Đồng bằng Sông Cửu Long: Sức hấp dẫn của việc chuyển đến các thành phố càng trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

AP

Tác giả: Aniruddha Ghosal

Cù Tuấn, biên dịch

13-3-2024

Bà Thủy, trái, ngồi trên nhà thuyền bên hai đứa cháu song sinh Đỗ Hoàng Trung và Đỗ Bảo Trân đi học về. Ảnh: AP

CẦN THƠ, Việt Nam (AP) – Đỗ Bảo Trân và Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một ngôi nhà bè ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những ước mơ. Trân yêu K-pop, xem video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất muốn đến thăm Seoul. Trung thì muốn trở thành ca sĩ.

Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Điểm phim thắng giải Oscar 2024: “20 ngày ở Mariupol”

Đào Tuấn

13-3-2024

Lời giới thiệu của Tiếng Dân: Bộ phim tài liệu “20 ngày ở Mariupol“, của đạo diễn Mstyslav Chernov, 39 tuổi, người Ukraine, đã giành giải Oscar 2024 cho phim tài liệu xuất sắc nhất hôm 10-3-2024 vừa qua ở Hollywood, Hoa Kỳ.

Thời sự – Kỳ 2: Phạt “cháu ông to”

Nguyễn Thông

13-3-2024

Tiếp theo kỳ 1

Cũng tới gần giữa tháng 3, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.

Đơn cầu cứu của phụ huynh, và một sự im lặng kỳ lạ

Thái Hạo

13-3-2024

Cập nhật lúc 23h ngày 14-3-2024

Thời sự – Kỳ 1: Đào Ngọc Dung

Nguyễn Thông

13-3-2024

Ngày 12 và 13.3, khá nhiều báo quốc doanh thông tin về hoạt động bất thường của ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội. Báo Tuổi Trẻ rút hẳn tít cụ thể “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp cục, vụ”, báo Dân Trí thì tránh cái tên cúng cơm nhưng cũng khá rõ “Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm 4 cán bộ cấp vụ”…

Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh “Chiến thuật xúc xích” của Hitler và Tập Cận Bình

Trần Trung Đạo

12-3-2024

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Miền riêng tư và trách nhiệm của tự do

Nguyễn Thọ

12-3-2024

Ngày nay miền riêng tư (tiếng Anh = Privacy, tiếng Đức = Privatsphäre) đã trở thành tài sản bất khả xâm phạm của mỗi con người. Giá trị tài sản này phát triển cùng xã hội. Thời nguyên thủy con người ăn lông ở lỗ hầu như chẳng có gì là riêng tư. Người nô lệ và các con dân dưới thời phong kiến không chỉ bị kẻ cai trị tước đoạt các quyền riêng tư mà mọi quan hệ trai gái, gia đình, mọi thói quen bẩm sinh đều bị xã hội để ý và thậm chí bị áp đặt, bị trừng phạt.

Mười chín trừ

Nguyễn Huy Cường

11-3-2024

Quan sát vụ án Việt Á, Trương Mỹ Lan, Vinashin, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi v.v…thấy một nét cộm đáng kể là: Số bị can, bị cáo, số có trách nhiệm và quyền lợi liên quan đến những vụ tiêu cực này là đảng viên chiếm một tỷ lệ không nhỏ (nói theo kiểu … XHCN).

Bí mật về ngôi mộ vị linh mục và tu viện cổ bỏ hoang ở Sapa

Dương Quốc Chính

11-3-2024

Mình đi Sapa bốn lần rồi, hầu như đều lượn qua nhà thờ ngó nghiêng, nhưng lần này mới để ý tới hai ngôi mộ phía sau nhà thờ.

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng?

RFA

TS Đình Hoàng Thắng

10-3-2024

Một cuộc tập trung ở Hà Nội năm 2016 tưởng niệm cuộc hải chiến Gạc Ma. Nguồn: AFP

Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Jason Douglas

Cù Tuấn biên dịch

3-3-2024

Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.

Bắt

Võ Xuân Sơn

9-3-2024

Cả ngày nay bận, giờ mới vô facebook. Hồi xưa, cuối ngày thứ Sáu là lại hóng, xem có kẻ nào bị bắt không. Chẳng biết từ bao giờ, đã mất đi thói quen đó.

Vì sao một xàm tăng như Thích Chân Quang vẫn có thể thu hút hàng trăm ngàn người nghe?

Vũ Thế Dũng

9-3-2024

Một số bạn cho rằng vì ông ta nói cũng có nhiều cái đúng, cái hay. Đúng thế, một kẻ cướp giựt giữa ban ngày thì dễ đối phó, nhưng một kẻ lừa đảo đội lốt người lương thiện, nói đạo lý, thì không dễ nhận diện.

Xàm “tăng”

Vũ Thế Dũng

7-3-2024

1- Chuyện ông Thích Chân Quang phát biểu “xàm” đã có từ mấy năm nay.

Kiếp trước, kiếp sau

Dương Quốc Chính

9-3-2024

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!

Chi tiêu cho quốc phòng: Trông Trung Quốc và… ngẫm!

Blog VOA

Trân Văn

9-3-2024

Việc sử dụng những khoản tiền khổng lồ dành cho quốc phòng không bị giám sát và thiếu minh bạch khiến tham nhũng lan rộng, trở thành một trong những vấn nạn trầm kha của quân đội. Hình minh họa. Nguồn: AP

Tại sao ‘con lạc đà Vạn Thịnh Phát chui qua được lỗ kim’ như thế?

RFA

Trần Hiếu Chân

8-3-2024

Bà Trương Mỹ Lan (giữa) ra tòa án thành Hồ ngày 5/3/2024. Nguồn: AFP

Say rượu lái xe, càn quấy và… ‘biện pháp nghiệp vụ’

Blog VOA

Trân Văn

8-3-2024

Có rất nhiều video clip ghi lại vụ va chạm này. Theo đó, người phụ nữ vừa kể đã đâm vào một thanh niên đang đứng sát lề phía trước nhà số 38 đường Trần Cung, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm.

Phát biểu của Tổng thống Zelensky ngày 7-3-2024

Nataliya Zhynkina, biên dịch

8-3-2024

Vào thời điểm Nga xâm lược, mọi người đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì liên minh, tăng cường an ninh của chính chúng ta và quan tâm đến an ninh của các nước láng giềng – phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/3:

‘Shark tank’ hay là sư ‘Kol’

Dương Quốc Chính

8-3-2024

Mấy hôm trước thấy rộ lên cái video cuộc họp của các sư miền Nam, đại khái coi như “xứ ủy Nam Kỳ”, không thấy có các sư miền Bắc. Có vẻ như đây là một cuộc họp chính thức, nghiêm túc. Các thày chém gió rất mạnh về vai trò của truyền thông, công nghệ và mạng xã hội, tác động lên việc cày tiền của ngành.

Mỗi dân tộc cần tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử của mình

Vương Trí Nhàn

7-2-2024

Nguyên là bài: “Vì sao người Trung quốc vô duyên với tự do dân chủ?” Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc); biên dịch: Nguyễn Hải Hoành. Tôi tìm thấy bài này là do, ngày 15-2-2024 bài được đưa trên mạng Văn Việt với nhan đề “Vì sao chúng ta vô duyên với tự do dân chủ?”.

Những câu hỏi nhức nhối từ vụ Vạn Thịnh Phát

Võ Xuân Sơn

7-3-2024

Khi vụ Vạn Thịnh Phát vỡ lở, những thông tin mà báo chí đăng về qui mô vụ án làm cho hầu hết chúng ta kinh ngạc. Một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đều đặt ra: Tại sao bà Trương Mỹ Lan đã có nhiều tiền, nhiều tài sản như vậy, mà vẫn tìm cách lừa đảo để cướp thêm tiền?

Đại tướng Tô Lâm nên trở lại vạch xuất phát!

Blog VOA

Hoàng Trường

7-3-2024

Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và ông Trần Văn Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/9/2023, tại Bắc Kinh. Hình minh họa. Photo Bo Cong an.

Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn

Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2023

Từ ngày 9/11/2023 giá điện bán lẻ đã tăng bình quân lên 4,5% [1]. Biểu giá điện bán lẻ mới với 6 bậc như sau (chưa bao gồm VAT) [2]:

“Gieo nhân nào gặp quả nấy” là gì?

Phạm Lưu Vũ

7-3-2024

Bài viết này nhằm vạch mặt tên ma tăng tiếp theo trong làng cà sa là Vương Tấn Việt, kẻ tiếm xưng pháp danh là Thích Chân Quang. Tên trọc này cũng đặc biệt lưu manh, ra sức thao túng và xuyên tạc Nhân Quả trong đạo Phật một cách có hệ thống, xuyên tạc hết sức bậy bạ và thô thiển, làm hại đến huệ mạng của vô số phật tử nhẹ dạ, cả tin… Tội lỗi này là không để đâu cho hết.

Quốc hội và Luật đất đai nhìn từ làng Hoành

Huy Đức

7-3-2024

Cựu UVBCT Phạm Quang Nghị [bìa trái, một người con của làng Hoành], Nhà báo Hà Đăng, 95 tuổi [ngồi giữa, TBT báo Nhân Dân 1987-1992; Trưởng ban Văn hóa Tư Tưởng 1992-1996] tại Làng Hoành 2-2024. Ảnh: FB tác giả

Chuyện phây

Nguyễn Thông

6-3-2024

Tôi không định nói gì, biên gì về vụ sập phây (búc) đêm qua. Kệ nó, nói theo kiểu những nhà cách mạng cực đoan, sập siếc không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.

Những người đàn bà trong chiến tranh (Kỳ 2)

Vương Trí Nhàn

6-3-2024

Tiếp theo kỳ 1

Kỳ 2: “Những cô bộ đội và thanh niên xung phong ở binh trạm 12

Nghệ sĩ Nhân dân liệu có nằm trong lòng nhân dân không?

Lê Thiếu Nhơn

6-3-2023

Nghệ sĩ Nhân dân được mặc định cao hơn Nghệ sĩ Ưu tú. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1984. Sáng nay, 6/3 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần thứ 10, với nhắn nhủ đặc biệt của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: “Tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh”.