Cụ Tổng chủ trương “khai thác chung” với TQ ở Biển Đông!

FB Trương Nhân Tuấn

4-3-2018

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị vừa có chuyến thăm VN. Ảnh: internet

Khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng long trọng ký tuyên bố chung với Tập “đại đại” đầu năm 2017: “Việt Nam và Trung Quốc hai nước một cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai” thì chuyện “khai thác chung” ở Biển Đông là chuyện trước sau gì cũng tới.

Điều này “đã tới” ngày hôm qua 2 tháng tư 2018. Tân Hoa Xã đăng bài, BBC dẫn lại, tổng bí thư Trọng đề xuất “hai bên cùng phát triển, cùng khai thác chung… ở Biển Đông”.

Sau công an có đến quân đội?

FB Nguyễn Ngọc Chu

4-3-2018

LS Trần Vũ Hải nhận định ông Tô Lâm là nhà cải cách “âm thầm và hiện đại“. Ảnh: internet

Đất nước chúng ta đang trải qua giai đoạn ung nhọt toàn thân. Từ địa phương cho đến trung ương, từ cấp phường xã cho đến chính phủ, khắp các bộ ban ngành, không nơi nào không dày đặc ung nhọt.

CẢI TỔ BỘ CÔNG AN – BƯỚC ĐI CẦN THIẾT

Trên bình diện cấp Bộ thì Bộ Công an là một trong những Bộ chứa đựng nhiều ung nhọt nguy hiểm.

Bao giờ bầu chọn cảnh sát trưởng?

FB Trung Bảo

3-4-2018

Công an Việt Nam với thủy thủ tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: FB USS Carl Vinson

Nếu ai đã từng đến Mỹ trong dịp bầu cử sẽ thấy chức danh cảnh sát trưởng địa phương cũng được bầu chọn bởi người dân. Người được bầu chọn không nhất thiết phải là một nhà làm luật hoặc một cảnh sát lâu năm, đó có thể là bất kỳ ai với chương trình hành động có ích cho cộng đồng địa phương trong việc giảm tỷ lệ tội phạm, tăng trị an…

Bộ máy cảnh sát địa phương của Mỹ mà đứng đầu là cảnh sát trưởng chỉ có phạm vi pháp lý tại địa phương họ phụ trách, cụ thể là thành phố và tiểu bang. Vượt ra khỏi ranh giới tiểu bang đã có lực lượng cảnh sát liên bang. Do đó, người cảnh sát trưởng và rộng hơn là toàn bộ lực lượng cảnh sát không phải là lực lượng quân sự, được trang bị vũ khí nhưng do dân bầu lên nên họ chỉ được coi là lực lượng bán quân sự. Một người bạn từng làm cảnh sát của tôi nói sẽ rất vất vả làm báo cáo nếu nổ súng. Nhiều cơ quan liên quan sẽ đến điều tra xem việc nổ súng của nhân viên cảnh sát đó có hợp luật không. Người nhân viên (không phải chiến sĩ) cảnh sát đơn giản là một người hoạt động trong lĩnh vực công, như bất kỳ một nhân viên địa chính hay thuế vụ, với nhiệm vụ là giữ gìn trị an xã hội. Không có tá, không có tướng trong lực lượng cảnh sát. Cấp bậc đó chỉ dành cho quân đội.

Máu đã đổ tại sứ quán Việt Nam ở Malaysia!

FB Xuan Vuong Nghiem

3-4-2018

Anh chị em thành viên thân mến,

Ba năm qua, TVSQ đã cùng anh chị em đấu tranh với nạn lạm thu phí lãnh sự ở các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trên khắp thế giới. Chúng ta, những người sống ở nước ngoài và đang có mặt ở đây đã, đang và sẽ là nạn nhân của nạn lạm thu này. Những đồng tiền mồ hôi nước mắt, công sức lao động khổ cực đã phải trả cho nạn lạm thu này trong tức tưởi. Uất ức lên tận cổ, nghẹn họng không nói nên lời của những người lao động khổ cực mới kiếm được đồng tiền đó. Nhưng không còn dừng ở đó, không còn là mồ hôi nước mắt nữa, hôm nay mạng người đã ngã xuống, máu đã đổ tại sứ quán Việt Nam ở Malaysia!

Phò Đảng… khó!

Blog VOA

Trân Văn

2-4-2018

Dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: internet

Lẽ ra trong quý này, Bộ Giao thông – Vận tải phải tổ chức vận hành thử tuyến metro Cát Linh – Hà Đông nhưng bộ mới đề nghị chính phủ cho dời thời điểm thử vận hành tuyến metro đầu tiên của Việt Nam đến cuối năm.

Nếu Thủ tướng đồng ý với đề nghị vừa kể (gần như chắc chắn Thủ tướng không thể… lắc đầu) thì ba năm nữa (2021), Việt Nam mới có thể chính thức khai thác toàn bộ tuyến metro Cát Linh – Hà Đông (1)!

Đồng Tâm: Quân đội đào hào ngăn đất tranh chấp

BBC

2-4-2018

Khu đất 47,36ha phía Đông đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía tây mốc giới là đất nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, trong khi chính quyền nói đó là đất quốc phòng. Ảnh: internet

Tin cho hay quân đội kể từ hôm 26/3/2018 đã bắt đầu đào hào, phân định đất quốc phòng và đất nông nghiệp tại khu vực Đồng Sênh, tâm điểm của vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.

“Chuyến xe cải cách”

FB Mai Quốc Ấn

2-4-2018

Hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh” được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu ra tại Quốc hội vào đầu tháng 11/2017. Đến giữa tháng 11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận còn tình trạng này và có thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm lên cao ở các bộ ngành, các cấp.

Cá Rồng Đỏ: Chính hãng Repsol bị TQ ‘gây áp lực’?

BBC

1-4-2018

Repsol là đối tác được Việt Nam thuê tiến hành các hoạt động thăm dò trong dự án Cá Rồng Đỏ, theo giới quan sát. Ảnh: Getty Images

Có nguồn tin nói trong diễn biến ở Biển Đông liên quan dự án Cá Rồng Đỏ, chính đối tác của phía Việt Nam là hãng Repsol đã ‘chịu tác động của Trung Quốc’ và đề nghị phía Việt Nam ‘cho tạm dựng’ dự án khoan lại, một nhà phân tích chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói với BBC hôm thứ Sáu.

Tài xế bẻ lái cứu mạng 2 nữ sinh: Người Samaritan tốt

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

1-4-2018

Người Samaritan tốt – Good Samaritan

Yêu cầu tài xế đánh lái để không cán phải hai nữ sinh té xe phải bồi thường những thiệt hại không chỉ bất nhẫn, mà còn có thể gây hại cho xã hội. Nó vừa làm bất công cho anh tài xế, vừa khiến những người ngoài xã hội nhìn vào và đặt câu hỏi, “vậy có đáng cứu người không khi phải chịu thiệt hại như vậy“, vừa làm xấu đi những bài học mà người lớn sẽ dạy trẻ con. Suốt một thời gian dài, nhiều gia đình đã chọn dạy đứa trẻ của mình không cứu giúp người bị tai nạn giao thông vì những câu chuyện người cứu giúp bị gia đình nạn nhân hành hung vì tưởng nhầm là kẻ gây tai nạn. Câu nói “làm ơn mắc oán” là để mô tả tình cảnh trớ trêu đó.

Phiếm: Thành lập đội đặc nhiệm hot girl chống tham nhũng, nên chăng?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

1-4-2018

Hôm 19/3/2018 trên mạng đăng cuộc hội thoại mùi mẫn của một sếp lớn xứ Thanh với một hot girl kiểu “không trong sáng” làm dư luận xôn xao.  Ngay sau đó công an “vào cuộc” và tuyên bố, những tin nhắn đó là bịa đặt với dụng ý xấu.

Ông tướng đi tu

FB Đỗ Duy Ngọc

31-3-2018

Tui có thằng bạn học chung hồi lớp đệ thất, đệ lục. Hắn vốn ở quê ra Đà Nẵng học, quê hắn đâu ở trong Quế Sơn. Hắn tánh lầm lì, ít nói, học cũng chẳng khá chi lắm, nhưng cũng thuộc loại siêng. Hắn ngồi sau lưng tui, lại đi về cùng đường nên cũng hơi thân với nhau. Hình như ba hắn đi tập kết ra Bắc, hắn ở với mẹ trong căn nhà nhỏ trong hẻm đường Ông Ích Khiêm. Học được hai năm thì hắn bỏ học, mất tích. Nghe đồn hắn về quê tham gia du kích.

Ai là kẻ bán nước?

Blog RFA

VietTuSaiGon

31-3-2018

Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan tìm lại công lý, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí cừu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.

Thắng lợi bước ngoặt của dân làng Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-1-2018

Cụ Lê Đình Kình, biểu tượng của dân Đồng Tâm. Ảnh: Báo SGGP

Hôm nay, trong một diễn biến bất ngờ không báo trước, Quân đội đã triển khai lực lượng đào hào xây tường rào dọc theo mốc giới cũ phân chia đất quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và đất nông nghiệp của Đồng Tâm (đồng Sênh), theo đúng nguyện vọng lâu nay của bà con Đồng Tâm.

Động thái trên thực địa này của Quân đội chẳng khác nào xé vụn bản kết luận của Thanh tra Hà Nội vài tháng trước đây. Bởi lẽ, trong khi Thanh tra Hà Nội cho tới gần đây vẫn kiên trì quan điểm “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp” thì nay chính Quân đội lại vạch ranh giới, gián tiếp thừa nhận rằng họ chỉ quản lý một phần, chứ không phải toàn bộ.

Cuộc chiến tâm hồn

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-3-2018

Sau hàng loạt động thái có tính chiến tranh ngoại giao giữa Nga và các nước Âu châu cũng như giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ ngoại giao xám xịt, và quan hệ thương mại có phần u ám mà cộng đồng các nước châu Âu, châu Mỹ đã nhắm vào Trung Quốc trong mấy tuần qua… Điều này gây câu hỏi tò mò: Liệu có cuộc chiến tranh nào xảy ra? Và nếu có chiến tranh thì Việt Nam ra sao?

Chính quyền chính là vấn đề

FB Luân Lê

30-3-2018

Bàn về câu nói thứ nhất của ông Thủ tướng đương nhiệm. Rõ ràng là những người dân mơ hồ nhất cũng sẽ phải hiểu một thực tế khi nhìn vào là bản thân đã phải gánh nợ và là con nợ đích thực của những món nợ công do Chính phủ tạo ra. Người dân thì không thể tiêu pha hay có thể đụng chạm tới được một đồng của ngân sách, nên những món nợ của nhà nước do chính họ tạo ra do tham nhũng, chi tiêu vượt mức, đầu tư thua lỗ. Nhưng chính những người dân dù ở dưới đáy xã hội vẫn có trách nhiệm với những hành vi này của chính quyền. Chính quyền sử dụng tiền của dân và tạo ra nợ, nhưng người dân lại là người gánh vác chúng. Do vậy, chính phủ có thể sung sướng, nhưng các sự đau khổ thì người dân luôn hưởng đầu tiên.

Cuộc đấu tranh này là của người Việt Nam

FB Trần Trung Đạo

31-3-2018

Các thành viên của Hội anh em dân chủ. Ảnh: internet

Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến bằng súng đạn, đã chấm dứt. Ngày nay, Việt Nam có thể vẫn là mối quan tâm cho quyền lợi của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, nhưng sẽ không quan trọng đến mức họ phải mang Hạm đội Thứ Bảy đến để bảo vệ hải phận Việt Nam hay chuẩn chi nhiều tỉ Mỹ kim để thay thế chế độ CS độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay bằng một thể chế dân chủ.

Tiều phu về rừng – Kỳ 8: Ngôi nhà Đức Bảo và những ông bố

FB Nguyễn Văn Thọ

31-3-2018

Ngôi nhà Đức Bảo phố Hàng Bạc được phóng viên Hungary Rev Miklos chụp năm 1960. Nguồn: FB Nguyễn Văn Thọ

Mời đọc lại các kỳ 1-6. Kỳ 7 tác giả “không phổ biến, chỉ lưu hành nội bộ”.

Tôi phải tạm biệt Do Nguyen Mai Khoi trước khi kịp dự khai mạc giới thiệu CD để về Hàng Bạc, vì tôi muốn đến thăm bố vợ tôi ngay buổi tối đầu tiên ở Hà Nội, trước khi ông đi ngủ .

Hàng Bạc có thể coi là phố cổ đẹp nhất nhì Hà Nội, đã từng được hãng phim DEFA mượn vào mùa hè 1981 để quay bộ phim “Sonya‘s Report“, kể về cuộc tình của một nữ điệp viên cộng sản Đức ở Thượng Hải trước chiến tranh thế giới lần thứ II. Họa sỹ dựng cảnh Peter Wilde của Hãng DEFA sang Việt Nam từ 1979 để tìm hiểu và cuối cùng đã chọn phố Hàng Bạc và một phần phố Tạ Hiền để dựng lại cảnh Thượng Hải 1936.

Sân golf TSN muôn năm!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

31-3-2018

Những ngày cuối năm 2017 sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) bị tắc nghẽn quá thảm hại làm cho nhiều đại gia quân đội có quan hệ với lợi ích ở đây lo lắng. Hôm giáp tết năm ngoái tôi dự cưới ở nhà hàng 5 sao Himlam Palace của đại gia quân đội ở sân bay Gia Lâm, quanh câu chuyện những công trình thương mại hoành tráng cỡ nhất nước ở sân bay TSN và Gia Lâm, một sĩ quan đeo quân hàm đại tá nói trong sự lo lắng:

– Bình thường thì ai đụng đến các công trình của “quân ta” làm gì nhưng ở TSN thì các sếp cũng hơi bị lo vì dạo này sân bay tắc nghẽn quá mà dư luận lại cứ đòi thu hồi đất khu sân golf…

Thế nhưng, từ hôm 28/3/2018 khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết phương án mở rộng TSN về phía nam với bản đồ quy hoạch chi tiết (xem ảnh) thì tất cả các đại gia,sếp có sân golf, nhà hàng, khách sạn,chung cư trên 157,6 ha trong sân bay có thể mở sâm banh “nằm cao gối” mà ngủ, đón dòng lợi khổng lồ mãi mãi chảy vào túi hàng ngày.

“Người” tính đã hơn “trời tính?

Qua đây cũng chứng tỏ kế hoạch dài hạn dùng sân bay TSN kinh doanh của các đại gia quân đội là rất chuẩn xác.

Đó là vào cuối năm 2003 trong buổi đi giao ban của cục hàng không VN tôi nghe cán bộ bàn tán về thông tin chính phủ xúc tiến dự án Long Thành để sắp thay sân bay TSN… Chuyện chỉ thoáng qua chẳng có gì đặc biệt nên tôi cũng không để ý. Tuy nhiên đến năm 2007 thì có tin “rò rỉ” thủ tướng đã cho phép đại gia quân đội làm sân golf, nhà hàng, khách sạn trong sân bay TSN vì “sân bay sẽ chuyển về Long Thành…”. Trước đó, sân bay TSN và ngành HKVN đề nghị thủ tướng cho mở rộng TSN sang phía quân sự 30 ha đất nhàn rỗi làm 30 chỗ đỗ (vì sân bay quá thiếu chỗ đỗ, nhiều chuyến bay đến TSN phải bay vòng chờ hàng tiếng đồng hồ), lúc đầu thủ tướng OK nhưng phía quân sự “không thỏa thuận” rồi sau đó không hiểu vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại âm thầm cho họ lấy 157,6 ha đất làm sân golf.

Phát triển sang hướng nam những công trình xây thêm ở phía băc còn cách xa khu thương mại sân golf. Ảnh: internet

Dư luận ngành HKVN hồi đó rất phẫn nộ, nhiều người văng tục khi nghe thông tin vô lý này. Đến nay, tổng hợp tất cả các thông tin có thể hình dung ra kịch bản: Những năm 2000 giá đất sốt lên rất cao, các quan chức, đại gia quân đội bắt đầu “nhòm ngó” đến những khu đất vàng rộng mênh mông là các sân bay như Bạch Mai, Nha Trang, Gia Lâm, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Vũng Tàu… Từ đây các sân bay bị “chật trội, ô nhiễm” có nhu cầu phải chuyển ra xa thành phố hơn để lấy chỗ phát triển kinh tế “bảo vệ tổ quốc”. Hiện tại sân bay Bạch Mai, Nha Trang, Gia Lâm đã đạt mục đích riêng sân bay Cát Bi suýt bị thành phố Hải Phòng chuyển sang Tiên Lãng. Việc “suýt” này đã gây họa cho nông nhân Đoàn Văn Vươn (ĐVV) và vết nhơ bẩn khó rửa của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).

Trong giai đoạn 2008- 2010 giá đất còn cao, thành phố Hải Phòng có ý kiến đề nghị bộ GTVT chuyển sân bay Cát Bi ra Tiên Lãng (trong đó có phần nằm trên 40 ha đầm của ông ĐVV), sau đó được thủ tướng chính phủ đồng ý dù trong quy hoạch cảng HKVN đến 2030 vẫn do chính phủ phê duyệt không có chuyện đó. Năm 2009 huyện Tiên Lãng đã “rục rịch” đòi thu hồi đầm tôm 40 ha của ĐVV nhưng bị phản ứng, đuối lý họ dừng. Thế nhưng đến 2011 khi có thông tin chính thức sân bay Cát Bi chuyển về Tiên Lãng trong đó đầm tôm của ĐVV nằm trong diện thu hồi thì huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng kiên quyết cưỡng chế trái pháp luật đầm tôm (mà theo dư luận là để giao cho bà con cán bộ huyện, xã mà theo tính toán nếu khu đất bị thu hồi chủ nhân sẽ có hàng trăm tỷ tiền bồi thường) dẫn đến sự kiện nhục nhã của chính quyền Hải Phòng còn anh em ĐVV bị tù oan. Sự việc “nhùng nhằng” đến năm 2013 khi dự án chưa được thực hiện mà theo dư luận thì giá đất “down”(xuống) quá các đại gia, quan chức không “màng” nữa nên người ta đã chi 3.600 tỷ nâng cấp mở rộng sân bay Cát Bi.

Với sân bay TSN, Thủ tướng nay đã quyết phương án: Sân bay TSN chỉ được khai thác tối đa 50 triệu khách/năm và phát triển về hướng nam chứ không phải hướng bắc theo ý kiến các chuyên gia TPHCM và ngành HKVN như GS Nguyễn Thiện Tống, Nguyễn Trọng Sành, phi công Nguyễn Thành Trung, Mai Trọng Tuấn… Quyết định này dù vô tình, hữu ý, khách quan hay chủ quan thì khu thương mại sân golf của các đại gia sẽ tuyệt đối an toàn và khả năng quân đội mở rộng nữa các công trình thương mại vĩnh viễn ở TSN là rất cao. Bởi vì, nếu nhu cầu khai thác vượt 50 triệu thì bắt buộc phải xây đường băng thứ ba mà đã “chốt” chỉ dược 50 triệu trở xuống thì không có chuyện xây thêm đường băng, nghĩa là không bao giờ đụng đến 157 ha sân golf nữa. Khi TSN đã chuyển về Long Thành rồi thì nhu cầu mở rộng sân bay ở đây sẽ không bao giờ có nữa vì hoạt động quân sự ở TSN chỉ là chiếu lệ lèo tèo vài chuyến bay tuần, tháng lại còn có căn cứ không quân lớn ở Biên Hòa rất ít hoạt động bay cách đó chỉ hơn 20 km.

Những năm gần đây dư luận phẫn nộ vì sân bay TSN, cửa ngõ HK chủ yếu của quốc gia(Khách thông qua TSN chiếm hơn 50% toàn bộ các sân bay VN) tắc nghẽn thảm hại trong khi các đại gia quân đội chiếm đất QP kinh doanh còn các cơ quan, nhà khoa học, chuyên gia thì đã không biết bao nhiêu lần bàn bạc trong đó nghiêng về mở rộng sân bay sang hướng bắc để tận thu khu đất vàng 157,6 ha bị chiếm dụng trái phép mở thêm cửa ngõ cho sân bay ra hướng bắc… Thế nhưng, cuối cùng thì “trời tính không bằng người” tính ,và sân golf TSN muôn năm!

Trung Quốc quả là… tài!

Blog VOA

Trân Văn

31-3-2018

Ảnh: Reuters

Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có nhiều nhà. Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có một căn to hơn, đông người hơn và có vẻ khá giả hơn những nhà khác.

Bên cạnh căn dường như to nhất, giàu nhất xóm ấy là một căn nhà nhỏ. Dân trong xóm chú ý tới cả hai không phải vì sự khác biệt về mức độ bề thế, phát đạt giữa hai căn nhà – những khác biệt vốn xóm nào cũng có – yếu tố khiến thiên hạ bận tâm là quan hệ, cách ứng xử kỳ quái của hai chủ nhà, đặc biệt là chủ căn nhà nhỏ.

Không phải lá cải mà là lá ngón!

“Mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế? Còn mấy kẻ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế? Không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy”.

______

FB Vũ Kim Hạnh

30-3-2018

Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.

“Điệp vụ Biển Đỏ” chỉ là cái cây trong cả khu rừng

Luật Khoa

Nam Quỳnh

30-3-2018

Trung Quốc tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc qua phim Điệp vụ Biển Đỏ. Ảnh: internet

Nếu quá chăm chú vào những tranh cãi ồn ào về bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” như đang diễn ra tại Việt Nam, người ta dễ rơi vào cảnh nhìn cái cây mà bỏ quên cả khu rừng.

Đó là một trong những cảm giác của người viết sau khi tham dự một buổi thuyết giảng mang tên “Dressing-up the Dragon? Chinese media as ‘Soft Power’”, diễn ra tại trường Đại học Westminster tại thủ đô London (Anh) vào ngày 28/3.

Bài báo không được đăng về bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ”

FB Vũ Thanh Ca

30-3-2018

Ảnh: internet

1. Việc Trung Quốc đưa thông điệp chung chung qua phim ảnh: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay” cho thấy mưu đồ gì của Bắc Kinh?

Các nhà nghiên cứu trên thế giới đều hiểu rõ Trung Quốc đang dùng những chiến lược, chiến thuật nào để hợp thức hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Vì những tuyên bố chủ quyền của họ là trái với luật pháp quốc tế, chiến thuật của họ dùng là mập mờ, hay nói như dân gian “lập lờ đánh lận con đen”. Họ không tuyên bố rõ quy chế pháp lý của vùng biển phía trong “đường lưỡi bò” với hai lý do: 1) họ khỏi phải viện dẫn luật pháp quốc tế để chứng minh cho tuyên bố của họ, và 2) họ có toàn quyền phát ngôn tiếp về vùng biển này. Như vậy, hoàn toàn có khả năng trong tương lai họ có thể nói rằng vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” là “lãnh hải’ của Trung Quốc. Cái này không gây ngạc nhiên khi nó song hành với chiến lược “nói mãi, nói khéo léo kết hợp với sức ép về kinh tế, chính trị và quân sự sẽ giúp người ta dần chấp nhận những tuyên bố phi lý”. Về mặt phi lý thì người bình thường nào cũng biết là Trung Quốc có thừa. Không một người có lương tri, hiểu biết luật pháp quốc tế về biển nào lại có thể tưởng tượng ra việc Trung Quốc tuyên bố về các “quyền” của họ tại vùng biển bên trong đường “lưỡi bò” chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập: “cứ làm việc mình cho là đúng”

FB Tuấn Khanh

30-3-2018

Cuối tháng 3/2018, Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức tập hợp trí thức, thuần túy về văn học nghệ thuật đã tiến hành phát giải thưởng, lần thứ 3, kể từ khi thành lập đến nay.

Theo thông báo, thì giải thưởng cho năm 2017 có những điều rất thú vị. Nhưng thú vị hơn cả là những cuộc ngăn chận thô bạo đối với những người cầm bút. Có người bị an ninh đe dọa phải quay trở về nhà, có người thì bị đâm lủng bánh xe, rồi có người thì bị lùng nhùng đeo đám – công khai đến trơ trẽn. Thậm chí ban tổ chức 3 lần đổi địa điểm phát giải, cả 3 lần lượt bị cúp điện, cúp nước…

Sinh kế của cư dân duyên hải Miền Trung hiện nay: Những thách thức và tác động đối với đời sống và văn hóa cộng đồng

Trần Đức Anh Sơn

29-3-2018

Nỗi đau thương của những người dân Đà Nẵng có thân nhân bị mất tích trên biển trong cơn bão Chanchu. Ảnh: Trần Tuấn (Báo Tiền Phong)

Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia biển, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, rộng hơn 1 triệu km(chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông), gấp 3 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. Cứ mỗi 100 km2lãnh thổ đất liền của Việt Nam thì có một km bờ biển, cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của thế giới.1

Ngân hàng thúc ép đòi nợ người dân thảm họa Formosa, Chính phủ có thể ra tòa

FB Trịnh Anh Tuấn

30-3-2018

Đầu tháng 4 năm nay, sẽ kỉ niệm 2 năm thảm họa Formosa, chuyện mà phía chính quyền cộng sản tìm cách đánh tráo khái niệm và loại bỏ Formosa ra khỏi thảm họa đó bằng từ “sự cố ô nhiễm môi trường biển Miền Trung”. Họ sử dụng cụm từ này như một mệnh lệnh, kiểu như từ “tàu lạ” mà chúng ta nghe chục năm nay.

Đừng lập lờ đánh lận con đen

FB Nguyễn Quang A

29-3-2018

Ảnh: internet

1. Tuyên giáo ra sức tuyên truyền về xử các vụ THAM NHŨNG;

2. Toà án chả nói gì đến THAM NHŨNG mà chỉ xử tội CỐ Ý LÀM TRÁI GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG (một tội đã bị xoá khỏi luật hình sự).

3. Thế mà dân (kể cả nhiều trí thức) TIN SÁI CỔ rằng “Đảng ta” (hay ông đốt lò) chống tham nhũng cực kỳ! Thật đáng thương!

Nếu Tổng Bí thư anh minh thì ông Trọng thành tro

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2018

Trang 11 của báo Le Monde là trang quảng cáo. Cả chân dung ông Trọng lẫn bài viết của ông về “Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt – Pháp” thuộc dạng “cậy đăng” và tự nguyện trả phí. Ảnh: Diễn Đàn

Đợt công du “cấp nhà nước” của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN ở Pháp, Cuba vừa kết thúc và dư âm của đợt công du này vẫn đang làm dư luận Việt Nam rúng động.

Nguyễn Phú Trọng trên đất Pháp

FB Từ Thức

29-3-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Macron. Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc một viếng thăm gần như lén lút ở Pháp. Như thông lệ, những ký kết thương mại giữa một nước dân chủ với một nước độc tài chỉ là những buổi ký kết giao kèo kín đáo. Cả hai đều ngại phải trả lời dư luận về vấn đề nhân quyền, về chiến dịch đàn áp đối lập, các bloggers tàn bạo nhất ở Việt Nam từ khi ông Trọng nắm bộ máy Đảng, nghĩa là nắm toàn quyền ở Việt Nam.

Vì sao Ban nghiên cứu của thủ tướng Khải bị thủ tướng Dũng giải tán?

FB Lưu Trọng Văn

29-3-2018

Chân dung bà Nguyễn Thị Hiền. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Chiều qua, gã ghé thăm nhà hoạ sĩ Tuấn Dũng ở Võng Thị, hồ Tây để ngó… tranh. Đập vào mắt gã chân dung nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy và chân dung một người đàn bà.

Vợ tớ đấy. Nguyễn Thị Hiền, thành viên Ban nghiên cứu của ông Khải. Hình như chàng hoạ sĩ nổi tiếng yêu vợ muốn khoe vợ với gã, bèn vọng lên gác thượng: Vợ ơi!

Vài đẫn sau một người đàn bà ăn mặc tuềnh toàng, dáng vẻ nhà quê xuất hiện. Gã để ý, nụ cười chân chất, ánh mắt tinh anh.