Lithuania công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nghiên cứu Biển Đông

16-7-2023

Ngày 5/7, một tuần trước khi chủ trì thượng đỉnh NATO 2023, Lithuania công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của riêng mình, trở thành nước Châu Âu thứ 6 có văn bản này (sau Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Cộng hòa Séc, nếu không tính bản của khối EU).

Vì sao phải chống “đường lưỡi bò”?

Trần Thanh Cảnh

9-7-2023

1- Nhìn trên bản đồ, cái đường lưỡi bò vô lý của người Trung Quốc tự vẽ ra kia là một cái sự cực kỳ láo toét với Việt Nam: Theo hình vẽ thì họ chiếm hết biển Đông! Bịt chặt hầu như mọi đường giao lưu với thế giới của chúng ta.

Vấn đề tẩy chay “Đường lưỡi bò”

Đặng Sơn Duân

6-7-2023

“Đường lưỡi bò” trở nên nóng bỏng với hai sự kiện liên tiếp liên quan đến sự xuất hiện của nó. Đầu tiên là phim Barbie sắp được công chiếu đã bị cấm ở Việt Nam. Kế đến là vụ lùm xùm liên quan đến công ty tổ chức show Born Pink ở Hà Nội. (Có lẽ tôi mới hạ phạm hay sao chứ tôi hoàn toàn xa lạ với hai cái tên này).

Diễn ngôn về Biển Đông: Và điểm dừng nào cho các cuộc tẩy chay?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

6-7-2023

– Bức ảnh bên dưới là bản đồ dùng cho mục “Hỗ trợ” (Support) của Công ty điện thoại thông minh Oppo – Trung Quốc.

Việt Nam cấm chiếu phim có bản đồ hình lưỡi bò là không hiệu quả

Trương Nhân Tuấn

5-7-2023

Vụ Việt Nam cấm chiếu phim Barbie tôi có ý kiến hôm qua. Theo tôi hành vi của Việt Nam về các vụ cấm chiếu phim (có bản đồ hình lưỡi bò) là không hiệu quả.

ASEAN dự trù tập trận chung ở Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

27-6-2023

Tôi chưa bao giờ đánh giá cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu ban đầu thành lập ASEAN năm 1967 là để chống cộng sản bành trướng, tức là để chống CSVN. Việt Nam thống nhứt đất nước 1975, gia nhập Hiệp hội năm 1995.

Mục đích Hiệp hội là giữ ổn định trong khu vực, không để Việt Nam sụp đổ theo khối XHCN đầu thập niên 90 thế kỷ trước mà việc này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ gây xáo trộn các quốc gia trong Hiệp hội.

Việt Nam xúi dân “bám biển” không phải là giải pháp

Trương Nhân Tuấn

25-6-2023

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam từ 25-30/6/2023. Ảnh trên mạng

Trên RFA có bài phỏng vấn các học giả Việt Nam về chuyện Tổng thống Philippines đàm phán với Trung Quốc về chuyện cấm đánh cá. Theo tôi thấy, hình như các học giả Việt Nam khá chủ quan khi đưa ra các nhận định của mình.

Trung Quốc thành lập lực lượng cảnh sát biển không giống ai, nhằm tìm kiếm sự thống trị các vùng biển châu Á

New York Times

Cù Tuấn, dịch

13-6-2023

Nhân viên Cảnh sát biển Philippines trên một chiếc thuyền bơm hơi đi ngang qua một tàu tuần duyên Trung Quốc gần một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông vào tháng Tư. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Tàu tuần tra trên biển của Bắc Kinh càng ngày càng giống tàu chiến hơn. Bây giờ các quốc gia khác đang cố gắng cạnh tranh với Bắc Kinh bằng các tàu hải giám lớn hơn của riêng họ.

Gót chân Asin

Nguyễn Thông

10-6-2023

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Lạc

Nguyễn Ngọc Tư

30-5-2023

“Đâu phải đất của mụ nội họ, mà chạy qua bày đặt thăm dò”, bà già nói thêm, rồi quạu quọ cắp giỏ đi chợ.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam: Ý đồ và Hậu quả quốc tế

Nghiên cứu Biển Đông

Hoàng Lan

26-5-2023

Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Trước đó, theo tin từ Reuters, tàu XYH-10 cùng loạt tàu hộ tống đã xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 8/5.

Tình hình Biển Đông: Việt Nam tiến thoái lưỡng nan

Trương Nhân Tuấn

28-5-2023

Ảnh: Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến và lá cờ No-U. Nguồn: No-U FC

Một thí dụ nhỏ: Vụ các bản đồ ghi tên Tây Sa và Nam Sa, trong dấu ngoặc đơn ghi tên China, làm gì nhà nước CSVN có tư cách “cấm” người ta phổ biến?

Tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Reuters

Tác giả: Francesco GuarascioAndrew Hayley 

Cù Tuấn, biên dịch

27-5-2023

HÀ NỘI/BẮC KINH, 26 tháng 5 năm 2023 – Trong thứ 6, ngà 26-5, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Việt Nam thúc giục các tàu này rời đi.

Tôi tiếp tục cảnh báo!

Tạ Duy Anh

16-5-2023

Suốt hàng nửa tháng nay, các báo lớn trên thế giới (Tạm chỉ tính bản tiếng Việt) đều đưa tin các tầu khảo sát của Trung Quốc, được hàng chục tầu “dân sự” bao bọc, liên tiếp áp sát và đi vào khu vực có các công trình khai thác, thăm dò dầu khí hợp tác giữa Nga và Việt Nam đang hoạt động.

Việt Nam có giải pháp nào cho tranh chấp Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

15-5-2023

Theo tôi, trước hết cần phân loại các tranh chấp theo địa lý. Ta có hai “vùng” tranh chấp: Vùng Hoàng Sa (HS) và vùng Trường Sa (TS). Ranh giới địa lý giữa hai vùng có thể là đường vĩ tuyến 12° bắc.

Giải pháp nào cho Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

14-5-2023

Thấy học giả Việt Nam lên truyền thông quốc tế “chém gió” thiệt tình sốt ruột. Tình hình nóng bỏng ở Biển Đông, Việt Nam cần các học giả, các giáo sư tiến sĩ… cho một “giải pháp” chớ không cần các lời “gió bay” hay các lời phân tích cao siêu.

Việt Nam thua Trung Quốc trong “cuộc chiến công hàm”…

Trương Nhân Tuấn

14-5-2023

Ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc, Việt Nam “im lặng”, không thể phản biện được các lập luận của Trung Quốc qua công hàm gởi Tổng thư ký LHQ ngày 17-4-2020.

Phát hiện cụm tàu Trung Quốc gần giàn khoan Nga ngoài khơi bờ biển Việt Nam

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, biên dịch

Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại Bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ngày 5 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Reuters

Ngày 10 tháng 5 (Reuters) – Theo hai nhóm giám sát cho biết, trong ngày 10/5 một tàu nghiên cứu của Trung Quốc được lực lượng bảo vệ bờ biển và gần chục tàu thuyền hộ tống đã đi vào một lô khí đốt do các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam điều hành, vốn là một điểm nóng tiềm ẩn khác ở Biển Đông.

Bắc Kinh mở nhà hàng lẩu trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa

SCMP

Tác giả: Laura Zhou

Cù Tuấn, biên dịch

3-5-2023

Nhà hàng lẩu Kuanzhai Xiangzi trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Weibo

Trung Quốc đã mở một nhà hàng lẩu trên đảo Phú Lâm, một phần của quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc phóng vệ tinh, tài liệu tình báo Mỹ

Đặng Sơn Duân

14-4-2023

Vụ Trung Quốc phóng vệ tinh một lần nữa thu hút sự chú ý đối với các hoạt động vũ trụ dày đặc của Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động hàng không và hàng hải ở khu vực. Nó cũng làm nảy sinh nhu cầu kiểm soát chặt chẽ và xem xét lại các cơ chế phối hợp về hàng không và kiểm soát không lưu quốc tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động vũ trụ.

1. Vụ Trung Quốc phóng vệ tinh

Sau những lo ngại về vùng cấm bay mà Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng ở khu vực phía bắc Đài Loan ngày 16.4, giới chức Đài Bắc hôm qua xác định động thái này liên quan đến hoạt động phóng vệ tinh thời tiết được lên kế hoạch từ trước của Bắc Kinh, chứ không phải là hoạt động quân sự, theo CNA.

Ảnh: Đặng Sơn Duân

Sở dĩ tin tức này trước đó gây xáo động trong khu vực bởi nó xuất hiện ngay sau khi Trung Quốc kết thúc 3 ngày tập trận xung quanh Đài Loan. Nhiều người đã lo ngại Trung Quốc có toan tính mới với việc lập vùng cấm bay, chẳng hạn như phóng tên lửa đạn đạo như cuộc tập trận vào tháng 8 năm ngoái.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin về vùng cấm bay được Reuters tiết lộ ngày 12.4, tôi đã xác định được nó có liên quan đến vụ phóng tên lửa vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc. Điều này sau đó đã được  giới chức Đài Loan xác nhận. Cụ thể, đây là vụ phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh thời tiết Fengyun-3G.

Điều đáng chú ý trong vụ việc này là giới chức Đài Loan đã phản đối thành công, buộc Trung Quốc phải rút ngắn thời gian áp dụng vùng cấm bay từ 3 ngày xuống còn 28 phút ngày 16.4.

Việc Trung Quốc áp dụng vùng cấm bay để thực hiện các vụ phóng tên lửa vũ trụ không hiếm. Nước này vẫn thường xuyên thông báo về các khu vực hạn chế ở Biển Đông hay vịnh Bắc Bộ để phóng tên lửa vũ trụ.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một bên công khai lên tiếng và gây sức ép buộc Trung Quốc phải rút ngắn thời gian. Không loại trừ khả năng việc tiết lộ tin tức cho truyền thông cũng nằm trong tính toán của Đài Bắc nhằm tạo dư luận quốc tế.

Sự vụ này cũng một lần nữa thu hút sự chú ý đối với các hoạt động vũ trụ dày đặc của Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động hàng không và hàng hải ở khu vực. Nó cũng làm nảy sinh nhu cầu kiểm soát chặt chẽ và xem xét lại các cơ chế phối hợp về hàng không và kiểm soát không lưu quốc tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động vũ trụ.

2. Biển Đông

Cục Hải sự tỉnh Quảng Tây ngày 13.4 thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận quân sự tại một khu vực ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 16 đến 30.4. Khu vực tập trận nằm bên phía Trung Quốc so với đường phân định ở vịnh Bắc Bộ. Cuộc tập trận dài ngày này bắt đầu vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 16.4.

Ảnh trên mạng

3. Philippines – Trung Quốc

Những ngày qua Trung Quốc đã có những phản ứng khá tức giận với liên minh Mỹ – Philippines. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân liên tục bày tỏ lo ngại nghiêm trọng và cực lực phản đối tuyên bố chung giữa hai nước. Diễn biến này không có gì ngạc nhiên khi Mỹ và Philippines không ngừng xiết chặt quan hệ dưới thời Tổng thống Marcos.

Các động thái gần đây của liên minh bao gồm:

– Manila công bố thêm nhiều địa điểm đắc địa cho Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường, cho phép Mỹ tiếp cận thêm nhiều căn cứ ở Philippines. Trong đó có các vị trí chiến lược ở gần eo biển Luzon giáp Đài Loan và khu vực Balabac gần quần đảo Trường Sa.

– Tuyên bố chung sau cuộc họp 2+2 giữa Mỹ và Philippines thẳng thừng chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi mặt, đặc biệt là quốc phòng.

– Trung Quốc cũng tỏ thái độ khó chịu trước việc Mỹ và Philippines hiện cũng tiến hành cuộc tập trận Balikatan lớn nhất từ trước đến nay.

Vì thế, không loại trừ trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ có động thái gây hấn để đáp trả Philippines ở Biển Đông.

4. Vụ rò rỉ thông tin tình báo của Mỹ

Tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ gây xôn xao dư luận những ngày qua tiết lộ một số thông tin liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Bình Dương. Các thông tin bao gồm việc Trung Quốc tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung xa Đông Phong 27 vào ngày 25.2, có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Điều này đã được tờ The Washington PostCNN tiết lộ.

Đây là một số thông thông tin hết sức đáng chú ý khác liên quan đến khu vực mà chưa được truyền thông quốc tế khai thác, dựa trên các tài liệu mà tôi tiếp cận được.

Cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan

Đặng Sơn Duân

11-3-2023

Hình ảnh vệ tinh ngày 10.4 cho thấy các nhiều tàu chiến Trung Quốc và Đài Loan bám sát và đối đầu nhau ở khu vực ranh giới của vùng tiếp giáp lãnh hải, ít nhất tại 5 địa điểm ở phía bắc, phía tây, tây nam và phía đông Đài Loan.

Việt Nam sẽ xích lại gần Mỹ đến mức nào để kiểm soát Trung Quốc?

SCMP

Tác giả: Laura Zhou

Cù Tuấn, biên dịch

9-4-2023

Joe Biden, khi còn là phó tổng thống Mỹ, bắt tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington ngày 7/7/2015. Ảnh của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Tóm tắt: Hà Nội đang được cả Bắc Kinh và Washington ve vãn trong cuộc chơi quyền lực khu vực của họ. Các nhà phân tích cho rằng hợp tác an ninh giữa Mỹ và Việt Nam sẽ phát triển nhưng vẫn có giới hạn.

Tình hình Đài Loan, quan hệ Việt – Mỹ, vụ rò rỉ tài liệu của Mỹ

Đặng Sơn Duân

8-4-2023

Nhìn chung, mức độ phản ứng của Trung Quốc vẫn chưa đạt mức nghiêm trọng như đối với chuyến thăm Đài Loan vào tháng 8.2022 của Chủ tịch Hạ viện khi đó là bà Nancy Pelosi.

Tàu Việt Nam, Trung Quốc chạm trán gần Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Sebastian Strangio

Cù Tuấn, dịch

29-3-2023

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Tóm tắt: Theo dữ liệu hàng hải, tàu Kiểm ngư Việt Nam và tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đến sát nhau trong phạm vi 10 mét.

Tóm tắt Hải chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988

Cù Tuấn

13-3-2023

Bản đồ chi tiết quần đảo Trường Sa. Việt Nam là quốc gia chiếm nhiều thực thể tại đây nhất, sau đến Trung Quốc. Đài Loan chiếm được đảo lớn nhất. Đá Gạc Ma có tên tiếng Anh là Johnson South Reef như trong hình. Ảnh trên mạng

Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.

Trên Biển Đông, tranh chấp lãnh hải sôi sục với việc đấu võ mồm qua radio

Reuters

Cù Tuấn, dịch

10-3-2023

Ảnh chụp từ trên không cho thấy đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng, được người dân địa phương gọi là Pag-asa, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông, ngày 9 tháng 3 năm 2023.

Khi một máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bay qua quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông hôm 9/3, một thông điệp được gửi qua sóng phát thanh yêu cầu máy bay này phải rời khỏi “lãnh thổ Trung Quốc” ngay lập tức.

Mỹ sẽ giúp Philippines khi Trường Sa bị tấn công?

Song Phan

4-3-2023

Bác Đinh Kim Phúc có status hỏi đại khái là, nếu Mỹ giúp Philippines khi các đảo ở Trường Sa do tuyên bố chủ quyền bị tấn công thì dựa trên cơ sở nào?

Biển Đông, chính trị và thứ gì trên hết?

Blog VOA

Trân Văn

14-2-2023

Tuần trước, ông Ferdinand Marcos Jr. (Tổng thống Philippines) đến thăm Tokyo và tại đó ông Marcos đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự với Nhật. Nguồn: Reuters

Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

Trần Trung Đạo

17-1-2023

Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối năm Nhâm Dần nhìn lại… (Phần 3)

Trương Nhân Tuấn

10-1-2023

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

III. Vấn đề Đài Loan và Biển Đông

Đối với Việt Nam, Đài Loan và chuyện tranh chấp Biển Đông là hai chuyện riêng biệt.