Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, vừa lên tiếng “xin nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước” và “xin lỗi gia đình các nạn nhân của bốn vụ tai nạn đường sắt, xảy ra liên tục trong bốn ngày từ 24 đến 27 tháng 5” (1).
Quan hệ Triều Tiên – Hoa Kỳ đang làm cả thế giới như nín thở hồi hộp. Có cuộc họp thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapor vào tháng 6 này hay không. Không có! Rồi lại sẽ có; rồi có thể có. Và cuối cùng là vẫn sẽ có như đã định – ít ra là đến giờ phút này.
Có rất nhiều thứ mà ngay từ hôm nay, lãnh đạo đã vay của tương lai.
Đấy là nợ công, là thuế phí nặng nề, là một nền giáo dục rối rắm chưa lối thoát, là những Quốc lộ huyết mạch bị chặn lại thu BOT, là những bệnh viện quá tải chưa hạn định ngày thông thoáng, là những dòng sông bị lấp nhường chỗ cho cao ốc, là những con phố thành kênh sau cơn mưa, là những thỏa hiệp kỳ lạ khi ký tá giấy tờ, là những thương vụ mua bán công sản bất minh….
Trong bối cảnh đó, không thể phủ nhận nỗ lực của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi hết lần này đến lần khác cố vực dậy niềm tin, cảm xúc tích cực của nhân dân, cũng như công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tôi phải chờ đến hôm nay, sau khi nhận giải thưởng, ngủ một giấc ngủ ngon, thức dậy, nhìn lại mình cẩn thận, nghĩ về tất cả những chuyện đã và đang xảy ra…để tin rằng đây là sự thật, không phải giấc mơ. Tôi hoàn toàn không ngờ rằng mình được nhận giải thưởng lớn như thế. Bộ ngoại giao Na-Uy đã ủng hộ và tài trợ cho giải thưởng này.
Những việc tôi làm cũng rất bình thường, tôi chỉ là một NGHỆ SỸ dám hát lên những gì mình cảm thấy, dám viết những gì mình nghĩ, dám lên tiếng trước những bất công, sai trái, SÁNG TÁC mà không cần phải trải qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Có lẽ, những bài hát của tôi, từng lời hát, từng note nhạc…vì đã được vang lên từ trái tim này, đến từ những cảm xúc thật này, giờ đây, đang từ từ được lan tỏa đến những trái tim khác.
Lãnh đạo Trung Quốc đã định làm gì là làm đến cùng. Người Trung Quốc coi trọng việc dùng mưu và từng bước đi của họ rất bài bản, được bước một sẽ tiếp bước 2, bước 3, bước trước là bàn đạp cho bước sau và cứ thế mà làm. Họ phân tích rất kĩ tình hình chính trị của đối phương và sẽ lợi dụng những điểm yếu của đối phương để thực hiện mưu đồ của mình.
Có thể nói rằng Biển Đông đã trở thành ao nhà của Trung Quốc. Tất cả những hòn đảo được xây dựng với nhiều mục đích. Vừa quân sự hoá để trở thành những cơ sở quân sự, sân bay, cảng, trạm chứa nhiên liệu, trạm ra-đa và tôi tin rằng trong tương lai sẽ có những thành phố trên đảo, thành những trung tâm du lịch của người Trung Quốc.
“Anh chị đồng ý hay không với chủ trương VN cho nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm?”. Sau 24h, đã có hơn 1200 người tham gia trả lời trong một thăm dò bỏ túi trên FB Hoàng Linh. 96% nói không, 4% đồng ý. Tỷ lệ thuận – chống này thể hiện khá rõ tâm lý chung của gần tuyệt đại đa số người Việt trong thời điểm hiện tại đang lo lắng trước nguy cơ đất đai mất dần về tay ngoại bang, cụ thể là Trung Quốc.
Tôi nằm trong số 96% đó. Tìm, đọc xong nhiều lần Dự thảo LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC, mối sợ hãi phải “lưu vong tại chỗ” có dịu đi đôi chút. Chưa nghiêm trọng đến mức phải đánh đồng việc xem xét ra Luật đặc khu (gọi tắt) với chuyện cho nước ngoài thuê đất 99 năm, kéo theo hàng loạt nguy cơ lịch sử có thể làm thay đổi sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Và cũng không nghi ngờ gì, hình thành các đặc khu, nếu quy trình được vận hành hoàn hảo, quản lý tốt, có đủ quyết tâm cùng biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn đầu cơ đất, tránh hình thành nhóm tư bản thân hữu mại bản thu gom tài nguyên đất và bán lại cho nước ngoài để trục lợi thì chắc chắn, các đặc khu sẽ thật sự tạo nên những cú hích để phát triển kinh tế, qua đó ổn định lòng dân, ổn định chính trị, đưa đất nước đi lên.
Đặc khu là khu vực đặc biệt. Những ai từng quan tâm phim Hongkong thập niên 90 sẽ thấy cách hành xử giữa chính quyền với người dân và giữa người dân với nhau khá đặc biệt.
“Nói gì phải có chứng cứ đó nha. Nếu không là tôi kiện anh/chị/ông/ bà tội vu khống đó!” Câu thoại Việt ngữ giọng nhừa nhựa này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Người dân có thể nói với nhau như vậy và nói với đại diện chính quyền như vậy.
“Giá dịch vụ đào tạo” thay cho “học phí” của Bộ trưởng Nhạ nghe ra rất cởi mở. Tuy nhiên, mục tiêu của nó rất rõ ràng: Tăng thu !
Luật giáo dục không “trói” buộc trường tư về mức học phí. Điều 105 luật cho phép các trường tự đưa ra học phí, rất thị trường. Và các trường làm dịch vụ giáo dục thật sự, vẫn gọi “học phí” bình thường.
Không thể nào tiếp tục vờ như mắt bị mù, tại bị điếc, và miệng thì câm nín. Không thể nào tiếp tục quay lưng, ơ hờ, nhếch mép cười khinh bỉ rồi lướt qua được nữa.
Không thể. Không thể vì chưa khi nào tôi thấy chất lượng tư duy, hàm lượng tri thức trong phát ngôn của một bộ phận những người thuộc giới chính trị lại xuống cấp đến mức tồi tệ như hiện nay. Đi kèm với nó là những chính sách và hành động của những quan nhân cái gì cũng thừa, thậm chí thừa mứa cả sự trơ trẽn, nhưng lại thiếu hai thứ, đó là tri thức và tự trọng.
Các Uỷ ban tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu.
Tiếp theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5, sáng nay (30/5), Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.
Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ĐCS đứng trước ngưỡng phải thay đổi. Nếu theo dân chủ đa đảng như Liên Xô và Đông Âu thì phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với nhiều đảng khác trên vũ đài chính trị. Điều này có nghĩa là đất nước bẻ lái theo chiều hướng văn minh.
Sáng nay, khi tới Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để lấy hộ chiếu Việt Nam cho con gái chúng tôi, chồng tôi đã bị đe dọa bởi nhân viên sứ quán này. Họ đòi xé hộ chiếu của cháu bé (hiện mới gần 2 tuổi), và chỉ dừng lại khi chồng tôi nói nếu họ làm điều đó, chồng tôi sẽ gọi các cơ quan chức năng và truyền thông Pháp tới chứng kiến và bảo vệ công dân Pháp (cháu bé có song tịch) đang bị nhũng nhiễu, đe dọa.
Bây giờ chuyện giá hay phí không chỉ ở đường xá, mà đã và đang, sẽ là chuyện của trường học và bệnh viện nữa.
Không nói chuyện chữ nghĩa nữa, mà nói thực chất GIÁ hay PHÍ. Quan điểm của tôi là thế này:
1- Thưa anh Thể
Đường BOT Hà Nội – Lào Cai chẳng hạn. Nó là đường mới. Đường cũ vẫn có. Đi đường cũ không phải mua vé để bù cho đường mới. Đi đường mới phải trả khá tiền. Đắt sẽ ít người đi. Hợp lý sẽ nhiều người đi. Theo tôi BOT như thế không ai thắc mắc.
Điều đáng lo ngại nhất của Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là vấn đề liên quan mật thiết đến chủ quyền về lãnh thổ ở hai khía cạnh:
Một là, khả năng mất quyền tài phán của toà án trong nhiều trường hợp, vì luật này cho phép toà án nước ngoài có thể được lựa chọn để giải quyết trong một số tranh chấp với tổ chức và cá nhân người nước ngoài. Trong khi đó, chỉ có Trọng tài mới là cơ chế giải quyết tranh chấp mà do các bên lựa chọn chủ động theo Điều ước quốc tế hoặc theo thoả thuận của các bên tham gia giao dịch (lĩnh vực thương mại quốc tế, thuộc tư pháp quốc tế). Nhưng nay Luật Đặc khu lại cho phép các bên lựa chọn toà án để giải quyết tranh chấp. Đây là một vấn đề pháp lý nguy hại nghiêm trọng, vì một đất nước thì toà án là cơ chế (nhánh tư pháp) thể hiện quyền tài phán riêng biệt và duy nhất mà để khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Thế nhưng không hiểu lý do gì mà ta lại có thể coi đặc khu là một nơi được lựa chọn toà án của nước ngoài để giải quyết tranh chấp? Các nhà lập pháp có thực sự có nhận thức và tư duy đúng mực của một nhà lập pháp hay không? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào cho một cơ quan tài phán nào khác được phép xét xử các tranh chấp trên chính lãnh thổ của mình như vậy.
Quốc hội, chính phủ, các bộ trưởng và khá nhiều quan chức Việt Nam đang ủng hộ việc cho thuê đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc với thời gian 99 năm. Với tư cách công dân chưa hề phạm pháp, đóng thuế đầy đủ, tôi cực lực phản đối quyết định này.
Trước hết, phải nhắc lại rằng hình thức đặc khu kinh tế đã lỗi thời, ngày nay nó không còn là động lực thúc đẩy kinh tế nữa mà lại mang nhiều nguy hiểm cho chủ quyền của các nước áp dụng hình thức này. Các tập đoàn lớn của các cường quốc kinh tế không còn mặn mòi với các đặc khu của các nước chậm hoặc đang phát triển. Trên thế giới hiện nay, Trung quốc vẫn là nước rất tích cực hình thái này. Bởi mục đích của họ không chỉ thuần tuý kinh tế mà trong đó ngấm ngầm âm mưu chính trị.
Nhiều người vẫn thờ ơ và không rõ dự luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng thế nào với cuộc sống nếu được thông qua. Xin cho ngay ví dụ: Chỉ một tin nhắn của Ban TGTW, các báo gần như đồng loạt im lặng vụ Thủ Thiêm. Giờ tới dự luật An ninh mạng, các báo vẫn tiếp tục lặng im. Hiếm hoi có những tờ báo lên tiếng cảnh báo về việc các ảnh hưởng của dự luật này.
Để tìm hiểu vì sao Thanh tra Chính phủ lại có văn bản mật dừng Thanh tra dự án Thủ Thiêm, tôi đã nhiều lần chầu chực (như chó chờ xương) ở trụ sở Thanh tra Chính phủ để có câu trả lời. Thậm chí, tôi phải dùng “chiêu” võ rừng lôi tùm lum sai phạm ở cơ quan này rồi bêu ra chỉ với mục đích cho lãnh đạo phải quan tâm để tôi làm cho rõ nguyên nhân vì sao Thanh tra Chính phủ cố tình nhẹm đi vụ Thủ Thiêm.
Năm 1898, triều đình phong kiến Mãn Thanh sau hàng loạt các thất bại quân sự với Anh Quốc, đã nhục nhã ký kết cho thuê “Đặc khu” Hong Kong tới 99 năm.
Sự việc này được chế độ cộng sản Trung Quốc ngày nay coi là mối nhục to lớn của đất nước, “do bọn Phong kiến Mãn Thanh gây ra”. Họ đã nỗ lực bằng rất nhiều các biện pháp kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả việc gây sức ép bằng đe doạ chiến tranh, rồi cuối cùng mới đòi lại được Hong Kong sau đúng 99 năm thuộc về Anh Quốc (1997).
Nay song song với các hành động khẳng định toàn bộ biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc như:
Suy nghĩ của chúng tôi về đặc khu. Mong được lan tỏa. Từng tiếng nói góp thành sức mạnh.
99 năm không phải là thời gian quá dài của một dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta. Dân tộc có khoảng 50 vạn năm lịch sử. Tổ tiên của chúng ta đã có cuộc sống nguyên thủy hàng chục vạn năm trên vùng đất này. Việt Nam là chiếc cầu nối giữa châu Á lục địa và châu Á hải đảo.
99 năm cũng không phải là dài so với lịch sử văn minh của dân tộc Việt. Từ ngành trồng lúa nước sơ khai, người Việt đã xây dựng cho mình một nền văn minh rực rỡ từ phía Nam sông Dương Tử đến đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh.
Ngày xưa vua Đinh, vua Lê thương dân, lo an dân và quan tâm đến ngân khố quốc gia chứ không như ĐBQH Bùi Văn Phương chỉ biết làm nghèo, làm cạn kiệt ngân sách nhưng lại làm giàu cho Tập đoàn Xuân Thành và chẳng coi dân ra gì.
Vua nằm dưới đất chắc chẳng muốn cái dự án khỉ gió chảy qua, tiêu tốn quá nhiều tiền trong khi người dân nhiều nơi đang đói khổ, thiếu ăn.
Sau một thời gian im nặng trước bao ồn ào của ngành Giáo dục, Nhạ bộ trưởng vừa gây bão tiếp bằng cách đề xuất kiểu chơi chữ hết sức nươn nẹo học được từ anh Thả-cá-trê bộ GTVT: thay “học phí” bằng giá dịch vụ đào tạo.
Cho dù dùng câu chữ như thế nào thì bộ GD-ĐT và bộ GTVT đang nhắm đến việc THU TIỀN của dân chúng. Thay vì nói chuyện chất lượng của Giáo dục, của đường xá, tính hợp lý của việc thu tiền thì các vị ấy toàn đưa ra những thứ vớ vẩn gây ồn ào dư luận về câu chữ mà thôi.
Mấy ngày nay trong đầu tôi cứ quanh quẩn những suy nghĩ về cuộc đấu tranh ở Việt Nam nhằm đòi hỏi các giá trị về quyền con người, về môi trường, về kinh tế và về tự do chính trị. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã có những dịch chuyển lớn, có những phản kháng rộng khắp từ mọi giới để đòi hỏi những điều này trong xã hội, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đất nước gì nhiều. Các hội nhóm đoàn thể trong nước hoạt động rất yếu ớt. Hơn 150 tù nhân lương tâm thuộc nhiều hội nhóm khác nhau cũng như một số người hoạt động độc lập đang bị bắt giam. Những người còn tồn tại ở bên ngoài thì sống vô cùng bất ổn trong sự đe doạ chờ chực hàng ngày. Các phong trào được thúc đẩy từ cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không có nhiều gì mới, không tạo ra sự cuốn hút hay liên kết thực sự với trong nước. Về phía nhà nước, công cuộc đốt lò rầm rộ mang danh nghĩa bài trừ tham nhũng dần lộ ra là một cuộc thanh trừng phe phái nội bộ. Các quan chức thì vẫn hàng ngày thốt ra những câu ngu ngốc trên truyền thông. Và nhân dân thì vẫn è cổ gánh chịu đủ thứ tai ương từ việc cưỡng chế đất đai, từ môi trường ô nhiễm, từ thuế phí tràn lan và từ rất nhiều điều bất ổn khác của xã hội. Câu hỏi đặt ra là Tại sao? Bao giờ? Làm thế nào? Để những mong ước này của người dân thành hiện thực.
Bộ Giao thông – Vận tải đã chính thức cam kết sẽ bỏ hai chữ “thu giá” tại các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (1).
Cơ quan quản lý, điều hành lĩnh vực Giao thông – Vận tải “cúi đầu nhận tội” không phải do chỉ đạo từ Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, cũng không do yêu cầu của lãnh đạo nhà nước, đòi hỏi từ Quốc hội hay thúc ép của chính phủ mà từ nhân tâm và dân ý.
Một chính quyền dân chủ tiến bộ luôn có nhu cầu tìm hiểu, bắt mạch dư luận quần chúng rộng rãi, thăm dò nhận thức, nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh đường lối chính sách của mình cho phù hợp.
Tôi chưa bao giờ và cũng chưa khi nào đề cập hay viết về ông Đào Tấn Bằng cả. Đơn giản chỉ là vì tôi chưa… thấu rõ nguồn cơn “đối tượng” này. Nhưng thời gian qua, có facebook mang tên Nguyễn Hồng Thư – mà tôi ko biết là ai, là trai hay gái? Và một số Facebooker khác cứ hay tag qua Face tôi viết nhiều về sự nham hiểm, thâm độc của Đào Tấn Bằng.
Kể từ hôm nay, mọi tội lỗi sẽ được đổ lên đầu Bộ Y tế. Sau khi rút hồ sơ điều tra lại, VKSND TP Hòa Bình sẽ quyết định đình chỉ điều tra đối với BS Lương. Còn những công việc khác, như bồi thường thời gian giam giữ, xin lỗi… sẽ được “kính chuyển” cho Bộ Y Tế. Tôi không khỏi nhịn cười khi nghĩ đến cảnh ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế đến Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình xin lỗi BS Lương, xin lỗi bệnh viện…
Câu chuyện của cặp vợ chồng này chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện tương tự chúng tôi đã gặp ở những khu tái định cư của những dự án nhiệt điện ở mấy tỉnh miền Trung.
Phan Quang Minh, 37 tuổi, từng là một ngư dân còn vợ của anh là Đỗ Thị Thuận, 35 tuổi từng làm muối trên cánh đồng của gia đình. Để có đất cho dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, họ phải di dời đến khu tái định cư cách nơi ở cũ 20 cây số, nơi họ không thể tiếp tục làm nghề truyền thống của gia đình.
Bố của anh Minh cũng là một ngư dân và hai bố con thường đi đánh cá trên con thuyền bé của nhà. Để xây nhà trên khu tái định cư, họ phải vay thêm tiền ngân hàng. Nhà xây xong nhưng từ đấy cuộc sống của họ đi theo một lối rẽ khác. Minh đi làm thợ phụ trong những công trình xây dựng, công việc thất thường và bản thân anh cũng không có chuyên môn xây dựng nên thu nhập thấp. Vợ anh phải vào tp HCM bán vé số. Hai con để ở nhà ông bà nội nuôi và đưa đón các cháu đi học. Khu tái định cư rất xa trường học của các cháu và việc một người cả đời sống với biển như bố của Minh giờ phải loanh quanh ở nhà, chỉ đưa đón các cháu đi học bằng xe máy là một điều khó khăn.
Cách đây một tuần, bố của Minh đã thiệt mạng trong một tai nạn giao thông trên đường về nhà sau khi đưa cháu nội đến trường. Chị Thuận, vợ của anh phải về nhà làm đám cho bố chồng.
Chuyến đi của chúng tôi chỉ lướt qua 4 tỉnh miền Trung để có được cái nhìn tổng quan về những dự án nhiệt điện nên không có thời gian nhiều cho những cuộc phỏng vấn. Nhưng điều nổi lên rõ nhất là sự thiệt thòi đến phi lý của những người dân thuộc diện di dời của những dự án. Sự ô nhiễm môi trường của những người phải sống sát với những dự án nhiệt điện.
Có nơi, chính quyền địa phương dùng đủ mọi cách để bứng người dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thuyết phục chấp nhận giá tiền đền bù, doạ nạt đuổi việc người làm trong nhà nước nếu gia đình không chấp nhận ra đi. Sự căng thẳng bắt đầu ngay từ khi khởi công giống như với dự án nhiệt điện Quỳnh Lập, Nghệ An, khi khởi công đã phải huy động tới 600 công an để phòng sự chống đối của người dân.
Đành rằng sự phát triển cần sự đánh đổi, nhưng không thể bắt một số ít người dân phải hy sinh như thế được. Với những dự án lớn như các khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện thì ngân sách thu về hoàn toàn có thể được dùng để đền bù thoả đáng giá trị nhà cửa, đất đai của người dân, dạy nghề mới cho họ đến khi thành nghề để có thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tôi có hỏi chính quyền xã là các anh có nêu khó khăn của người dân lên trên không, họ lắc đầu bảo thấp cổ bé họng thì bên trên đâu có nghe. Tôi bảo “con có khóc thì mẹ mới cho bú”, các anh không nói, không đấu tranh thì bên trên biết làm sao được?
Hỏi xong thì mới chua chát nhớ ra là, đến Quốc hội, nơi được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi đại biểu đáng ra phải nói lên tiếng nói của dân mà cũng đầy loại nghị gật, nghị ăn theo nói leo, nghị xoa xuýt theo chính sách, nghị ăn hại với những phát ngôn vừa ngu xuẩn vừa vô tâm như Nguyễn Đức Kiên thì hy vọng gì. Không ở đâu, người dân cô đơn như ở Việt Nam.
Cùng với anh Minh, chị Thuận thì nhiều cặp gia đình gần đấy cũng có hoàn cảnh tương tự. Cũng là chồng làm việc vặt vãnh kiếm tiền từng ngày, vợ vào Nam bán vé số. Rõ ràng là sự yên ổn trong cuộc sống của họ đã bị cướp đi bởi những người làm dự án, những người có đầu để nghĩ đến lợi nhuận của dự án mang lại nhưng lại thiếu hẳn con tim mang sự thương cảm bình thường nhất với những người dân chịu thiệt thòi.
“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hay “Đem con bỏ chợ” ấy là cách làm chung của các dự án ở Việt Nam và nói cho đúng thì đấy là cách làm vô nhân đạo, tàn nhẫn của kẻ cướp.
Tôi biết rằng, nói về những điều này thì cũng chỉ như “ném đá ao bèo”, như “nước đổ đầu vịt” và tiếng nói của một phóng viên thì cũng chỉ như tiếng chiêm chiếp của gà con, nhưng không nói thì lòng ấm ức, nhưng đến bao giờ thì lòng mới khỏi ấm ức đây?