‘Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Sự việc tại châu Thăng Hoa [Quảng Nam] và Hóa Châu [Thừa Thiên], Toàn Thư chép nội dung như sau: Trước đây Hoàng Hối Khanh nhận lệnh cai trị; dùng thổ quan là Đặng Tất và Phạm Thế Căng làm tâm phúc. Tất và Tả châu phán Nguyễn Rổ vốn ghen ghét nhau vì công trạng. Gặp lúc họ Hồ bị quân Minh đánh gấp, viết thư báo Hối Khanh lấy một phần ba số dân di cư khi trước, gộp với quân lính địa phương giao cho Rỗ chỉ huy để làm quân cần vương, lại sắc phong cho Cổ Lũy huyện thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương, để vỗ yên dân Chiêm Thành. Hối Khanh đều giấu đi không cho mọi người biết. Đến khi Chiêm Thành cất quân định thu lại đất cũ, dân Việt di cư sợ chạy tan cã, bọn Hối Khanh trở về Hóa Châu, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan ở lại chống nhau với Chiêm Thành; nhưng thế cô sức yếu, bị người Chiêm giết chết.

Hối Khanh trở về Hóa Châu, Rỗ đưa dân di cư đi đường bộ đến chậm, Tất đi đường thủy đến trước, Trấn phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Phong ngăn không cho vào. Tất cố sức đánh, giết Phong, vào được thành, lại đánh nhau với Rỗ hơn một tháng. Rỗ không có viện binh, bèn đem gia quyến sang Chiêm Thành; Hối Khanh bèn giết mẹ và gia thuộc của Rỗ. Chiêm Thành cho Rỗ làm quan to. Sau nhà Minh đòi Rỗ đến Kim Lăng, giả cách cho làm Hồ Quảng chỉ huy sứ, rồi giết đi.

Sau khi họ Hồ đã thất bại, Thế Căng trở về Tân Bình, đón hàng người Minh ở Nghệ An và nhận chức Tri phủ của Trương Phụ. Chiêm Thành lại chiếm cứ Thăng Hoa, rồi sang cướp Hóa Châu. Tất xin với Phụ cho làm quan để cai quản Hóa Châu, Chiêm Thành dẫn quân rút về. Đến đây, Tất sai người đưa Hồi Khanh về, đến cửa biển Đan Thai [cửa Hội, Hà Tĩnh] thì Hối Khanh tự vẫn; Phụ đem đầu Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.

Sau khi chiếm nước Đại Việt, Minh Thái Tông theo kế hoạch đã định sẵn, đặt nước ta vào ách đô hộ. Y dựa vào biểu văn trước đó của bọn Mạc Thúy xưng rằng con cháu nhà Trần đã bị giặc họ Lê sát hại, không còn người kế thừa; xin theo chế độ xưa, lập quận huyện. Bèn ra lệnh thiết lập tam ty tức Đô chỉ huy sứ ty, Bố chánh ty, Án sát ty, để cai trị. Đô chỉ huy sứ ty do Lữ Nghị quản lãnh; Bố chánh, Án sát ty, cử Hoàng Phúc kiêm nhiệm.

Minh Thái Tông lập guồng máy cai trị mới nghiệt ngã tàn bạo, với những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đổi 38 tên đất dưới thời Trần, Hồ mang ý nghĩa tự cường tự chủ thành tên mới với ý nghĩa lệ thuộc; như đổi phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man.

Thứ hai, chia nước ta ra 15 phủ, 5 châu, cùng hàng trăm huyện.

Thứ ba, lập kho tàng, ty chuyên môn như y dược, các ty, cục thuế khoá tại phủ, châu, huyện và địa điểm quan trọng.

Thứ tư, đặt 21 bến thuyền bè, để tiện việc chuyên chở giao thông.

Thứ năm, thiết lập 67 ty tuần kiểm các nơi, chuyên trách kiểm soát và trấn áp.

Thứ sáu, hoàn thành hệ thống giao thông đường bộ từ thành Đông Đô đến ải Nam Quan, với 7 dịch trạm ngựa, và 5 sở vận chuyển.

Thứ bảy, thiết lập ty Tăng Hội, ty Đề Cử diêm khóa (7); đổi Kê Lăng quan tức ải Chi Lăng, thành Trấn Di quan. Chi tiết, xin xem văn bản dưới đây:

Ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [5/7/1407 ]. Sắc dụ quan Tổng binh Chinh Di Tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ, Tả Phó Tướng quân Tây bình hầu Mộc Thạnh, Tả Tham tướng Phong thành hầu Lý Bân, Hữu Tham tướng Vân dương bá Trần Húc, cùng các tiểu tướng hiệu:

Giặc họ Lê giết vua cướp nước, tiếm hiệu xưng kỷ nguyên, tàn bạo bất nhân, làm đau khổ cả một nước; lại xâm phạm lân bang, kháng cự triều mệnh, không làm tròn chức cống. Trẫm bất đắc dĩ sai các ngươi mang quân phạt tội. Nhờ trời đất tổ tông phù hộ, tướng sĩ hết sức liều mình, binh uy tới mọi nơi đều được tiễu bình; bắt sống cha con nghịch tặc Lê Quý Ly cùng bọn ngụy quan; chiêu tập dân lương thiện, dung nạp kẻ hàng; không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa vẫn bình yên hội họp. Tin chiến thắng đưa về, hết sức mừng vui khen thưởng. Trước đây dưới thời Tống, Nguyên; An Nam nghịch mệnh, mang quân đi đánh đều không lập được thành tích. Việc làm hôm nay thực hơn hẳn người xưa, danh thơm vĩ đại truyền mãi trăm đời. Nay đặc sai sứ mang sắc văn ủy lạo, nhân trời viêm nhiệt hãy chọn nơi cao ráo thoáng mát đóng quân để dưỡng người và ngựa, đợi lúc thời tiết trong mát sẽ cho ban sư trở về nước.’

Lại ban sắc dụ bọn Phụ:

Ngươi trước đây đã gửi trình biểu văn của bọn kỳ lão Mạc Thúy. Biểu văn xưng rằng con cháu nhà Trần bị giặc họ Lê sát hại, không còn người kế thừa; xin theo chế độ xưa, lập quận huyện để cai trị. Bèn ra lệnh các ngươi lưu ý tìm thêm, lại nhận được lời tâu họ Trần quả đã tuyệt tự, quận huyện không thể không lập, vậy xin thiết lập tam ty để cai trị quân dân.

Nay chấp nhận theo lời xin, cho lập Giao Chỉ Đô Chỉ huy Sứ Ty, sai Đô đốc Thiêm sự Lữ Nghị cai quản, Hoàng Trung giữ chức Phó, tuyển thêm 2 Đô Chỉ huy có năng lực cùng lãnh chức Phó. Cử Thượng thư Hoàng Phúc kiêm nhiệm chức Bố chánh ty và Án sát ty. Nguyên Thị lang bộ Công Trương Hiển Tông, Bố chính ty Phúc Kiến Tả Tham chính Vương Bình lãnh chức Tả, Hữu Bố chánh sứ. Nguyên Bố chánh ty Hà Nam Tả Tham Chính Lưu Bản, Hữu Tham chính Lưu Dục giữ chức Tả, Hữu Tham chính. Nguyên Án sát sứ Giang Tây Chu Quan Chính, người An Nam qui phụ tên Bùi Bá Kỳ giữ chức Tả, Hữu Tham chính. Nguyên Án sát sứ Hà Nam Nguyễn Hữu Chương, Án Sát Phó sứ Dương Trực giữ chức Án Sát Phó sứ. Nguyên Tri phủ Thái Bình Lưu Hữu Niên giữ chức Án sát Thiêm sự. Lại riêng tuyển các quan cho điều đi, lãnh nguyên chức vụ tại các phủ, châu, huyện; nếu danh sách không đủ số sẽ ra lệnh bộ Lại thuyên chuyển đến . Nay gửi ấn tín ban cấp cho các ngươi.

Đổi tên các địa danh sau đây của Giao Chỉ:

–  Đổi phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man.

– Đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình.

– Đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng Hóa.

– Đổi phủ Tân Hưng thành phủ Tân An.

– Đổi châu Quốc Oai thành châu Oai Man.

– Đổi châu Tuyên Quang thành châu Tuyên Hóa.

– Đổi châu Thượng Phúc thành châu Phúc Yên.

– Đổi châu An Bang thành châu Tĩnh An.

– Đổi châu Nhật Nam thành châu Nam Tĩnh.

– Đổi châu Bố Chính thành châu Chính Bình.

– Đổi châu Minh Linh thành châu Nam Linh.

– Đổi huyện Long Nhãn thành huyện Thanh Viễn.

– Đổi huyện Yên Thế thành huyện Thanh An.

– Đổi huyện Ứng Thiên thành huyện Ứng Bình.

– Đổi huyện Sơn Minh thành huyện Sơn Định.

– Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Bảo Phúc.

– Đổi huyện Long Đàm thành huyện Thanh Đàm.

– Đổi huyện Đan Phượng thành huyện Đan Sơn.

– Đổi huyện Long Bạt thành huyện Lũng Bạt.

– Đổi huyện Thiên Thi thành huyện Thi Hóa.

– Đổi huyện Cổ Chiến thành huyện Cổ Bình.

– Đổi huyện Thống Binh thành huyện Thống Ninh.

– Đổi huyện Phật Thệ thành huyện Thiện Thệ.

– Đổi huyện Thiên Bản thành huyện An Bản.

– Đổi huyện Độc Lập thành huyện Bình Lập.

– Đổi huyện Lê Gia thành huyện Lê Bình.

– Đổi huyện Ngự Thiên thành huyện Tân Hóa.

– Đổi huyện Phí Gia thành huyện Cổ Phí.

– Đổi huyện An Bang thành huyện Đồng An.

– Đổi huyện An Hưng thành huyện An Hòa.

– Đổi huyện Trà Long thành huyện Trà Thanh.

– Đổi huyện Đỗ Gia thành huyện Cổ Đỗ.

– Đổi huyện Thượng Lộ thành huyện Lộ Bình.

– Đổi huyện Thượng Phúc thành huyện Phúc Khang.

– Đổi huyện Bố Chính thành huyện Chính Hòa.

– Đổi huyện Đặng Gia thành huyện Cổ Đặng.

– Đổi huyện Tả Bố thành huyện Tả Bình.

– Đổi huyện Thế Vinh thành huyện Sĩ Vinh.

Những địa danh còn lại, được giữ y như cũ.

Đặt các phủ, châu, huyện thuộc Giao Chỉ.

Tất cả gồm 15 phủ: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Tam Giang, Kiến Bình, Tân An, Kiến Xương, Phụng Hóa, Thanh Hóa, Trấn Man, Lạng Sơn, Tân Bình, Diễn Châu, Nghệ An, Thuận Hóa.

1. Phủ Giao Châu [Hà Nội] gồm 5 châu: Oai Man, Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Đông Quan, và Từ Quảng. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Oai Man lãnh 4 huyện: Sơn Định, Thanh Oai, Ứng Bình, Đại Đường.

– Châu Phúc An lãnh 3 huyện: Bảo Phúc, Phù Lưu, Thanh Đàm.

– Châu Tam Đái lãnh 6 huyện: Phù Long, An Lãng, Phù Ninh, An Lạc, Lập Thạch, Nguyên Tức.

– Châu Từ Liêm lãnh 2 huyện: Đan Sơn, Thạch Thất.

– Châu Lợi Nhân lãnh 6 huyện: Thanh Liêm, Bình Lục, Cổ Bảng, Cổ Lễ, Lợi Nhân, Cổ Giả

2. Phủ Bắc Giang [Bắc Ninh, Bắc Giang] gồm 3 châu: Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Siêu Loại, và Gia Lâm. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Gia Lâm lãnh 3 huyện: An Định, Tế Giang, Thiện Tài.

– Châu Vũ Ninh lãnh 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, An Phong.

– Châu Bắc Giang lãnh Tân Phúc, Thiện Thệ, An Việt.

3. Phủ Lạng Giang [Quảng Ninh, Hải Dương] gồm 3 châu: Lạng Giang, Nam Sách, Thượng Hồng. Bản phủ trực tiếp lãnh 5 huyện: Thanh Viễn, Cổ Dõng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Lục Na. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Lạng Giang lãnh 4 huyện: Thanh An, An Ninh, Cổ Lũng, Bảo Lộc.

– Châu Nam Sách lãnh 3 huyện: Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà.

– Châu Thượng Hồng lãnh 3 huyện: Đường Hào, Đường An, Đa Cẩm.

4. Phủ Tam Giang [Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc] gồm 3 châu: Thao Giang, Tuyên Giang, Đà Giang.

– Châu Thao Giang lãnh 4 huyện: Sơn Vi, Ma Khê, Thanh Ba, Hạ Hoa.

– Châu Tuyên Giang lãnh 3 huyện: Đông Lan, Tây Lan, Hổ Nham.

– Châu Đà Giang lãnh 2 huyện: Lũng Bản, Cổ Nông.

5. Phủ Kiến Bình [Ninh Bình] gồm 1 châu: Trường Yên. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Ý Yên, Yên Bản, Bình Lập, Đại Loan, Vọng Doanh.

– Châu Trường Yên lãnh 4 huyện: Uy Viễn, Yên Mô, An Ninh, Lê Bình.

6. Phủ Tân An [Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương] gồm 3 châu: Đông Triều, Tĩnh An, Hạ Hồng. Bản phủ thân lãnh 5 huyện: Hiệp Sơn, Thái Bình, Đa Dực, A Khôi, Tây Quan. Các châu dưới quyền gồm các huyện liệt kê như sau:

– Châu Đông Triều lãnh 4 huyện: Đông Triều, An Lão, Cổ Phí, Thủy Đường.

– Châu Tĩnh An lãnh 8 huyện: Đồng An, Chi Phong, An Lập, An Hòa, An Đại, Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn.

– Châu Hạ Hồng lãnh 4 huyện: Trường Tân, Tứ Kỳ, Đồng Lợi, Thanh Miện.

7. Phủ Kiến Xương [Hưng Yên] gồm Khoái Châu. Bản phủ trực tiếp lãnh 4 huyện: Bổng Điền, Kiến Xương, Bố, Chân Lợi.

– Châu Khoái lãnh 5 huyện: Tiên Lữ,Thi Hóa, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Cô.

8. Phủ Phụng Hóa [Nam Định] gồm 4 huyện: Mỹ Lộc, Giao Thủy, Tây Chân, Thuận Vi.

9. Phủ Thanh Hóa [tỉnh Thanh Hoá] gồm 3 châu: Thanh Hóa, Ái, Cửu Chân. Bản phủ lãnh 7 huyện: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, An Định, Lương Giang.

– Châu Thanh Hóa lãnh 4 huyện: Nga Lạc, Tế Giang, An Lạc, Lỗi Giang.

– Châu Ái lãnh 4 huyện: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Nga.

– Châu Cửu Chân lãnh 4 huyện: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giác, Nông Cống.

10. Phủ Trấn Man [Thái Bình] gồm 4 huyện: Tân Hóa, Đình Hà, Cổ Lan, Thần Khê.

11. Phủ Lạng Sơn [Cao Bằng, Lạng Sơn] gồm 7 châu: Thất Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Thượng Tư, Hạ Tư Lang. Bản phủ trực tiếp lãnh 7 huyện: Tân An, Như Ngao, Đan Ba, Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên, Đổng.

– Châu Thất Nguyên gồm 6 huyện: Thủy Lãng, Cầm, Thóat, Dung, Pha, Bình.

– Thượng Văn lãnh 3 huyện: Bôi Lan, Khánh Viễn, Khố.

12. Phủ Tân Bình [Quảng Bình] gồm 2 châu: Chính Bình, Nam Linh. Bản phủ trực tiếp lãnh 3 huyện: Phúc Khang, Nha Nghi, Tri Kiến.

– Châu Chính Bình lãnh 3 huyện: Chính Hòa, Cổ Đặng, Tòng Chí.

– Châu Nam Linh lãnh 3 huyện: Đan Duệ, Tả Bình, Dạ Độ.

13. Phủ Diễn Châu [Bắc Nghệ An] gồm 1 châu: Diễn Châu. Diễn Châu lãnh 4 huyện: Thiên Đông, Phù Dung, Phù Lưu, Quỳnh Lâm.

14. PhNghệ An [Nghệ An, Hà Tĩnh] gồm 2 châu: Nam Tĩnh, Hoan. Bản phủ lãnh 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Cổ Đỗ, Chi La, Chân Phúc, Thổ Do, Kệ Giang, Thổ Hoàng

– Châu Nam Tĩnh lãnh 4 huyện: Hà Hoàng, Nham Thạch, Hà Hoa, Kỳ La.

– Châu Hoan lãnh 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngạn, Lộ Bình, Sa Nam.

15. Phủ Thuận Hóa [Thừa Thiên, Quảng Trị] gồm 2 châu: Thuận, Hóa.

– Châu Thuận lãnh 3 huyện: Ba Lãng, Lợi Điều, An Nhân.

– Châu Hóa lãnh 7 huyện: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng.

Đổi 5 trấn thành 5 châu:

Riêng 5 trấn cũ như Thái Nguyên được đổi thành 5 châu: Thái Nguyên, Tuyên Hóa, Gia Hưng, Qui Hóa, Quảng Oai; tất cả trực thuộc vào ty Bố Chính.

Châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn] lãnh 11 huyện: Phú Lương, Ty Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên.

– Châu Tuyên Hóa [Tuyên Quang, Hà Giang] lãnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên, Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất.

– Châu Gia Hưng [Sơn La, Phú Thọ] lãnh 3 huyện: Lung, Mông, Tứ Mang.

Châu Qui Hóa [Yên Bái, Lao Kay] lãnh 4 huyện: An Lập, Văn Bàn, Văn Chấn, Thủy Vĩ.

Châu Quảng Oai [Sơn Tây] lãnh 2 huyện: Ma Lung, Mỹ Lương.

Lập các kho tàng; ty, cục thuế khóa:

Lập kho Vĩnh Doanh tại ty Bố chính Giao Chỉ.

Lập ty đặc trách về y học và tăng cang tại phủ Giao Châu.

Xây trại nuôi ngựa trạm Phong Doanh và kho lúa Vĩnh Phong tại sông Lô.

Lập kho Vĩnh Doanh, cùng kho lúa Thường Phong tại phủ Kiến Bình.

Lập kho lúa Phong Tế tại phủ Tam Giang.

Xây trường Nho học tại châu Gia Lâm.

Lập ty thuế khóa tại 4 phủ: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Kiến Bình.

Lập cục thuế khóa tại 8 châu: Phúc An, Tam Đái, Từ Liêm, Lợi Nhân, Gia Lâm, Vũ Ninh, Bắc Giang. Tuyên Hóa.

Lập cục thuế khóa tại 20 huyện: Ứng Bình, Đại Đường, Sơn Định, Thanh Oai, Ninh, Tế Giang, Thiện Tài, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà, Cổ Dõng, Thanh An, Thái Bình, Đa Dực, A Côi, Tây Quan, Trường Tân, Đồng Lợi.

Lập cục thuế khóa tại 5 địa phương: xứ Ma Lãng huyện Đa Cẩm, xứ Hạ Xương huyện Bảo Lộc, xứ Kim Lũ huyện Đường Hào, xứ Tư Vương huyện Đường An, xứ Giáp Sơn huyện Giáp Sơn.

Bến thuyền bè đậu gồm 21 nơi:

1. Dọc trường giang từ phủ Bắc Giang cho đến châu Tam Đái.

2. Tại Thượng Cổ, châu Từ Liêm.

3. Tại Dưỡng Ngoạn, châu Lợi Nhân

5. Vùng trường giang thuộc châu Tuyên Hóa.

6. Tại Binh Thần, huyện Từ Liêm.

7. Tại Giang Đàm thuộc huyện Đại Đường.

8. Tại Sơn Định, huyện Sơn Định.

9. Tại Thanh Oai, huyện Thanh Oai.

10. Tại Kinh Thai, huyện Đường An.

11. Tại Ông La, huyện Thanh Viễn.

12. Cửa biển Yên Mô, huyện Yên Mô.

13. Tại Xa Lật, huyện Đông Kết.

14. Tại Viên Quang, huyện Giao Thủy.

15. Tại Phần Trì, huyện Cổ Dõng.

16. Tại Đống Mỹ, huyện Bình Hà.

17. Tại Cổ Trai Trường, huyện An Lão.

18. Xã A Niếp, huyện Chi Phong.

19- 20- 21. Xã Tứ Kỳ, xã vực Cá Lũ, xã An Định thuộc huyện Tứ Kỳ.

Đặt 67 ty tuần kiểm:

1. Bà Gia, thuộc huyện Từ Liêm.

2. Sông Tam Nghị, huyện Ứng Bình.

3- 4. Cửa sông Tam Giang, cầu Trường Tân, thuộc huyện Đại Đường

5- 6. Cửa sông Hà Lỗ, cầu Đường Giang, thuộc huyện Phù Dung.

7. Trấn tại cửa sông, huyện Phù Long.

8. Trấn Viên Sơn, huyện Phù Ninh.

9. Trấn Xa Lang, huyện Lập Thạch.

10. Cửa sông Hát Giang, huyện Đan Sơn.

11. Kinh Thừ, huyện Thanh Liêm.

12. Sông Ninh Giang, huyện Bình Lục.

13- 14. Cầu Pháo, cửa sông Vĩnh Giang, thuộc huyện Cổ Bảng.

15- 17.Cửa sông Tam Giang, Xá Thượng, Cứu Lan, thuộc huyện Gia Lâm.

18. Cửa sông Bình Than, huyện Thanh Lâm.

19. Bến đò Cổ Pháp, huyện Chí Linh.

20- 22. Cửa biển Đa Ngư, cửa Đôi, cửa sông An Phố, thuộc huyện Bình Hà.

23. Cửa sông A Lao, huyện Đa Cẩm.

24. Trần Xá, huyện Sơn Vi.

25. Núi Hoa Nguyên, huyện Ma Khê.

26. Đãng Hôi, huyện Hạ Hoa.

27. Cửa sông Cổ Lưu, huyện Đông Lan.

28. Hiên Quan, huyện Tây Lan.

29. Cửa sông Tam Kỳ, huyện Hổ Nham.

30. Phí Xá, huyện Lũng Bản.

31. Sái Xá, huyện Cổ Nông.

32. Sông Lộ Bái huyện Ý Yên.

33. Cửa bể Đại An, huyện Đại Loan.

34. Sông Sơn Thủy, huyện An Ninh.

35. Núi Sinh Dược, huyện Lê Bình.

36. Cửa biển Thần Đầu, huyện Yên Mô.

37- 38. Sông Liêu, cửa kênh Đa Các, thuộc huyện Thái Bình.

39. Lật Giang, huyện Đa Dực.

40. Bến Chi Long, huyện A Khôi.

41. Xã Chi Lai, huyện Tây Quan.

42. Sông Thiên Liêu, Đồn Sơn thuộc châu Đông Triều.

43. Cửa biển xã Phù Đái, huyện Cổ Phí,

44. Cửa Lão, cửa biển Đa Hỗn, thuộc huyện An Lão.

45. Cửa biển Đồng An, huyện Đồng An.

46. Cửa biển xã Đa Lý, huyện Chi Phong.

47. Cửa biển Tiểu Bạch Đằng, huyện An Hòa.

48. Xã Ba Liễu, huyện Trường Tân.

49. Đội Vực Cá Lâu, đội Du Giang, đội Chúc Thủy; huyện Tứ Kỳ.

50. Đa Dặc, huyện Đồng Lợi.

51. Bổng Điền, huyện Bổng Điền.

52. Cửa sông Hoàng Giang, huyện Kiến Xương.

53. Cửa Hải Môn, huyện Chân Lợi.

54. Cửa khẩu Xa Lật, huyện Đông Kết.

55. Cửa khẩu sông Ninh Giang, huyện Mỹ Lộc.

56. Cửa khẩu Đái Giang, huyện Tây Chân.

57- 58. Cửa sông A Giang, Hội Giang, thuộc huyện Thuận Vi.

59- 60. Cửa biển Thiêm Phúc, cửa Giao, thuộc huyện Giao Thủy.

61. Hương Thạch Tư, thuộc huyện Thu Vật.

62. Cầu Bắc Quả, huyện Đại Man.

63. Xã Chi Lan, huyện Đương Đạo.

64. Cửa sông Vị Long, huyện Văn An.

66. Bắc Cù, huyện Bình Nguyên.

67. Trấn Tích Sơn, huyện Để Giang.

Lập 7 trạm dịch dùng ngựa, gồm:

  1. Trạm Khương Kiều, huyện Thanh Liêm.
  2. Trạm Bảo Phúc, huyện Bảo Phúc.
  3. Trạm Gia Lâm, huyện Gia Lâm.
  4. Trạm Thị Cầu, huyện Vũ Ninh.
  5. Trạm Vĩnh An, huyện Bình Lục.
  6. Trạm Sinh Dược, huyện Lê Bình.
  7. Trạm Cần Trạm, huyện Bảo Lộc.

Lập 5 sở chuyển vận, gồm:

  1. Sông Lô, tại phủ Giao Châu.
  2. Thị Cu, tại huyện Vũ Ninh.
  3. Cần Trạm, tại huyện Bảo Lộc.
  4. Kê Lăng.
  5. Khâu Ôn.

Thiết lập ty Tăng Hội tại huyện Thạch Thất, ty Đề Cử diêm khóa (7) Giao Chỉ, hai công trường diêm khóa Quảng Từ và Đại Hoàng. Cải Kê Lăng quan thành Trấn Di quan. (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 259).

______

Chú thích:

1. Lỗi Giang: một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.

2. Điển Canh: sau là cửa Ghép hay cửa Mom thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

3. Thâm Giang: Tức cửa sông Ngàn Sâu ở tỉnh Hà Tĩnh.

4. Cửa Kỳ La: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

5. Vệ Vĩnh Định: Thời Minh Kiến Văn [1399- 1402] đổi vệ Đại Dung thành vệ Vĩnh Định, thuộc Đô ty Hồ Quảng.

6. Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

  1. Ty đề cử diêm khoá: Ty quản lý về muối.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 65)

Hồ Bạch Thảo

16-12-2021

Xem lại phần 1-64

65. Quân Minh tiếp tục xâm lăng miền Bắc

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà và sông Lô:

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 63)

Hồ Bạch Thảo

19-11-2021

Tiếp theo phần 1-62

63. Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm đặt nước ta dưới ách cai trị vĩnh viễn; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Vụ sát hại anh em nhà Ngô

Việt Lê

4-11-2021

Ta đều biết diễn biến vụ đảo chính đầu tháng 11 năm 1963. Nhóm tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim đã lật Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đó cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa kết thúc và tiếp theo là chuỗi ngày hỗn loạn với các cuộc chỉnh lý, đảo chính liên tục ở miền Nam.

Người Việt tự do có nên tự nhận mình là “Bên thua cuộc”?

Trần Trung Đạo

3-11-2021

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau có thể phải chết trong rừng già.

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nghiên cứu Quốc tế

Trần Hùng, biên dịch từ WSJ

29-10-2021

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Cảm xúc sau buổi viếng thăm bảo tàng thuyền nhân Việt Nam ở San Jose

Joaquin Nguyễn Hòa

20-10-2021

Một buổi sáng đầu thu, tôi ghé thăm Bảo tàng Thuyền nhân Việt Nam tại thành phố San Jose, California. Tên chính thức của bảo tàng là Viet Museum, hay Museum of the Boat People and the Republic of Vietnam, tạm dịch là Bảo tàng Việt Nam, thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa, mọi người thường gọi là Bảo tàng Thuyền nhân.

Bệnh viện Vì Dân

Huỳnh Wynn Trần

19-10-2021

Ảnh: FB tác giả

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất).

Nhân một người “Vì Dân” vừa nằm xuống

Lê Huyền Ái Mỹ

18-10-2021

Bà Nguyễn Thị Mai Anh (giữa), phu Nhân Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh tư liệu

Sáng nay, fb tràn ngập lời tiễn đưa trang trọng bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cựu tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Và hình ảnh gắn với người vừa nằm xuống, như một “di sản” của riêng bà là bệnh viện Vì Dân – sau năm 1975 đổi tên thành bệnh viện Thống nhất.

Liệu Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan?

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ

15-10-2021

Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Bắc Kinh cùng lúc với sức mạnh quân sự Hoa Kỳ đang suy giảm.

Bức tường Berlin (Phần 6): Thất vọng và cay đắng

Nguyễn Thọ

5-10-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3Phần 4Phần 5

Bà Merkel là một trí thức XHCN đã lãnh đạo nước Đức từ 2005 đến nay. Lúc đầu bà cũng từng bị các chính khách Tây Đức coi thường, cho là kẻ tập tành học nghề dân chủ. Ảnh trên mạng

Chiều 3.10.2021, tại quốc lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước ở Halle (Đông Đức), bà Merkel có một bài phát biểu rất cảm động. Bên cạnh việc ca ngợi sự kiện lịch sử này, bà ôn lại thân phận của một phụ nữ miền Đông khi tham gia chính trị. Lúc đầu, nhiều chính khách Tây Đức đã coi bà chỉ là dân mới học nghề dân chủ, võ vẽ về Châu Âu.

Báo Nhân Dân đưa thông tin sai về cụ Đặng Văn Việt

Nguyễn Việt Long

28-9-2021

Trong bài viết mới đăng của báo Nhân Dân về Trung tá Đặng Văn Việt nhan đề “Vĩnh biệt huyền thoại – một người lính với số phận bi hùng“, có thông tin như sau: “Đặng Văn Việt theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan. Có thời gian, khi theo người cha sang Pháp công tác, cậu bé Việt đã học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, cậu còn học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định.

Bộ hài cốt liệt sỹ và cái Điếm canh trên đỉnh 1509

Huy Đức

24-9-2021

Hình 1- Nguồn: tư liệu

Hôm qua, 23-9-2021, bác sĩ Nguyễn Thái Long – người mà vào ngày 17-2-1979, chiến đấu trong đội hình trung đoàn 567, giữ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) – công bố bức ảnh Đội tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tỉnh đội Hà Giang đang gỡ những phần hài cốt vừa tìm thấy ở khu vực điểm cao A6 A-B, Vị Xuyên.

20 năm ngày 11/9/2001: Diễn biến các cuộc chiến chống khủng bố

Đỗ Kim Thêm

11-9-2021

Chiếc máy bay thứ hai của United Airlines, chuyến bay 175 từ Boston, hướng đến tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới New York ngày 11/9/2001 Nguồn: © DPA, EPA, AFP, Seth Mcallister.

Bối cảnh

Vào ngày 11/9/2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaeda đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.

Nhóm khủng bố đã cướp bốn máy bay, dùng vũ lực kiểm soát buồng lái và điều khiển cơ phận vào các mục tiêu được hoạch định.

Lúc 8:46 sáng theo giờ địa phương, chuyến bay 11 của American Airlines đã bay thẳng vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới và rơi từ tầng 93 đến tầng 99.

Chỉ 17 phút sau, chuyến bay 175 của United Airlines đã lao đến Tháp Nam của Trung tâm giữa tầng 77 và tầng 85.

Dầu hỏa bắt đầu cháy ở hai tòa tháp, sức nóng đã gây cho độ bền trong các bộ phận thép không chịu đựng được nửa. Cuối cùng, tháp phía nam đổ sập lúc 9:59 sáng và tháp bắc lúc 10:28 sáng.

Vào lúc 9 giờ 37 phút sáng, những kẻ khủng bố đã điều hướng chuyến bay 77 của Hãng American-Airlines đến khu vực phía Tây của Lầu Năm Góc ở Washington D.C., nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một chiếc máy bay khác, chuyến bay 93 của United Airlines, cất cánh từ phi trường Newark của New Jersey, trên đường đến San Francisco, được những kẻ khủng bố đã lái hướng đến Washington D.C., nhưng thật ra là không ai rõ họ muốn đến điểm nào.

Sau khi nghe tin về các vụ tấn công ở New York, một sồ ít hành khách đã cố gắng ngăn chận những kẻ khủng bố tiếp tục thực hiện ý định. Qua sự kháng cự đột phát này, nhóm khủng bố đã nhận ra rằng không thể đạt được mục tiêu và cho máy bay đi xuống. Lúc 10:03 sáng, máy bay rơi xuống trong một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.

Thiệt hại

Tất cả hành khách trên máy bay đều chết ngay, nhiều người đang ở trong các tòa nhà cũng vậy. Chỉ riêng Lầu Năm Góc đã có 125 người thiệt mạng.

Tổng cộng trong các cuộc tấn công, có khoảng 3.000 người thuộc 92 quốc gia chết và hơn 6.000 người bị thương; trong số này có 2052 người đang ở trong hai tòa tháp của Trung tâm. Vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, có từ 16.400 đến 18.800 người đang có mặt trong Trung tâm. Hơn 90% số người tử vong là ở ngay độ cao của điểm công kích tại thời điểm xảy ra. Vì thang máy và thang bộ bị phá hủy, nên họ không thể trốn thoát; từ những tòa tháp cao hơn 400 mét, một số đã rơi xuống và tử vong

Phản ứng

Hành động khủng bố đã gây kinh hoàng cho Mỹ và toàn thế giới. Kể từ thời điểm này, các toán phóng viên truyền hình đã có mặt tại chỗ và phát trực tiếp hình từ Manhattan trên khắp thế giới. Các đài truyền hình đã thay đổi chương trình theo thường lệ hoặc thậm chí có nhiều nơi còn tạm thời ngừng phát sóng. Phản ứng đầu tiên ở nhiều thành phố là có những cuộc biểu tình chia buồn tự phát.

George W. Bush, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc bấy giờ, đã biết được hung tin trong khi đến thăm một trường tiểu học. Bush đã hủy bỏ cuộc họp báo sau đó với lý do đã có một “thảm kịch quốc gia” và bay ngay đến Căn cứ Không quân Barksdale trên chiếc máy bay “Không lực Một”. Tại đây, Bush tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ đánh bại những kẻ chịu trách nhiệm về những hành vi hèn nhát này và trừng phạt họ”. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng ứng chiến.

“Chiến tranh chống khủng bố”

Ngay sau vụ tấn công, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Osama bin Laden và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đứng sau các vụ tấn công. Trong bài diễn văn phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố sẽ trả đũa và quy trách nhiệm cho Al-Qaeda có liên hệ với chế độ Taliban ở Afghanistan. Bush nói: “Cuộc chiến chống khủng bố sẽ không kết thúc cho đến khi nào từng nhóm khủng bố có tầm hoạt động toàn cầu bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại”.

Bài diễn văn phát biểu đã đi vào lịch sử với tên gọi “cuộc chiến chống khủng bố” và đánh dấu sự khởi đầu của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố trong toàn cầu, dẫn đến các hoạt động tham chiến ở Afghanistan, Iraq và các nơi khác.

Để đáp ứng với tình hình mới, bộ máy an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã thay đổi cấu trúc triệt để. Nhiều biện pháp an ninh nội chính cũng được thực hiện, cụ thể là một cơ quan liên bang đặc trách kiểm tra nghiêm ngặt hơn tại các phi trường. Đạo luật Ái quốc của Hoa Kỳ được áp dụng vào tháng 10 năm 2001 để hạn chế một phần các quyền công dân và Bộ Nội An được thành lập. Công tác phối hợp hoạt động để chống khủng bố trở thành ưu tiên. Theo một ước lượng gẩn đây, có khoảng 1,271 cơ quan chính phủ và 1,931 công ty tư nhân tập trung hợp tác cho mục tiêu này.

Tình hình biến chuyển nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao Mỹ cho ra đời Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố năm 2018 và Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố Nội Địa, công bố vào tháng 6 năm 2021. Cả hai văn kiện giải thích các nguy cơ và đề ra biện pháp để bảo vệ đất nước.

Can thiệp ở Afghanistan

Dựa trên Nghị quyết 1368 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vào ngày 2 tháng 10 năm 2001, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức tuyên bố khởi động Chiến dịch Tự do Bền vững (Operation Enduring Freedom), bắt đầu vào ngày 7/10/2001. Mục tiêu là đập tan mạng lưới Al-Qaeda ở Afghanistan, bắt giữ tên trùm khủng bố Osama bin Laden và lật đổ chế độ Taliban. Afghanistan đã hoàn toàn bị quân đội NATO và nhóm đồng minh Mujahideen “Liên minh phương Bắc” chiếm đóng vào tháng 12 năm 2001. Tuy nhiên, không ai có thể bắt được Osama bin Laden.

Trên cơ sở Nghị quyết 1386 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2001, Chiến dịch Tự do Bền vững tiếp tục. Hoa Kỳ và các Đồng minh thành lập Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (International Security Assistance Force, ISAF), tạo điều kiện an ninh cho chính phủ mới của Afghanistan xây dựng một nhà nước dân chủ.

Với thời gian ngày càng kéo dài, các cuộc giao tranh ác liệt chống Taliban đang trỗi dậy ngày càng gia tăng. Tiếp theo là Phái bộ “Hỗ trợ kiên quyết, Resolute Support“ ra đời, có nhiệm vụ huấn luyện cho các lực lượng an ninh của Afghanistan. Phái bộ kết thúc nhiệm vụ khi quân đội Đồng minh rút lui vào mùa hè năm 2021.

Trại tù Guantanamo

Tại Guantanamo, một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Cuba, Hoa Kỳ đã tạo ra một trại tù cho những người không được coi là tù nhân chiến tranh. Từ tháng 1 năm 2002, những người tù được chuyển đến và được xem là “những người chiến đấu bất hợp pháp”.

Thủ tục điều tra các người khủng bố là phức tạp và gây nhiều áp lực quốc tế. Sau này, các tù nhân này mới được hưởng số quyền tự do cơ bản hiến định. Hiện nay, đã có nhiều báo cáo về việc tra tấn được Hoa Kỳ thực hiện ở đó. Bất chấp là có nhiều lời hứa sẽ giải tán trại, nhưng mãi cho đến mùa hè năm 2021, vẫn còn 39 tù nhân còn bị giam giữ.

Vấn đề tranh luận chủ yếu là các cơ quan điều tra CIA, FBI hay bộ Quốc Phòng đã vi phạm nhân quyền của các phạm nhân khi khai thác các bằng chứng. Do đó, nhà cầm quyền thu lượm các cơ sở buộc tội thiếu khà tín theo đúng luật thủ tục. Có nhiều bằng chứng cho thấy các cơ quan tra tấn quá khắc nghiệt nên những nghi phạm không còn cách nào khác hơn là phải thú nhận những cáo buộc để sống còn.

Cho đến nay, đã có tổng cộng 40 cuộc điều tra để nghe phúc trình của các cơ quan liên quan đến hồ sơ này. Các phiên toà sẽ tiếp tục làm việc, dự kiến bắt đầu từ ngày 07/9 và sẽ kết thúc vào sang năm. Nước Mỹ đang hy vọng một bản án chung quyết cho các phạm nhân tại trại tù Guantanamo và vấn đề pháp lý sẽ khép lại.

“Học thuyết Bush”

Năm 2002, Hoa Kỳ muốn công khai can thiệp quân sự vào Iraq vì cho rằng có mối liên hệ giữa Al-Qaeda và chế độ của Saddam Hussein, nhà lãnh đạo Iraq lúc bấy giờ.

Do đó, cái gọi là “Học thuyết Bush” ra đời và gây nhiều tranh luận về khía cạnh tham chiến theo luật quốc tế. Bush lập luận các cuộc tấn công quân sự phòng ngừa là cần thiết. Sau đó, Bush khởi động chiến cuộc và biện minh là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đã trình bày bằng chứng cho cáo buộc này lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 2 năm 2003, nhưng một năm sau đó, hóa ra là sai sự thật.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từ chối thông qua một nghị quyết hợp pháp hóa một hoạt động can thiệp như vậy. Sau đó, Hoa Kỳ đã thành lập “Liên minh những người sẵn sàng”. Theo các phiên bản khác nhau được phân phối bởi chính phủ Hoa Kỳ, có 49 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia EU như Ba Lan, Ý, Anh và Tây Ban Nha, nhưng Đức và Pháp từ chối tham gia.

Chiến tranh Iraq

Vào đêm ngày 20 tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự vào Iraq với tên gọi “Chiến dịch Tự do Iraq”, được thực hiện mà không có sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc và chỉ với một số quốc gia trong khối NATO. Vào đầu tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố các hành động tham chiến sẽ kết thúc.

Trên thực tế, đó là một cuộc chiến tranh du kích, nó đã phát triển từ trong cuộc xung đột, sau đó đôi khi được tiến hành một cách gay gắt với những người nổi dậy trên khắp vùng Ả Rập của Iraq. Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi đất nước vào cuối năm 2011. Hoa Kỳ lại can thiệp vào cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hồi giáo “Nhà nước Hồi giáo, IS”. Đến nay, 2.500 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Iraq và kết thúc nhiệm vụ trong năm nay.

Chiến tranh Iraq và Afghanistan đã làm hao tổn hơn 7.000 binh sĩ Mỹ. Có bao nhiêu dân thường thiệt mạng do hậu quả của chiến sự ở hai nước là một vấn đề chưa được xác minh. Người ta ước tính rằng có tới hai trăm nghìn người đã thiệt mạng do bạo lực của quân nổi dậy hoặc quân liên minh. Ngoài ra, trong lực lượng an ninh Iraq có khoảng 50.000 người chết và quân nổi dậy có tới 40.000. Theo số liệu của Đại học Brown, ở Afghanistan, hơn 64.000 lực lượng an ninh địa phương, khoảng 43.000 dân thường và 42.000 quân nổi dậy đã chết.

Hậu quả ở Hoa Kỳ

Cho đến nay, các cuộc tấn công trong ngày 11 tháng 9 để lại một chấn thương sâu xa cho đất nước và con người Mỹ.

Theo thăm dò cho thấy là hầu hết giới trẻ trong khoảng tuổi 15 vào năm 2001 đều có ký ức sâu đậm về biến cố này, trong khi 85% nói rằng thế hệ của họ bị ảnh hưởng đến trọn đời. Nói chung, khoảng 22% người Mỹ cho rằng cách sống Mỹ đã thay đổi triệt để sau ngày 11 tháng 9.

Đối với nhiều người Mỹ trước đây tin rằng đất nước hầu như không thể bị bất cứ kẻ thù nào tấn công trực diện, hay bị tổn thương do quy mô quân sự và vị trí địa lý, niềm tin này ngày nay hoàn toàn mất đi.

Hàng nghìn người tại New York đã vui mừng trong vụ tiêu diệt tên trùm khủng bố Osama bin Laden bởi lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Pakistan vào tháng 5 năm 2011.

Thay cho Trung tâm Thương mại Thế giới trước đây, bây giờ là “Trung tâm Thương mại Một Thế giới”, với 541 mét, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng. Tại nền tảng của nó là “Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9”, cấu trúc cơ bản là hai đài phun nước lớn mô tả những dấu ấn của hai tòa tháp.

Việc bồi thường cho các nạn nhân của các vụ tấn công, những người bị thương do bụi, khói và các mảnh vỡ trong quá trình cứu hộ còn tiến hành trong một thủ tục khá chậm chạp.

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy là người dân Mỹ vẫn còn có những thắc mắc chung là tại sao nước Mỹ bị tấn công? Ai là kẻ thù của nước Mỹ? Cá nhân hay là một tập thể, hay là một quốc gia? Ả Rập Xê Út có can dự không?

Qua cuộc điều tra chính thức, dù đã được tiến hành từ lâu, nhưng các tài liệu công bố giải thích chỉ một phần nhỏ và nhiều vấn đề quan trọng vẫn còn được giữ bí mật.

20 năm trôi qua, thời gian lắng động, đã đến lúc phù hợp nhất cho người dân Mỹ phải được phép biết tất cả sự thật về vụ tấn công. Joe Biden tuyên bố gần đây là sẽ đáp ứng nhu cầu này.

Kết thúc chiến cuộc ở Afghanistan và Iraq

Trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, Barack Obama đã kết thúc cuộc chiến ở Iraq và bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 6/2011. Vào năm 2013, Obama tuyên bố rằng, ngoài hoạt động ở Afghanistan vẫn đang diễn ra vào thời điểm đó, Mỹ sẽ phải nghĩ xa hơn về “Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” và các nhiệm vụ chiến đấu ở các nước khác, ví dụ như thông qua các nỗ lực có mục tiêu để đập tan các mạng lưới khủng bố, điều mà Obama đã làm với các cuộc tấn công bằng cách mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái, đó là một trong số phương tiện khác đề đạt được mục tiêu. Vì vậy, Obama đã ra lệnh cho tiến hành chiến dịch chống lại “Nhà nước Hồi giáo, IS” ở Iraq và Syria.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người kế nhiệm Obama, đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng sẽ chấm dứt các hoạt động chống IS ở Afghanistan. Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã khởi xướng các cuộc đàm phán với Taliban gây ra nhiều cuộc tranh cãi.

Cuối cùng, vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, tại Doha, Qatar, Hoa Kỳ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt chiến cuộc ở Afghanistan.

Về cơ bản, nội dung thỏa thuận là các lực lượng Hoa Kỳ và Liên quân rút quân và Taliban sẽ không cho phép các nhóm khủng bố hoạt động.

Trở ngại chính cho Hoa Kỳ là đã đồng ý 5000 tù nhân Taliban sẽ được chính phủ Afghanistan trả tự do vào ngày 10 tháng 3 năm 2020 và đổi lại Taliban sẽ thả 1000 tù nhân.

Chính phủ Afghanistan bị loại ra khỏi các cuộc thảo luận về tương lai của đất nước và “xây dựng lòng tin” giữa Taliban và chính phủ ở Kabul. Tuy nhiên, các tù nhân Taliban bị giam giữ bởi chính phủ Afghanistan, không phải bởi phía Hoa Kỳ. Vì chính phủ Afghanistan không tham gia ký kết Hiệp định, nên không có ràng buộc trong nghĩa vụ phải thả các tù nhân Taliban.

Do đó việc thực thi bị đình trệ cho đến 6/4. Sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, chính sự trở nên hỗn loạn, nên không còn ai quan tâm đến việc thi hành Hiệp định.

Tình thế sôi bỏng, phải đến tháng 4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới tuyên bố rút quân hoàn toàn trước ngày 11/9/2021, kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9/2001.

Cho đến gần đây, chính phủ Mỹ đã hy vọng rằng thủ đô Kabul có thể do quân đội Afghanistan, vốn được Mỹ trang bị do các thiết bị quân sự, nắm giữ cho đến ngày Mỹ rút quân theo kế hoạch.

Nhưng bước tiến của Taliban đã tăng tốc vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021. Mọi dự liệu cho là Taliban sẽ phải mất từ ba cho đến sáu tháng, nhưng chỉ trong vài ngày, Taliban đã chiếm được hầu hết các tỉnh lỵ của Afghanistan. Quân đội Afghanistan đã đầu hàng ở nhiều nơi mà không cần giao tranh.

Ngày 15/8, Taliban chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan, nhưng thung lũng Pandjir vẫn nằm trong tay Mặt trận Kháng chiến Quốc gia (NRF), thuộc phe Ahmad Massud, một lãnh chúa địa phương, lãnh đạo.

Cuối cùng, cho đến ngày 6/9/2021, Taliban đã tái chiếm Pandjir và kiểm soát toàn lãnh thổ Afghanistan. Nhưng giới chức quân sự Mỹ tiên đoán là tình trạng an ninh nội chính không thể ổn định trong lâu dài và nội chiến cũng có thể sẽ tái bùng nổ trong các phe nhóm trong ba năm tới.

Trong nhiệm vụ triệt thoái cho đến cuối tháng Tám, Lực lượng Hoa Kỳ lo bảo đảm an ninh cho phi trường Kabul. Nhưng vụ đánh bom hôm 26/8 khiến cho ít nhất 180 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ cho thấy một sự thật khác hẳn: Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chủ động khủng bố và đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

Sau gần 20 năm tham chiến, ngày 30 tháng 8, người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi đất Afghanistan.

***

Giống như hoàn cảnh Việt Nam, nhân dân và đất nước Afghanistan hoàn toàn đại bại và sẽ phải trả giá quá đắt cho những thất bại của Mỹ và của chính mình.

Hiện nay, Taliban trả trở nên dịu giọng ôn hoà vì nhu cầu khẩn thiết của Afghanistan là chính phủ mới cần được công nhận về mặt ngoại giao và viện trợ tài chính để tái thiết hậu chiến. Theo một ước lượng, số tài sản bằng tiền mặt của Afghanistan khoảng 8 tỷ đô la đang bị phong toả tại các ngân hàng Mỹ và định chế quốc tế. Taliban muốn được Mỹ và quốc tế giải toả để giải quyết nhu cầu tiền mặt hiện đang khan hiếm.

Ngoài ra, giới chuyên gia địa chất của Mỹ lương định là Afghanistan có tiềm năng vô cùng phong phú về các quặng mỏ than, khí đốt, đất hiếm, lithium, sắt, đồng và vàng và giá trị khai thác ước tính lên tới ba nghìn tỷ đô la. Chính phủ Taliban hy vọng rằng có thể nhượng quyền khai thác tài nguyên này cho Trung Quốc vì Trung Quốc có tiềm năng đáp ứng, đang có nhu cầu to lớn về nguyên liệu và điều kiện địa lý thuận lợi là lân cận.

Dù tài sản và tài nguyên phong phú, nhưng tương lai của Afgahanistan là mờ mịt. Lý do thật dễ hiểu. Afghanistan còn là một xã hội theo sắc tộc sơ khai, thiếu các thể chế nhà nước hiện đại, lực lượng an ninh hoạt động hữu hiệu, tòa án và các quan chức hành chánh có khả năng chuyên môn, và nhất là nạn tham nhũng đã hết thuốc chữa. Chính giới điều hành đất nước lạc hậu cũng chỉ là các lãnh chúa địa phương trong tinh thần cực đoan tôn giáo, nên họ cũng sẽ không mang phép lạ biến đổi Afghanistan thành một quốc gia văn minh, dân chủ và phú cường.

______

Bài liên quan:

Công dã tràng của Mỹ tại AfghanistanTại sao việc xây dựng quốc gia tại Afghanistan thất bại? — Trào lưu cuồng tín và khủng bố — Thánh chiến là một hình thức hiện đại để phản ứng tình trạng mất gốc — Năm sự thật về khủng bố