Việt Nam thua Trung Quốc trong “cuộc chiến công hàm”…

Trương Nhân Tuấn

14-5-2023

Ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc, Việt Nam “im lặng”, không thể phản biện được các lập luận của Trung Quốc qua công hàm gởi Tổng thư ký LHQ ngày 17-4-2020.

Thông qua nội dung công hàm ngày 17 tháng tư 2020 gởi Tổng thư ký LHQ, Trung Quốc “leo thang” trong ngôn từ, bằng những lời lẽ hăm dọa mà người ta có thể hiểu rằng từ nay Trung Quốc có thể sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo Trường Sa.

Sau đó một ngày, với quyết định của Bộ Dân chính, ngày 18 tháng 4 năm 2020, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai Khu nhằm kiểm soát lãnh thổ ở Biển Đông. Một là khu Nam Sa đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa (HS). Hai là khu Tây Sa đặt trụ sở ở đá Chữ Thập, một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (TS), chiếm của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988.

Tuyên bố thành lập hai Khu của Trung Quốc có ý nghĩa về pháp lý là “củng cố chủ quyền”. Vấn đề là việc củng cố chủ quyền HS và TS của Trung Quốc chỉ dựa lên những bằng chứng mơ hồ trong lịch sử, ngoại trừ công hàm ngày 10 tháng 9 năm 1958 của chính phủ VNDCCH. Trung Quốc cho rằng, qua văn kiện này, Việt Nam đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo HS và TS.

Theo lập luận của Trung Quốc, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc “Estoppel”, làm ngược lại những gì đã “hứa”, khi đem quân “giải phóng” Trường Sa ngày 4 tháng 4 năm 1975.

Việt Nam sẽ phải trả lời ra sao với Trung Quốc trong công hàm phản biện gởi LHQ những ngày sắp tới? (Việt Nam đã im lặng suốt hơn 3 năm khi đăng lại bài viết này. Tức là Việt Nam đã thua trong chiến tranh công hàm xảy ra ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ).

Khi nại công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, Trung Quốc đặt toàn bộ hồ sơ tranh chấp dưới ánh sáng của công pháp quốc tế.

Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng vắn tắt chỉ hai câu, nhằm đáp lời Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958 về chủ quyền lãnh thổ và hải phận.

Ý kiến các học giả “bênh vực” Việt Nam cho rằng công hàm 1958 có nội dung: VNDCCH “ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Trong khi Tuyên bố của Trung Quốc, nội dung điều 1 ghi rõ: “Lãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải lý. Điều này áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, các hải đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, đảo Bành Hồ và các đảo phụ thuộc, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa)…

Mục đích các học giả có lẽ nhằm “khoanh vùng” tranh chấp giữa VN và TQ vào nội dung 12 hải lý “hiệu lực của các đảo”.

Lập luận này có điều “nguy hiểm”. Trước hết mặc nhiên nhìn nhận công hàm 1958 của PVĐ có hiệu lực, dưới ánh sáng của luật quốc tế (mà lý ra phải phủ nhận triệt để và toàn diện).

Các học giả không thể “ghi nhận và tán thành” yêu sách của TQ, hiệu lực lãnh hải 12 hải lý ở tất cả các đảo mà TQ ghi rõ trong Tuyên bố, mà không nhìn nhận chủ quyền TQ ở HS và TS. Chính phủ VNDCCH không hề có một bảo lưu nào về điều này.

Theo tập quán quốc tế, thái độ “im lặng” của VN về HS và TS qua công hàm 1958 có nghĩa là VN mặc nhiên nhìn nhận (consentement tacite – implied consent) TQ có chủ quyền tại HS và TS.

Hiển nhiên, khi VN “nói ngược lại”, cho rằng TQ không có chủ quyền ở HS và TS, VN bị “estopped”.

Mặt khác luật về “thời hiệu” cho phép TQ điều chỉnh các “quyền chủ quyền” và quyền tài phán của quốc gia này, áp dụng từ năm 1958, theo tiêu chuẩn của Luật Quốc tế về Biển 1958, sao cho phù hợp với Luật Quốc tế về biển 1982.

Án lệ của Tòa Trọng tài thường trực 1998 giữa Yemen và Erythrée về chủ quyền các đảo trong Hồng hải, đặc biệt đảo Mohabbakah cho ta thấy điều này.

Chủ quyền các đảo trong Hồng hải được quyết định theo Công ước Lausanne năm 1923. Tất cả các đảo nào nằm trong vòng lãnh hải 3 hải lý của quốc gia thì đảo này thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Đảo Mohabbakah nằm ngoài giới hạn lãnh hải 3 hải lý. Nhưng sau đó luật mới về biển 1958 và 1982 cho phép các quốc gia mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tòa áp dụng nguyên tắc “thời hiệu”, phán rằng đảo này thuộc Errythrée, vì nó nằm trong giới hạn lãnh hải 12 hải lý của nước này.

Tức là TQ có quyền áp dụng Luật Biển 1982, mở rộng vùng biển, ngoài lãnh hải 12 hải lý, còn có 12 hải lý vùng tiếp cận lãnh hải, vùng Kinh tế độc quyền (ZEE – rộng 200 hải lý tính từ đường cơ bản), thềm lục địa (có thể rộng tới 350 hải lý)… cho tất cả các đảo cũng như bờ biển thuộc quốc gia họ.

Ngoài vùng biển phát sinh từ các đảo, TQ còn có các yêu sách về “biển lịch sử” (giới hạn theo bản đồ đường lưỡi bò).

Vì vậy việc “khoanh vùng tranh chấp” trong vòng 12 hải lý chưa chắc là thượng sách. Mục đích của TQ trong quá trình chinh phục các đảo HS và TS, ngoài mục tiêu chiến lược “mở rộng tầm ảnh hưởng của đế quốc”, còn có mục tiêu kinh tế là “vùng biển và thềm lục địa phong phú tài nguyên hải sản và dầu khí” ở Biển Đông.

Học giả VN cũng cố gắng phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng bằng các lý lẽ như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực, vì ông Phạm Văn Đồng không có tư cách pháp nhân, hay “vi hiến”, khi ra một văn bản có liên quan đến lãnh thổ.

Nếu ta xét công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế, phần nói về hiệu lực ràng buộc của các “tuyên bố đơn phương”. Ta thấy rằng các chức vụ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao… là những người có đủ tư cách đại diện quốc gia để ra một “tuyên bố đơn phương”, nhằm thể hiện thái độ, lập trường của quốc gia mình đối với một vấn đề quốc tế.

Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng thực chất không phải là một kết ước về lãnh thổ. Đây chỉ là chỉ là ý kiến của chính phủ VNDCCH trước quyết định của nước CHNDTH về lãnh thổ và hải phận của TQ.

Công hàm 1958 không phải là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

Ngay cả khi công hàm 1958 mâu thuẫn với Hiến pháp VN. Theo tập quán quốc tế, một tuyên bố đơn phương nếu đi ngược lại tinh thần hiến pháp của quốc gia tuyên bố, thì tuyên bố này vẫn có hiệu lực. Tuyên bố đơn phương không phải là một văn bản “hành chánh” thuộc phạm trù quốc gia mà là một văn bản thuộc phạm trù quốc tế (nếu đặt công hàm Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế).

Một văn bản hành chánh chịu chi phối của luật quốc gia nhưng một tuyên bố đơn phương (liên quan đến một vấn đề quốc tế) chịu chi phối của luật pháp quốc tế. Mà luật quốc tế có giá trị “cao” hơn luật quốc gia.

Ngay cả khi đặt giả thuyết công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không hiện hữu. Tức là khi TQ ra tuyên bố năm 1958, Chính phủ VNDCCH của ông Hồ chọn thái độ “im lặng”.

Quan sát sự việc theo tinh thần công pháp quốc tế, Tuyên bố đơn phương của TQ năm 1958 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ có ý nghĩa tương tự như Tuyên bố đơn phương về vùng “Nhận diện phòng không – ADIZ” ngày 23-11-2013.

Nếu các tuyên bố này phù hợp với tập quán quốc tế. Quốc gia nào không “bảo lưu”, phản đối các yêu sách của TQ. Tuyên bố tự động có hiệu lực.

Sự “im lặng” của chính phủ VNDCCH trong trường hợp này được đồng hóa với hành vi mặc nhiên nhìn nhận, một dấu hiệu “thụ động” của nguyên tắc “đồng thuận – acquiescement”. Thái độ “thụ động” này được khẳng định qua các tài liệu bản đồ, sách giáo khoa, bài báo v.v… cho rằng HS và TS (và vùng biển chung quanh) thuộc về TQ.

Yếu tố “thụ động” trong “đồng thuận” trở thành một sự “đồng ý hiển nhiên”, có giá trị pháp lý ràng buộc.

Làm như chưa đủ khó khăn, một số các học giả VN lại chủ trương VNCH và VNDCCH là “hai quốc gia” độc lập, có chủ quyền.

Điều này sẽ đưa hai thực thể VNCH và VNDCCH là “đối tượng” của công pháp quốc tế. (Đối tượng công pháp quốc tế là “Quốc gia – State – Etat. Ý kiến này đi ngược lại nội dung hai hiệp ước Genève 1954 và Paris 1973, mà VNDCCH là “một bên” ký kết. Theo đó nước VN duy nhứt, độc lập, thống nhứt ba miền).

Quí vị này vịn vào lập luận “người ta không thể nhượng cái mà người ta không có thẩm quyền – Nemo dat quod non habet”.

Thật vậy, HS và TS nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc kiểm soát của VNCH. VNDCCH không có thẩm quyền về lãnh thổ ở HS và TS. Tuyên bố của Phạm Văn Đồng vì vậy không hiệu lực pháp lý.

Điều này cũng xác định VNCHCH không có chủ quyền (cũng như không có yêu sách chủ quyền ở HS và TS).

Tức là, lập luận của TQ thể hiện qua công hàm 17-4-2020 là chính xác: từ khi lập quốc VNDCCH và TQ không hề có tranh chấp chủ quyền HS và TS.

TQ chiếm HS trên tay “quốc gia” VNCH. Quốc gia VNDCCH là “bên thứ ba”, tương tự như Mã Lai, Thái Lan v.v…

Các học giả dựa vào yếu tố “kế thừa lãnh thổ” giữa VNCH và chính phủ MTGPMN.

Quan điểm pháp lý của MTGPMN (và VNDCCH) là VNCH do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên. Chính quyền VNCH là “chính quyền tay sai”, tức là “ngụy”. Lý do hiện hữu của MTGPMN là “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”.

Các học giả biện luận rằng, sau 30-4-1975 các ghế đại diện VNCH ở các định chế quốc tế được thay thế bằng người của MTGPMN.

Điều này chứng minh rằng MTGPMN đã “kế thừa” danh nghĩa VNCH.

Vẫn câu hỏi “làm thế nào để kế thừa danh nghĩa VNCH, khi MTGPMN luôn cho rằng VNCH là “ngụy”, một thực thể tay sai do đế quốc Mỹ dựng lên”?

Không hề có việc “bàn giao quyền lực” giữa một chính phủ hợp hiến VNCH với đại diện MTGPMN ngày 30-4-1975. “Quốc gia” VNCH tiêu vong. Trên đống tro tàn VNCH khai sinh Cộng hòa miền Nam VN. Lãnh thổ và dân chúng của quốc gia VNCH trở thành lãnh thổ và dân chúng của quốc gia CHMNVN. Vấn đề là HS và TS là các đảo hoang, không có người ở thường trực, ngoài một số quân nhân VNCH.

Một số các đảo TS được quân miền Bắc “giải phóng”, vào cuối tháng tư và tháng năm 1975. Số phận các quân nhân VNCH đồn trú ở các đảo này xem như bị “mất tung mất tích”. Tức là mọi bằng chứng về việc thực hiện chủ quyền của VNCH tại TS đã bị xóa bỏ.

Chính phủ MTGPMN trong suốt thời gian hiện hữu không hề thể hiện lập trường khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS.

Ngoài ra toàn bộ nhân sự MTGPMN đều là đảng viên đảng CSVN. MTGPMN được thành lập do một nghị quyết của đảng CSVN.

Cả hai “quốc gia” VNDCCH và CPLTCHMNVN đều do đảng CSVN lãnh đạo. Yếu tố này, trên phương diện pháp lý, lập trường về chủ quyền HS và TS của VNDCCH và CPLTCHMNVN là “một”.

Lập trường nào của CHXHCNVN, sau khi “thống nhất đất nước”, nếu không phải là lập trường tiếp nối của VNDCCH?

Theo tôi, lập luận cho rằng có hai quốc gia VNCH và VNDCCH sẽ đưa VN vào “mê hồn trận” công pháp quốc tế của TQ.

VN khó có thể cãi với TQ bằng luật quốc tế về nội dung công hàm 1958.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. NHÀ THƠ NHÂN DÂN, Nguyễn Minh Tâm

    Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
    Thì giàn khoan kia chẳng có bất ngờ đâu

    Cái “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt”
    Cửa miệng phun ra…
    che hiểm độc ở trong đầu.

    Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
    Bản chất bá quyền trong giọt máu Trung Hoa
    Nên chẳng bao giờ họ là bạn cả
    Dù khi vui, cứ thoải mái hảo à…

    Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
    Lời cha ông còn vọng đến bây giờ
    Dặn cháu con hãy tỉnh mình cảnh giác
    Không được thả mình trong ngây thơ ngu ngơ…

    Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
    Sẽ thấy trong nụ cười có đủ cả nhu, cương
    Cái bắt tay có gọi là hữu nghị
    Cũng phải có khí phách hiên ngang của một kẻ can trường.

    NGUỒN MẠNG.

  2. HỌC GIẢ BÙI CHÍ VINH

    Thằng Triệu Lập Kiên, phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
    Diễu võ giương oai bằng cách đánh võ mồm
    Chúng ta không thương thuyết với bọn Tàu trong phòng máy lạnh
    Biển Việt Nam phải là của người Việt Nam

    Cha ông chúng ta đã đổ máu từ ngàn xưa mới có được giang san
    Mới có đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau hình cong như chữ S
    Mới có thềm lục địa hôm nay một cách rõ ràng
    Những hòn đảo trồi lên bằng xương thịt

    Chúng ta tẩy chay những cuộc đi đêm bán mình cho giặc
    Những thỏa thuận âm mưu làm thuộc địa thiên triều
    Nếu lịch sử lập lại tấn tuồng bọn vong nô Trần Ích Tắc
    Thì chúng ta cũng có thừa Trần Bình Trọng, Yết Kiêu

    Chẳng những tàu của giặc Bắc phương phải cút khỏi vùng biển thân yêu
    Mà cả nhãn mác “Made in China” cũng làm ơn cuốn xéo
    Chúng ta không cần thứ hàng “chệt” giá bèo
    Đất nước này ngọa hổ tàng long không thiếu

    Cút, cút sạch lũ bù nhìn giả hiệu
    Trả lại cho chúng ta Quang Trung hoàng đế anh hùng
    Bắc Bình Vương đi đến đâu đều bách thắng
    Lính Càn Long chạy về Lưỡng Quảng vẫn còn run !

    NGUỒN MẠNG

  3. NHÀ THƠ NHÂN DÂN.

    Thiếu tướng Lê Duy Mật,
    Không phải người hồ đồ,
    Vừa tiết lộ một ý
    Trong Thỏa Hiệp Thành Đô.

    Rằng vì lợi ích đảng,
    Đảng ta đã tự mình
    Xin thành Khu Tự Trị
    Của chính quyền Bắc Kinh.

    Bài viết trích văn bản
    Và ảnh chụp, khá to.
    Bài của ông thiếu tướng,
    Không phải người hồ đồ.

    Không thể nào tin nổi.
    Nhưng nếu đúng, thì đây
    Là tội ác cực lớn,
    Loại ngựa xéo voi dày.

    Tôi là con dân Việt,
    Có quyền biết thực hư.
    Yêu cầu đảng giải thích,
    Không một phút chần chừ.
    *
    Dân Đại Việt thà chết
    Bảo vệ đất nước mình,
    Không chịu làm nô lệ
    Cho chính quyền Bắc Kinh.

    Nếu thế, lại lần nữa
    Đổ máu người dân lành.
    Đảng phạm thêm một tội,
    Là gây ra chiến tranh.
    Nguồn Mạng.

  4. HỌC GIẢ Bùi Chí Vinh.

    Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !

    Nguồn Mạng.

  5. https://www.youtube.com/watch?v=Gy3pEpvD6kM
    HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trần Văn Bang

    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????
    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????
    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????

    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????

    https://youtube.com/shorts/BZrKs3FrHeI?feature=share

    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????

    https://www.youtube.com/watch?v=Gy3pEpvD6kM
    HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trần Văn Bang

    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????
    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????
    Kỹ sư TRẦN BANG là AI ?????


    Thời điểm Dầu sôi Lửa bỏng : Việt Sử Hiện đại lại đang tái sinh những Bậc Anh Hùng
    *********************

    https://www.youtube.com/watch?v=nbGV-MVfgec
    Beethoven’s Eroica Symphony
    KHÚC GIAO HƯỞNG ANH THƯ ANH HÙNG của Nhà soạn nhạc Đức Beethoven

    Giã từ khuôn viên đại học TRẦN BANG
    Chối từ chức Giảng viên tin xâm lăng
    Xung phong tình nguyện ra chiến tuyến
    Tạm biệt Hà Nội lên đường Cao Bằng
    Sông Thương đôi bờ ngăn giặc đối diện
    Lào Cai chiến trường ác liệt càng gia tăng
    Vị Xuyên – Lò Vôi Thế kỷ hai bên cận chiến
    Chiến binh Việt chiến hào dũng cảm TRẦN BANG
    Hết chiến tranh giã từ vũ khí xuất ngũ về lại
    Xung phong xây Công trình Thủy điện Trị An
    Tiên phong cùng Đồng bào Sài Gòn yêu Nước
    Xuống đường biểu tình trước Chợ Bến Thành
    Chống nhà nước Tàu hải tặc Biển Đông gây hấn
    Hóa thân vì Dân chủ & Nhân quyền: Nhà Đấu tranh
    Tránh đâu đàn áp thô bạo bè lũ vịt cộng bán Nước
    LÃ (Lê) thanh Hải HEO nọc cùng gia tộc lộng hành
    LỢN xề Trương Muội muội HEO NÁI Vạn Thịnh Phát
    TRẦN BANG – Người Đồng hành với Dân Đen Dân oan
    Cùng đi với gia đình Tù nhân Lương tâm trong tù ngục
    Cùng thuyền cùng hội với chiến hữu chối từ vinh danh
    Côn an côn đồ triệu tập bao vây cô lập triền miên liên tục
    Dù nặng Tuổi đời suy yếu vẫn không ngừng đấu tranh
    Mong Đất Việt Dân Việt Hạnh phúc Dân chủ Giàu mạnh
    Bên bờ Biển Đông quên lãng Nội chiến Quốc-cộng Sông Gianh
    Đúng gen di thể Dòng máu Anh hùng Trần Hưng Đạo
    Nghị gật nguyên việt kiều Pháp đâu rồi bớ Trần Hà Anh ???
    Lên tiếng cho Người em Bất khuất cùng Đại gia tộc
    Đại đoàn kết cứu Anh hùng TRẦN BANG ra khỏi tù nhanh !!!
    Hàng ngàn Tù nhân Lương tâm Lương tri trong ngục thất
    Bay ra Ngàn Thăng Long như Anh hùng Vệ Quốc Trần Kim Anh…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    vien.nguyen1952@gmail.com

    *** Bản giao hưởng thứ Ba còn mệnh danh là Eroica – Tiếng Ý nghĩa là Anh hùng là bản giao hưởng thứ ba của Beethoven sáng tạo từ lòng mến mộ Napoleon Bonaparte Nã Phá Luân

    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????

    https://www.youtube.com/watch?v=oVBgSnHvA-M&t=87s
    Vietface Của Chúng Ta | Joe Đỗ Vinh & Ngô Kỷ | Kết Quả Bầu Cử Giữa Kỳ 2022

    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????
    CHÍ SĨ NGÔ KỶ – KIỀU BÀO MỸ NGÔ KỶ là AI ?????

  6. TRÍCH

    Tuyên bố thành lập hai Khu của TQ có ý nghĩa về pháp lý là “củng cố chủ quyền”. Vấn đề là việc củng cố chủ quyền HS và TS của TQ chỉ dựa lên những bằng chứng mơ hồ trong lịch sử.


    Ngoại trừ

    Công hàm ngày 10 tháng chín năm 1958 của chính phủ VNDCCH.

    TQ cho rằng, qua văn kiện này, VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS.

    HẾT TRÍCH

    Đúng là thằng bán NƯỚC phạm văn đồng VẨU 37 năm làm TỂ TƯỚNG xứ VỆ nghe lời THẦY chí phèo hồ chí meo LẠI LÀ đệ tử ruột TAY SAI BÁN NƯỚC không văn tự của SƯ TỔ Mao Xếnh Xáng

    chí phèo hồ chí meo hạ lệnh thằng bán NƯỚC phạm văn đồng VẨU 37 năm làm TỂ TƯỚNG xứ VỆ ký CÔNG HÀM BÁN NƯỚC 1958 dâng HOÀNG SA – TRƯỜNG SA cho TÀU CỘNG Mao Xếnh Xáng

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây