Những bí ẩn mới trong vụ giết người ở Bưu cục Cầu Voi

Báo Sạch

Trung Bảo

21-5-2020

Ảnh: internet

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các chánh án ở phiên toà Giám Đốc thẩm biết rằng đã có những lời khai với nội dung khác hoàn toàn với cáo trạng nhưng không được đưa vào kết luận điều tra? Vụ án năm xưa đang dần sáng tỏ khi càng lúc càng nhiều tình tiết, hình ảnh chưa từng xuất hiện nay được những người giấu mặt gửi đến cho công chúng.

Một trong những yếu tố kết tội Hồ Duy Hải đó là căn cứ vào các lời khai của các nhân chứng về việc nhìn thấy “một thanh niên” có mặt ở Bưu cục Cầu Voi vào khoảng thời gian từ 19:30 – 20:30. Đó là lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường, và lời khai của người bán trái cây Nguyễn Thị Bích Ngân về thời gian mua trái cây của nạn nhân Vân.

Suy nghĩ từ một cảnh bạo lực học đường

Đỗ Duy Ngọc

21-5-2020

Những đứa trẻ này lớn lên sẽ thành người như thế nào? Đứa đánh bạn sẽ là quỷ dữ, suốt cuộc đời chỉ là kẻ tàn nhẫn, có thể thành chị Đại giang hồ, hay người vợ hung hăng, người hàng xóm hung dữ, luôn là kẻ gây hấn và giải quyết mọi việc bằng nắm đấm hay là người mẹ dạy con bằng những đòn thù?

Đâu là vấn đề nghiêm trọng nhất của nền tư pháp hình sự hiện nay?

Ngô Ngọc Trai

21-5-2020

Hiện nay mỗi năm trên cả nước xảy ra mấy chục nghìn vụ án hình sự với hàng trăm nghìn bị can bị xử lý mỗi năm. Con số lớn cho thấy tình trạng phạm tội trong xã hội đang là rất nghiêm trọng.

Cần một tiếng nói công bằng cho Tòa

La Kim

20-5-2020

Chưa có bao giờ ngành Tòa án gặp vận đen như gần đây, đặc biệt là sau khi Viện trưởng Vkstc phát biểu với cử tri và báo chí, khẳng định kháng nghị của Viện là đúng và sẽ có kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại Quyết định của Hội đồng Thẩm phán.

Nếu Việt Nam không có đảng Cộng sản

Trần Trung Đạo

20-5-2020

Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi TT Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Hai bài học từ Đài Loan

Từ Thức

20-5-2020

Bà Thái Anh Văn, trong diễn văn nhậm chức Tổng thống Đài Loan vừa khẳng định một lần nữa, bất chấp những đe doạ và áp lực ngoại giao của Bắc Kinh: Đài Loan sẽ không bao giờ chấp nhận chế độ “một quốc gia, hai thể chế” của Trung Cộng.

”Tôi muốn nhắc lại những từ hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại. Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính quyền Bắc Kinh sử dụng ‘hệ thống một quốc gia, hai hệ thống’ để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng Đài Loan. Chúng tôi đứng vững theo nguyên tắc này”. Bà nói: Chúng tôi chuộng hoà bình, nhưng sẽ quyết liệt tranh đấu cho tự do.

KHÔNG THỂ NHÌN NHẬN CÁI KHÔNG HIỆN HỮU

Tại Liên Hiệp Quốc, trận chiến ngoại giao cũng ráo riết trong việc Đài Loan đòi tham gia tổ chức Y Tế Thế giới (WHO).

Trước đây, Đài Loan (ĐL) vẫn tích cực tham dự các sinh hoạt của WHO. Từ ngày bà Thái Anh Văn lên cầm quyền, năm 2016, với lập trường công khai chống Tàu, đòi độc lập cho Đài Loan, Bắc Kinh đã tìm cách, và thành công, trong việc đẩy Đài Loan ra khỏi WHO, trước sự thờ ơ của các cường quốc.

Đại dịch Covid đã làm thay đổi cục diện.

Thế giới thấy rõ: Một bên là một nước độc tài, nguồn gốc của virus, đã tìm mọi cách che đậy đại hoạ, và sau đó lợi dụng các quốc gia chưa sản xuất kịp dụng cụ y khoa, khẩu trang, để vừa kinh doanh bất chính, vừa đóng vai cứu nhân độ thế, một cách trơ trẽn; một bên là một quốc gia dân chủ đích thực, gương mẫu trong việc chống dịch, cũng như trong chuyện tương trợ với các dân tộc khác.

Cán cân ngả về phía Đài Loan. Nhiều quốc gia ủng hộ việc Đài Loan trở lại WHO, đứng đầu là Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Pháp, Đức, rồi tới Ấn Độ, Nouvelle Zélande vv..

Trung Cộng thua một bước đầu. Bắc Kinh vừa tuyên bố sẵn sàng đón nhận Đài Loan trở lại WHO, với điều kiện Đài Loan nhìn nhận hệ thống “một quốc gia, hai chế độ”. Đài Loan trả lời đốp chát: “Chúng tôi không thể nhìn nhận một cái không hiện hữu”.

HAI BÀI HỌC CHO VN

Bà Tổng Thống Đài Loan đã cho tập đoàn cầm quyền ít nhất 2 bài học.

– Thứ nhất: Muốn làm lãnh tụ phải có khả năng, tư cách, và tính tự trọng. Nếu chỉ khom lưng luồn cúi ngoại bang, chỉ nên đóng mũ áo làm phường tuồng cho thiên hạ cười, lúc trà dư tửu hậu.

– Thứ hai: Lịch sử đã chứng minh, đối với Tàu Cộng, càng hèn hạ, càng luồn cúi, chúng càng hống hách, hỗn xược. Đó là thái độ của những kẻ đầu trộm đươi cướp.

Tại Âu Châu, bà Merkel là người tương đối cứng rắn với Bắc Kinh nhất, cán cân thương mại vẫn nghiêng hẳn về phía Đức, trong khi các nước khác, sợ bóng sợ gió, vẫn bị thâm thủng nặng đối với Trung Cộng.

Tập đoàn cầm quyền VN, nếu không nịnh hót Tàu một cách trơ trẽn, cũng lý luận kiểu khôn vặt: Nước mình yếu, nên hoà hoãn với kẻ mạnh để sống còn. Hãy mở to mắt, nhìn thái độ anh dũng, khả kính của bà Tổng Thống một hòn đảo nhỏ.

Cải cách tư pháp: Phải bắt đầu từ thẩm phán

Nguyễn Ngọc Chu

20-5-2020

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói gì về người Trung Quốc sở hữu đất ở Đà Nẵng?

Đào Tuấn

20-5-2020

135 lô, thửa đất đang được người Trung Quốc núp bóng thuê hoặc sở hữu ở Đà Nẵng. Toàn bộ đều nằm tại các vị trí dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp…

Nghi phạm hình sự cần được quyền im lặng

Ngô Ngọc Trai

20-5-2020

Ở Việt Nam lâu nay tồn tại một nhận thức coi trọng việc xử lý tội phạm hơn bảo vệ các quyền công dân, quyền công dân thường bị xem nhẹ và bị hy sinh cho đòi hỏi về đấu tranh phòng chống tội phạm.

‘Sức sáng tạo’ của hệ thống chính trị Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

20-5-2020

Ông Nguyễn Xuân Phúc vừa thay mặt hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam khánh thành Đền Chung Sơn. Theo hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam, ngôi đền có diện tích đến 83 héc ta, với 18 hạng mục này tọa lạc ở núi Chung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được xây dựng để “tưởng nhớ và tri ân những công lao của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh cho quê hương, đất nước”, nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của “bác”.

Nên có thái độ thế nào về lãnh tụ?

Dương Quốc Chính

19-5-2020

Đầu tiên, cần khẳng định là, một dân tộc sùng bái lãnh tụ là một dân tộc chưa trưởng thành. Cứ nhìn từ bản thân mỗi chúng ta, thời HS, SV thường ai cũng có thần tượng. Cháu thì đắm đuối mấy em showbiz ngực to, mông nở, em thì mê mẩn ụp pa Hàn xẻng xinh gái, cán bộ đoàn thì thần tượng bác Giáp, bác Hồ, anh Bát, chị Lục…Đại khái thế.

Trụ đỡ chế độ độc tài

Hoàng Dũng

19-5-2020

Phần 1

Hãy tưởng tượng chế độ độc tài như một ngôi nhà trên cao. Nó đứng vững bởi các cột chống. Một chế độ độc tài hay một ngôi nhà trên cao sụp đổ, sẽ vì:

Viện trưởng VKSND Tối cao: Hội đồng thẩm phán tối cao tạo ra tiền lệ hết sức nguy hiểm

Nguyễn Đức

19-5-2020

Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sẽ “tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng”.

Vụ Hồ Duy Hải và chính trị chính danh

Tâm Chánh

19-5-2020

Đều là môn sinh của trường công an, ông chánh án toà án tối cao Nguyễn Hoà Bình và ông viện trưởng viện kiểm sát tối cao Lê Minh Trí, một ông Bắc, một ông Nam, lại có ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau.

Đỉnh cao và vực sâu

Trương Châu Hữu Danh

19-5-2020

Ảnh: FB tác giả

Các bạn hãy nhìn tờ báo ngay hiện trường bưu điện Cầu Voi. Bản ảnh cho thấy, tờ báo nằm ngay thi thể 2 nạn nhân. Và bài báo hiện lên là “Đỉnh cao & vực sâu”.

Điều này có ý nghĩa gì không? Trên tờ báo, có thông tin gì hay không?

Chúng tôi về nhà lục lại báo, bài báo này ở trang 5, số báo ra ngày 9/1/2008, Báo SGGP thể thao (ra 7 ngày trong tuần).

Tiếng thét vô thanh

Trung Bảo

19-5-2020

Cách đây mấy ngày, tôi ngồi trước bưu cục Cầu Voi vào đúng thời khắc vụ án mạng xảy ra cách đây 12 năm – 19:30-20:00, theo giờ ghi trong các tài liệu điều tra. Tôi cố tưởng tượng lại thời khắc khủng khiếp đó, hình dung mình đang bước chân vào ngôi nhà hoang lạnh.

Từ Hồ đến Trung

Trịnh Hữu Long

19-5-2020

Từ bảy năm nay, tôi có một phép thử nho nhỏ để đo các thay đổi xã hội.

Tôi viết bài “8 sự thật về Hồ Chí Minh” (*) vào dịp 19/5 năm 2013. Lần đầu tiên tôi đăng lên Facebook, có kha khá bạn bè hưởng ứng, nhưng chừng đó không thấm vào đâu so với cơn thịnh nộ tôi nhận được từ người quen thân lẫn người không quen. Thầy giáo cũ mà tôi có giao lưu cũng vào chửi tôi, chửi luôn cả chị Đoan Trang, làm tôi bực mình phải unfriend luôn.

Lại nói chuyện mơ mộng viển vông

Tâm Chánh

19-5-2020

Vận hội. Thời cơ có một không hai…

Không rõ các quốc gia không bị chi phối bởi triết lí chính trị Trung Quốc người ta có kiểu tư duy chiến lược này không? Nhất là đi cùng với nó bao giờ cũng là mong muốn đi tắt đón đầu, nhảy cóc tới thành tựu phát triển?

Gia đình cụ Kình tiếp tục gửi đơn tố giác tội phạm giết người

Đặng Bích Phượng

19-5-2020

Người nhà cụ Kình cho biết, ngày 10/1/2020, vợ Lê Đình Uy (cháu dâu của cụ Kình, mẹ cháu bé 3 tháng tuổi) còn đang bị giam ở đồn công an Miếu Môn, công an đã bắt nó ký vào biên bản khám xét chiếc xe ô tô của vợ chồng nó, chứ không hề có biên bản thu giữ xe.

Có tình tiết đặc biệt quan trọng để chứng minh Hồ Duy Hải không phải là hung thủ giết người!

Võ Tòng

19-5-2020

Vào ngày hôm kia, trong suy nghĩ của tôi lóe lên tình tiết đặc biệt quan trọng trong vụ án Hồ Duy Hải mà các bản án, quyết định giám đốc thẩm không hề nhắc đến, đó tình tiết về quần áo của hai nạn nhân.

Vì sao có phong trào ‘người nghèo xin không nhận’

Blog VOA

Trân Văn

19-5-2020

Cuối cùng, thực tế đang chứng minh, dự đoán của công chúng: Gói hỗ trợ những cá nhân cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, trị giá 61.580 tỉ, sẽ tạo ra đủ loại scandal – hoàn toàn chính xác.

Bình Định, tháng 1 năm 1910, nếu…

Nguyễn Đức Thành

18-5-2020

Bố của Nguyễn Sinh Sắc được cho là Nguyễn Sinh Nhậm, chỉ là một thường dân, không phải quan trong triều cũng không phải dân khoa cử. Thế mà sau này có ông quan nổi tiếng, tên Hồ Sĩ Tạo, vốn là một danh nho, không hiểu sao lại cứ thương mến mà xin cho Sinh Sắc vào Huế học trong Quốc Tử Giám, tức là Sinh Sắc có danh phận y như con một ông quan. Ngày xưa nếu chỉ quen biết thế thôi mà xin được vào trường chuyên của hoàng gia, thì mới biết việc chạy trường cũng đã khá phát triển rồi.

Thiên hạ tỉnh cả, chẳng lẽ đảng muốn ngược lại?

Blog VOA

Trân Văn

18-5-2020

Ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì một phiên họp của Bộ Chính trị sáng 20/3, bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn: Chính phủ

Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 12 lại họp. Đây là kỳ họp thứ 12 và lần này, BCH TƯ đảng CSVN lại tiếp tục thảo luận về lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng CSVN khóa 13, nhiệm kỳ từ 2021 đến 2026.

Hồ Duy Hải và thân phận người dân Việt Nam dưới Pháp chế Xã hội chủ nghĩa

Đào Tăng Dực

18-5-2020

Việt Nam không phải là một quốc gia có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như các quốc gia dân chủ trên thế giới. Chính vì thế hệ thống pháp lý của Việt Nam là “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, không phải là chế độ pháp trị bình thường như tại các quốc gia dân chủ.

Sự che giấu dịch của Nga

Chinh Bùi

18-5-2020

Từ đầu dịch, thế giới đã nghi ngờ sự trung thực của Nga. Các nhân viên y tế Nga đã lên tiếng về việc chính quyền cố tình giấu nguyên nhân dịch bệnh, gây nguy hiểm cho họ trong khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Quản trị quốc gia kiểu “ngây thơ”

Mai Quốc Ấn

18-5-2020

Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Cái thớt dính máu và bản chất vụ án Hồ Duy Hải!?

Võ Tòng

18-5-2020

Hơn một tuần nay, tôi luôn suy nghĩ và tìm lý do khả dĩ để giải thích cho quyết định không thu giữ cái thớt và con dao khi khám nghiệm hiện trường tại bưu điện Cầu Voi, nhưng thật sự tôi không tài nào lý giải được là vì sao lại có sự sai lầm đó.

Tòa án Hiến pháp không thể là giải pháp cho vụ án oan

Đặng Đình Mạnh

17-5-2020

Nhân dịp đọc bài viết “Tòa Hiến Pháp” của tác giả P.H.N có nêu ý kiến về sự cần thiết thành lập Tòa án hiến pháp qua “tình huống phát sinh pháp lý trong vụ án xét xử giám đốc thẩm” Hồ Duy Hải, để giải quyết hai tình huống pháp lý:

– Thứ nhất, giả định VKSNDTC không đồng ý với Quyết định ngày 08/05/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên tiếp tục kháng nghị (lần 2). Do đó, TANDTC tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm mới (lần 2) và tiếp tục bác kháng nghị với lý do quyết định kháng nghị của VKSNDTC là không đúng pháp luật.

Theo đó, tác giả cho rằng: “Vậy trong tình huống pháp lý này rất cần có Tòa Hiến pháp đứng ra phán xét tranh chấp pháp lý giữa TANDTC và VKSNDTC”.

– Thứ hai, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị cáo Hồ Duy Hải sẽ bị thi hành án tử hình trong bối cảnh giả định rằng Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là sai lầm, thì cần có Tòa Hiến pháp để công dân khiếu nại về quyết định giám đốc thẩm ấy.

Trước hết, chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm cơ hội pháp lý để giải quyết vụ án mà công chúng đang tin rằng bất công, oan ức cho bị án Hồ Duy Hải. Cho nên, mọi nỗ lực theo hướng nào cũng đều cần thiết và hữu ích. Kể cả giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp để thực thi nghĩa vụ lương tâm là giải cứu một nạn nhân án oan. Tuy rằng, giải pháp ấy chưa được thuyết phục lắm về một số phương diện học thuật và pháp lý, như sau:

Tòa án hiến pháp, hoặc Tòa/Viện bảo hiến chỉ có một mục đích được xác định trong như chính tên gọi của thiết chế này: Bảo vệ hiến pháp.

Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp. Đương nhiên, theo đó thì mọi hành vi vi phạm hiến pháp sẽ đều bị Tòa án hiến pháp hủy bỏ. Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.

Các cơ quan tư pháp gồm viện kiểm sát và tòa án. Trong hoạt động tư pháp, sự khác biệt quan điểm giải quyết về một vụ án giữa hai cơ quan này là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự khác biệt quan điểm này không phải là một tranh chấp cần phân xử bởi một cơ quan khác (như tác giả đề xuất là Tòa án hiến pháp). Vì lẽ, căn cứ vào chức năng, thì VKS là cơ quan công tố, có thẩm quyền truy tố và kháng nghị. Nhưng tòa án mới là cơ quan xét xử các vụ án, kể cả phán quyết về kháng nghị của VKS (như vừa bác kháng nghị của VKSNDTC trong vụ án Hồ Duy Hải). Do đó, nếu có khác biệt về quan điểm giữa họ, thì chính tòa án sẽ giải quyết bằng một phán quyết. Cho thấy, thẩm quyền của tòa án có ưu thế hơn so với VKS, vì họ có thẩm quyền quyết định chung cuộc về một sự vụ cụ thể.

Thế nên, việc cho rằng sự khác quan điểm giữa hai cơ quan này là một dạng tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp là chưa đúng với chức năng, mục đích và đối tượng của thiết chế này.

Trong giai đoạn hiện nay, khi luật pháp thường bị công chúng đùa tếu táo là rừng luật và luật rừng, thì việc thiết chế Tòa án hiến pháp là hết sức cần thiết và hữu ích. Nó giúp bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan công quyền, giúp đưa những nguyên tắc tốt đẹp về nhân quyền được hiến pháp công nhận đi vào cuộc sống…

Thế nên, tôi rất tán thành về ý kiến nên thiết chế Tòa án hiến pháp, nhưng không thể xem như là một giải pháp để giải quyết vụ án oan mà công chúng đang quan tâm.

China Policy Limited hay câu chuyện “Chó sói gửi chân”

Mạnh Quân

17-5-2020

Chắc chẳng còn mấy ai lạ gì câu chuyện “chó sói gửi chân”- một chuyện khá hay ho về việc giả danh, “đặt chân giữ cửa” để từng bước, gửi các chân còn lại, mở được cửa và chén thịt con mồi.