Cái gì cực đoan cũng không tốt

Trịnh Hữu Long

20-8-2020

Nay tôi nghe Barack Obama phát biểu trong đại hội trực tuyến của Đảng Dân chủ, tình cờ thế nào sau đó lại đọc được một tút của một nhà thơ tôi kết bạn từ nhiều năm trước. Bài thơ của anh đẹp, người ta phổ thơ anh thành một bài hát đẹp, nhưng tút anh nói về Obama thì không đẹp chút nào.

Tôi xưa nay luôn thấy việc người ta phê phán, chửi bới Obama là lẽ thường tình. Chuyện đó nhan nhản trên báo chí Đông Tây từ khi Trump còn chưa tranh cử. Có người chê, có người khen, và mọi thứ nằm trong địa hạt tranh cãi chính sách và những tư tưởng chính trị thông thường.

Nhiều người Việt Nam thì thường chỉ nhìn Obama và Trump qua lăng kính bài Trung (hoặc coi trọng yếu tố bài Trung hơn hẳn những yếu tố khác), nên chửi Obama khen Trump cũng là chuyện bình thường.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì tôi vẫn coi đó là khác biệt quan điểm và mọi người nên tôn trọng nhau. Nhưng đã dùng tới ngôn từ miệt thị, lấy màu da của người ta ra để chửi thì không còn là khác biệt quan điểm nữa. Tôi đành lòng phải unfriend anh nhà thơ.

Thỉnh thoảng đọc còm đâu đó trên BBC, VOA, tôi phải ghìm cơn mửa khi thấy nhiều người gọi bà Michell Obama là “rệp”, “mọi đen”, “khỉ đột”. Ngao ngán là vậy nhưng họ cũng chẳng phải bạn tôi.

Tôi mến mộ Obama nhưng cũng đủ hiểu Obama đã phạm nhiều sai lầm, và thành tích đối ngoại bị nhiều người chê là kém cỏi. Đảng Dân chủ Mỹ hay đảng nào đi chăng nữa cũng có sai lầm để phê phán, cũng có cái đạo đức giả để chê bai. Ở Việt Nam, dù tôi kịch liệt phản đối Trump, tôi vẫn phải thừa nhận rằng nhiều người của phe chống Trump cũng phạm nhiều sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề cũng như sử dụng ngôn từ. Cái gì cực đoan cũng không tốt.

Tôi quan tâm tới chính trị Mỹ phần lớn vì quan tâm tới cách người Việt Nam nhìn chính trị Mỹ. Nó thể hiện văn hóa chính trị của chúng ta, thể hiện cả những khác biệt văn hóa giữa hai nước, giữa Đông và Tây. Cách người Việt Nam nhìn chính trị Mỹ cũng là một chỉ dấu đáng kể báo hiệu tương lai chính trị của Việt Nam.

Obama vẫn là chính khách mà tôi mến mộ. Tôi có thiên vị đặc biệt cho Obama, vì ông xuất thân là một nhà hoạt động và một giảng viên luật hiến pháp, một người gần gũi với những giá trị dân chủ, nhân quyền mà tôi theo đuổi nhiều năm nay. Tôi cũng mến mộ cái nhân cách, trí thông minh và tài năng của ông.

Ai phê phán Obama, tôi chịu. Còn ai lấy màu da của Obama ra để miệt thị thì xin unfriend tôi ngay, tôi không muốn làm bạn với những người như vậy.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Trinh Hữu Long , Thu Ngoc Dinh cũng như Song Chi v.v. có cùng 1 lối viết : dựa vào ý kiên của 1 thiểu số nguoi` Việt nào đó về việc cho vợ chồng Obama là “mọi “, xong dùng phương pháp qui nạp phóng đại “úp sọt ” 1 lần vào 1 giỏ- lối viết như vậy thường rất cực đoan và đã được tuyên giáo của cộng sản dùng suốt bao năm nay từ ngày lập đảng .

    Lý tưởng cộng sản chỉ là những điều TƯỞNG LÀ CÓ LÝ THÔI các ông các bà ơi .

  2. Tôi không đồng ý với ý kiến ” ôn hòa có học” của bác THL
    Vấn đề ” cực đoan” với những kẻ Tham thì vô cùng tai họa
    Cực đoan thật sự cần thiết khi giải quyết vấn nạn
    Sau khi giải quyết xong vấn nạn, kẻ cực đoan cần phải biết lui về để cho đám” ôn hòa cis học” trị vì.
    Hihi, làm cách mạng phải triệt để. E nói có gì sai ko hả các bác

  3. Miệt thị người khác dựa trên màu da là quá sai. Phê phán ông Obama thì cứ thoải mái, nhưng nếu chỉ vì ông ấy da đen mà gán cho ông những “nhãn hiệu” đầy định kiến là khó chấp nhận được. Nhưng rất tiếc nhiều người Việt làm như thế.

    Tuy nhiên, chính người Mỹ da đen cũng có thói quen phê phán người khác dựa vào màu da. Người Mỹ da đen cũng có hành vi kỳ thị chủng tộc, chứ họ không phải chỉ là nạn nhân.

    Tôi nghĩ đa số người Việt tỵ nạn cộng sản không có cảm tình với đảng Dân Chủ vì họ cảm thấy họ gần với các nhóm thiên tả. Miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản Bắc Việt là có sự đóng góp không nhỏ của những nhóm thiên tả. Ở Mỹ chỉ có 2 đảng chính. Người Việt tỵ nạn cộng sản không có cảm tình với đảng Dân Chủ thì họ chỉ có một lựa chọn khác là đảng Cộng Hoà.

    Người Việt miền Bắc định cư hay du học ở Mỹ có xu hướng thiên tả. Họ lớn lên từ chế độ cộng sản, họ được giáo dục theo hướng xã hội chủ nghĩa, gần với các nhóm thiên tả hơn là bảo thủ. Họ có nồng nhiệt ủng hộ những người thuộc đảng Dân Chủ hay các phong trào thiên tả như BLM.

    Người Việt Nam tỵ nạn cộng sản và người miền bắc di cư sang Mỹ khó có thể hoà hợp được.

  4. Vậy tôi có vài nhận xét về ngài Obama dưới đây ông thấy thế nao?

    Vài nhận xét về bài phát biểu của ngài Obama.
    (Chuyển điểm cho sự thay đổi—Phát biểu của cựu TT Obama-vietopian.wordpress.com/2020/06/05).

    Tôi có một vài thắc mắc về bài phát biểu này.Tôi không dám đề cập đến tình cảm hay khuynh hướng chính trị của riêng ai.Tôi chỉ muốn làm rõ bản chất sự việc như nó có.Xin đừng hỏi tôi là ai ,tôi làm gì ..Dù là ai,làm gì,thì về mọi phương diện cũng chỉ là ánh đóm lập loè trước một một vầng dương đang chói lọi như vị cựu tổng thông Mỹ,ngài Obama. Nên xin chỉ xem các thắc mắc của tôi có thích đáng không mà thôi.
    Trước hết,làn sóng phản kháng trên toàn quốc hiện nay đến từ sự tức giận có thực và chính đáng,khi nỗ lực cải tiến ngành cảnh sát và hệ thống công lý ở Mỹ sau nhiều thập niên vẫn cứ ù lì.Tuyệt đại đa số người biểu tình là những cá nhân ôn hoà,can đảm và có trách nhiệm(hết trích).Nếu biểu tình ôn hoà và có trách nhiệm,nghĩa là không phạm pháp thì được pháp luật bảo vệ,cần gì can đảm.Can đảm chỉ cần cho những kẻ tấn công hay phòng ngự trong các cuộc xô xát,ẩu đả( biểu tình bạo loạn,cướp của,giết người mới có xô xát,ẩu đả) Vậy ôn hoà ,có trách nhiệm thì không cần can đảm.Mà đã can đảm thì không thể có ôn hoà và trách nhiệm.
    Ngành cảnh sát và hệ thống công lý Mỹ sau nhiều thập niên vẫn ù lì.Đó là đi sản của tất cả các đời TT Mỹ trước đã để lại,trong đó có phần của ngài.Suốt hai nhiệm kỳ TT,nếu ngài có lòng thì đã vận động và ban hành vài đạo luật hay ít nhất ngài cũng tự mình ký vài sắc lệnh về cải tổ.Đằng này ngài chẳng làm gì cả,vì ngài đã tự đánh giá là tình trạng vẫn ù lì.Trách ai ù lỳ đây,ngài tự trách ngài chăng.
    Mặt khác,có một thành phần thiểu số,dù do giận dữ thật hay chỉ vì muốn nước đục thả câu đã dùng bạo lực và làm loạn.Không những họ gây nguy hiểm cho người vô tội mà những khu dân cư trước nay không được đầu tư và phục vụ đúng mức giờ còn bị phá hại thêm(hết trích).Đó cũng chỉ là những thiệt hại trước mắt,nhưng đáng kể gì so với những thiệt hại ghê gớm về người và của,xẩy ra theo sau các vụ biểu tình mà ngài hoặc quên,không biết hoặc cố tình bỏ qua.
    CÁH LY là biện pháp khoa học và hiệu quả nhất để phòng chống dịch.Chỉ cần một người bệnh hay sắp phát bệnh lọt ra ngoài cộng đồng thì cũng đã vô cùng tốn công sức cho bên phòng,chống bệnh:theo dấu vết người bệnh ,thống kê những người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người này để cách ly hay điều trị cho họ.Trong các cuộc biểu tình,không chỉ một mà có rất nhiều người mang mầm bệnh như thế,tiếp xúc một cách hỗn loạn không chỉ giữa một mà rất nhiều cộng đồng.Hậu quả,dịch lan tràn không thể kiểm soát.Bệnh mới mỗi ngày tăng lên vô kể( tăng theo cấp số nhân, ít nhất là cấp số 5).Người chết hàng ngày kể đến nhiều ngàn.Các cơ sở phòng chống dịch vì thế mà khó khăn đủ thứ:thiếu từ nơi cách ly,đến giường bệnh,thuốc men ,dụng cụ y tế,trang phục bảo hộ đồng bộ,kể cả nhân viên y tế.Sản xuất,kinh doanh cũng vì thế mà đình trệ.Thiệt hại là khó tính đủ. Không ai ngoài người xuống đường và những người ủng hộ,hô hào xuống đường chịu trách nhiệm đã VÔ HIỆU HOÁ SỰ CÁCH LY ,gây hậu quả thảm khốc này.Lịch sử Mỹ sẽ ghi nhận trách nhiệm đó.Họ không bỏ qua cho các ngài đâu.
    Nhưng đến một lúc nào đó,mọi ước vọng phải biến thành luật lệ hay cơ chế cụ thể-và trong một hệ thống dân chủ điều đó chỉ xẩy ra nếu chúng ta bầu lên những người lãnh đạo có thể đáp ứng yêu cầu của mình(hết trích).Ngài bảo đến một lúc nào đó,theo ngài đó là lúc nào thì chỉ cho dân ngài biết.Ngài nói khơi khơi thế thì dân Mỹ biết đâu mà lần.Theo tôi,lúc đó là lúc 8 năm ngài làm tổng thống Mỹ.Quyền lực hợp pháp của ngài là bao la để hiện thực hoá nhiều ước vọng như ngài phát biểu.Nhưng ngài đã không làm gì,để tình trạng vẫn ù lì.Ngài khuyên bầu người lãnh đạo có thể đáp ứng yêu cầu của mình,thì người đáp ứng yêu cầu của ngài tốt nhất,không ai ngoài bản thân ngài,ngài đã được bầu.Nhưng qua hết hai nhiệm kỳ làm TT,ngài đã để lại tình trạng vẫn ù lì cho người kế nhiệm.Tại sao vậy,ngài nên giải thích rành mạch cho dân Mỹ của ngài đi chứ.
    Nhưng những chức vụ quan trọng nhất có khả năng cải tổ hệ thống cảnh sát và toà án hình sự nằm ở cấp tiểu bang và địa phương(hết trích).Nếu thế,tại sao các các yêu sách của các cuộc biểu tình lại phản đối,đòi hỏi Liên Bang.Thậm chí có vài thống đốc tiểu bang,thị trưởng thành phố cũng tham gia,ủng hộ,cổ vũ biểu tình.Các vị này tham gia đưa yêu sách,phản đối ai,không phải là chính cho bản thân họ à.Những điều này thực là cực kỳ lãng mạn,chỉ có các văn nghệ sĩ mộng mơ mới nghĩ ra được như thế. Trách nhiệm và quyền hạn giải quyết yêu sách không ở liên bang mà phản đối,đòi hỏi ở Liên Bang là sai .Đã sai sao ngài cựu TT lại gọi họ là nhũng người có trách nhiệm.Còn người biểu tình dù ôn hoà nhưng mang mầm bệnh cũng làm lây lan bệnh,không thể gọi là có trách nhiệm hay vô can.
    Ta không thể chọn một là phản kháng hai là đi bầu.Ta phải chọn cả hai(hết trích).Đi bầu là một lời khuyên chính xác,phù hợp với tình trạng dịch hiện tại.Còn phản kháng như ngài Obama cổ vũ,nghĩa là vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình,nghĩa là vô hiệu hoá cách ly.Cho đến nay chưa có vắc xin hay thuốc đặc hiệu để phòng và chồng CoViD 19 hiệu quả..Biểu tình là chấp nhận nguy cơ dịch bùng phát dữ dội,bệnh nhân tăng chóng mặt,người chết la liệt khắp các bang.Ôi thôi thế thì còn gì là nước Mỹ giàu mạnh,mà chỉ còn toàn là bệnh tật và nghèo đói.Không một ai trong số những người đi,cổ vũ,ủng hộ biểu tình có một chút gì lo lắng xót xa trước viễn cảnh đó sao.
    Cuối cùng đòi hỏi của chúng ta về việc cải tổ hệ thống cảnh sát và pháp lý phải thật cụ thể.Có như vậy thì nhà chức trách mới không thể hứa suông(hết trích).Đòi hỏi việc cải tổ phải cụ thể,có nghĩa phải ban hành luật.Muốn có luật thì phải có thời gian làm dự thảo,thời gian để thông qua mới có thể ban hành.Cái dễ làm nhất,ký vài sắc lệnh cải tổ tạm thời cũng cần thời gian tối thiểu.Những đòi hỏi cụ thể chỉ có thể thực hiện đuợc ở thì tương lai.Vậy thì các đòi hỏi của người biểu tình nhận được nhiều nhất cũng chỉ là những lời hứa, dù nhà chức trách là ngài Obama hay bất cứ ai khác.Tương lai ai dám chắc làm được hay hứa suông.Vậy ngài đã xúi người biểu tình đòi hỏi những việc không một ai có thể thỏa mãn ngay được là sao.Thời ngài giữ chức vụ c
    ao nhất của nhà chức trách,chắc chắn là có nhiều việc ngài hứa mà không thể làm hay chưa làm.Như vậy không phải là hứa suông sao.Sao ngài hứa suông thì được,mà người khác thì không được.
    Toàn dân Mỹ đồng lòng chống dịch thì chắc nước Mỹ không thể là nước đứng nhất thế về người mắc dịch và chết vì dịch như hiện nay.Tôi là dân Việt,nghĩ về nước Mỹ đang bị hỗn loạn,suy sụp một cách thảm hại mà thấy lòng áy náy.Vẫn biết,không có nước nào giúp nước khác mà không vì quyền lợi bản thân. Nhưng một nước Mỹ giàu mạnh,không có ý lấn chiếm đất,biển của ai thì các nước nhỏ cũng an tâm phần nào.Tập đoàn họ Tập đang có mưu đồ bành trướng,trong quá khứ và hiện tại đang tiếp tục thực hiện đe dọa,xâm lấn các nước láng giềng nhỏ hơn,cũng phải có chút e dè,không dám ngông cuồng,muốn làm gì nước nào cũng được.Biển Đông có những hải lộ vô cùng quan trọng cho sự lưu thông hàng hoá thế giới,trong đó có Mỹ.Vì thế tôi tin rằng Mỹ sẽ ngăn cản dù các nước nhỏ quanh vùng có ủng hộ hay không dám ra mặt ủng hộ(vì sợ họ chọc giận họ Tập).Nhưng phải xem với tình trạng hỗn loạn,xuống cấp về nhiều mặt như hiện nay thì nước Mỹ có còn tồn tại nguyên vẹn sau ngày bầu cử TT tháng 11 tới không đã.Và nước Mỹ tồn tại với sức lực cường tráng hay chỉ còn là một hình thái xác xơ,bệ rạc,tiều tuỵ.Nếu tồn tại với hình thể rách nát thảm hại như thế,tôi e rằng nước Mỹ đó chưa chắc đã tự bảo vệ được mình,nói chi đến việc làm các nước cường bạo nhiều dã tâm như Tàu Tập với sức mạnh quân sự và kinh tế hàng đầu thế giới e dè.Chẳng những thế,còn kích thích Tàu Tập mạnh dạn thực hiện dã tâm thôn tính nhiều vùng trên thế giới.Tôi không quá bi quan đâu,điều gì cũng có thể.Hãy nhìn lại,chính phủ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ,không một ai có thể ngờ chúng sụp đổ một cách nhanh chóng và hoàn toàn như vậy.
    Pathetlao44( Đà Nẵng 01/07/2020)
    – [ ]

    • Hoan nghênh cái còm này một phát vì nó lóe lên nhiều điều thông minh (silver lightning) là chắc rồi. Các ông đảng Dân chủ chỉ muốn kéo sập bầu trời Mỹ xuống để mình xông lên, mà sặc mùi xú uế, thế thì có khác gì thằng Cs xứ Đông Lào. Cũng chỉ là thứ chó nhảy bàn độc thôi.

    • Bình luận của Le Pathetlao đi lạc đề quá xa. Tác giả Trịnh Hữu Long nói về chuyện kỳ thị của người Việt. Muốn phê bình, chỉ trích bài diễn văn của Obama thì nên viết thành bài gửi cho Tiếng Dân cho độc giả thưởng thức. Viết có lý luận, dẫn chứng thì chắc chắn sẽ được đăng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây