Đại cục bán nước

Phạm Đình Trọng

20-5-2018

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.

Cuộc xâm lược Biển Đông không diễn ra ở Biển Đông

Phạm Đình Trọng

7-5-2018

Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC (người chỉ tay). Ảnh: internet

NHƯ LÊ CHIÊU THỐNG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA QUÂN MÃN THANH VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM THẾ KỈ 18, NHỮNG NĂM THÁNG NÀY Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN ĐANG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA TÀU CỘNG THAM TÀN VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Tàu Cộng đã cướp biển Đông của tổ tiên ta trên công luận thế giới bằng hình vẽ lưỡi bò, lưỡi chó sói liếm cả biển Đông trên bản đồ Đại Hán.

“Ngọn cờ rũ xuống”

FB Mai Quốc Ấn

4-5-2018

Ảnh: Zing

“Ngư trường truyền thống” là tên một bộ phim tài liệu của Đài PTTH Quảng Ngãi. Bộ phim nói lên 1 điều: Giặc Tàu đã tấn công ngư dân ta trên chính ngư trường Hoàng Sa (lẫn Trường Sa)- những ngư trường chủ quyền- cũng là nơi chúng chiếm đóng bất hợp pháp.

Đất nước ta luôn “chập chờn bóng giặc” và Tổ Quốc này “bão giông từ biển” như lời thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bóng giặc phủ trên lịch sử Việt Nam phải tính bằng ngàn năm và bão giông từ biển bắt đầu từ ngày quần đảo Hoàng Sa thất thủ, nhiều đảo ở Trường Sa mất vào tay giặc: giặc Tàu!

Lo ăn mừng ngày “đại thắng mùa xuân” thì lấy cái cớ gì để kiện TQ ở Biển Đông?

FB Trương Nhân Tuấn

2-5-2018

Ảnh: internet

Hôm 26 tháng Tư thấy VOA có đăng bài “Trung quốc đang đẩy VN đến gần Tòa án Quốc tế?”. Bài báo nhắc lại việc TQ cho đặt các giàn ra đa “phủ sóng” ở các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa cũng như một số hoạt động của TQ như cho đua thuyền buồm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bài báo cũng nhắc lại điệp khúc của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao rằng : các hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, “trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Ông Hà Hoàng Hợp nhân vụ này có trả lời phỏng vấn: “Hướng duy nhất, theo tôi, là đưa ra tòa. Không có con đường nào khác cả”.

Cảnh sát biển Việt Nam đang ở đâu?

Trương Minh Ẩn

26-4-2018

Lại xảy ra một vụ cướp tàu cá Việt Nam của kẻ cướp Trung Quốc. Tàu bị cướp có số hiệu QNg 90046 TS, của ngư dân Trần Năm, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tối 22/04, sau khi tàu cập cảng Tịnh Kỳ, ông Năm đi trình báo cơ quan chức năng, rằng ngày 20/04, khi tàu ông đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, thì bị hai tàu Trung Quốc rượt đuổi rồi tông, sau đó kẻ cướp đập phá nát ca bin tàu và cướp tài sản, ngư cụ, gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Bàn một chút về đường chữ U 1951

Song Phan

26-4-2018

Mấy ngày nay trên các báo và trên net xôn xao vụ nhóm nghiên cứu Danling Tang (Đường Đan Linh), Yupeng Liu (Lưu Vũ Bằng), Xiaoguang Hao (Hác Hiểu Quang), Changxia Wu (Ngô Thường Hà), Sufen Wang (Vương Tố Phân ) và Yuwei Yin (Ân Vũ Uy) công bố bản đồ lưỡi bò liền nét mà họ cho là có thể giúp Tàu đòi chủ quyền ở biển Đông có cơ sở vững chắc và chính xác hơn.

“Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”

FB Trần Trung Đạo

25-4-2018

Ảnh: internet

Như hầu hết các báo và hãng tin lớn trên thế giới loan, theo nội dung bản tường trình lên Quốc Hội Mỹ, Đô Đốc Philip S Davidson, Tư lịnh các lực lượng hạm đội Hoa Kỳ (US Fleet Forces Command), thừa nhận “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”.

Các công trình quân sự gồm căn cứ, cảng, phi trường do Trung Cộng xây dựng đã hoàn tất và họ chỉ cần đưa phi cơ, tàu chiến vào vùng xung đột.

Theo Đô Đốc Philip S Davidson “Một khi chiếm đóng, Trung Cộng có khả năng mở rộng ảnh hưởng thêm nhiều ngàn dặm về phía nam”, “quân đội Trung Cộng có khả năng sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và đánh bại dễ dàng lực lượng quân sự của các phe tranh chấp Biển Đông”, “Nói tóm lại, Trung Cộng kiểm soát mọi tình huống ngoại trừ chiến tranh với Mỹ”.

Trường Sa!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-4-2018

Ảnh: internet

Phải đến Trường Sa, qua đảo chìm đảo nổi, qua con sóng lắc lư thân tàu, qua cái nắng cháy da cái nước biển đọng muối trên cánh tay, mới thương tha thiết biển đảo quê mình.

Thương Song Tử Tây bời bời gió, thương lá cây tra, thương hoa phong ba, thương trái bàng vuông. Thương cả mẩu san hô bé xíu đang bồi đắp cho đảo.

Qua Đá Nam, Đá Thị, Phan Vinh… thương những toà nhà màu vàng đậm sững sững giữa biển khơi. Thương cái màu xanh trong quanh đảo mà mấy anh hải quân gọi là hồ. Thương con ốc nhảy, thương con cá bò, con tôm hùm. Thương cả cây cầu nối liền hòn đảo nhỏ này hòn đảo nhỏ kia. Thương cái thè lưỡi của mấy con chó theo chiến sĩ canh gác.

‘Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật’

BBC

Bill Hayton

9-4-2018

Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo ‘đường chữ U’ được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton. STR/AFP/Getty Images

Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.

Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.

Giam Dân, Bán Nước

Lê Minh Nguyên

7-3-2018

Ngày 5/4/2018 Chính quyền CSVN đã kết án nặng nề 6 nhà tranh đấu ôn hoà của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) theo Điều 79 Bộ luật hình sự của họ về tội lật đổ: Ls Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế; Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế; Mục sư Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, 3 năm quản chế; Anh Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế; Cô Lê Thị Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế và Anh Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Cá Rồng Đỏ: Chính hãng Repsol bị TQ ‘gây áp lực’?

BBC

1-4-2018

Repsol là đối tác được Việt Nam thuê tiến hành các hoạt động thăm dò trong dự án Cá Rồng Đỏ, theo giới quan sát. Ảnh: Getty Images

Có nguồn tin nói trong diễn biến ở Biển Đông liên quan dự án Cá Rồng Đỏ, chính đối tác của phía Việt Nam là hãng Repsol đã ‘chịu tác động của Trung Quốc’ và đề nghị phía Việt Nam ‘cho tạm dựng’ dự án khoan lại, một nhà phân tích chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói với BBC hôm thứ Sáu.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Sinh kế của cư dân duyên hải Miền Trung hiện nay: Những thách thức và tác động đối với đời sống và văn hóa cộng đồng

Trần Đức Anh Sơn

29-3-2018

Nỗi đau thương của những người dân Đà Nẵng có thân nhân bị mất tích trên biển trong cơn bão Chanchu. Ảnh: Trần Tuấn (Báo Tiền Phong)

Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia biển, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, rộng hơn 1 triệu km(chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông), gấp 3 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. Cứ mỗi 100 km2lãnh thổ đất liền của Việt Nam thì có một km bờ biển, cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của thế giới.1

Mạng sống ngư dân và chủ quyền Việt Nam

Phạm Trần

29-3-2018

Đã có những bằng chứng Trung Cộng gia tăng áp lực ngư dân Việt Nam bỏ biển và đảng Cộng sản Việt Nam quy hàng Bắc Kinh ở Biển Đông từ đầu năm 2018 khi Chính phủ chỉ biết phản đối Trung Hoa bằng nước bọt.

Trung Quốc “bắt nạt” các công ty dầu khí trên Biển Đông như thế nào?

Luật Khoa

Cafe Luật Khoa

29-3-2018

Ảnh: internet

Sự kiện chính phủ Việt Nam dừng dự án Cá Rồng Đỏ, một dự án dầu khí quan trọng ở biển Đông, do áp lực từ Trung Quốc đang làm nóng lại các tranh luận về tranh chấp biển Đông tại Việt Nam.

Có thể điểm qua một số dữ kiện cơ bản của vụ việc:

Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Tư tưởng mãi quốc đang thời thịnh

FB Đỗ Ngà

28-3-2018

Thực sự những típ người thuộc loại quỳ gối leo cao trong chính quyền này đang chiếm tỷ lệ rất cao. Vì không minh bạch và chỉ xét lý lịch, điều đó tạo thành một tiền đề, đó là nó loại bỏ người ngay thẳng và người tài giỏi ra khỏi bộ máy nhà nước. Mà khi người giỏi và ngay thẳng vắng bóng, thì cuộc chơi trong môi trường chính trị là dành cho những level của thứ “nghệ thuật quỳ gối”. Thằng nào quỳ gối cầu xin đạt tới một trình độ thượng thừa, kẻ đó có triển vọng leo cao.

Chiến đấu bằng … phất cờ!

Lò Văn Củi

28-3-2018

Anh Sáu Nhặt vẫn là người ngồi sớm nhứt ở quán cô Tư Sồn, cùng với gương mặt chưa gỡ được bí xị. Bữa nay có xuất hiện trở lại của ông Thầy Lang vườn, bẵng lâu nay ông dìa quê… “lang chạ” với cỏ cây hoa lá, đó là cách nói của ông và ông nhìn nhiều thứ ra thuốc để giúp cho bà con cô bác. Bà con con cô bác kính nể kêu bằng Thầy, biệt danh Lang vườn, ông rất khoái, mặc dù có bằng bác sĩ Đông Tây Y đàng hoàng, ông hổng thèm xài như mấy cha nội háo danh, ghi tùm tum trên cạc-vi-sít, nào giáo sư, nào tiến sĩ, nào chuyên viên, nào… nào… nào… mà hổng ra cái giống ôn gì.

Điệp vụ Biển Đỏ: Ban Tuyên giáo đang bỏ trống lĩnh vực điện ảnh!

FB Nguyễn Ngọc Chu

28-3-2018

Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.

Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập bất phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.

100% ngu dốt hay 100% đã bán linh hồn cho giặc

Phạm Đình Trọng

28-3-2018

Tháng ba, năm 2018. Tròn 30 năm Tàu Cộng cướp được một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm tám bãi cát san hô, giết 64 người lính Hải quân Việt Nam trên bãi Gạc Ma.

Tháng ba, năm 2018. Người dân Việt Nam mang nỗi đau 30 năm mất một phần Trường Sa và kẻ hí hửng 30 năm cướp được một phần Trường Sa của Việt Nam đều có hoạt động tưởng niệm, ghi nhớ sự kiện lịch sử này, đương nhiên với hình thức khác nhau.

Bộ Văn Thể Du làm gián điệp cho Tàu?

LTS: Chuyện Trung Quốc mang chủ quyền biển đảo lồng vào phim “Điệp vụ Biển Đỏ“, có thể thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh. Sau khi bộ phim được trình chiếu rộng rãi ở VN, báo chí lên tiếng báo động, Bộ Văn hóa phản bác: ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ không liên quan tới chủ quyền biển đảo.

Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho rằng, những hình ảnh, âm thanh và lời thoại ở 36 giây cuối phim “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”, không có căn cứ để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ có liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo.

Lời thoại “Lãnh hải Trung Quốc” đó chính là quần đảo Trường Sa của VN mà Trung Quốc chiếm đóng và đang xây nhiều đảo nhân tạo. Thế nhưng, Bộ Văn Thể Du cho rằng bộ phim đó không có gì sai, và Bộ này đang tiếp tay, giúp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Phải chăng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam đang làm gián điệp cho Trung Quốc?

_____

Thanh Niên

Lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông!?

27-3-2018

Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi ‘lãnh hải Trung Quốc’ ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.

Việt Nam đang khôn khéo, mềm mại hay hèn nhát?

FB Đoàn Bảo Châu

25-3-2018

Việt Nam phải từ bỏ khai thác dầu do áp lực của Trung Quốc. Ảnh: internet

Bạn quyết định xây một cái chuồng gà trong sân nhà thì thằng hàng xóm gầm gừ đe doạ bảo nếu xây thì nó sẽ đánh bởi cái sân nhà bạn thực ra là của nó. Bạn quyết định tạm dừng vào tháng 7 năm ngoái, năm nay bạn định xây ở một góc sân khác, nó lại doạ, bạn lại dừng công trình, mặc dù đã đầu tư khá nhiều tiền. Bạn sẽ chọn giải pháp “khôn ngoan”, “khéo léo” tạm dừng. Vấn đề là thằng hàng xóm này quá to khoẻ, hôm nay bạn đang yếu hơn nó và có thể mãi mãi về sau bạn vẫn yếu hơn nó. Vậy bạn sẽ dừng vĩnh viễn công trình kia?

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp VN?

LTS: Trong khi lãnh đạo CSVN không dám đưa chuyện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, dạy cho các em học sinh, mà chỉ mới đưa chủ quyền hai quần đảo này vào chương trình địa lý, thì Trung Quốc không chỉ đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào sách giáo khoa dạy cho cho học sinh của họ, mà họ còn in trên bản đồ, in trên quả địa cầu, phổ biến khắp thế giới.

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa

Tuổi Trẻ

Trần Mai

23-3-2018

Khi đang trú gió ở khu vực Đá Lồi (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngư dân Đặng Tự kể chuyện tàu Trung Quốc áp sát cướp phá tài sản – Ảnh: TRẦN MAI

Chiều 23-3, tàu cá QNg 90045 do ngư dân Đặng Tằm làm chủ tàu kiêm thuyền tưởng và tàu cá QNg 90440 do ông Đặng Bi làm chủ tàu (cùng trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã về đến cảng Sa Kỳ trình báo với cán bộ đồn kiểm soát biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam ‘bỏ dự án Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông

BBC

Bill Hayton

23-3-2018

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: BAN DO DAU KHI VN 12/2016

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, tạm ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

Gạc Ma — Vòng tròn “bất tử” hay vòng tròn “bức tử”?!

Lê Thiên

23-3-2018

Sáng nay 23/3/2018, báo Nhân Dân có bài: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bài có đoạn:

Trả lời câu hỏi của phóng viên việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục ra thông báo điều chỉnh quy chế về nghỉ đánh bắt cá trên biển, bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982’.”

Không được quên

FB Lưu Trọng Văn

13-3-2018

Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Từ vùng biển Hoàng Sa, Trần Song Hải điện thoại cho gã: Trời xanh lắm anh ơi, sóng êm, những vòng hoa tưởng nhớ các anh hùng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa và Gạc Ma cứ dập dềnh trôi…

Hôm nay, những con tàu do Hải đóng mang tên con tàu Xanh đã đưa những vòng hoa tưởng nhớ những người con thân yêu bảo vệ Biển Đông nhân dịp 30 năm ngày 64 chiến sĩ ở Gạc Ma bị quân Trung cộng thảm sát.

Nhân nỗi đau Gạc Ma, bỏ ngay thói quen gọi nước ta hình chữ S đi!

FB Hoàng Hải Vân

12-3-2018

Ảnh: internet

Nếu nói nước Việt Nam ta hình chữ S thì làm gì có Gạc Ma, làm gì có Trường Sa, Hoàng Sa, làm gì có đảo to đảo nhỏ, làm gì có biển. Cho nên phải bỏ thói quen co thủ chỉ bám lấy đất liền mà gọi nước ta hình chữ S đi.

Bởi sự thật thì cái diện tích hình chữ S chỉ bằng chưa tới 1/3 diện tích đất nước Việt Nam ta. Tổ Quốc ta còn bao trùm tới 30% diện tích biển Đông nữa. Cha ông ta gọi nơi ta sống là “Đất Nước”, là đã chỉ rõ nước ta gồm có Đất và Nước. Đất ta có 331.689 km2. Biển ta có hơn 1 triệu km2, trên đó có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, dĩ nhiên là có Hoàng Sa và Trường Sa. Phía trên đất và nước còn vùng trời. Phía dưới đất và nước còn có lòng đất. Và còn hơn thế nữa…

‘Muốn giàu thì chơi với Mỹ – muốn làm đĩ thì đi với Tàu’

VNTB

Tâm Don

10-3-2018

Thủy thủ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và lính hải quân VN. Ảnh: FB USS Carl Vinson

Xung quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau: ít quan chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó, rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan, hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế?

Thông điệp “nối vòng tay lớn”

FB Trương Nhân Tuấn

8-3-2018

Ảnh: Báo Tổ Quốc

Bắc Kinh tỏ vẻ “không vui” khi hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại” chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ. Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ VN hiện hành. Nước mắt đổ xuống không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64 năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng CSVN làm mất đi. “Rừng núi VN” đang nối lại với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người, trong ngày mới”… không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn.

Việt Nam, con thuyền không bến

FB Trần Trung Đạo

7-3-2018

Tàu san bay USS Carl Vinson ở Đà Nẵng. Ảnh: internet

Chuyến viếng thăm Việt Nam bốn ngày của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và đoàn hộ tống hùng hậu đã gây nên nhiều tranh luận. Bỏ qua bên các tâm trạng xin quẻ, dâng sớ thượng nguyên, không ít ý kiến rất tích cực, thật sự thiết tha với tương lai đất nước.

Nhiều người mong USS Carl Vinson sẽ tạo nên lớp sóng phản hồi trong cuộc tranh chấp gần như thụ động, một chiều cha nói con nghe giữa Trung Cộng và Việt Nam. Sự hiện diện của USS Carl Vinson thể hiện chính sách cứng rắn của chính phủ Mỹ trên Biển Đông bất chấp đường lưỡi bò, lưỡi trâu do Trung Cộng vẽ. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông có khả năng cao hơn dẫn đến quốc tế hóa, và chỉ quốc tế hóa mới đem lại công bằng cho các nước nhỏ.