Sắc thái của dân chủ, tự do

Blog VOA

24-8-2020

Tuần trước, sau cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ với một thân hữu, kẻ viết bài này nhận được video clip và ít dòng tâm sự từ anh. Xin giới thiệu để độc giả cùng xem và cùng ngẫm nghĩ những điều anh đã chia sẻ…

“Trí thức CHXHCN”, nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam

Trần Trung Đạo

24-8-2020

Một lần, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh , tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem.

Tội ác cơ hàn

Báo Sạch

Thanh Nhã

24-8-2020

Một lão nhà giàu qua đò và bất cẩn bị rơi xuống nước. Thằng con trai liên tục ra giá cầu cứu: thưởng 10 quan, thưởng 7 quan, 3 quan… Cứ mỗi lần mức giá cứu mạng được đưa ra, lão nhà giàu ráng ngoi lên chê đắt.

Làm nhục người mẹ vứt con: Sai cả về tư duy pháp lý lẫn đạo đức

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

24-8-2020

Hình ảnh cháu bé bị vứt giữa hai bức tường ở Hà Nội. Ảnh: VTC. Đồ họa: Luật Khoa

Tôi luôn tin tưởng vào sự chóng vánh và hiệu quả của mạng xã hội Việt Nam.

Có nên kỷ niệm Hiệp ước Biên giới Việt – Trung?

Nguyễn Ngọc Chu

24-8-2020

1. Hôm qua 23/8/2020, truyền thông đưa tin khá rầm rộ về hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Hoạt động diễn ra tại TP Móng cái – do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.

Anh nông dân bắt rắn hổ chúa và chuyện chênh lệch địa tô, phân hóa giàu nghèo…

Đoàn Kiên Giang

24-8-2020

Chuyện một anh nông dân tên Tâm bắt con rắn hổ khổng lồ, bị rắn cắn rồi được đem vào bệnh viện cấp cứu với con rắn quấn chặt cổ tay là một câu chuyện buồn, rất buồn.

Một góc nhìn khác về vụ bắt cóc ở Bắc Ninh

Trung Bảo

23-8-2020

Cộng đồng mạng đã tham gia một cách hữu hiệu trong việc loan tải thông tin về vụ bắt cóc, qua đó đã giúp cơ quan công an phá án nhanh chóng để đưa cháu nhỏ trở về an toàn.

Đòi đất quốc phòng

Nguyễn Thông

23-8-2020

Nghe chuyện lãnh đạo TP.HCM đòi lại khu đất Ba Son, thấy hơi buồn cười.

Chết oan cùng Airktic

Trương Châu Hữu Danh

23-8-2020

Hơn 2 năm trước, khi tôi bắt tay tìm hiểu về Airktic và 22 dự án “sân sau ủy ban”, nhiều tờ báo lúc đó đánh ngược. Nếu tra trên Google, các bài viết bốc thơm chế phẩm Redoxy 3C đến nay vẫn còn. Vì sao có hàng trăm bài báo lội ngược dòng, hẳn các bên liên quan đều biết.

Những số phận nghiệt ngã

Võ Xuân Sơn

22-8-2020

Mấy ngày nay, facebook dậy sóng vì các cháu bé. Cháu bé thứ nhất là cháu bé sơ sinh, bị vứt vào khe tường giữa hai nhà. Còn cháu bé thứ hai là cháu bé 2,5 tuổi, bị bắt cóc.

Một chính sách bệnh hoạn

Đỗ Ngà

22-8-2020

Đảng Cộng sản tự xưng là đại diện cho giai cấp nghèo khổ, nhiệm vụ của họ là dấu tranh “xóa bỏ sự khác biệt giai cấp”. Thế nhưng khi cầm quyền, họ đã phân loại công dân như phân loại súc vật ngoài chợ để định giá từng thành phần.

Phận đàn bà … và cao hơn đàn bà

Chu Mộng Long

22-8-2020

(Tiểu thuyết phi hư cấu. Kỳ này dành cho những nhà đạo đức)

Sau vụ giải cứu bé sơ sinh bị ném vào khe tường, tôi lướt FB để “lắng nghe dư luận”. Việc làm của tôi trong trường hợp này chẳng khác dân quê tò mò đi xem hàng xóm chửi nhau, và nếu cần, cũng tham gia chửi… cho vui.

Vùng chậm lũ – Phương án dự phòng cứu các độ thị khi có lũ lụt

Nguyễn Ngọc Huy

22-8-2020

Ảnh: FB tác giả

Dưới đây là loạt ảnh do tôi chụp rất có ý đồ từ khi chưa có lũ về và khi có lũ về ngày hôm qua. Mặc dù mấy hôm nay lũ về nhẹ nhưng những hình ảnh dưới đây cũng mô tả được rõ vai trò của vùng chậm lũ quan trọng như thế nào đối với thành phố Hà Nội nói riêng và với các thành phố khác nói chung.

Nhận thức… nhất quán, tội nghiệp Hà Nội!

Blog VOA

Trân Văn

22-8-2020

Ông Vương Đình Huệ muốn thấy Hà Nội “đi bằng hai chân để phát triển đồng đều”. Nguồn: Dân Trí

Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội, vừa chỉ đạo Hà Nội phải “đi bằng hai chân để phát triển đồng đều” (1). Chẳng biết khi chọn lối ví von này, ông Huệ có nghĩ tới việc sẽ buộc thiên hạ phải tự hỏi, dường như chính ông cho rằng, trước khi ông đảm nhiệm trọng trách Bí thư thủ đô, Hà Nội chỉ có thể nhúc nhắc từng bước vì… chân co, chân duỗi?

Diệt nội thù, chống ngoại xâm

LS Đào Tăng Dực

22-8-2020

Sau nhiều thập niên làm đàn em trung thành và vô cùng dễ dạy của đảng CSTQ, đột nhiên vào thượng tuần tháng 8 vừa qua, CSVN cho chiếu trên đài truyền hình VTV1 bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”. Phim do Báo Nhân dân sản xuất hoàn thành năm 2020. Bộ phim được Ban Tuyên Giáo Trung Ương chỉ đạo.

Những người về từ cõi chết

Chuyện của Thịnh

21-8-2020

Mọi người chắc vẫn nhớ ông Nguyễn Thanh Chấn, người đã lĩnh án chung thân vì tội “giết người” và chỉ được minh oan sau 10 năm ngồi tù khi hung thủ ra tự thú.

Vụ nghi đầu độc ở sân bay

Ben Ngô

21-8-2020

Alexei Navalny. Ảnh: internet

Alexei Navalny, 44 tuổi, bắt đầu cảm thấy không khỏe khi trên chuyến bay từ thành phố Tomsk của Siberia trở về Moscow.

Sự kiện Belarus

Nguyễn Thọ

21-8-2020

Người biểu tình không cần có chỉ đạọ, không có kế hoạch vẫn tự động để hoa thành ngôi mộ tưởng niệm một thanh niên bị chết vì bạo lực cảnh sát. Ảnh: internet

Trong một thế giới tràn ngập những tin buồn: Covid-19 đặt loài người trước những thử thách chưa từng có, Trung Quốc vô hiệu hóa nền dân chủ Hồng Kông trước một thế giới bất lực, Việt Nam lại lùi bước tại một dự án dầu mỏ Biển Đông, Lebanon, Paris của Trung Đông hỗn loạn vì vụ nổ ở Beirut… thì tuần qua có một tin đáng khích lệ: Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống hôm 9.8 vừa qua, người Belarus (Bạch Nga) đã không còn chấp nhận sống mà ngậm miệng!

Tức giận, khinh bỉ, đau xót…

Đoàn Bảo Châu

21-8-2020

Ảnh: Báo TP

Bạn có cảm giác gì khi biết được điều này. Để tôi nói cho bạn biết cảm giác của tôi:

1. Tức giận, tức giận đến sôi máu:

Bất cứ một việc gì có sự lưu chuyển đồng tiền trong xã hội Việt Nam là y như rằng sẽ có bọn “kí sinh trùng” bám vào hút, gặm.

Sau Thủ tướng tới VTV, được… xin lỗi phải… cảnh giác!

Blog VOA

Trân Văn

20-8-2020

Nhiều người hoan hỉ khi Biên tập viên (BTV) Thu Hương của Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam (VTV) ngỏ lời xin lỗi “những người bán hàng rong và quý vị khán giả” (1). Sự kiện một BTV của VTV nhận định những người bán hàng rong ở TP.HCM là… ký sinh trùng khiến nhiều người, nhiều giới phẫn nộ. Sau đó, BTV này ngỏ lời “xin lỗi” trên trang facebook của ông ta song công chúng không đồng tình. Theo công chúng, đó không đơn thuần là lỗi của cá nhân, do vậy, chính VTV phải xin lỗi…

Xây dựng chính nghĩa bằng hành động ăn cướp

Đỗ Ngà

20-8-2020

Muốn bảo vệ một thế lực tà ác thì người ta làm ác. Muốn bảo vệ sự chính nghĩa, người ta làm điều chính nghĩa. Công an cộng sản Việt Nam bảo vệ đảng, tất nó phải làm điều ác, vì ĐCS là thế lực tà ác. Cảnh sát ở những nước dân chủ, họ bảo vệ luật pháp nên họ làm những điều chính nghĩa. Đó là sự khác nhau.

Lý do khiến ông Trần Văn Giàu thất sủng

Dương Quốc Chính

20-8-2020

Trước đây mình đã viết mấy stt về chuyện Nam Kỳ có 2 xứ ủy, mâu thuẫn nhau về đường lối cách mạng. Xứ ủy Giải phóng mới chính thống, có liên hệ chặt chẽ với TƯ, nhưng xứ ủy Tiền phong của ông Giàu mới có công cướp chính quyền do nắm được lực lượng bán vũ trang Thanh niên tiền phong của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

Điền vào dấu ba chấm: Đất nước của…

Pro&Contra

Phạm Thị Hoài

20-8-2020

Đoạn thơ về đất nước trong đề thi tốt nghiệp THPTQG môn văn năm nay tự nó không có gì đáng bàn. Thơ chính mạch vinh danh quê hương đất nước con người mọi thời đều là sản phẩm dễ tiêu hóa và tiêu thụ, không lo phản ứng phụ. Hay dở cũng không đáng bàn, tất cả đã chuẩn hóa, khen chê ngoài đáp án là trượt.

Vụ cứu bé sơ sinh: Dân tố công an ‘Lý Thông cướp công Thạch Sanh’

BBC

Bùi Thư

20-8-2020

Công an tại Hà Nội cho biết họ vừa đục tường để giải cứu một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhưng người dân chứng kiến nói rằng họ đã cứu cháu bé trước lúc lực lượng chức năng xuất hiện.

Anh Nguyễn Duy Tuân sống tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội kể anh là người đã cầm máy khoan đục tường cứu đứa trẻ ra vào chiều tối 18/8 và rằng anh không quan tâm việc lực lượng chức năng hay trên mạng nói gì.

“Quan trọng là cứu được đứa bé. Tôi làm việc thì trời biết, đất biết. Tôi không quan trọng việc đó”, anh Tuân nói với BBC News Tiếng Việt sáng 20/8.

Nhân chứng tố công an cướp công

Vụ việc xảy ra vào khoảng sau 17 giờ ngày 18/8 tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Lúc bấy giờ người dân phát hiện một trẻ sơ sinh bị mắc kẹt trong khe tường giữa hai ngôi nhà.

Trang Facebook chính thức của Công an TP Hà Nội vào đêm 18/8 đăng tải bài viết kèm hình ảnh về vụ việc. Cụ thể, trang thông tin này nói rằng Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an huyện Gia Lâm cùng Công an thị trấn Trâu Quỳ đã đục tường để giải cứu thành công đứa bé.

Facebook chính thức, Công an TP Hà Nội cho biết công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công bé sơ sinh bị bỏ rơi.

Có một điểm lưu ý là trong bài viết xuất bản lúc 21 giờ 36 ngày 18/8 trên trang Facebook chính thức, Công an TP Hà Nội viết: “Do khe tường quá hẹp, lực lượng chức năng đã phải đục tường để đưa cháu ra ngoài với nỗ lực bằng mọi cách bảo đảm an toàn cho cháu”. Câu này sau đó, vào lúc 23 giờ 46 cùng ngày, đã được sửa lại thành “lực lượng chức năng đã cùng nhân dân đục tường”.

Sau khi công an khẳng định họ đã cứu cháu bé, ngay lập tức trên mạng xã hội xuất hiện thông tin tố cáo công an là “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”.

Theo đó, nhiều nhân chứng kể rằng các thanh niên địa phương đã tự dùng khoan giải cứu cháu bé trước khi lực lượng chức năng có mặt.

Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt ngày 20/8, anh Phạm Thành Công, người đã tham gia giải cứu đứa bé, nói: “Đục tường gần xong rồi thì lực lượng chức năng mới đến. Công an với phòng cháy chữa cháy đứng nhìn thôi chứ lúc đó chúng tôi đang tập trung đục tường. Chúng tôi không quan tâm gì khác vì đợi người đến thì đã muộn, tôi còn không biết lúc đó đứa bé sống chết thế nào vì nó nằm im, không khóc gì. Khi tôi nhìn vào vách tường, tôi mới thấy tay đứa bé cử động, biết là còn sống”.

Một điểm vô lý trong bài viết trên Facebook của Công an, đó là thời điểm “người dân phát hiện cháu bé bị bỏ rơi” là 17 giờ 50 và thời điểm công an “giải cứu thành công là 18 giờ”. Chỉ mất 10 phút để công an tiếp nhận thông tin, đến hiện trường, đục tường và cứu cháu bé ra, đó là điều hầu như không thể.

Người tham gia cứu đứa bé nói gì?

Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 20/8, anh Nguyễn Duy Tuân, người cầm khoan đục tường cứu đứa bé ra kể lại:

“Hôm ấy tôi vừa đi làm về, khoảng 17 giờ 45 thì gặp một bé học sinh bảo tôi chạy sang giúp, có đứa bé bị vứt từ trên tầng xuống nhưng chưa chết. Thế là tôi vào nhìn, lúc đầu tôi tưởng là con búp bê, nhìn kĩ mới thấy đúng là đứa trẻ. Tôi mới lập tức chạy xung quanh tìm máy khoan để đục tường và gọi cho lực lượng chức năng để báo sự việc. Lúc đó khoảng 17 giờ 50”.

“Tình hình lúc đó rất hỗn loạn, có cả trăm người xung quanh. Tôi đi mượn khoan, đục trong khoảng hơn 10 phút thì cứu được đứa bé ra. Lúc đầu mũi khoan bé quá, tôi phải vừa đục vừa chờ anh Phạm Thành Công đi tìm mũi khoan to hơn. Đục xong thì tôi thấy đứa bé vẫn nằm im, tới lúc động vào người nó mới khóc lên”.

Thanh niên Nguyễn Duy Tuân, người đã cầm khoan đục tường cứu đứa bé sơ sinh hôm 18/8. Ảnh do nhân vật cung cấp

Duy Tuân là thợ thạch cao, anh kể: “Công việc tôi trước giờ cũng quen với máy khoan nên tôi có kinh nghiệm định vị, tính toán vị trí để đục bỏ mảnh tường làm sao để không rơi vào đứa bé. Có bạn Nguyễn Lương Bằng ở đó lấy chổi che chắn để bụi gạch vỡ không bắn vào em bé”.

“Đục xong thì có một bà có kinh nghiệm bế đứa bé ra là khoảng 18 giờ 5. Khi đó trạm y tế gần đấy đến đưa bé đi”.

Nhớ lại sự việc hôm đó, anh Tuân nói: “Lúc đó tôi chỉ tập trung đục tường và chỉ mong cứu được đứa bé ra. Lính cứu hỏa, công an đến lúc tôi gần khoan xong, nhưng họ chỉ đứng đó để tôi đục. Lúc đó dù mệt nhưng đầu tôi chỉ mong cứu được đứa bé ra. Khi bế bé ra, mọi người đều nhẹ nhõm”.

Về thông tin lực lượng chức năng đã đục tường cứu đứa bé ra, anh Tuân nói: “Tôi không quan trọng việc đó”.

Anh Phạm Thành Công và máy khoan được dùng để đục tường cứu đứa bé. Nguồn: Phạm Thành Công

Anh Phạm Thành Công, người cho mượn máy khoan và cũng tham gia giải cứu kể lại, với BBC:

“Lúc ấy tôi đang chuyển nhà, có anh hàng xóm chạy hớt hải sang hỏi máy khoan, tôi có nên chạy đem sang. Nhóm ba anh em, anh hàng xóm ấy trực tiếp khoan, tôi hỗ trợ lắp máy, luồn dây điện, đục tường. Chúng tôi dùng chổi nhựa chặn trước ở đầu cháu bé, ba anh em khoan lùi lại để mảnh vỡ vụn không bắn vào đầu cháu. Đục đủ một khoảng để thò tay với tới chỗ bé đưa ra”.

“Lúc đấy tôi rùng mình, những vụ này thường chỉ nghe trên đài báo, chưa từng chứng kiến nên cũng hãi vì thấy bé đỏ hỏn, còn nguyên dây rốn. Nhưng khi đó chỉ nghĩ cách làm sao nhanh nhất cứu đứa bé. Khi cứu đứa bé ra được, tất cả mọi người vỡ òa, vỗ tay rồi đứa bé đi luôn. Cứu được một đứa trẻ bé bỏng thực sự rất xúc động”, anh Công thuật lại.

Anh Công cũng nói thêm, khi có bà bế ra, vợ anh cũng hỗ trợ quấn khăn cho đứa bé và nhân viên trạm y tế đã có mặt trước đó đợi để đưa bé đi.

Công an nói gì?

Cùng với lời khẳng định “lực lượng chức năng đã phải đục tường để đưa cháu ra ngoài”, trang Facebook của Công an TP Hà Nội còn đăng một tấm ảnh chụp cảnh các công an viên đang bế cháu bé tới bệnh viện và hình một nhân viên y tế đang chăm sóc cháu bé. Hai tấm ảnh còn lại cho thấy một khe tường hẹp và một lỗ thủng lớn do ai đó vừa mới đục.

Không có hình ảnh nào cho thấy công an đang thực hiện nghiệp vụ giải cứu cháu bé tại hiện trường.

Có nhiều ý kiến bình luận bên dưới bài viết trên Facebook của cơ quan công an bày tỏ sự nghi ngờ, thậm chí chỉ trích “công an cướp công”.

“Chào các đồng chí Lý Thông. Ảnh chụp đẹp đấy”, một người tên Hoàng Dũng bình luận. Với tấm hình chụp cảnh công an bế cháu bé vào bệnh viện, người này viết thêm: “…Bố cục ảnh do ai sắp xếp mà nghệ thuật vậy ạ? Hai đồng chí nhìn vào máy ảnh, 2 đồng chí nhìn vào cháu bé, tỏ vẻ trìu mến, lại còn xen kẽ màu áo. Tôi chấm 9,5”.

Cũng có các bình luận “hoan hô công an” và tố áo kẻ vứt bỏ cháu bé.

Cháu bé được chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế. Nguồn: Tư liệu công an

Sau khi bị tố cáo “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”, phía công an đã lên tiếng phản hồi. Trên báo Dân Việt, một đại diện cơ quan công an huyện Gia Lâm cho biết đơn vị đã tiếp nhận thông tin tố cáo chuyện “cướp công”.

Vị này khẳng định thông tin chính xác, chính thống đã được đăng tải trên trang Facebook của Công an TP Hà Nội.

“Hiện có rất nhiều thông tin hằng ngày trên mạng xã hội không được kiểm chứng, nhiều thông tin trái chiều nhằm mục đích tăng tương tác, câu ‘like’. Về cháu bé mắc kẹt được đơn vị đưa vào viện chăm sóc, sức khỏe cháu đã ổn định. Hiện chưa xác định ai là người mẹ của cháu cũng như nguyên nhân vì sao cháu rơi giữa khe tường”, đại diện công an cho biết thêm.

Trên báo Lao Động, đội Cảnh sát PCCC cùng Công an thị trấn Trâu Quỳ xác nhận đã đục tường giải cứu bé trai bị kẹt trong khe tường 10cm. Ảnh chụp màn hình

Trong vài năm trở lại đây, lực lượng công an rất chú trọng vào công tác truyền thông xây dựng hình ảnh. Trên báo chí và trên mạng xã hội thường xuất hiện các bài viết về thành tích và các việc làm tốt của công an cũng như hình ảnh công an khi thì trả lại tiền rơi cho người dân, khi thì đẩy xe giúp người dân qua đoạn đường ngập.

Có một dạo công an Việt Nam công bố nhiều bức hình cho thấy cán bộ, chiến sĩ giúp các cụ già nhặt cam rơi trên đường. Nhưng dư luận lúc đó cho rằng việc lặp đi lặp lại nội dung “giúp cụ già nhặt cam” làm dấy lên chỉ trích về sự nghèo nàn ý tưởng trong dàn dựng hình ảnh truyền thông cho công an.

Cái gì cực đoan cũng không tốt

Trịnh Hữu Long

20-8-2020

Nay tôi nghe Barack Obama phát biểu trong đại hội trực tuyến của Đảng Dân chủ, tình cờ thế nào sau đó lại đọc được một tút của một nhà thơ tôi kết bạn từ nhiều năm trước. Bài thơ của anh đẹp, người ta phổ thơ anh thành một bài hát đẹp, nhưng tút anh nói về Obama thì không đẹp chút nào.

Biếm: Vợ Tú Xương tự tử!

Mai Bá Kiếm

20-8-2020

Theo nguồn tin riêng của bổn báo, ngày 15/8 vừa qua, bà Tú Xương – vợ thi sĩ Trần Kế Xương, quê làng Vị Xuyên (Nam Định) đã uống thuốc độc tự tử, nhưng nhờ tập thể y bác sĩ đã tận tình xúc ruột, cộng với thuốc độc của Trung quốc mà bà uống là thuốc giả, nên bà đã qua cơn nguy kịch!

Từ chuyện Hà Nội và ‘ngăn tủ’, ‘rũ nôi’

Blog VOA

Trân Văn

19-8-2020

Ông Chu Ngọc Anh. (Hình: Trích xuất từ most.gov.vn)

Tuần rồi, ông Chu Ngọc Anh – Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KHCN) – đột nhiên nổi như cồn vì hai lý do: Thứ nhất, thiên hạ kháo nhau, ông là người được đảng chọn làm Chủ tịch thành phố Hà Nội thay ông Nguyễn Đức Chung vừa thất sủng. Thứ hai, ông vừa tuyên chiến với… “ngăn tủ” và thúc… “rũ nôi”.

Nghệ thuật tìm công lý

Trịnh Kim Tiến

19-8-2020

Tìm công lý là một điều gì đó vô cùng đau đớn và khó khăn đối với người đi tìm. Nó thiêu cháy trái tim có khi không thể thở nổi. Vậy mà còn phải nghệ thuật nó? Làm sao mà nghệ thuật, thi vị cho đặng một công việc mặn chát nước mắt như thế?

Chiếm biển, đoạt sông, nhân tai và thiên tai

Vũ Kim Hạnh

19-8-2020

Tin tức khắp các trang tin quốc tế sáng nay: Nước sông Dương Tử của Trung Quốc và các phụ lưu dâng lên mức nguy hiểm sau nhiều ngày mưa lớn đã dẫn tới kích hoạt cảnh báo động ứng phó khẩn cấp chưa từng có.

Chuyện trước ống kính và chịu trách nhiệm

Chu Mộng Long

19-8-2020

Theo dõi truyền thông nước ngoài, tôi thấy các quan chức thường tìm cách tránh xa hoặc tẩu thoát trước ống kính nhà báo. Cực chẳng đã họ mới đối mặt với ống kính. Các hình ảnh của họ thường xuất hiện ngẫu nhiên khi nhà báo chụp tự nhiên nơi công cộng. Không phải họ mất tự tin mà chỉ vì họ biết dây vào báo chí là dễ sinh phiền phức. Một cử chỉ, một lời nói thiếu cẩn trọng là dính đòn dư luận. Và cũng từ đó tạo ra một lối sống văn minh của quan chức quốc gia văn minh: khiêm nhường, không khoe hình, khoe chữ trước ống kính.