Đôi chút về đất nơi “chốn lưu ẩn” của Hữu Ước

FB Trần Đình Triển

7-8-2018

Gần 2 ha đất nơi Hữu Ước đổ tiền hàng ngàn tỷ để xây dựng chốn lưu ẩn. Nguồn gốc là đất nông nghiệp của HTX, chuyển nhượng cho một vị công tác tại Hải quan sân bay Nội Bài. Vị này bị “vướng lưới” nhờ Hữu Ước gỡ ra. Quà ân nghĩa vị này “Đền ơn đáp nghĩa” cho Hữu Ước là 1/2 thửa đất này.

Những trang viết cũ về những ngày cuối tháng 4.1975

FB Đỗ Duy Ngọc

6-8-2018

Bỗng dưng tìm được những trang viết này trong một cuốn sổ. Cuốn sổ bị bỏ quên im lìm trong một góc tủ mấy chục năm. Tui cũng không còn nhớ mình đã viết những trang viết này. Những hàng chữ vội vã ghi chép lại những ngày cuối cùng của Sài Gòn. Đăng lại ở đây để nhớ về những giây phút chót của miền Nam, của một Sài Gòn đã mất tên.

“Kiếp Người” và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên (Kỳ 1)

Tuy Hòa

6-8-2018

Kỳ 1: Phó Tổng Biên tập ngủ với gái rồi tống gái vào tù!

Hữu Ước không phải một văn tài nổi bật, nhưng Hữu Ước viết tiểu thuyết thì rất đáng để quan tâm. Bởi lẽ, Hữu Ước có một cuộc đời đậm chất tiểu thuyết.

Chết trong đồn

FB Đỗ Cao Cường

6-8-2018

(Tôi viết là để tưởng nhớ những thân phận được mời lên đồn công an làm việc và bị chết một cách mờ ám …)

Trời mưa tầm tã, mưa thối đất thối cát, cứ thế này thì làm sao mà mang hàng đi bán được, bơ thối phân nửa rồi, mà không bán thì chỉ có nước chết đói, cứ cái đà này rồi sẽ phải ngủ ngoài đường, cuối tháng lão chủ trọ sẽ tống cổ mẹ con lão ra khỏi đây.

Nỗi nhục tự thân

FB Mai Quốc Ấn

6-8-2018

Tôi đi tìm hiểu về gạo an toàn, loại hướng đến hữu cơ và loại hữu cơ. Điều đầu tiên là nhu cầu tự thân bởi tôi cần những loại gạo tốt cho sức khỏe của ba mẹ, giới thiệu cho họ hàng, bạn bè,… Nhưng đi giáp vòng miền Tây xong về đến Sài Gòn thì bị… tạt một gáo nước lạnh.

“Em trai! Cả Việt Nam mình làm gạo hữu cơ không bằng một tỉnh Battampong của Campuchia nữa, tin không?”- đàn anh- một người dành cả thanh xuân làm ăn ở Cam, nói vậy. Anh kể vanh vách từng chính sách của Cam dành cho gạo. Anh nói về việc họ chú trọng chuẩn xuất khẩu ra sao. Và một điều cứ nghĩ đến là đau: Cùng xuất khẩu, gạo Cam có giá hơn gạo Việt.

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn

FB Phan Trí Đỉnh

5-8-2018

Cô Vũ Kim Anh và chiếc xe Lexus. Ảnh: internet

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh vụ án ô tô Lexus là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn – Vai trò của cháu đích tôn Tổng Bí Thư như thế nào?

Ông Nông Đức Mạnh ra tay, yêu cầu Trần Đại Quang cứu cháu mình khỏi vụ này, anh Quang đã hoàn thành nhiệm vụ và một mình anh vượt lên so với một dàn 12 người được phong từ Thiếu tướng lên Trung tướng trong cùng một ngày 25/4/2007. Anh vào Trung ương, anh vào Bộ Chính trị, anh lên Bộ trưởng…

Ngay từ khi vụ án xảy, ngày 14/2, vì đây là cái chết của một cựu cán bộ công an Cao Bằng và một Giám đốc doanh thương lớn và xảy ra ngay tại ngã tư Kim Mã – Vạn Bảo, trong khu vực của ngoại giao đoàn nên sức ép giải quyết vụ án rất nặng nề. Sở Công an Hà Nội đã lập chuyên án điều tra và điều động hơn 150 cán bộ và chiến sỹ công an vào cuộc. Cái chết đầy bí ẩn với cách giết người, phi tang dấu vết như một sát thủ chuyên nghiệp đã lôi cuốn Ban chuyên án và báo chí đưa sự hiếu kỳ của dân Hà Nội lên cao độ. Suốt 5 ngày từ 14/2/2009 đến 19/2/2009, các báo tại Thủ đô đều chạy tít về vụ án bí hiểm này.

Một số điểm mới tiến bộ của pháp luật hình sự

FB Ngô Ngọc Trai

5-8-2018

Một trong những điểm mới tích cực là Bộ luật tố tụng hình sự cho phép các nghi phạm được mời luật sư ngay từ sớm.

Trước đây theo luật cũ nhiều người gồm Giám đốc các doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng và các nghi can hình sự nói chung, mặc dù chưa bị khởi tố nhưng thường hay bị cơ quan điều tra triệu tập làm việc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình đang hiếp dâm nền kinh tế quái vật nhiều đầu!

Dân Luận

Nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

5-8-2018

Sau những màn quạt phành phạch bên cạnh bà Thủ tướng Đức Merkel tại G20 Hamburg, màn “cờ lờ vờ mờ” “Ma ze in Việt Nam”… và màn ngủ gục trước cử tọa hội nghị quốc tế ở Úc, người ta đã biết trình độ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra sao. Ngoại quốc cười Việt Nam tại sao để một anh hề vụng về lên ngôi báu. Trong nước thì anh hề nổi tiếng với mô hình nền kinh tế quái vật nhiều đầu! Mỗi đầu kéo đi mỗi ngã thế này thì bao giờ đoàn tàu kinh tế Việt Nam đến bến bờ phồn vinh, phát triển?

“Bỗng dưng phát đạt”

FB Mai Quốc Ấn

5-8-2018

Chú thích: Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Ảnh: Zing

“Tôi liều thật, nhưng “liều khôn” chứ không “liều khùng”! Đối với người này có thể là mạo hiểm, nhưng với người từng trải nghiệm thì đó không phải là mạo hiểm, vì mình đã tính trước được rủi ro.”- ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã nói vậy.

Thuốc trị tim lại đe dọa gây ung thư

FB Vũ Kim Hạnh

5-8-2018

TRỊ TIM “DÍNH” UNG THƯ, ĐIỀU MÀ CẢ THẾ GIỚI SỢ

Đài truyền hình Việt Nam vừa đưa tin (hơi muộn) về một điều gây chấn động giới y khoa và cả các bệnh viện ở Việt Nam cũng như các nước suốt tuần qua.

THUỐC TRỊ TIM LẠI ĐE DỌA GÂY UNG THƯ

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) yêu cầu thu hồi mọi dược phẩm có chứa Valsartan do Công ty Dược phẩm Huahai Chiết Giang (ZHP) Trung Quốc điều chế. Động thái thu hồi tiến hành sau khi EMA phát hiện hoạt chất Valsartan của Huahai chứa N-nitrosodimethylamine (NDMA), chất hóa học có thể gây ung thư.

Bộ Y tế Việt Nam sau đó đã lệnh dừng lưu hành 32 thuốc sản xuất trong nước và ngừng nhập khẩu 25 thuốc chứa valsartan có nguồn gốc từ công ty Huahai Trung Quốc. Thuốc trong nước bị thu hồi thuộc về 13 công ty dược. Các công ty này nhập khẩu valsartan từ Huahai về bào chế. Thuốc nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Ba Lan, Tây Ban Nha… Các nước này cũng dùng nguyên liệu từ Huahai để chế ra dược phẩm.

Dược phẩm và thực phẩm Trung quốc có chứa độc tố, chính người Trung Quốc đã quá quen với thông tin này, nhưng EMA nghiên cứu khá lâu và đưa cảnh báo với tất cả thận trọng. Tôi từng nghe một nhà quản lý bịnh viện kể là cách đây không lâu, một công ty dược lớn của TQ trúng thầu cung cấp thuốc cho Bệnh viện Chợ Rẫy mà không bác sĩ nào của BV kê toa vì bệnh nhân sợ hãi, phản đối.

VÀ HÀNG TỶ USD CHO VAY “HỢP TÁC PHÁT TRIỂN”

Thông tin này không thể không gợi nghĩ đến một “toa thuốc” cứu nhân độ thế mà “anh Cả của Thế giới” đang trao rầm rộ, cấp tập cho các nước nghèo và đang phát triển. Toa thuốc bổ liều mạnh đó có tên “Một Vành Đai & Một Con Đường” (Belt and Road Initiative, BRI) là tên một chương trình hợp tác phát triển, đến nay đã có 70 quốc gia tham dự, với số dân lớn bằng 65% dân số toàn cầu, nhưng theo báo chí quốc tế quan sát thực tế thì… nhiều điều “nói dzậy mà hổng phải dzậy”.

Trung Quốc đang bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la, mời gọi các quốc gia thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ( mục đích công khai là phát triển giao thông và thương mại để thúc đẩy kinh tế) mà không cần điều kiện như các ngân hàng và cơ quan cấp viện quốc tế khác. Theo thời gian, người ta thấy dần lộ diện hai yếu tố độc: nạn tham nhũng và nợ công.

Chỉ hợp tác với chính quyền, không hợp tác với các công ty tư nhân và tuyệt đối cấm cửa giới truyền thông. Một chiến thuật khác là công trình phải do công ty xây cất và công nhân TQ thực hiện. Vừa giải quyết nạn thừa dư công nhân khi họ chuyển sang SX công nghệ cao, vừa chuẩn bị tiếp quản luôn, nếu chủ nhà thất bại, trao toàn dự án, thật là 1 công đôi việc.

Đã xuất hiện những ví dụ nhãn tiền: Hải cảng Hambantota của Sri Lanka, nhận vay của TQ mà không đủ tiền trả nợ liên tiếp nhiều năm, đến năm 2017 chính phủ Sri Lanca phải nhường việc quản trị hải cảng cho công ty xây dựng Harbor Engineering Company của Trung Cộng, với gần 4,000 mẫu (ha) đất, và thời hạn 99 năm, và TQ cũng được quyền khai thác 69 km vuông đất đai chung quanh.

Còn ở Myanmar, người dân đang tranh luận về việc cho TQ xây dựng và khai thác cửa biển đáy sâu ở Kyaukphyu, phía nhìn sang Bangladesh và Ấn Độ. Bắc Kinh muốn bỏ ra $7.3 tỷ xây dựng cảng nước sâu ở đây trong đó công ty TQ CITIC sẽ đầu tư 70% , lấy quyền khai thác hải cảng trong 50 năm. Các chuyên gia cho rằng ý định TQ là thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Kyaukphyu đi qua Myanmar lên tới tỉnh Vân Nam TQ, cung cấp 10% tổng lượng dầu nhập của TQ và còn quan trọng hơn là có thể mua thẳng dầu từ các nước Trung Đông mà không cần đi qua eo biển Malacca của Singapore (mà Hải Quân Mỹ dễ kiểm soát).

Một minh chứng quen thuộc là: Đặc khu Boten (Lào) ở gần vùng Ba Biên Giới Lào, Thái, Myanmar, nhượng cho TQ thời hạn 65 năm. Bên trong, toàn nhà cửa nguy nga, casino bậc sang quốc tế, khách sạn bốn sao, nhà hàng ăn, hàng quán đầy đường… tất cả đều của người Tàu, mọi bảng hiệu, giao thiệp, buôn bán chỉ bằng tiếng Tàu, xài đồng tiền Tàu; ăn mặc, đi đứng, nói năng y chang ở Quảng Đông, Vân Nam… người Lào chỉ được vào nếu được TQ cho phép.

Một cuộc biểu tình của dân Sri Lanca phản đối dự án Cảng nước sâu Hambantota. Ảnh trên mạng

Một năm công khai các bản án – Không như Chánh án mơ

Luật Khoa

Trần Long Vi

5-8-2018

Ảnh: Báo Thanh tra

Hơn một năm trước, Chánh án Toà án Nhân dân Tối Cao, Nguyễn Hoà Bình, đã làm một việc hơn hẳn những người tiền nhiệm khi khai trương một trang mạng để người dân có thể đọc các bản án, quyết định của các thẩm phán.

Việc cho người dân đọc các bản án, tài liệu của toà án là chuyện đương nhiên ở rất nhiều nước dân chủ, nhưng đối với ông Bình thì “đây là một quyết định rất dũng cảm của TAND Tối cao”.

Trường năng lượng của bộ trưởng Nhạ

FB Hoàng Linh

5-8-2018

Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ

Một ngày cuối tuần của bộ trưởng bộ GDĐT được sử dụng như thế nào giữa tâm bão khủng hoảng của ngành giáo dục về một kỳ thi gian lận tồi tệ? Báo Tuổi Trẻ đưa tin bộ trưởng Nhạ ngẩng cao đầu, cười tươi cho thấy tâm trạng rất thoải mái khi đến tận ĐL dự khai trương một trường tư thục.

Biếm: Máy bay rơi nhưng thiệt hại về người không nhiều lắm

FB Phan Chi

4-8-2018

Ở nước nọ, chuyện chạy điểm và sửa điểm xảy ra như cơm bữa, thành thông lệ và đều như xỉa răng.

Thạc sĩ chống tham nhũng

Từ Thức

4-8-2018

Tôi nằm vuốt râu (mặc dù không có sợi râu nào), tính toán thế này: ngon nhất là nên mua cái bằng thạc sĩ chống tham nhũng nhà nước VN sắp cấp phát. Những bằng cấp khác, do các lò ấp tiến sĩ, giáo sư quốc doanh cấp, hay mua được, chỉ có tiếng, không có miếng.

Đi làm xe ôm, hay bán nước mía, dù có đưa danh thiếp tiến sĩ, hay giáo sư, khách nó cũng không chi thêm đồng nào. Có tiếng, chưa chắc là tiếng thơm; còn bị chúng chửi nếu ăn nói ngớ ngẩn, hay muối mặt vuốt đuôi bọn quyền thế để kiếm cơm.

Cái bằng thạc sĩ tham nhũng, xin lỗi, chống tham nhũng, nên có, vì phong trào tham nhũng lên cao, chắc chắn sẽ được trọng dụng. Không phải loại bằng cấp chỉ để treo trên tường hù bồ nhí.

Chính quyền dứt khoát trị tham nhũng để cứu dân. Bác Trọng nói “không nắm được tư tưởng, tình cảm của dân, sẽ mất dân”. Tới nay, Đảng chỉ nắm được đầu dân: thằng nào nghĩ ngợi, ăn nói lôi thôi, không đúng quy trình, là nắm tóc lôi nó vào tù.

Bác Trọng không muốn mất dân, đã đi khắp nước, tìm hiểu dân nghĩ gì, và khám phá ra, lạ thật, dân ghét tham nhũng. Dân ta vốn thờ ơ, thấy nó ăn cắp của công, chỉ chép miệng, rồi bỏ qua. Có khi còn ghen nhà nó tốt phúc, có mả chôn hàm rồng.

Cái thờ ơ đó lung lay, vì ăn hết của công, nó mò sang của tư. Thấy mảnh đất, miếng vườn, ngôi hộ nào vừa mắt, là kéo lâu la tới cướp. Nghĩa là đụng chạm tới rất nhiều người, kể cả những người đã còng lưng, đổ mồ hôi, đổ máu đưa nó lên làm vua, làm cha thiên hạ. Số dân oán lên cao ngang với số dân oan, nghĩa là rất đông.

Sự thực, phải công bình mà nói, chuyện cướp đất, cướp nhà là chuyện do phản động dựng đứng lên. Không có chuyện cướp, chỉ có chuyện mua, bán. Mua một thước đất 1 trăm, 2 trăm ngàn, ngủ một giấc, bán 6 hay 10 triệu. Đó cũng là nguyên tắc thương mại, buôn bán phải có lời.

Đảng nói không có tham nhũng ở VN, nhưng vẫn quyết liệt bài trừ tham nhũng. Bằng chứng là những anh ăn trộm vài trái bắp, vài củ khoai, con gà, đã bị kết án tù nặng.

Tóm lại, có bằng thạc sĩ chống tham nhũng sẽ có đất dụng võ. Chỉ cần gõ cửa một đại gia, hỏi nhẹ: đồng chí làm lương mỗi tháng hai, ba trăm đô la, làm ơn chỉ dùm, làm cách nào xây nhà hàng chục triệu dollars, sống như vua dầu lửa. Khối anh rét.

Vấn đề là ở VN ngày nay, nếu không phải là đảng viên, không hy vọng gì ngoi đầu lên được. Dù bằng cấp cùng mình, bằng giả hay bằng thiệt.

Có cái bằng không đủ, phải chạy tiền mua thẻ đảng. Sau đó, phải chạy tiền mua chức tước. Một chỗ lái máy bay 20 ngàn đô. Nhưng cũng chỉ được lái máy bay dân sự. Đừng mơ tưởng chuyện lái phi cơ chiến đấu, tắt máy, đứng trên mây, chờ địch tới, xông ra, hạ hàng chục máy bay địch , để trở thành anh hùng cho cả nước bái phục.

Chi đủ cửa, nếu loạng quạng, sẽ mất cả chì lẫn chài, nếu vài tháng sau, nhà nước tuyên bố nghỉ chơi, không chống tham nhũng nữa, vì thằng ăn trộm gà cuối cùng đã đi tù, và nên nhân đạo với những đồng chí đã lỡ biển thủ hàng trăm ngàn tỷ, và không nên vi phạm đời tư của đảng viên, vì Đảng là dân, và VN là quốc gia gương mẫu về dân quyền. Bác Trọng đã từng nói, soi mói vào đời tư của người ta là chuyện rất tế nhị. Về sự tế nhị, Đảng ta là thầy thiên hạ.

Bộ giao thông cũng vừa thề sống chết là không hề có chuyện hối lộ trong hàng ngũ Cảnh Sát Giao Thông. Chuyện các đồng chí chận xe, đòi phạt về việc vượt đèn đỏ (hay đèn xanh), chuyện chạy quá nhanh (hay vừa phải) nếu không tự nguyện biểu lộ lòng ưu ái với nhân viên công lực, cũng là chuyện bịa đặt của bọn phản động.

Suy đi tính lại, chưa chắc bỏ tiền ra mua bằng thạc sĩ chống tham nhũng là một cách đầu tư lý tưởng.

Ba mươi sáu chước, cuối cùng, đi theo đường cũ như các anh lớn trong Đảng, vẫn chắc ăn hơn: tiền bạc thối móng tay kiếm được, cứ xây dinh thự sống cho thoải mái, để có sức làm đầy tớ dân; gởi ngân hàng ngoại quốc, mua nhà ở Paris, London, Cali, Sydney, những nơi sớm muộn gì cũng có ngày văn minh, giống như các thành phố VN. Mua nhà ở những khu sang trọng nhất, ở nước ngoài, cũng là một cách can đảm trả đũa bọn ngoại quốc đã mua gần hết nước ta.

Tiền bạc còn lại đem đầu tư, mua đất cát, cơ sở ở các đặc khu. Đó là những nơi tiền bạc như nước, và chính quyền sẽ quyết tâm thực hiện.

Bác Trọng đã tìm hiểu dân, biết dân không hăng say việc bán nước 99 năm. Bác không muốn mất dân. Để “nắm” dân, bác sẽ sai quốc hội, tất cả, trừ trên dưới 10 người, đều là con cháu trong nhà, sửa đổi dự luật đặc khu. Không bán đứng cho Tàu 99 năm nữa, sẽ rút xuống 70 hay 88 năm rưỡi.

Tóm lại, cái bằng thạc sĩ chống tham nhũng, xin nhường cho các đồng chí khác.

Kiến nghị thay đổi Luật Giáo dục, Luật Đào tạo đại học, Luật Cán bộ, Công chức

FB Chu Mộng Long

4-8-2018

Xét tình hình chính trị xã hội với những diễn biến phức tạp,
Xét nhu cầu, nguyện vọng của quan chức,
Xét trình độ, năng lực của con em quan chức,

Vũ ‘nhôm’ giữa quan trường lưỡng cực tiền và quyền

Lê Thiếu Nhơn

4-8-2018

Vũ “nhôm” bị tuyên án 9 năm tù. Đây chỉ là sự chịu phạt ban đầu, vì Vũ “nhôm” không chỉ liên quan đến một vụ án. Khi Trung Tướng Bùi Văn Thành bị giáng cấp hàm và bị cách chức Thứ trưởng Bộ Công an, thì câu chuyện chắc chắn còn xuất hiện nhiều tình tiết hấp dẫn hơn nữa.

Ai đang cản trở EVFTA?

FB Nguyễn Anh Tuấn

4-8-2018

Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến tầm quan trọng của nó nên nhanh chóng lật trang, chuyển kênh.

Việt Nam ở đâu trong bối cảnh “chiến tranh thương mại” Mỹ-Trung?

FB Trương Nhân Tuấn

4-8-2018

Hôm kia tôi có viết một status ngắn, nói rằng “cốt lõi của vấn đề (Mỹ và TQ) là sự cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển: độc tài tư bản nhà nước do TQ dẫn đầu và tư bản tự do dân chủ do Mỹ dẫn đầu. Cuộc “chiến tranh thương mại” chỉ là phát súng lệnh.”

Ý kiến này phát biểu nhân có ý kiến (đại khái) cho rằng “chủ quyền biển đảo của VN sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-TQ” và “cuộc chiến thương mại” là “điều may” của nhân loại vì nó “thay” cho Thế chiến thứ III.

Cô gái bị đuổi ra khỏi cuộc họp báo của thủ tướng Dũng

FB Lưu Trọng Văn

3-7-2018

Gã bảo, trước khi rời Ba Lan qua Áo gã muốn ra ngoại ô Warszawa. Vân Anh cháu nội của nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt cười rõ tươi rồi lái xe chở gã đi.

Khi ông Nhạ xin lỗi

Blog VOA

Trân Văn

3-8-3018

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh trên mạng

Gió vẫn dập, sóng vẫn vùi ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Việt Nam, bất kể ông đã nhận trách nhiệm về những trục trặc trong Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018…

Một Đề Án Chi Tiết cho Hợp Tác Sản Xuất Dầu Khí ở Biển Đông

Tác giả: Nhóm công tác chuyên gia CSIS

Asia Maritime Transparency Initiative ngày 25 tháng 7 năm 2018

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện | Hiệu đính: Trần Lê Quỳnh

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 2 tháng 8 năm 2018

Đây là sản phẩm thứ hai của Nhóm công tác chuyên gia CSIS về Biển Đông (CSIS Expert Working Group on the South China Sea), nhằm tìm kiếm một mô hình khả thi đối với các bên yêu sách để quản lý tranh chấp hàng hải. Nhóm gồm những chuyên gia trong các lãnh vực quan hệ quốc tế, luật biển và môi trường biển đến từ nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Singapore, Úc, và các quốc gia có yêu sách trực tiếp ở Biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thực hiện và xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt để hỗ trợ cho việc tiếp cận và thảo luận về đề án này một cách dễ dàng hơn trong cộng đồng quan tâm đến vấn đề Biển Đông. 

Sự cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên dầu và khí đã nhiều lần gây ra bế tắc giữa các bên yêu sách ở Biển Đông trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực nghiêm túc cuối cùng để hợp tác trên mặt trận này là việc thực hiện Thỏa thuận ba bên về khảo sát địa chấn biển chung từ năm 2005 đến năm 2008, được phép chấm dứt hiệu lực trong bối cảnh tranh cãi chính trị và các câu hỏi về tính hợp hiến của nó ở Philippines. Kể từ cuối năm 2016, chính phủ Philippines và Trung Quốc đã thảo luận khai thác chung nguồn hydrocarbon ở Bãi Cỏ Rong, nhưng đã có rất ít tiến bộ rõ ràng mặc dù tuyên bố chính thức lạc quan. Các chuyên gia độc lập và các luật gia nổi tiếng ở Philippines đã nói rằng, bất kỳ kế hoạch nào như thế đều có khả năng vi hiến dựa trên các điều khoản nghiêm ngặt của hiến chương quốc gia đòi hỏi chính phủ phải bảo vệ các quyền của quốc gia đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính Biển Đông có trữ lượng 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu đã được chứng minh và có thể có, hầu hết nằm dọc theo biên giới của Biển Đông chứ không phải dưới các đảo nhỏ và rạn san hô đang tranh chấp. Khảo sát địa chất Mỹ năm 2012 ước tính có thể có thêm 4.5 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên và 12 tỷ thùng dầu chưa được phát hiện ở Biển Đông. Ước tính của Bắc Kinh đối với tài nguyên hydrocarbon dưới biển cao hơn đáng kể, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu tổng thể của Trung Quốc – tiêu thụ dầu của nước này vào năm 2018 dự kiến ​​sẽ đạt 12,8 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam và Philippines, việc tiếp cận các nguồn năng lượng ở Biển Đông là rất quan trọng. Lô 06.1, một phần của dự án Nam Côn Sơn gần Bãi Tư Chính, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Philippines tạo ra khoảng một phần ba lượng điện cho đảo chính Luzon của mình từ một nguồn duy nhất, mỏ khí Malampaya, dự kiến ​​sẽ ngừng sản xuất vào năm 2024. Trừ khi có nguồn thay thế – và Bãi Cỏ Rong là lựa chọn tốt duy nhất hiện nay – Philippines sẽ cần phải nhập một lượng đáng kể khí thiên nhiên với chi phí cao hơn, nhanh chóng kết hợp các nguồn năng lượng khác vào nguồn cung cấp điện của mình, hoặc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Hợp tác khai thác những tài nguyên dầu khí đang bị tranh chấp là khó khăn hơn, cả về mặt pháp lý và chính trị, so với thủy sản hoặc quản lý môi trường. Không giống như cá, không có điều khoản trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) yêu cầu các nước hợp tác để quản lý tài nguyên dầu khí trong một biển nửa kín như Biển Đông. Các điều 74 và 83 của UNCLOS nói rằng nếu không có sự phân định ranh giới hàng hải cuối cùng, các quốc gia nên thực hiện kiềm chế lẫn nhau và thiết lập “các thỏa thuận tạm thời có tính thực tiễn” để quản lý các tranh chấp của họ, cung cấp một nền tảng hẹp để thỏa hiệp. Nhưng các hiệp định phát triển chung song phương về dầu mỏ và khí đốt ở các vùng nước tranh chấp là tương đối ít, và không có trường hợp nào “thỏa thuận tạm thời” có liên quan đến ba hoặc nhiều bên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một con đường phía trước là cần thiết nếu các bên yêu sách hy vọng sẽ xoa dịu căng thẳng và tránh làm tổn hại đến an ninh năng lượng của họ.

Mặc dù có những khó khăn rõ ràng, các bên yêu sách có thể hợp tác phát triển dầu và khí đốt ở Biển Đông theo cách thức công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật của tất cả các bên liên quan. Làm như vậy sẽ đòi hỏi sự sáng tạo đáng kể và sẵn sàng thỏa hiệp, đặc biệt là Trung Quốc, hơn là những gì hiển nhiên từ trước tới nay. Một thỏa thuận như vậy sẽ cần phải trở thành khung chung để tất cả các bên yêu sách có thể tuyên bố rằng nó phù hợp với cách giải thích của họ về cả luật quốc gia và quốc tế. Khó khăn nhất là tìm cách để Bắc Kinh lý luận rằng sự hợp tác như vậy là phù hợp với những khẳng định “quyền lịch sử” của họ đồng thời đảm bảo rằng Manila có thể duy trì chiến thắng năm 2016 từ Tòa trọng tài ở The Hague và tất cả các quốc gia ven biển có thể duy trì thẩm quyền đối với thềm lục địa của họ.

Để đạt được sự cân bằng đó sẽ đòi hỏi một số nhượng bộ khó khăn về mặt chính trị nhưng khả thi về mặt pháp lý. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ cần phải chấp nhận rằng việc được đảm bảo một phần lợi nhuận từ các nguồn dầu và khí đốt trên khắp Biển Đông sẽ đủ để thỏa mãn đòi hỏi của nước này về “các quyền lịch sử.” Điều này có nghĩa là chấp nhận một hệ thống trong đó các bên yêu sách khác thực hiện quyền tài phán bằng cách cấp phép thăm dò dầu và khí đốt miễn là Bắc Kinh có lợi. Điều này có thể xảy ra, bởi vì chưa từng có bộ luật nào, tuyên bố chính thức, hay văn bản chính phủ của Trung Quốc đã làm rõ chính xác những quyền lịch sử mà Bắc Kinh tuyên bố.

Thứ hai, tất cả các bên yêu sách phải sẵn sàng từ bỏ việc theo đuổi khoan dầu khí dựa trên các quyền được hưởng từ các thực thể địa lý đang trong tranh chấp ở Biển Đông. Các khu vực quản lý thủy sản xung quanh các hệ thống thực thể này có thể cung cấp một cách thức chính trị có thể chấp nhận được để ngăn việc thăm dò các thực thể đó mà không phải xử lý tình trạng pháp lý của thực thể hoặc các vấn đề phân định biển. Đối với Trung Quốc, quốc gia xem các đảo có đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và  thềm lục địa, điều này có thể được lý giải trong nội bộ như một cử chỉ rộng lượng và hành động thiện chí. Bắc Kinh có thể lý giải rằng ngay cả khi các thực thể tranh chấp là các đảo theo điều 121.3 của UNCLOS, bất kỳ sự phân định công bằng nào về ranh giới với các bờ biển dài hơn của các quốc gia Đông Nam Á đối diện chúng sẽ dẫn đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bị giảm xuống chỉ còn là những vùng nước nhỏ mà các thực thể được hưởng. Đối với những bên yêu sách khác, đồng ý từ bỏ khoan thăm dò quanh các rạn san hô và đảo tranh chấp dựa trên nhu cầu bảo tồn môi trường có thể trở thành một lý do chính trị có thể chấp nhận được cho việc tập trung thăm dò và phát triển dầu khí trên các khu vực gần bờ biển đất liền hơn.

Những nhượng bộ này cần là trụ cột của thoả thuận mà không cần phải nêu rõ trong văn bản. Điều đó sẽ cho phép mỗi bên đồng ý về các cơ chế hợp tác trong khi vẫn có thể có những biện giải khác nhau bằng luật nội địa cho việc làm như vậy.

Để đạt mục tiêu đó, các bên yêu sách cần phải đồng ý:

1. Thành lập một liên doanh, dưới hình thức một thực thể thương mại mới, ở mỗi quốc gia yêu sách ven Biển Đông, có sự tham gia của công ty dầu khí quốc gia đó và các đối tác từ các bên yêu sách khác mà quan tâm đến đầu tư. Công việc duy nhất của mỗi liên doanh chỉ là thăm dò và sản xuất tài nguyên hydrocarbon ở ngoài khơi bờ biển của quốc gia đó trên Biển Đông. Đã có những mô hình liên doanh thành công giữa các công ty dầu khí quốc doanh hoạt động ở Biển Đông, nhưng một công ty đa phương được thành lập bởi các bên trong một vụ tranh chấp sẽ là đột phá.

  • Những liên doanh này nên tìm cách xin giấy phép cho các lô ngoài khơi ở Biển Đông được đưa ra bởi quốc gia mà liên doanh đặt trụ sở chính, thông qua thỏa thuận chia sẻ việc sản xuất hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ, tùy thuộc vào luật nội địa của nước mời thầu. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên có cơ hội hưởng lợi từ việc sản xuất dầu và khí đốt trên khắp Biển Đông.
  • Các liên doanh nên tìm cách mua lại cổ phần mà mỗi công ty thành viên đã nắm giữ trong những giấy phép dầu khí ở các phần của Biển Đông mà họ quan tâm. Các hợp đồng hiện tại mà các quốc gia ven biển có với các bên khác sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các liên doanh nên tìm cách thu được các giấy phép đó khi chúng bị các nhà điều hành khai thác hiện tại từ bỏ. Các liên doanh cũng nên tìm cách mua cổ phần thiểu số trong các lô sản xuất thương mại mà nhà điều hành hiện tại không thể từ bỏ giấy phép sớm. Để khảo sát những lô dầu khí đã được cấp phép bởi các bên yêu sách của Đông Nam Á hoặc đang được mở để gọi thầu, hãy xem bản đồ bên dưới. Bản đồ này sẽ được cập nhật bổ sung các lô ngoài khơi của Trung Quốc và cung cấp chi tiết về các nhà điều hành, các cổ đông và thông tin sản xuất.
  • Các bên yêu sách phải công khai đồng ý rằng các quyết định của liên doanh đầu tư vào các lô cụ thể ở Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ hoặc sự phân định ranh giới biển cuối cùng, và không thể được hiểu là sự công nhận yêu sách của bất kỳ bên nào bởi các thành viên còn lại của liên doanh. Để làm được việc đó, một điều khoản bảo lưu lập trường rõ ràng nên được đưa vào các thỏa thuận thành lập liên doanh và trong tất cả các hợp đồng mà họ tham gia.
  • Mỗi bên yêu sách sẽ được đảm bảo quyền đầu tư trong mỗi liên doanh thông qua các công ty dầu khí quốc gia của họ, nhưng sẽ không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Điều này có nghĩa là một bên yêu sách, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể có một công ty đầu tư vào từng liên doanh trong khi nước khác có thể đầu tư vào chỉ một hoặc hai. Bất kỳ bên yêu sách nào không có công ty dầu khí quốc gia đầu tư vào một liên doanh cụ thể tại thời điểm thành lập liên doanh này sẽ được hoan nghênh làm như vậy trong tương lai. Ngược lại, mỗi công ty sẽ được tự do thoái vốn tại bất kỳ liên doanh nào vào bất kỳ thời điểm nào (nhưng chỉ được bán lại cổ phần cho các công ty dầu khí quốc gia còn lại).
  • Cổ phần sở hữu bình đẳng của mỗi công ty tham gia vào liên doanh có thể thích hợp hơn trong một số trường hợp, trong khi ở trường hợp khác công ty nào đó có thể muốn đầu tư nhiều hay ít tùy thuộc vào năng lực và mối quan tâm của họ. Những chi tiết này nên được để lại để thương lượng và điều chỉnh khi cần thiết. Tương tự như vậy, các chi tiết về cách thức mỗi công ty đưa ra quyết định đầu tư và mỗi cổ đông hoạt động như nhà điều hành trong bất kỳ dự án cụ thể nào nên để lại cho các công ty dầu khí quốc gia tự đàm phán. Lợi nhuận từ hoạt động của liên doanh nên được chia sẻ dựa trên cổ phần của mỗi công ty đối tác trong tập đoàn.
Các lô dầu khí ở Biển Đông hiện đang được các quốc gia Đông Nam Á cấp phép. Nguồn bản đồ: AMTI/CSIS

2. Đồng ý rằng tất cả các quốc gia ven Biển Đông có thể cho phép thăm dò và sản xuất dầu khí trong phạm vi 200 hải lý từ đường bờ biển của họ trong khi chờ đợi sự phân định cuối cùng các yêu sách biển. Trong các khu vực chồng lấn yêu sách, trừ khi đạt được thỏa thuận song phương trước đó, một đường trung tuyến nên được sử dụng để xác định quốc gia nào tạm thời có quyền cấp giấy phép thăm dò và sản xuất. Sự sắp xếp này được trình bày chi tiết trong bản đồ dưới đây.

  • Các bên yêu sách phải công khai đồng ý rằng việc thành lập các lô ngoài khơi sẽ không ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ hoặc sự phân định ranh giới biển cuối cùng, và không thể được hiểu là sự công nhận yêu sách của của các bên khác. Bất kỳ giấy phép nào do các quốc gia ven biển đưa ra cũng phải kết hợp điều khoản bảo lưu lập trường ​​xác định rằng thỏa thuận tạm thời này sẽ không ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới cuối cùng.
  • Quá trình cấp phép sẽ hoạt động theo luật pháp nội địa của các quốc gia ven biển. Trong một số trường hợp, các chính phủ có thể cấp giấy phép cho liên doanh tham gia vào việc thăm dò và sản xuất hydrocarbon ngoài khơi bờ biển của quốc gia đó, trong khi ở những liên doanh khác có thể sẽ cần đấu thầu cạnh tranh. Ngay cả trong những trường hợp được yêu cầu đấu thầu, các liên doanh sẽ có những lợi thế đáng kể – về chính trị và mặt khác – so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Nhà nước ven biển cấp giấy phép mà một trong những liên doanh lấy được thì cũng sẽ được hưởng cùng một phần lợi nhuận (phần lớn trong hầu hết các trường hợp) và có quyền đánh thuế như trong việc cấp giấy phép cho bất kỳ công ty nào khác. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nước duyên hải hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các nguồn tài nguyên ngoài khơi bờ biển của họ trong khi vẫn cho phép tất cả các thành viên trong liên doanh chia sẻ lợi nhuận.
  • Bất kỳ khung phát triển chung hiện có nào, chẳng hạn như giữa Malaysia và Brunei ngoài khơi bờ biển Brunei hoặc giữa Malaysia và Việt Nam gần lối vào Vịnh Thái Lan (xem bản đồ), sẽ không thay đổi. Liên doanh mới thành lập sẽ tìm cách xin giấy phép tại các khu vực này như bất kỳ công ty dầu khí nào, trong khi các quốc gia ven biển sẽ đấu thầu giấy phép và chia lợi nhuận theo thỏa thuận từ trước của họ.

    Các khu vực mà các nước có yêu sách Biển Đông sẽ tạm thời có quyền cấp giấy phép thăm dò và sản xuất hydrocarbon, trong khi chờ phân định ranh giới biển cuối cùng. Nguồn bản đồ: AMTI/CSIS

3. Đồng ý từ bỏ thăm dò dầu khí trong các khu bảo tồn thủy sản ở các hệ thống rạn san hô quan trọng của Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các bãi cạn Scarborough và Luconia. Những khu bảo tồn này được xác định bởi một cơ quan đa phương gồm các chuyên gia độc lập và các quan chức khu vực (xem Đề án chi tiết cho quản lý nghề cá và hợp tác môi trường).

4. Tiến hành một cuộc khảo sát dầu khí chung, được thực hiện bởi một hoặc nhiều công ty, trong khu vực đáy biển ở trung tâm Biển Đông bên ngoài khu vực 200 hải lý từ đường bờ biển mỗi quốc gia như một biện pháp tạm thời. Điều này sẽ là một sự thừa nhận rằng một số khu vực nằm ngoài 200 hải lý là đối tượng của các yêu sách thềm lục địa chồng lấn nhau của các nước ven biển trong khi các khu vực khác có thể hoàn toàn nằm ngoài bất kỳ thềm lục địa nào và do đó tạo thành một phần di sản chung của nhân loại.

Bản đề án này đại diện cho sự đồng thuận giữa các thành viên của Nhóm công tác chuyên gia Biển Đông tại CSIS với tư cách cá nhân và không đại diện cho quan điểm của các tổ chức mà họ là thành viên.

Nhóm dịch và hiệu đính là cộng sự của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Nguồn bản gốc tiếng Anh: https://amti.csis.org/a-blueprint-for-cooperation-on-oil-and-gas-production-in-the-south-china-sea/

Những bài đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tất cả các thành viên, cộng tác viên hay nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Nền dân chủ Cambodia hấp hối và ‘bong bóng’ xã hội dân sự

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

3-8-2018

Ảnh: The ASEAN Post

Nhiều người cho rằng, Cambodia đã đi trước Việt Nam một bậc về mặt dân chủ, rằng xã hội dân sự đã nở hoa, rằng quốc gia này sẽ là người tiên phong của vùng Đông Dương về tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế – kinh trị.

Vài năm sau, chúng ta bắt đầu khóc than về một nền dân chủ kiệt sức và hấp hối. Điều gì đã xảy ra?

Quan chức & Facebook

FB Nguyễn Tiến Tường

3-8-2018

Không có Facebook (FB) còn lâu lò của cụ cả mới cháy đượm như vậy. Lò vẫn cháy theo cách của lò. Nhưng nếu không có những thông tin đồ sộ trên mạng xã hội, khói của lò sẽ xám màu thanh trừng, không có được sắc chói người chống tham nhũng. Nhờ thế, nó nhận được sự hứng khởi từ nhân dân. Tất nhiên, không phải là tất cả.

Vài lời với ông trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn

FB Trần Đình Thu

3-8-2018

Thiếu tướng Lê Mã Lương (thứ 3 từ trái qua) tại buổi ra mắt sách. Ảnh: internet

Mấy năm về trước, tôi có xem một clip ông Nguyễn Thanh Tuấn nói chuyện với Việt kiều về Hoàng Sa Trường Sa. Ông Tuấn khi ấy trong tư cách là Cục trưởng Cục tuyên huấn của Bộ quốc phòng Việt Nam, mang hàm thiếu tướng. Mặc dầu buổi nói chuyện khá sôi động nhưng tôi đã có cảm giác ông thiếu tướng này có cái gì đó không ổn trong nhận thức. Là vì, nói chuyện với Việt kiều mà một câu là “Đảng ta nhà nước ta”, hai câu là “Đảng ta nhà nước ta”. Tôi nghĩ bụng ơ cái ông này, Đảng ta nhà nước ta là khi ông nói chuyện với người trong nước chứ ông nói với Việt kiều thì ông phải nói khác đi chứ! Vì Việt kiều đa phần người ta là công dân nước khác chứ có phải công dân Việt Nam đâu mà ông cứ luôn mồm “Đảng ta nhà nước ta”!

Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt trên đường từ Ðà Nẵng về Sài Gòn

Người Việt

Đỗ Dzũng

2-7-2018

Video phóng sự Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị CSVN bắt

ORANGE, California (NV) – Gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tám, xác nhận ông bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang giam tại Sài Gòn, tại một cuộc họp báo ở tòa thị chính Orange.

Đừng đùa với bản năng sinh tồn của một dân tộc!

FB Trần Thị Hoàng Trúc

3-8-2018

Nhiều bạn bè thân, cả trong lẫn ngoài giới văn chương, đều thắc mắc tại sao thời gian gần đây, tài văn chương thi phú của tôi khởi sắc mạnh mẽ, đột phá hơn trước rất nhiều, viết được nhiều bài văn sâu sắc thâm thúy, nhiều bài thơ yêu nước có sức lay động lòng người…

Việt kiều Mỹ bị bắt cùng 4 nhà bất đồng chính kiến

BBC

2-8-2018

Ông Michael Phương Minh sinh sống cùng gia đình ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Ảnh: Friends of Michael Nguyen/Change.org

Trong khi gia đình ông Michael Nguyễn đang liên lạc với các dân biểu và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm ra tung tích của ông, có tin cho biết rất có thể ông đã bị bắt giữ cùng một nhóm bất đồng chính kiến.

Quen nhóm bất đồng chính kiến?

Các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Thomas Quốc Bảo và Trần Long Phi rất có thể đã bị bắt giữ hôm 7/7 khi đang trên đi xe khách từ Đà Nẵng về TP HCM, nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cho BBC biết hôm 2/8.

Bà Hạnh cho biết nhóm bốn người nói trên đến gặp bà hôm 5/7 tại Huế, nhưng đến trưa 6/7, khi bốn người lên xe khách Phương Trang đi về phía Nam thì ông Michael có nhắn với bà rằng “hình như vẫn có người bám theo”.

Đến ngày 7/7 thì bà không liên lạc với họ được nữa.

Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của ông Bình nói con trai bà nói hôm 4/7 sẽ đi du lịch cùng một số người bạn, trong đó có một người Việt kiều Mỹ và sẽ về đến TP HCM sáng 7/7, nhưng gia đình đã không liên hệ được.

Đồng thời hôm 8/7, bà Huệ nói theo lời kể của người thân hàng xóm, chồng cũ của bà, ông Huỳnh Đức Thịnh, cư trú tại Lâm Đồng cũng đã bị công an khám xét nhà và bị bắt giữ vì đã “chứa chấp người như ông Phương Minh”.

Chỉ đến hôm 14/7, khi công an đến nhà đọc lệnh khám xét và lệnh bắt khẩn cấp Huỳnh Đức Thanh Bình, bà mới biết con trai mình bị giam giữ ở “số 4 Phan Đăng Lưu” tức Công an Quận Bình Thạnh, bà Huệ kể.

Một thiếu tá an ninh cho bà Huệ biết rằng con trai bà bị bắt vì “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109, Bộ Luật hình sự.

Kể từ đó đến nay, bà đã gửi đồ cho con trai và ông Thịnh, tuy nhiên bà Huệ nói bà không hay biết gì về ông Michael Phương Minh và những người bị bắt cùng con bà.

Bắt người không thông báo?

Chiều hôm 2/́8, ông Trần Văn Long đoan chắc với BBC Tiếng Việt là Trần Long Phi, con trai ông, 19 tuổi, cùng bị bắt với các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, và Thomas Quốc Bảo trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn.

“Bà Huệ mẹ của Huỳnh Đức Thanh Bình cho tôi biết khi bà đi thăm Bình thì thấy có tên con tôi với tên ông Việt kiều Michael Phương Minh ở số 4 Phan Đăng Lưu.”

Được hỏi lý do tại sao con ông bị bắt, ông Trần Văn Long trả lời:

“Tôi biết con tôi sinh hoạt với nhóm trẻ nhân quyền. Các em trẻ quan tâm đất nước muốn biểu tình để phản đối luật đặc khu. Biểu tình thì đâu có tội gì đâu mà bị bắt. Điều này chỉ cho thấy Việt Nam là một nước hoàn toàn không có nhân quyền.”

“Họ bắt xong rồi thì cũng im lặng không báo tin cho ai hết, nói chung luật lệ Việt Nam không rõ ràng, họ muốn làm gì thì làm, bắt ai thì bắt thôi.” Ông Long nói thêm.

Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cũng cho BBC Tiếng Việt biết bà đã biết ông Michael Phương Minh hơn một năm qua qua mạng xã hội.

“Anh ấy sống ở Mỹ mà. Quan tâm đến hiện tình đất nước thôi chứ không có tham gia hoạt động. Còn các hoạt động của anh ấy ở bên hải ngoại thế nào thì mình không biết,” bà Hạnh cho biết.

Theo thông cáo báo chí của gia đình, ông Michael Phương Minh, hiện đang sinh sống ở Quận Cam, bang California, ông đã về Việt Nam hôm 27/6 và dự định sẽ quay trở lại Hoa Kỳ vào 26/7.

Tuy nhiên, lần cuối cùng gia đình liên lạc được với ông là hôm 6/7.

Cũng giống như ông Đức Thịnh, Thomas Quốc Bảo và Thanh Bình, ông Michael thường xuyên chia sẻ các bài viết của giới bất đồng chính kiến về hiện tình đất nước trên mạng xã hội.

Ông là một doanh nhân 54 tuổi, có vợ và bốn con gái nhỏ. Ông cũng hay về Việt Nam để thăm viếng người thân bạn bè.

Đại sứ quán Hoa Kỳ đã ‘biết tin’

Theo bản thông cáo báo chí, gia đình ông Michael Phương Minh cho rằng ông đã bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam “từ chối xác nhận việc giam giữ, hay chia sẻ bất cứ tin tức gì về tình trạng của ông”.

Phía gia đình cũng cho biết đã liên lạc với Dân biểu liên bang California Mimi Walters về vấn đề của ông Michael, đồng thời đã liên lạc với Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM.

Hôm 2/8, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ Pope Throwers cho BBC biết “đã nắm được thông tin từ truyền thông về một công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ ở Việt Nam. Sự an toàn và an ninh của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài là ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên, “vì lý do quy tắc bảo mật riêng tư, chúng tôi không thể bình luận gì thêm.”

BBC đã tìm cách liên hệ với công an TP HCM để xác minh về thông tin của ông Michael Phương Minh nhưng không được.

___

Mời đọc lại: Một người Mỹ gốc Việt nghi bị mất tích tại Việt Nam

Hoạ đông xưởng, nhìn từ các vị tướng công an

FB Tâm Chánh

2-8-2018

Tướng và cướp đã ngang nhiên làm tướng cướp, trong vụ “Vũ nhôm”, hay trong vụ tướng Vĩnh, tướng Hoá. Chúng cướp pháp luật, cướp quyền lực công, cướp ghế, cướp chính sách, cướp cả công luận.

Chúng chiếm đoạt công cụ được giao để bảo đảm an ninh quốc gia, trị an xã hội thành của riêng, biến pháp luật, công vụ thành phương tiện đổi chác, mưu lợi, kết bè, kéo cánh, thiết lập băng đảng của mình.

Cambodia: có đa đảng là có dân chủ?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

2-8-2018

Thủ tướng Hun Sen bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử 2018. Ảnh: AFP

Thủ tướng Hun Sen thẳng thừng phủ nhận những lời cáo buộc cuộc tổng tuyển cử ở Cambodia vào ngày 29/7/2018 là “phi dân chủ” trong vài phút trao đổi với nhà báo Úc, Sophie McNeil, một ngày sau khi nó kết thúc.

Lý do Hun Sen đưa ra là đã có tổng cộng 20 đảng phái chính trị tham gia tranh cử lần này, và đó chính là dân chủ.

Lập luận này nghe qua thì cũng có vẻ… khá hợp lý. Khi đã có nhiều hơn một đảng phái chính trị, thì về mặt lý thuyết, người dân sẽ có quyền tuyển chọn ra ứng viên đến từ bất kỳ đảng nào mà họ cảm thấy đáp ứng được nhu cầu của cử tri. Và nếu như người dân được lựa chọn bằng lá phiếu, thì đó chẳng phải là dân chủ hay sao?

Thêm một bất cập, yếu kém trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự hiện nay

FB Ngô Ngọc Trai

2-8-2018

Trong cuốn hồi ký của ông Lý Quang Diệu có tiêu đề ‘Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất’, ông Diệu đã tường thuật lại công cuộc chống tham nhũng của đất nước Singapore do ông khởi xướng, điều đã giúp đất nước của ông xếp vào hàng ngũ các quốc gia ít tham nhũng nhất khu vực Châu Á vào năm 1997, trên cả Hồng Kong và Nhật Bản, xếp thứ 7 trên toàn thế giới cho thành tích vắng mặt tham nhũng vào năm 1998.