Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng

Đặng Xương Hùng

28-11-2019

Việt Nam mới đây đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Ảnh: VNN

Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?

Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.

Xin hỏi ông Trần Đức Cường

FB Ngô Trường An

29-9-2017

Được biết ông là PGS-TS hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam. Trong 1 bài phỏng vấn với RFA, ông khẳng định: “Chính quyền VNCH được dựng lên từ đô la và vũ khí, đó cũng là quân đội đánh thuê cho ngoại bang“. (Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!).

Ảnh chụp các bài báo Cứu Quốc của đảng: “Chủ tịch Mao Trạch Đông muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” và bài “Biết ơn Trung Quốc – Đi theo con đường của Trung Quốc”. Nguồn: Ngô Trường An

Chuyện Sài Gòn – TPHCM

FB Mai Quốc Ấn

2-1-2018

Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông trong quá khứ, cái đó không bàn. Nhưng Tp.HCM hôm nay đặt chỉ tiêu thu ngân sách 367.000.000.000.000 (367 nghìn tỉ) cho năm 2018 là một con số khiến tôi phải suy nghĩ.

Đây là ngân sách thuần túy, hoàn toàn chưa tính đến những tấm lòng thơm thảo của dân Sài Gòn với đồng bào mỗi khi có thiên tai, lũ lụt. Kể cả không có thiên tai, lũ lụt thì những mảnh đời bất hạnh xứ khác cũng được dân Sài Gòn san sẻ.

Putin cuối cùng cũng học được bài học mà tất cả các bạo chúa đều phải học

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Cù Tuấn, biên dịch

25-6-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang học được điều mà rất nhiều bạo chúa học được trước ông ta: Khi bạn thả bầy chó dùng để gây chiến tranh, chúng có thể quay lại cắn trả. Khi cử binh sĩ Nga hành quân đến chiếm Kyiv, ông ta không bao giờ tưởng tượng được rằng 16 tháng sau, nhóm lính đánh thuê nổi loạn Wagner sẽ tiến quân đến Matxcơva.

Người già ở đâu trong danh sách ưu tiên chích ngừa Covid?

Blog VOA

Trân Văn

4-3-2021

Đã tròn một tuần tính từ ngày Việt Nam nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên (117.600 liều), tuy nhiên sau những thông tin liên quan đến sự kiện này, người Việt không biết gì thêm…

Sở hữu toàn dân, kinh tế Đảng và kinh tế Nhà nước

FB Huy Đức

22-4-2018

Ảnh: internet

Không phải chỉ có 32 hecta ở Phước Kiển; hơn 41 hecta khác ở vị trí đắc địa hơn – Tân Phong – cũng đã được công ty của Ban Tài chánh Quản trị Thành uỷ bán cho Quốc Cường Gia Lai. Có những giao dịch bắt đầu từ 2015 và phần lớn diễn ra trong năm 2016. Như vậy chữ ký của Tất Thành Cang trong giai đoạn chuyển tiếp Đinh La Thăng – Nguyễn Thiện Nhân chỉ là phần kết thúc một quy trình mà chắc chắn không chỉ Tất Thành Cang trách nhiệm.

Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập

Đính chính: Sau khi đăng bài này, BBT Tiếng Dân đã nhận được phản hồi của BS Đỗ Hồng Ngọc, cho biết, tác giả bài viết không phải là ông, mà là tác giả Đỗ Duy Ngọc. Nội dung như sau:

Hôm nay tôi thấy trên BaoTiengDan có bài viết ‘Láo Toàn Tập’ ghi tác giả là Bs Đỗ Hồng Ngọc, kèm theo cả hình chân dung của tôi. Xin thưa, bài viết này không phải của tôi, Bs Đỗ Hồng Ngọc, mà của tác giả Đỗ Duy Ngọc, đã đăng trên Facebook của ông từ hơn tháng trước. Tôi đã có đính chính trên www.dohongngoc.com (Tôi không có Fb). Và ông Đỗ Duy Ngọc cũng đã ‘Nói Lại Cho Rõ’ trên Fb của ông. Rất mong BBT báo Tiếng Dân chỉnh sửa lại cho đúng”.

Chúng tôi xin được sửa lại tên tác giả cho đúng, cũng như xin được gỡ bỏ tấm ảnh của BS Đỗ Hồng Ngọc ra khỏi bài viết này. Cũng xin cáo lỗi cùng BS Đỗ Hồng Ngọc, tác giả Đỗ Duy Ngọc và quý độc giả về sơ suất này.

_____

Đỗ Duy Ngọc

26-11-2017

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

Luật An Ninh mạng có khiến internet trật tự hơn không?

Khải Đơn

15-6-2018

Có rất nhiều bạn comment rằng nếu không có luật an ninh mạng thì ai quản lý những hành vi như nói xấu, xúc phạm hay phỉ báng người khác? Ai sẽ quản lý những người gây ra tổn thương danh dự bằng thông tin trên mạng? – Và với những câu hỏi đó, họ cho rằng luật an ninh mạng là đúng, là cần thiết để duy trì trật tự và sự trong sạch của mạng internet. Các bạn ấy còn nói rằng ở Mỹ, ở Canada, ở Châu Âu, xúc phạm người khác trên mạng hay trên báo đều bị kiện như chơi, đền bù thiệt hại cả triệu đô…

Berlin Wall, câu hỏi sau 30 năm

Tuấn Khanh

9-11-2019

Thế giới vừa nhắc tên việc sụp đổ của một bức tường dài đến 155 cây số. Berlin wall, bức tường là biểu tượng của một phần nhân loại bị ám đỏ, tuyệt vọng và khao khát tự do. Ngày 9/11 năm 2019 đánh dấu 30 năm hàng hàng lớp lớp con người bước ra ánh sáng, chào nhau và dặn dò với mai sau, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một thứ trá hình của cuộc hôn phối quái đản giữa chế độ phong kiến và độc tài hiện đại.

Kết quả phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án ông Lê Đình Lượng, ngày 16/08/2018

FB Hà Huy Sơn

16-8-2018

Ông Lê Đình Lượng (thứ 2 từ trái qua). Ảnh: FB Lỗ Ngọc

Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử ông Lê Đình Lượng bị truy tố về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại khoản 1 điều 79 BLHS 1999. Phiên tòa bắt đầu 7:30 và kết thúc 12:20 cùng ngày.

Ông Lượng có 02 Luật sư là Ls Đặng Đình Mạnh và Ls Hà Huy Sơn.

Martin Luther King: Tôi có một giấc mơ

Soha

27-11-2013

MS Martin Luther King đọc bài diễn văn. Nguồn: internet

Ngày 28/8/1963, mục sư Martin Luther King, một nhà hoạt động vì dân quyền, chống phân biệt chủng tộc, đã đọc bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C, Mỹ) trước hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành đến Washington vì việc làm và tự do

“Tôi có một giấc mơ” đứng đầu trong danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết.

Nhật ký phong thành (số 4): Chuyện không cũ bao giờ

Tuấn Khanh

12-7-2021

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3

Sáng nay, người nhà mang về cho mình ly café đá. Nhìn mà sửng người không tin được. Bởi giờ này, Sài Gòn có ai mà dám lộ diện bán buôn gì được nữa đâu. Khắp nơi, xe công an, dân phòng cứ rà rà dòm ngó, thấy chỗ nào có dấu hiệu lén bán, là xông vào phạt tức thì, không nói nhiều.

Về kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Trần Văn Tạo: “Tôi lo phiên tòa đã kết thúc nhưng vụ án chưa chấm dứt”

Phụ nữ TPHCM

Nghi Anh, thực hiện

13-5-2020

PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Luật sư Trần Văn Tạo. Ảnh: PNTP

Thế nhưng hôm nay, sau gần một tuần phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, ông Tư Tạo mất ngủ… Một lần nữa ông tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án bởi trăm sự hãy còn ngổn ngang…

Những chứng cứ trực tiếp rất quan trọng đã bị bỏ qua

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo: Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không? 

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

Phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp 

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?  

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.

* Xin cảm ơn ông. 

Chuyện con quan làm quan: Xin nói thẳng

Lê Anh Đạt

9-7-2019

Người dân Hà Tĩnh có thời nói vui rằng, trong hội nghị chỉ cần thưa bẩm như sau: “Kính thưa cha con ông Thại…”. (Ông Trần Quốc Thại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, sau này con trai ông là Trần Đình Đàn, cũng làm Bí thư Tỉnh ủy, con ông Đàn cũng làm lãnh đạo, sở, huyện)… Kính thưa đầu tiên là như thế, sau đó thêm các thành phần khác.

Món quà của người đàn bà bán ve chai

FB Phạm Thanh Tòng

16-3-2018

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (SG). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Sau biên giới tháng hai

FB Mai Quốc Ấn

15-2-2019

Sau biên giới tháng 2/1979, quyền lợi quốc gia mới là quan trọng. Đừng bao giờ ngây ngô tin rằng anh cả Liên Xô sẽ cứu đứa em Việt Nam, dù cũng cùng ý thức hệ. Một giáp sau đó, Liên Xô tan rã…

Sau biên giới tháng 2/1979, kẻ thù ngàn năm vẫn là kẻ thù ngàn năm. Một dân tộc ba lần chặn vó ngựa Nguyên Mông đã bị Đặng Tiểu Bình gọi là “đồ chó đẻ” trong cuộc gặp Mỹ – Trung trước khi xua quân tràn qua biên giới phía Bắc.

“Đẻ ngược” và “Ba cây chụm lại vẫn còn ba cây”

Mai Bá Kiếm

31-8-2023

Hồi còn nhỏ, tôi hay nghe người lớn thường mắng những đứa chuyện làm chuyện ngược đời, trái với luân lý, đạo đức, là “đồ đẻ ngược”. Đứa trẻ bị đẻ ngược thì hai chân của nó chui ra trước, và đầu ra sau cùng!

Cung đình Việt Nam: ‘To Quá’ thay ‘Sáng To’

Blog VOA

Nguyễn Hùng

4-10-2018

Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 6/11/2015. Ảnh: AP

Habemus Papam! là những từ mà người ta thốt lên sau khi các Hồng Y họp kín để bầu ra Giáo hoàng. Đảng cộng sản cũng vừa nhóm họp hội nghị trung ương tám và họ quyết định tiến cử ông đốt lò Nguyễn Phú Trọng ngồi luôn ghế của cố Chủ tịch Trần Đại Quang, còn được gọi là ông ‘Sáng To’. Nhiều người mỉa mai hô ‘vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế’.

Tham nhũng chính sách

FB Mai Quốc Ấn

9-3-2019

Là một loại tham nhũng đặc biệt! Thay vì chỉ thụt két công quỹ như tham nhũng thì việc tạo ra các hành lang pháp lý bất hợp lý để trục lợi từ đó với mức độ lâu dài, nguy hại cao hơn.

Với những vụ từ chức mới nhất, ‘Trò chơi vương quyền’ của Việt Nam càng trở nên dữ dội hơn

Diplomat

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cù Tuấn chuyển ngữ

2-5-2024

Tóm tắt: Vụ trấn áp tham nhũng của Việt Nam, dẫn tới sự ra đi của hai lãnh đạo cấp cao trong những tuần gần đây, phản ánh sự leo thang đáng báo động của chủ nghĩa thân hữu và đấu đá nội bộ trong Đảng.

Chống người thi hành công vụ: Nguyên nhân và giải pháp

Ngô Huy Cương

30-8-2021

Suốt nhiều năm nay, chống người thi hành công vụ xảy ra liên tục và có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Trong đợt chống dịch này, tình trạng đang ở một đỉnh điểm.

Người Việt có muốn ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc?

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2023

Tại sao Việt Nam và Trung Quốc chỉ chia sẻ… “tương lai”, không chia sẻ… “vận mệnh” nữa? Đã có những lý giải khác nhau! Nguồn: AP

Một góc nhìn về nước Nga của Putin “đại đế”…

Vũ Kim Hạnh

5-5-2020

Ngày 03/05/2020, Nga thông báo đã ghi nhận thêm hơn 10.600 ca nhiễm chỉ trong một ngày, nâng tổng số người bị nhiễm lên 134.687. Riêng ngày Chủ Nhật, thêm 10.633 bệnh nhân được phát hiện và đây là mức cao chưa từng thấy. Lệnh phong tỏa trong sáu tuần được duy trì đến ngày 11/05/2020. Tổng thống Vladimir Putin kêu: “Rất khó khăn” và cho biết, sẽ có bài phát biểu quan trọng ngày 09/05, ngày chiến thắng phát xít Đức.

Mục tiêu cuối cùng phải là công bằng và bình đẳng

Lê Nguyễn Duy Hậu

4-2-2021

Một tuần qua, Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung một lúc gánh trên mình 4 tình huống có thể làm quá tải (nếu vẫn chưa quá tải) hệ thống xét nghiệm COVID-19, đó là:

Ý kiến của tôi về nội dung kết luận vụ chiến sĩ Trần Đức Đô do báo PLTP đăng tải

Nguyễn Duy Bình

14-7-2021

1. Bài báo nêu: “Cơ quan Điều tra đã phục dựng lại vị trí, tư thế treo cổ của quân nhân Trần Đức Đô theo mô tả của những quân nhân phát hiện sự việc đầu tiên, xác định khi đó Đô mặc áo lót bộ đội màu xanh, quần rằn ri K20, chân đi dép rọ bộ đội, người duỗi thẳng, mặt quay về hướng Tây (hướng vào thân cây), bàn chân cách mặt đất 1,23m.”

Ai kiểm soát quyền lực các phiên tòa xử đại án?

Blog VOA

Bùi Tín

16-1-2018

Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng. (Ảnh chụp từ VTV).

Sáng 8/1, Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên xử Đại án Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh, gồm có hơn 20 bị cáo, sẽ kéo dài trong 13 ngày. Đây là vụ xử đại án đầu tiên trong đợt này, sẽ gồm có hơn 20 vụ đại án liên quan đến hơn 30 bị cáo nữa sẽ được xử từ nay đến Tết âm lịch.

Lễ tang nhà thơ – dịch giả Dương Tường

Phạm Xuân Nguyên

2-3-2023

Ảnh: FB tác giả

Ông sinh 4/8/1932, mất 24/2/2023, thọ 92 tuổi (âm). Lễ tang ông vào ngày 1/3/2023 (10 tháng hai, Quý Mão) do gia đình và bạn bè tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Tôi được gia đình mời làm Trưởng ban lễ tang gồm năm người, có Đặng Xuân Hoà hoạ sĩ, Trần Hải Âu con trai, một đại diện nơi cư trú và một người của nhà tang lễ.

Người quen của… Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu cứu!

FB Lê Nguyễn Hương Trà

9-7-2018

Từ 1979, hai vợ chồng ông bà Lâm Hồng Long và Phạm Thị Tính nhiều lần gửi đơn đến các cấp chính quyền, cũng như thư cho chủ tịch nước và VP Chính phủ v/v hợp thức hóa căn nhà số 43 Bis An Bình (phường 6, Quận 5, Tp.HCM) mà gia đình cư ngụ 42 năm nay theo nghị định 61/CP; nhưng vẫn chưa được giải quyết!

Hoàng Cầm – Một Đời “Nhớ Tiếc”, Một Đời “Níu Xuân Xanh”

Hoàng Hưng

13-11-2017

Là nhà thơ được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại, gần một năm sau khi lìa trần, Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơ chưa được bạch hóa. Cả về đời lẫn về thơ.

Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Hoàng Hưng.