Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại (Phần 2)

Deutscher Bundestag

Thục Quyên dịch

4-12-2020

Tiếp theo phần 1

Không thể thiếu một nền báo chí độc lập, tự do

Qua sự bảo trợ ông Phạm Chí Dũng, dân biểu Künast muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền báo chí độc lập như quyền lực thứ tư trong mỗi quốc gia, đối trọng với quyền lực chính trị. “Phải có những con người độc lập và tự do như vậy” và “nếu một quốc gia như Việt Nam muốn tiến tới một nhà nước hợp hiến, thì chính quyền Hà Nội phải hứng chịu những lời chỉ trích từ chính người dân và báo chí tự do, để được dân chúng chấp nhận họ là một nhà nước”.

Cảnh sát để cho hầu hết những kẻ bạo loạn ở Capitol thoát, nhưng dữ liệu trong phone và video hiện có thể dẫn tới thêm nhiều vụ bắt giữ

Washington Post

Tác giả: Craig Timberg, Drew HarwellSpencer S. Hsu

Dịch giả: Thụy Mân

8-1-2021

Bạn nghĩ rằng những kẻ tham gia bạo loạn tự do rời đi? Không lâu sau đó, nói rằng cảnh sát với công nghệ hiện đại đã sẵn sàng gọi tên họ.

Tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về vụ bỏ phiếu của Thượng viện trong phiên tòa xét xử Donald Trump

White House

Trúc Lam, chuyển ngữ

13-2-2021

Cách đây gần hai tuần, Jill và tôi đã bày tỏ lòng kính trọng đối với viên cảnh sát Capitol Brian Sicknick, là người đã được vinh danh tại phòng Rotunda [của Quốc hội], sau khi anh đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tòa nhà Quốc hội trước một đám đông bạo lực, náo loạn vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Vài ngày sau khi chôn cất chồng, góa phụ châu Á nhận được thư thù ghét: “Hãy trở về đất nước của bà”

OC Register

Tác giả: Roxana Kopetman

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

24-3-2021

Cảnh sát Seal Beach, [quận Cam, California] đang điều tra một bức thư đe dọa được gửi đến một phụ nữ gốc Á. Hôm qua, cảnh sát được báo tin, một cư dân ở Leisure World, Seal Beach nhận được bức thư này. Leisure World là cộng đồng dành cho những người lớn tuổi.

Logic trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, chuyển ngữ

6-5-2021

Lời người dịch: Trong bài này, Joseph S. Nye không đưa ra một kịch bản tồi tệ nhất khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn kiềm chế trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay: Chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra cho nhân loại. Với 8000 đầu đạn hạt nhân của Nga, khoảng 270 của Trung Quốc và 7000 của Mỹ, việc xung đột hai nước, nếu không có giải pháp, sẽ là  nghiêm trọng hơn thời Chiến tranh Lạnh.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cần vượt qua nỗi lo sợ bất ổn

Washington Post

Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi, dịch

9-7-2021

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chờ trực thăng vận chuyển ở Afghanistan vào ngày 2/7/2009 2009. Nguồn: Manpreet Romana / AFP / Getty Images

Hội chứng mộng du Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

4-10-2021

Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng  họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hải hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ.

Myanmar, Daw Aung Suu Kyi và cuộc cách mạng: Những năm cầm quyền và cuộc đảo chính (Phần cuối)

NachDenkSeiten

Tác giả: Marco Wenzel 

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

5-1-2022

Tiếp theo phần 1: Những năm đầu tiênphần 2: Quản thúc tại gia

Các cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2015, trong đó Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cũng tham gia. NLD ghi nhận có một chiến thắng long trời lở đất và từ tháng 2 năm 2016 đã đưa Htin Kyaw, lên làm Tổng thống, một chức vụ mà theo hiến pháp, bà Suu Kyi không thể nắm giữ. Bà Suu Kyi trở thành ngoại trưởng kiêm ủy viên hội đồng nhà nước và là người đứng đầu chính phủ trên thực tế trong một chính phủ mà theo hiến pháp, quân đội nắm 25% số ghế trong quốc hội và ba bộ nội vụ, quốc phòng và biên giới.

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine

Welt

Tác giả: Glacier Kwong 

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

11-3-2022

Nhà hoạt động Dân chủ Glacier Kwong. Nguồn: Getty Images

Một bài báo hiện đã bị xóa trên ứng dụng QQ News, thuộc sở hữu của tập đoàn internet Tencent, Trung Quốc, cho biết công ty công nghệ Huawei “sẽ đến giải cứu ngay lập tức” ở Nga trong trường hợp bị tấn công mạng. Bài báo được đăng tải cùng ngày hacker Anonymous tấn công các trang mạng nhà nước ở Nga.

Chuyến hành hương tế nhị của Thủ tướng Việt Nam

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, dịch

5-5-2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang phát biểu tại một hội nghị năm 2021. Nguồn: VGP

Thách thức đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính tại thủ đô Hoa Kỳ

Lính Mỹ bị Nga bắt, kể chi tiết nhiều tháng bị đánh đập và thẩm vấn

Washington Post

Tác giả: Dan Lamothe

Cù Tuấn, dịch

3-10-2022

Alex Drueke (trái) và Andy Tài Huỳnh đã được thả tự do ngày 21 tháng 9. Trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên kể từ khi được thả, hai người nói rằng họ đã bị thẩm vấn, bị ngược đãi về thể chất và tinh thần, và ít được cho đồ ăn hoặc nước sạch. Ảnh: AP

Tóm tắt: Trong cuộc phỏng vấn chi tiết đầu tiên kể từ khi được trả tự do, Alex Drueke và Andy Tài Huỳnh kể lại sự ngược đãi về thể chất và tâm lý mà họ phải chịu đựng trong hơn 104 ngày bị giam cầm

Volodymyr Zelensky – nhân vật của năm (Phần 3)

Time

Tác giả: Simon Shuster từ Kyiv

Cù Tuấn, dịch

8-12-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Dân chúng đón chờ Zelensky tại thành phố Kherson. Ảnh: Times

Zelensky đã gọi đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos và hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Ông đã trả lời phỏng vấn của những người dẫn chương trình talk show và nhà báo, đồng thời tổ chức các cuộc trò chuyện trực tiếp với sinh viên tại Stanford, Harvard và Yale. Ông đã tận dụng danh tiếng của các siêu sao giải trí để khuếch đại lời kêu gọi hỗ trợ quốc tế của mình. Jessica Chastain và Ben Stiller đã đến thăm khu nhà chính phủ kiên cố của ông. Liev Schreiber đã đồng ý trở thành đại sứ cho nền tảng gây quỹ chính thức của Ukraine. Sean Penn đã mang một bức tượng nhỏ Oscar đến Kyiv và để lại nó cho Zelensky.

Một lần, Tổng thống cho phép một nhóm kỹ thuật viên tạo ra một hình ảnh ba chiều 3D về chân dung của ông, sau đó được chiếu tại các hội nghị trên khắp châu Âu. Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống nói: “Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản. Nếu chúng ta không được thế giới để mắt đến, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm”. Sự chú ý của thế giới đã trở thành một lá chắn bảo vệ.

Hiệu ứng này là một dạng năng lực siêu nhân ảo đôi khi trở nên tẻ nhạt đối với chính người dân Ukraine. Kyrylo Tymoshenko, cố vấn tổng thống, người giám sát chương trình truyền hình marathon truyền tải thông điệp của Zelensky tới các gia đình Ukraine, cho biết: “Chúng tôi luôn tìm kiếm các định dạng mới. Nhưng sớm muộn gì người ta cũng mệt mỏi với hàng loạt tin tức”. Và họ đã bắt đầu điều chỉnh.

Việc giải phóng Kherson đã mang đến cho cả nước một cơ hội hiếm có để ăn mừng. Một đám đông đã tụ tập ở trung tâm quảng trường và ai đó đã hét lên: “Vinh quang thay Ukraine!“. Đáp lại là một điệp khúc, chủ yếu là giọng của phụ nữ: “Vinh quang thay các anh hùng!”. Mặc dù khiến bộ phận an ninh phải lo lắng, Zelensky đã đến chào hỏi người dân, và đám đông tràn về phía trước khi ông đến gần. Các phóng viên lao lên từ phía sau, khóa chặt vị Tổng thống khiến các cận vệ không thể kiểm soát tình huống. Một người lính, quay lưng lại với Tổng thống, ánh mắt trở nên kinh hoàng khi anh ta nhìn lướt qua các khuôn mặt trong đám đông để tìm kiếm những nguy cơ nếu có. Zelensky mỉm cười và vẫy tay với đám đông. “Mọi người có khỏe không?“, ông nói. “Các bạn có sao không?

Thành công của Zelensky với tư cách là một nhà lãnh đạo thời chiến dựa trên thực tế là lòng can đảm có thể lây lan mãnh liệt. Nó lan truyền qua giới lãnh đạo chính trị của Ukraine trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, khi mọi người nhận ra rằng Tổng thống vẫn ở đó và tiếp tục chiến đấu.

Nếu đó dường như là điều tự nhiên đối với một nhà lãnh đạo trong một cuộc khủng hoảng, hãy xem xét tiền lệ lịch sử. Chỉ sáu tháng trước đó, Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani – một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm hơn nhiều so với Zelensky – đã chạy trốn khỏi thủ đô nước này khi lực lượng Taliban tiếp cận. Vào năm 2014, một trong những người tiền nhiệm của Zelensky, Viktor Yanukovych, đã chạy trốn khỏi Kyiv khi những người biểu tình vây kín nơi ở của ông; hiện tại ông ta vẫn sống ở Nga. Vào thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo của Albania, Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Ba Lan, Hà Lan, Na Uy và Nam Tư đã chạy trốn khỏi sự tiến công của Wehrmacht Đức và sống lưu vong trong suốt cuộc chiến.

Không có nhiều điều trong tiểu sử của Zelensky để dự đoán tinh thần sẵn sàng đứng lên và chiến đấu của ông. Zelensky chưa bao giờ phục vụ trong quân đội hoặc tỏ ra quan tâm nhiều đến các vấn đề của quân đội. Ông mới chỉ là Tổng thống kể từ tháng 4 năm 2019. Bản năng nghề nghiệp của ông bắt nguồn từ cả cuộc đời là một diễn viên trên sân khấu, một chuyên gia về hài kịch ứng biến và một nhà sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh điện ảnh.

Trải nghiệm đó hóa ra lại có những ưu điểm của nó. Zelensky có khả năng thích nghi, và đã được huấn luyện để không mất tinh thần trước áp lực. Ông biết cách đọc vị đám đông và phản ứng với tâm trạng cũng như kỳ vọng của họ. Bây giờ khán giả của Zelensky là cả thế giới. Ông quyết tâm không để họ thất vọng. Quyết định ở lại tòa nhà chính phủ ở Kyiv của ông khi đối mặt với khả năng bị ám sát đã thành tấm gương sáng, khiến cấp dưới của ông càng khó có thể bỏ chạy. Ruslan Stefanchuk, người phát ngôn của quốc hội Ukraine, nói với các thành viên của mình vài giờ sau khi cuộc xâm lược bắt đầu: “Bất cứ ai rời đi đều là kẻ phản bội.”

Thay vì cắm cổ chạy thục mạng, nhiều người Ukraine chộp lấy bất cứ loại vũ khí nào họ có thể tìm thấy và xông ra bảo vệ các thị trấn và thành phố của họ trước lực lượng xâm lược được trang bị xe tăng và trực thăng tấn công. “Lý thuyết quân sự không tính đến những anh chàng bình thường với quần thể thao và súng săn”, chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhny, nói với tôi khi kể lại quá trình phòng thủ Kyiv trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược.

Zelensky xứng đáng nhận được bao nhiêu công lao cho công cuộc phòng thủ Kyiv đó? Trong những giờ đầu của cuộc xâm lược, vị Tổng thống này được thông báo rằng Nga đang cố gắng đưa hàng nghìn binh sĩ đến sát Kyiv bằng máy bay chở hàng quân sự, và ông đã ra lệnh ngăn những chiếc máy bay đó hạ cánh bằng bất cứ giá nào. Một trong những cố vấn của ông, Mikhailo Podolyak, chưa bao giờ thấy sếp của mình tức giận như vậy. “Ông ấy đưa ra mệnh lệnh khắc nghiệt nhất có thể: Không thương xót. Sử dụng tất cả vũ khí có sẵn”.

(Còn nữa)

Henry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào

Washington Examiner

Tác giả: Stephen Young

TQ Hưng chuyển ngữ

Vũ Ngọc Chi, hiệu đính

25-1-2023

Thứ Sáu này là ngày kỷ niệm 50 năm Hiệp định Hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định đó được cho là đã chấm dứt Chiến tranh Việt Nam bằng cách khẳng định quyền của những người Việt Quốc gia được có một đất nước tự do và độc lập ở miền Nam.

Nga đang muốn chấm dứt cuộc chiến

Dialog

Tác giả: Dmitry Oreshkin

Kim Văn Chính, lược dịch

21-4-2023

Nhà phân tích chính trị Dmitry Oreshkin. Nguồn: Dialog

“Đây là một triệu chứng quan trọng,” Oreshkin giải thích ý nghĩa của “tâm trạng hòa bình” đang gia tăng ở Moscow.

Mắc kẹt trong Công viên kỷ Jura: Liệu các hãng xe Đức có chịu chung số phận với Kodak và Nokia?

NZZ

Tác giả: Michael Rasch

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

30-6-2023

Xe Trung Quốc ra và tung hoành trên thị trường: Mẫu xe Han của BYD tại một phòng trưng bày ở thủ đô Bắc Kinh. Nguồn: Qilai Shen / Bloomberg

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – Ngày 30/10/2023

Phúc Lai

30-10-2023

1. Avdiivka – sai lầm của giới chóp bu quân sự Nga

Hôm trước trong bài của mình tôi đã có so sánh Avdiivka với Bakhmut, sơ sơ thôi chứ không thể cặn kẽ được. Sau đó, có một câu hỏi nảy sinh: Chúng ta cần đi sâu hơn chút nữa về vị trí chiến lược của hai thị trấn này, từ đó mới đưa tiếp ra được sự so sánh tính quan trọng về chiến lược giữa chúng.

GS Timothy Garton Ash: Các bạn đang ở trong chiến tranh và các bạn không muốn thừa nhận điều đó

Süddeutsche Zeitung

Trần Huê chuyển ngữ

23-2-2024

Người dân Ðức, cũng như nhiều người Âu châu vẫn chưa thực sự hiểu những gì đang xảy ra trong hai năm qua. Phải chi các nhà lãnh đạo giải thích với họ rõ ràng hơn.

Chủ nghĩa Marx sau Polányi

Tác giả: Michael Burawoy

Dịch giả: Nguyễn Quang A

(Marxism after Polanyi, trong Michelle Williams and Vishwas Satgar, Marxisms in the 21st. Century, Johannesburg, South Africa, Wits University Press, 2013, p. 34-52.)

Chúng ta phải làm gì với chủ nghĩa Marx? Đối với đa số câu trả lời là đơn giản. Chôn nó đi! Khoa học xã hội dòng chính từ lâu đã chia tay với chủ nghĩa Marx. Talcott Parsons (1967: 135) đã gạt bỏ chủ nghĩa Marx như một lý thuyết mà tầm quan trọng của nó đã hoàn toàn bị giới hạn ở thế kỷ thứ mười chín – một phiên bản thế kỷ thứ mười chín của thuyết vị lợi không thích hợp với thế kỷ thứ hai mươi. Khá mỉa mai, ông viết những suy ngẫm này trong 1968 vào giữa một sự phục hưng lớn của tư tưởng Marxist khắp thế giới – một sự phục hưng bác bỏ chủ nghĩa Marx Soviet với tư cách một hệ tư tưởng thống trị, một sự phục hồi đòi lại di sản dân chủ và tượng trưng của chủ nghĩa Marx. Sự phục hồi đã không kéo dài mà bị thụt lùi khi hy vọng cách mạng đã bị chế ngự bởi sự đàn áp và sự độc tài và rồi bởi chủ nghĩa thị trường cực đoan. Với sự sụp đổ dứt khoát của trật tự Soviet trong 1991, và sự chuyển đổi thị trường đồng thời ở Trung Quốc, những người đào mồ đã tuyên bố chủ nghĩa Marx dứt khoát đã chết và các hồi chuông đã góng lên khắp thế giới.

Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Mark Atwood Lawrence

Dịch giả: Song Phan

Humanities

Mùa Thu năm 2017 (tập 38, số 4)

Tình trạng nghiên cứu đã giúp thay đổi như thế nào

Hai lính Mỹ ở Pleiku, miền Nam Việt Nam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ tháng 5/1967. Nguồn: Everett Collection / Alamy Stock Photo

Thành viên Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu lên tiếng về bản án phúc thẩm dành cho Mẹ Nấm

Thục Quyên

4-12-2017

Ông Frank Schwabe, Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức. Ảnh: Getty Images

Song song với lời tuyên bố (1) của bà Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,  Bärbel Kofler, về bản án phúc thẩm dành cho nữ blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí nhận định rất chính xác về tình trạng nhiều người đã bị bắt giam tại Việt nam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Ông Frank Schwabe còn là Phó trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE).

Quốc hội Trung Quốc bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kì cho chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước

Le Monde

Dịch giả: Phan Thành Đạt

11-3-2018

Lời dịch giả: Các nghị gật đã bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi Hiến pháp để trao quyền lâu dài cho Tập Cận Bình. Đảng cộng sản Trung Quốc đang chuyển dần từ chế độ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Câu hỏi đặt ra là chế độc tài tập thể hay chế độ độc tài cá nhân sẽ dễ dẫn đến con đường dân chủ nhanh hơn?

Độc tài tập thể thường rất khó thay đổi vì nó cần có sự nhất trí cao của đa số trong cùng một tổ chức. Điều này thường rất khó xảy ra, trừ khi có những tác động mạnh do thời cuộc và hoàn cảnh, hay từ đòi hỏi ngày càng nhiều của nhân dân. Độc tài cá nhân có thể dễ thay đổi hơn vì khi quyền lực tuyệt đối được tập trung ở một người, người đó có thể dễ dàng thay đổi theo ý mình, hoặc bằng ảnh hưởng của mình để tác động đến con đường đi của đất nước. Tuy nhiên không loại trừ khả năng độc tài cá nhân sẽ làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Người Mỹ biểu tình bị giữ ở Việt Nam thú nhận trên truyền hình nhà nước

New York Times

Tác gia: Richard C. Paddock

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2018

BANGKOK – Một công dân Mỹ đã bị bắt tại một cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam trong tháng này, đã lên truyền hình nhà nước thú nhận rằng, ông hối hận vì đã vi phạm pháp luật và rằng ông sẽ không tham gia các cuộc biểu tình như vậy nữa.

Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc

Bloomberg

Tác giả: David Fickling

Dịch giả: Lê Văn

12-8-2018

Dồn sức phát triển Siberia giúp châm ngòi cho Liên Xô.sụp đổ. Photographer: Oleg Nikishin/Getty Images

Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?

Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lảnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi.

Quyền lực của ông Trọng đang che giấu điểm yếu của Việt Nam

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-10-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước ngày 23/10/2018.

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước tạo ra mức tập trung quyền lực trong tay một cá nhân chưa từng có tiền lệ, nhưng sẽ là một sai lầm khi so sánh ông ta với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng

Scribd

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Châu Minh Dũng

31-12-2018

Chúng tôi đang chuẩn bị một bản báo cáo cụ thể về những gì mà chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã đạt được và vai trò của người cầm trịch chiến dịch – ông Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi mong ngài đưa ra nhận định đối với các vấn đề sau đây:

Cuộc đảo chính của Erdogan

Erdogan thực hiện những gì ông nói vào năm 1996 với tư cách là thị trưởng: “Dân chủ là chiếc xe điện, chúng tôi lái nó đến đích của chúng tôi, sau đó chúng tôi rời khỏi xe”. Mục tiêu này đã đạt được. Nhưng Erdogan không chỉ ra khỏi xe, ông ta nhấc chiếc xe điện ra khỏi đường rày và lật đổ nó.

FAZ

Tác giả: Bülent Mumay

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

8-5-2019

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Nguồn: Al Jazeera

Chiến thắng! Đó là phương châm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và đảng AKP của ông. Họ cho thấy rằng, họ đã xóa bỏ nền dân chủ ở nước ta.

Hệ thống “thế giới tội phạm ngầm” của Đảng CSTQ thể hiện qua “Những đàn ông mặc áo trắng” ở Hồng Kông

Đài Á châu Tự do

Wang Yun, thực hiện

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

22-7-2019

Xã hội đen tấn công người biểu tình ở nhà ga Hong Kong. Photo Courtesy

Trong cuộc biểu tình ngày 21/7 tại Hồng Kông, một nhóm “Đàn ông mặc áo trắng” đã tấn công và làm bị thương nhiều người biểu tình tại ga tàu điện ngầm Yuen Long.

Nước Đức không hứng thú đến những ngày lễ

Tác giả: Hubertus Knabe

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

Không có tâm trạng ngày lễ thích đáng – Biểu tình trước nhà quốc hội tại Berlin ngày 3 tháng 10 năm 1990

Năm nay nước Đức tổ chức 30 năm ngày cách mạng ôn hòa ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Dòng người bỏ trốn và các cuộc biểu tình vào các ngày thứ hai hàng tuần đã dẫn đến sự truất quyền của người đứng đầu đảng và nhà nước Erich Honecker trong mùa thu 1989. Tiếp theo đó bức tường Berlin sụp đổ, việc bầu cử tự do và sự thống nhất đất nước – tất cả diễn ra mà không có sự đổ máu. Mặc dù vậy không ai có tâm trạng ngày lễ thực thụ. Tại sao vậy?

Ngày 29 tháng tư năm nay Tờ báo miền nam nước Đức đã giật tít với tiêu đề “Bộ nội vụ liên bang điểm qua 30 năm thống nhất nước Đức”. Đây là một dịp mong đợi của tờ báo nhằm giới thiệu ông bộ trưởng. Với sự vui mừng độc địa công khai nó đã chê trách Horst Seehofer (CSU – đảng Liên minh xã hội thiên chúa giáo), mọi người “chính trong bộ nội vụ không cảm nhận được rằng năm 2020 thích hợp với việc kỷ niệm 30 năm thống nhất nước Đức”. Tờ báo đã chú dẫn thêm vào tờ trình của bộ này về việc chi bổ sung 61 triệu Euro cho các ngày lễ, trong đó có đoạn: “Nhu cầu là không dự đoán được”.

Sự chỉ trích trong chừng mực nào đó không hợp lý, khi nội các liên bang – ngoài Seehofer còn bao gồm 14 vị bộ trưởng cũng như thủ tướng – mãi đến ngày 03.04 2019 mới quyết định một kế hoạch cho lễ kỷ niệm đúp. Nhưng theo qui định ngân sách liên bang, một quyết định như vậy là tiền đề để có thể đưa ra yêu cầu những kinh phí mà bộ nội vụ đã biện minh. Đại để mãi đến mùa thu 2018 bộ này mới được ủy quyền thảo ra kế hoạch cho các lễ hội – cho kế hoạch những hoạt động phạm vi nhà nước vào tầm cỡ này là quá muộn màng.

Lễ kỷ niệm không niềm phấn khích

Việc chính phủ liên bang đã quên sự chuẩn bị cho lễ kỷ niệm đã làm sáng tỏ mối quan hệ của nước Đức với quá khứ gần đây nhất. Sự sụp đổ của nền độc tài xã hội chủ nghĩa tại Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) đã từ lâu không còn vai trò trong nhận thức nhà nước. Nếu chính trị và truyền thông trong những năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước đã diễn giải đến một tâm trạng đau thương chung, thì tiếp theo cho đến khi bước sang thiên niên kỷ mới là một làn sóng nhớ về cuộc sống lạ kỳ thời DDR, làn sóng này rốt cục đã kết thúc trong sự thờ ơ hoàn toàn về lịch sử DDR . Nhiệm vụ chăm sóc di sản cuộc cách mạng ôn hòa đã bị giới lãnh đạo sao nhãng không thể dung thứ được.

Di sản bị sao nhãng – Cuộc biểu tình vào ngày thứ hai 23.10.1989 tại Leipzig

Kể cả những gì được biết về kế hoạch cho ngày lễ thì điều đó không hẳn theo niềm phấn khởi về cái kết của sự độc tài. Nhiệm vụ trung tâm cần là những cuộc đối thoại công dân trong tất cả các bang, các cuộc đối thoại này “tăng cường ý thức về những gì đã đạt được, nhưng cũng chuyên đề hóa những đòi hỏi phát sinh”, chính phủ đã thông báo như vậy. “Đã có kế hoạch xúc tiến sự thông cảm chung và thông cảm lẫn nhau về những thành tựu đã dẫn đến sự thống nhất đất nước và quan trọng cho sự phát triển chung của Đông và Tây“. Một lời mời nhân dịp lễ kỷ niệm vui vẻ nghe mà thật khác lạ.

Ngay trong năm trước bà thủ tướng đã vờ vịt giọng điệu. Nhân ngày thống nhất nước Đức năm 2018 bà đã tuyên truyền trên báo Augsburger Allgemein về nhiều sự đồng cảm cho sự bất mãn của dân đông Đức. Việc thống nhất đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc. “Nhiều người đã mất công ăn việc làm, đã phải làm lại từ đầu. Hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm hưu trí – tất cả đã đổi khác”.

Trên thực tế không có sự bắt đầu mới cách đây 30 năm, mà nó đang chịu trách nhiệm cho sự bất mãn hiện nay tại miền đông – mặc dù không có một danh từ chung những người Đông Đức ngay từ thời DDR. Nhiều người trong số họ, người ta nghe được trong các cuộc nói chuyện, nhiều lần băn khoăn lo ngại rằng, họ đã có thể lại mất đi những gì đã đạt được trong 30 năm qua bởi chính sách hiện nay của chính phủ liên bang. Việc truyền bá thông tin quá mức của hệ thống truyền thông rộng lớn, mà nó nhắc một số người nhớ đến ngày trước, còn làm tăng thêm nỗi lo này.

“Tất cả đã đổi khác” – Biểu ngữ chống Merkel trong cuộc biểu tình của Pegida (1) tại Dresden ngày 23.03.2015

Một ủy ban nhiều tranh cãi

Cùng với việc ban hành kế hoạch lễ kỷ niệm chính phủ liên bang cũng đã công bố một ủy ban “30 năm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức”. Ủy ban này giới thiệu, nhân sự được bố trí ra sao. Ủy ban này cần phải hoạt động như thế nào, ngay cả những người tham dự cũng không rõ, vì những kiến nghị mãi đến trung tuần tháng 8 mới đưa ra, trong khi lễ kỷ niệm đã cận kề. Được bổ nhiệm vào chức chủ tịch ủy ban – như được biết, theo mong muốn dứt khoát của bà thủ tướng – là cựu thống đốc bang Brandenburg Mathias Platzeck.

Việc bổ nhiệm Platzeck đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người đấu tranh dân quyền thời DDR. Cựu nghị sĩ quốc hội Đông Đức của đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) Gunter Weißgerber thậm chí đã gọi ông ta là “không thể chịu được”, vì ông ta là nghị sĩ tự ứng cử của quốc hội DDR, nhiệm kỳ cuối cùng đã không đồng ý hiệp định thống nhất nước Đức. 20 năm sau, vào ngày kỷ niệm sự ký kết hiệp định thống nhất, ông ta đã gián tiếp so sánh việc gia nhập DDR vào BRD (Cộng hòa liên bang Đức) với sự sát nhập của Áo vào Đức qua những tên quốc xã. Theo ông ta khi đó là chính trị gia SPD, “cách cư xử tiếp theo của phía tây Đức đã gây ra những sự vứt bỏ giá trị xã hội bên chúng tôi sau năm 1990”.

Cho dù chính phủ liên bang tỏ rõ không hứng thú thích đáng với việc kỷ niệm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức, thì ít nhất – mọi người nghĩ vậy – những nạn nhân của nền độc tài SED (đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) đã phải nhìn lại với niềm vui về những biến cố 30 năm trước. Đại để họ không có đại diện trong ủy ban với 22 thành viên, như liên minh các hiệp hội nạn nhân của chế độ chuyên quyền cộng sản (UOKG) phê phán. Việc họ không được chú ý trong sự phân vai là toàn bộ triệu chứng cho việc chữa bệnh của họ qua hoạt động chính trị của Berlin.

Ủy ban không nạn nhân – Bà thủ tướngAngela Merkel (trái) và chính khách SPD Mathias Plazeck (giữa)

Sự bất lực của pháp lý

Một vai trò then chốt ở điều đó là pháp lý – như sau sự kết thúc của chủ nghĩa quốc xã . Mặc dù SED đã quẳng trên 200.000 người vì lý do chính trị vào ngục thất, trên 50 người trong số họ bị hành quyết và ở biên giới hàng trăm người chạy nạn đã bị bắn chết, sau khi SED sụp đổ chỉ 40 nhân vật chịu trách nhiệm vào tù. Phần lớn được thả ra sau một thời gian ngắn. Ai muốn biết rõ sự bất lực của những vụ xử về những trọng tội DDR, phải đọc quyển sách “Công lý Đức” của Roman Grafe.

Erich Mielke là một ví dụ. 32 năm dài ông ta là bộ trưởng bộ an ninh nhà nước (Stasi) và với điều đó chịu trách nhiệm về một phần lớn những trọng tội của bộ này. Tuy nhiên với công việc là người đứng đầu cơ quan mật vụ đông Đức ông ta không một lần ra hầu tòa. Thật ra, năm 1993 ông ta bị tuyên phạt 6 năm tù giam vì đã giết hai cảnh sát tại cộng hòa Weimar (2). Nhưng vì lý do sức khỏe một năm sau ông ta đã được trả tự do. Những năm sau đó ông ta hài lòng với sức khỏe ổn định cho đến khi ông ta chết trong năm 2000 tại một trại dưỡng lão.

Chết trong trại dưỡng lão – Bộ trưởng Stasi Erich Mielke trong buổi gặp cử tri tại Zeitz năm 1981

Vì vậy những người phần lớn bị truy lùng trong thời DDR nhìn lại 30 năm thống nhất nước Đức với cảm xúc pha trộn. Một mặt họ tự ý thức không như nhóm dân khác rằng sự sụp đổ của chính thể SED là một may mắn lịch sử vĩ đại. Mặt khác họ phải nhận thức rằng những kinh nghiệm của họ hầu như không được đoái hoài trong nước Đức ngày nay.

Thật ra, trái ngược với những người khác họ đã không quên, một nền dân chủ hưng thịnh đã trưởng thành như thế nào từ một chế độ độc tài lụn bại ở Đông Đức. Tuy nhiên đồng thời họ cũng phải nhận thấy rằng, những kẻ tội phạm trong nước Đức được thống nhất giờ đây thường có cuộc sống tốt hơn là nạn nhân của chúng.

Một trường hợp tương tự là Egon Krenz, là người trong tháng 10 năm 1989 trở thành người kế nhiệm tổng bí thư SED Erich Honecker. Là bí thư trung ương đảng phụ trách an ninh như vậy ông ta một chút nào đó như là người thủ trưởng chính trị của Mielke. Mãi bảy năm sau khi nước Đức thống nhất tòa thượng thẩm Berlin kết án ông ta tù sáu năm rưỡi, tuy nhiên 18 ngày sau ông ta lại được tự do.

Sau nhiều phiên tòa năm 2000 ông ta lại phải vào tù, tuy nhiên được phép thi hành án mở. Nghĩa là ông ta đã chỉ ngủ trong tù, ngược lại ban ngày bán hàng hóa qua đường hàng không đến Nga. Thậm chí ông ta còn yêu cầu chế độ nghỉ phép trong thời gian này, để nghỉ ngơi trong nhà riêng của ông ta bên biển Ban tích. Sau đó ba năm tòa án tối cao Berlin ra lệnh phóng thích ông ta – kể từ đó ông ta say mê viết sách và trả lời các cuộc phỏng vấn, ca ngợi cuộc sống dưới thời DDR tốt đẹp như thế nào. Đúng vào thời điểm lễ kỷ niệm cách mạng ông ta cho ra mắt một tác phẩm mới, trong đó ông ta quả quyết, ban lãnh đạo SED đã không đồng ý cho Liên Xô năm 1989 can thiệp vào DDR.

Mielke và Krenz chỉ là đỉnh chóp của núi băng. Trong số 91.000 công chức trong biên chế cuối cùng của bộ An ninh nhà nước rốt cuộc chỉ có ba người phải vào tù – một trong ba số đó sau khi bị sa thải đã lừa đoạt cơ ngơi của Stasi với giá rẻ mạt. Trong tổng số trên 600.000 sĩ quan cao cấp, mà họ cùng các bản báo cáo của họ đã đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh khốn cùng, chỉ có một người duy nhất vào tù. Người này đã tìm cách giết chết người trợ giúp đào tẩu Wolfgang Welsch với món thịt băm viên rán đã tẩm thuốc độc như ông ta đã mô tả trong cuốn tự truyện của mình.

Trong số những thẩm phán và công tố viên, những người đã tuyên án tử hình và góp phần đưa những người chạy nạn và những người bất đồng chính kiến vào tù, chỉ có một người theo mức độ cần thiết phải đứng sau song sắt một thời gian ngắn. Trong số nhiều vô kể những giám thị, những người trong thời DDR đã hành hạ hàng chục nghìn tù nhân, chỉ có hai người bị bắt giữ. Tên tuổi của tất cả các cán bộ bị xét xử bao gồm cả thời gian bị bắt được liệt kê đầy đủ trong một vài trang trong cuốn sách ”Tiến lên phía trước và quên lãng” của Uwe Müller.

Sự bất lực của pháp lý cũng biểu hiện rõ qua ví dụ nhà tù của Stasi tại Berlin-Hohenschönhauen, rốt cuộc trong số 739 nhân viên nơi này không một ai bị vào tù. Chúa ngục lâu năm của họ Siegfried Rataizick vẫn sống yên ổn cho đến hôm nay trong một căn hộ của chung cư mới xây không xa nhà tù mà hôm nay thành viện bảo tàng.

739 nhân viên Stasi không bị trừng phạt – Quang cảnh trong một xà lim trong viện bảo tàng Berlin- Hohenschönhauen

Trấn áp là thành tựu cuộc sống

Không chỉ phần lớn những người có trách nhiệm đối với nền độc tài XHCN không bị trừng phạt. Trái lại cho đến hôm nay nhiều người trở nên sung túc hơn vì sự can dự của họ trong quá khứ. Bởi tương tự như sau sự chấm dứt của chủ nghĩa quốc xã những hoạt động của họ trong bộ máy trấn áp trong khi về già được đánh giá là “thành tựu cuộc sống” – với chi phí quá mức cho người nộp thuế.

Nghĩa là SED đã trả cho những cán bộ của nó không những một khoảng lương đặc biệt dồi dào, mà còn đảm bảo cho họ qua hệ thống cung cấp bí mật khi về già hưởng 90% lương đã trừ thuế trong bảng lương cuối cùng. Mặc dù quốc hội Đông và Tây Đức đã giới hạn những lương hưu ngất ngưởng dựa vào mức độ lương hưu trung bình của DDR, nhưng tòa án hiến pháp liên bang trong nhiều phán quyết đã phục hồi hầu như tất cả những đặc quyền này.

Trước đây 10 năm riêng khoản lương hưu của các nhân viên Stasi cũ, cựu quân nhân, cảnh sát, và nhân viên thuế quan đã ngốn của nhà nước mỗi năm trên 1,5 tỷ Euro. Trong khi đó số lượng người hưu trí tiếp tục tăng lên. Vì các bang mới gia nhập phải nhận một phần lớn các chi phí, toàn bộ ¼ hiệp định cứu trợ phần Đông khi đó đã chảy vào túi của những người thuộc thượng tầng DDR cũ.

Sự trở lại của các cán bộ cũ

Tại nhiều địa phương các cán bộ cũ cũng tái tham gia chính trường. Trước tiên đảng Cánh tả (Linkspartei) đã tạo điều kiện cho họ, nhiều người trong số này sau khi DDR chấm dứt đã trốn chạy sang đảng này. Hiện nay không chỉ nhiều cán bộ cũ của SED chiếm ghế trong quốc hội Đức, mà ít nhất cũng còn hai nhân viên Stasi cũ: Diether Dehm và Thomas Nord, cả hai là thành viên tiểu bang châu Âu. Ngoài ra người ta còn phải nhớ đến Stephan Liebig, khi là thanh niên đã hợp tác với Stasi, vì vậy không có tài liệu nào về ông ta giai đoạn này – và Gregor Gysi, người nhờ sự giúp đỡ của các tòa án báo chí đã đạt được việc không bị coi là đặc vụ của Stasi dù có đầy đủ các bằng chứng.

Cựu đặc vụ Stasi – Nghị sĩ Cánh tả Diether Dehm năm 2012 trong một cuộc biểu tình tại Hanover

Trong các nghị viện bang ở đông Đức tình trạng cũng tương tự: Người phát ngôn chính sách đối nội của nhóm Linkspartei tại bang Brandenburg Hans-Jürgen Scharfenberg đã từng là sĩ quan cao cấp của Stasi, người phát ngôn chính sách xã hội Torsten Koplin ở bang Mecklenburg – Vorpommern cũng vậy. Tại bang Sachsen – thật là trớ trêu – người phát ngôn chính sách luật và hiến pháp của nhóm đảng này, Klaus Bartl, một kẻ mật vụ cũ của cảnh sát chìm DDR.

Vô cùng cực đoan là tình trạng ở bang Thüringen, nơi từ tháng 12 năm 2015 Linkspartei giành được ghế thủ hiến. Ở đó không chỉ có người phát ngôn chính sách địa phương, Frank Kuschel, đã làm việc cho Stasi. Nữ phát ngôn về chính sách thị trường lao động Ina Leukefeld đã từng là điệp viên cho cảnh sát chính trị duới thời DDR. Chủ nhiện văn phòng nghị viện Andre´ Blechschmidt đã được biên chế tại cục hoạt động gián điệp của Stasi là “cán bộ không chính thức với định ước công việc” (IMA). Nước Đức, 30 năm sau cuộc cách mạng ôn hòa Tilo Kummer người đã từng phục vụ trong trung đoàn vệ binh của Stasi cho đến năm 1990 rốt cục đã trở thành người phát ngôn chính sách môi trường.

Sự sống sót dị thường của SED

Những ví dụ đã chỉ ra, tại sao chỉ có ít niềm vui xuất hiện trong số những người bị Stasi truy nã, khi họ nghĩ đến, nước Đức sau thống nhất đã giao thiệp với nền độc tài SED như thế nào. Trước tiên đối với họ thật khó mà hiểu việc năm 1990 đảng của nhà nước DDR không bị giải tán cũng không bị cấm hoạt động. Bằng kiểu cách này nó không chỉ giấu giếm được khối tài sản khổng lồ của nó – và tài liệu cán bộ phong phú, mà cũng còn cứu được một phần đáng kể sức tổ chức của nó trong thời gian mới. Việc mới đây người chịu trách nhiệm chính, người đã từng là chủ tịch SED và hôm nay là nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi được dàn nhạc giao hưởng Leipzig mời nói chuyện trong buổi hòa nhạc về cuộc cách mạng ôn hòa trước đây 30 năm, đối với nhiều người là sự mỉa mai cay đắng.

Tưởng nhớ đến cuộc cách mạng ôn hòa – Cựu chủ tịch SED và nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi (phải) năm 1990

Việc SED đã tồn tại 30 năm qua với 4 lần đổi tên do cũng được sự tạo điều kiện qua một quyết định của tòa án. Nghĩa là trong cuộc bầu cử chung đầu tiên của nước Đức tòa án bảo vệ hiến pháp liên bang đã loại bỏ năm – phần trăm – cản trở đã được kiện toàn trong luật bầu cử liên bang. Mặc dù đảng lúc đó tự gọi là PDS (đảng của CNXH) chỉ đạt 2,4 %, nó được phép có 17 nghị sĩ trong Quốc hội Đức – một sự đặc quyền, mà bình thường nó chỉ có hiệu lực cho những đảng phái thiểu số của quốc gia. Đại để chỉ qua điều đó nó đã có thể mở rộng khắp liên bang.

Những sự bồi thường nhỏ mọn

Mối quan hệ này với những người có trách nhiệm của nền độc tài SED đã gây ra sự cáu giận ở nhiều nạn nhân. Nó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi nước Đức được tái thống nhất đã lộ rõ nhỏ mọn quá đáng trong việc bồi thường cho họ. Đáng lẽ ra đạo luật bồi thường liên bang cho người bị đảng quốc xã truy nã nới rộng đến những nạn nhân mới, thì liên minh hai đảng cầm quyền CDU (đảng Liên minh dân chủ thiên chúa giáo) và FDP (đảng Dân chủ tự do Đức) khi đó đã tạo nên với cái gọi là những đạo luật điều chỉnh bất công của SED một giải pháp mới tầm thường hơn nhiều. Số tiền, như người ta đã nghĩ, đã được đầu tư tốt hơn trong việc tái kiến thiết Đông Đức.

Việc cựu chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR Willi Stoph do bị tạm giam trong nước Đức thống nhất nhận được bồi thường nhiều gấp đôi so với nạn nhân trước đó của ông ta đã dẫn đến một tình trạng kỳ cục. Nghĩa là vụ án bắn chết những người chạy nạn ở biên giới trong nước Đức đã bị đình chỉ trong tháng 8 năm 1993 do lý do sức khỏe của ông ta. Là người không bị kết án ông ta được trả 600 D-Mark tiền bồi thường cho mỗi tháng bị giam giữ. Thế nhưng những cựu tù nhân chính trị thời DDR chỉ được nhận 300 D- Mark mỗi tháng theo điều 1 đạo luật điều chỉnh bất công của SED. Mãi tới năm 1998 những khoản tiền bồi thường mới được chính phủ liên minh SPD (đảng Xã hội dân chủ) và Grün (đảng Xanh) cân bằng.

Sự bồi thường đúp – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR (phải) với CDU – Bộ trưởng gia đình của BRD bà Rita Süssmuth năm 1988

Ngay cả trong điều 2 đạo luật điều chỉnh bất côngcủa SED chủ trương này vẫn tiếp diễn. Mặc dù trong hiệp định thống nhất đã quy định rằng sự phục hồi danh dự của các nạn nhân cần được liên kết với một “sự bồi thường thích hợp”, thì đạo luật đã không lường trước được sự điều chỉnh cho những thiệt hại xảy ra thực sự, mà chỉ là một sự dịu bớt những bất hạnh kéo dài. Qua đó nhiều người bị DDR truy nã cho đến hôm nay đã bị xử phạt vì sự phản kháng của họ.

Như vậy thực ra đạo luật đã lường trước một sự điều chỉnh trợ cấp hưu trí cho cái gọi là giảm thiểu những thiệt thòi – ví dụ nếu người ta đã bị xa thải vì lý do chính trị. Nhưng khác hẳn những người bị NS truy nã không có sự đền bù cho cái gọi là những thiệt thòi nảy sinh – ví dụ nếu người ta đã không được phép tốt nghiệp phổ thông hoặc học đại học. Vì nhiều đối thủ của SED ngay từ những năm tuổi trẻ đã chống lại chính thể và DDR đã tồn tại 40 năm dài, tiểu sử nghề nghiệp chung của họ nhiều mặt bị ảnh hưởng. Vì vậy trong bảo hiểm hưu trí họ hầu như không thể lấy lại được những thang điểm tiền đền bù.

Những nạn nhân không có người quen gây ảnh hưởng tới nghị viện

Cũng sau khi thống nhất hầu như không có những cố gắng trao cho những người bị Stasi truy nã một cơ hội thứ hai là nghề nhiệp – ví dụ qua những chương trình đào tạo chuyên môn. Những người, mà họ đã già cho việc đó, cũng không nhận được sự đền bù thích hợp cho những năm đã bị mất trong bảo hiểm hưu trí. Như vậy dẫn đến việc một cựu cai ngục, người đã làm việc trong nhà tù khổ sai ở Bautzen 10 năm dài, hôm nay được trả cho công việc đó một mức lương hưu cao hơn là một cựu tù nhân, người đã từng ngồi tù ở đó cũng lâu như vậy.

Nhiều tiền cho cai ngục hơn là cho nạn nhân – Nhà tù khổ sai tại Bautzen trong tháng 1 năm 1990

Việc những nạn nhân của nền độc tài SED không có nhóm người trong chính trường gây ảnh hưởng tới nghị viện cũng lộ ra ở vị chí khác. Vì nhiều người trong số họ sống dưới mức nghèo khổ, năm 2007 một “sự trợ cấp nạn nhân” với mức 250 Euro một tháng đã được thi hành; vào năm 2014 số tiền này đã được nâng lên 300 Euro. Tuy nhiên người ta chỉ nhận được món tiền trợ cấp, nếu người đó ít nhất đã ngồi trong tù 180 ngày và thu nhập không quá 1.248 Euro. Tuy nhiên năm 2010 vừa vặn 37.000 người thuộc diện này.

Vì những qui định ngặt nghèo ngay những đối thủ nổi tiếng của SED đã không có may mắn được hưởng trợ cấp. Như nhà hoạt động nhân quyền Bärbel Bohley (3), người “mẹ” của cuộc cách mạng ôn hòa, đã bị loại khỏi danh sách, vì bà ngồi tù không đủ lâu – mặc dù cuộc sống vật chất của bà rất tồi tệ trước cái chết vào tháng 9 năm 2010. Những hậu quả tai hại về sức khỏe của trên 95% những người bị truy nã cũng không được công nhận, vì những người liên quan – khác hẳn nạn nhân NS – phải chứng minh một mối liên hệ nhân quả giữa việc ở tù và những căn bệnh phần lớn thuộc về tâm thần cơ thể.

Lao động cưỡng bức, mà những tù nhân của DDR đã phải thực hiện, đại để không được bồi thường trong nước Đức đã thống nhất. Cũng chính nước Đức này dính líu đến sự khủng bố tâm lý phạm vi tổ chức nhà nước cho cái gọi là những biện pháp làm mất tinh thần, mà trước đó đôi khi Stasi nhiều năm dài đã dùng nó để chụp lên đối thủ của mình. Hàng ngàn người liên lụy sau khi tái thống nhất đất nước đã phải trải nghiệm cay đắng rằng những ngôi nhà của họ, những bất động sản và những nhà máy đã bị sung công trước đó đã không được trả lại cho họ. Tình trạng của những đối thủ của thể chế, những người trước năm 1989 đã chạy trốn đến BRD và ở đó đã được công nhận một quyền hưu trí theo luật hưu trí đặc biệt, thậm chí trở nên xấu đi qua sự tái thống nhất. Năm 1991 họ đã bị tước quyền này.

Quyền hưu trí lại bị tước bỏ – Cuộc biểu tình của nạn nhân Stasi năm 2016 tại Berlin

Nếu người ta mở đầu câu chuyện với các chính khách về sự đối xử thiếu công bằng đối với những nạn nhân và những kẻ phạm tội trong 30 năm qua thì họ thường nhún vai bất lực hoặc tỏ vẻ căm phẫn. Một số người còn trích dẫn câu nói của Bärbel Bohley về nước Đức đã được thống nhất: “Chúng tôi đã muốn sự công bằng và đã đón nhận nhà nước pháp quyền”.

Tuy nhiên để một nhà nước pháp quyền có thể thiết lập sự công bằng là trách nhiệm đầu tiên của quốc hội. Qua những đạo luật phù hợp nó tạo nên những nền tảng cho công việc của chính quyền và các tòa án. Giá như nhân dịp 30 năm ngày cách mạng ôn hòa quốc hội kiểm tra lại một lần nữa những đạo luật liên quan đến chế độ độc tài SED thì có thể sẽ tốt hơn, nếu chính phủ liên bang không ý thức được về những ngày lễ như vậy.

Nguồn: 30 Jahre Mauerfall/ Hubertus Knabe

_______

Chú thích của dịch giả:

Tiến sĩ Hubertus Knabe sinh ngày 19.07 1959 tại Unna, là nhà sử học và tác giả của những công trình đã công bố về DDR, về Stasi, về phe đối lập trong DDR và về CNCS.

(1) Pigeda là tên tổ chức của những người yêu nước tại châu Âu phản đối đạo Hồi tại phương Tây. Ở Đức nó được thành lập vào tháng 10 năm 2014.

(2) Cộng hòa Weimar là tên gọi chính phủ dân chủ lập hiến của nước Đức từ 9.11.1918 đến 30.01.1933. Weimar là nơi chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương.

(3) Bärbel Bohley là người đồng sáng lập phong trào Diễn đàn mới (Neues Forum) tại DDR, sinh ngày 24.05.1945 và mất 11.09.2010. Ông sinh ra và mất đi tại Berlin.

Năng lượng mặt trời sẽ nổi trên sông Mê Kông?

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

5-12-2019

Trong khoảng hơn hai thập kỷ, nhiều đợt báo động đã nổi lên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó đang chịu tác động dồn dập bởi biến đổi khí hậu, bởi sự phát triển ồ ạt của các đập thượng nguồn, bởi các tập quán canh tác không bền vững và không phù hợp, bởi lòng tham và quyết tâm chính trị. Sự trừng phạt mà đồng bằng này đang gánh chịu đã được báo cáo rõ ràng, đầu tiên là trong các bài nghiên cứu học thuật, kế đó là trong các ấn phẩm chuyên ngành và lời kêu gọi của các tổ chức phi chính phủ.

Virus corona: Phản ứng của Nam Hàn hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc và Italy – Và nó có tác dụng

SCMP

Tác giả: John Power

Dịch giả: Trúc Lam

14-3-2020

TT Nam Hàn Moon Jae-in thăm Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn ngày 11/3. Ảnh: EPA

Việc xử lý dịch bùng phát của Seoul nhấn mạnh tính minh bạch và phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của công chúng, thay cho các biện pháp cứng rắn như phong tỏa.

Trong khi những điều không chắc chắn vẫn còn, nhưng [Nam Hàn] ngày càng được các chuyên gia y tế công cộng xem là mô hình để các nhà chức trách tuyệt vọng giữ Covid-19 trong tầm kiểm soát, làm theo.