Hoàng Trường Sa
27-1-2022
Lê Minh Nguyên
22-1-2022
Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, cho biết, các tàu nạo vét đã được phát hiện ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, nơi Trung Quốc đang tài trợ các hoạt động thi công và sẽ cần có các cơ sở cảng nước sâu hơn để các tàu quân sự lớn hơn có thể cập cảng.
Trân Văn
19-1-2022
Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận sôi nổi về khả năng cũng như hậu quả đối với Trung Quốc nói riêng, châu Á và cộng đồng quốc tế nói chung nếu Trung Quốc tấn công – cưỡng chiếm Đài Loan, một giáo sư chuyên về chính sách quốc tế tại Nhật nhận định, tình huống được phỏng đoán như vừa kể là phi logic. Ít nhất năm nay, Trung Quốc chưa đụng tới Đài Loan, biển Đông mới là khu vực Trung Quốc có thể khuấy động, tạo thêm bất ổn.
Trương Nhân Tuấn
17-1-2022
Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.
17-1-2022
Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.
Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”
(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)
Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!
Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.
Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…
Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.
***
Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống
Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta
Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương
Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
(1974- Khuyết danh)
(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.
Lê Thiên
12-1-2022
III. Chuyên chế độc tài là lợi khí cho giặc ngoại xâm
Phát huy ý chí quật cường chống chủ nghĩa chuyên chế
Biện pháp nào có thể sử dụng để cuộc chiến đấu chống ngoại xâm được hữu hiệu? Trong Chính Đề Việt Nam, tác giả Tùng Phong chỉ rõ: “Biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc” – (Trang170).
Lê Thiên
10-1-2022
Vào những ngày cuối năm 2021, trang Tiếng Dân có loạt bài đăng nhiều kỳ dưới nhan đề: Biết thêm từ ‘Chính đề Việt Nam’, gồm 8 phần, của tác giả, giáo sư Nguyễn Đình Cống.
4-1-2022
Thế Vận Hội (Olympic) mùa Đông năm 2022 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh nhưng không được sự yểm trợ “ngoại giao” từ các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc … với lý do Trung Cộng chà đạp nhân quyền.
Tác giả: Maximilian Kalkhof
Hiếu Bá Linh, biên dịch
6-12-2021
Thỏa thuận liên minh Đỏ-Vàng-Xanh (liên minh 3 đảng SPD – FDP – Đảng Xanh cầm quyền nước Đức) công khai nêu ra các xung đột với Trung Quốc. Tân Chính phủ liên bang Đức rời bỏ đường lối của Angela Merkel: Im lặng đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã tuyên bố một đường lối cứng rắn hơn – Bắc Kinh phản ứng lập tức.
***
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng bà Angela Merkel một danh hiệu thể hiện rõ tầm quan trọng của bà Thủ tướng Đức đối với nhận thức về Trung Quốc trên thế giới. Trong cuộc gọi điện video vào tháng 10, ông Tập Cận Bình đã gọi người đứng đầu chính phủ Đức sắp mãn nhiệm là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”.
Ở Bắc Kinh, đó không phải là một từ ngữ thông thường, mà là một danh hiệu vinh dự. Cho đến nay, chỉ có 600 người được vinh danh với danh hiệu này, như một nhà báo Trung Quốc cho biết.
Như thế (với danh hiệu này), Merkel đứng chung hàng với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau này là các nhà độc tài Fidel Castro, Robert Mugabe và Hugo Chávez, nhưng cũng đứng chung hàng với cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và người sáng lập Microsoft Bill Gates.
Danh hiệu vinh dự này cho thấy những gì mà bà Thủ tướng Đức đã làm lợi cho Bắc Kinh. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc xấu đi thảm hại, bà Merkel là một mỏ neo cho sự ổn định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh không phải lo sợ bị bà chỉ trích trên công luận. Điều đó bây giờ đang thay đổi.
Tuy nhiên, với sự ra đi của Angela Merkel, câu hỏi về mối quan hệ của Đức với Trung Quốc lại nảy sinh. Hai tác nhân sẽ định hình chính sách của chính phủ liên minh Đỏ-Vàng-Xanh đối với Trung Quốc ở mức độ trọng yếu: Thứ nhất là tân Thủ tướng Olaf Scholz (63 tuổi, thuộc đảng SPD) và thứ hai, tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock (40 tuổi, thuộc Đảng Xanh).
Nhân vật thứ hai có lập trường đối với Cộng hòa Nhân dân cứng rắn hơn nhiều so với người đứng đầu chính phủ tương lai. Gần đây nhất, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức “taz”, thậm chí bà không loại trừ việc tẩy chay Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. “Có nhiều cách khác nhau để ứng phó với các chính phủ, điều này chắc chắn sẽ được thảo luận trong những tuần tới“, nhà lãnh đạo Đảng Xanh nói.
Bắc Kinh phản ứng lập tức: Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cảnh báo về một cuộc đối đầu giữa hai nước. “Điều mà chúng ta cần là những người xây cầu (nối liền) thay vì những người xây tường (ngăn cách)”, một nữ phát ngôn viên của Đại sứ quán viết trong một tuyên bố.
Thỏa thuận liên minh giữa SPD, Đảng Xanh và FDP cung cấp các dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ như thế nào trong tương lai. Thỏa thuận liên minh gồm 177 trang đề cập đến Trung Quốc mười hai lần (Nga sáu lần). Sau một vài đề cập rải rác trong các chương, hai đoạn riêng biệt được dành riêng cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong chương “Trách nhiệm của Đức đối với Châu Âu và Thế giới”.
Một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của bà Merkel
Điều đáng ngạc nhiên đầu tiên và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nó rõ ràng và ít uyển ngữ (mỹ từ) hơn ngôn ngữ của bà Merkel. Điều đáng chú ý là trong thỏa hiệp, liên minh Đỏ-Vàng-Xanh công khai nói đến bốn điểm xung đột với Trung Quốc. Đó là: Yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích biển giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Các thẩm phán tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay đã bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc vào năm 2016. Nhưng Bắc Kinh làm ngơ phán quyết này. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ “trên cơ sở luật biển quốc tế”, đây là một cú đâm bên hông vào việc Bắc Kinh không sẵn lòng công nhận phán quyết trọng tài ở La Hay.
Sự độc lập của Đài Loan
Bắc Kinh coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Nhưng trên thực tế, Đài Loan là một quốc gia độc lập chưa bao giờ nằm dưới sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh yêu cầu “sự thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan chỉ có thể được thực hiện một cách hòa bình và theo thỏa thuận của hai bên“.
Vi phạm nhân quyền ở Tân Cương
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thiết lập một hệ thống trại giam và lao động cưỡng bức ở tỉnh phía tây bắc nhằm đàn áp một cách có hệ thống người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn “đưa ra làm chủ đề” những vi phạm nhân quyền này.
Tình hình ở Hồng Kông
Năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra “luật an ninh quốc gia” ở Đặc khu hành chính để chống lại những người ủng hộ dân chủ trong quốc hội và xã hội dân sự. Luật này vi phạm nguyên tắc tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh quan tâm đến việc làm cho nguyên tắc đó “được phục hồi”.
Mặc dù liên minh Đỏ-Vàng-Xanh cứng rắn đối với Trung Quốc hơn nhiều so với Thủ tướng Merkel, nhưng ở Bắc Kinh cho đến nay thỏa thuận liên minh vẫn không gây ra nhiều điều hơn là một vết nứt. Phạm vi cho những thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Đức – Trung Quốc là giới hạn, tờ “Thời báo Hoàn cầu”, cơ quan ngôn luận quốc tế của những người cộng sản Trung Quốc, viết trong một bài xã luận như thế. Sẽ không có gì nhiều hơn là những cuộc đấu khẩu nhỏ trong liên minh Đỏ-Vàng-Xanh.
Ý chính bài viết: Không quốc gia nào trên thế giới – và chắc chắn không phải là Đức – có thể đủ khả năng để làm phiền Trung Quốc hùng mạnh. Nhưng nếu tình hình trở nên khó khăn, tờ báo hô hào chủ nghĩa dân tộc này viết thêm, Trung Quốc sẽ “để đạn bay trong chốc lát”.
Về cơ bản, ngôn ngữ kiên quyết đối với Trung Quốc là tốt, Mareike Ohlberg, nữ chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức ở Berlin, nói về thỏa thuận liên minh. Nhiều điểm khá mơ hồ, nhưng thỏa thuận liên minh đưa ra những điểm khởi đầu cho những kế hoạch cụ thể hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia chỉ trích đề xuất về vấn đề Hồng Kông. Bà nói: “ ‘Một quốc gia, hai hệ thống’ rất tiếc là hầu như đã chết và cực kỳ khó có thể phục hồi nguyên tắc này. Ở đây, có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nếu đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể đối với ‘luật an ninh quốc gia’.”
Andreas Fulda, giáo sư tại Đại học Nottingham, cũng đánh giá tương tự. Từ sự tan rã của xã hội dân sự Hồng Kông, tân chính phủ liên bang Đức rốt cuộc phải rút ra được kết luận đúng đắn. “Để ít nhất là làm cho việc trang bị vũ khí khổng lồ của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Đức phải được thắt chặt“, chuyên gia Trung Quốc yêu cầu. “Công nghệ lưỡng dụng của Đức không được tiếp tục sử dụng để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc“.
Đinh Hoàng Thắng
26-11-2021
Trong cùng một không – thời gian, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã “sửa lại” phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Cấp cao giữa Trung Quốc với ASEAN. Vậy là ngay tuyên bố của người có thẩm quyền cao nhất ở Trung Quốc từ đầu đã “bị” điều chỉnh, chưa nói tới các tính toán cũ và mới của Bắc Kinh.
Trương Nhân Tuấn
2-11-2021
Một năm sau khi Quyết định 1722/QĐ/TTG của Thủ tướng có hiệu lực, từ ngày 3 tháng 11 năm 2020, ta có thể kiểm chứng lại trên mặt báo chí: Sự im lặng toàn diện trên các vấn đề thuộc phạm vi an ninh quốc gia, như các vấn đề về biên giới, về chủ quyền lãnh thổ, hải đảo cũng như về hải phận quốc gia…
28-10-2021
Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.
27-10-2021
Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ Định vị Bắc Đẩu, hỗ trợ các lực lượng chấp pháp của nước này tại Biển Đông.
Trần Hiếu Chân
25-10-2021
Những phản ứng chính thức của Việt Nam đối với các vấn đề thời sự gắn liền với lợi ích quốc gia – dân tộc chưa bao giờ lại tù mù như thời điểm hiện nay. Sự thay đổi trong khu vực cũng như trên thế giới đang/sẽ diễn ra với nhịp độ tăng tốc. Ngoại giao Việt Nam (NGVN) một lần nữa có thể lại lỡ trớn?
Gia Cát Tường
22-10-2021
Sự lo lắng của ASEAN tăng lên trên cả ba chiều kích – bị cuốn vào cuộc xung đột ở Myanmar, buộc phải “chọn phe” và có thể bị gạt sang bên rìa. Vai trò trung tâm của ASEAN dường như không còn phù hợp với các thách thức cấp bách của thời đại.
Trần Văn Thọ
21-10-2021
Trung Quốc là một nước rất lớn và do các điều kiện về địa lý, lịch sử, văn hóa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ lân bang phương Bắc này. Có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Nếu Việt Nam chủ động, không chỉ biết có Trung Quốc mà nhìn thế giới rộng hơn để so sánh, chọn lựa đường lối cải cách và nguồn lực phát triển thì tránh được những ảnh hưởng xấu từ nước này. Vua quan triều Nguyễn thế kỷ 19 thấy thế giới chỉ có Trung Quốc nên không thoát Á như Nhật để hiện đại hóa đất nước.
Hoàng Trường
20-10-2021
Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm cách bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc, quyết không thể để Trung Quốc coi đó là vấn đề nội bộ của họ. Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận “tối hậu thư” của Bắc Kinh. Dù ngấm ngầm hay công khai, tối hậu thư ấy đồng nghĩa với việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Trương Nhân Tuấn
17-10-2021
Lục địa sẽ “thống nhứt” Đài Loan bằng mọi cách, ngay cả bằng cách gây chiến tranh. Chuyện này nếu không xảy ra dưới thời Tập Cận Bình thì sẽ xảy ra dưới thời một vị lãnh đạo khác. Không sớm thì muộn. Bởi vì lịch sử Trung Quốc cho thấy người Trung Quốc luôn đánh nhau với người Trung Quốc.
Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ
15-10-2021
Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Bắc Kinh cùng lúc với sức mạnh quân sự Hoa Kỳ đang suy giảm.
9-10-2021
Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan – Phần 3: Empire rise and falls – Phần 4: Vài ngộ nhận – Phần 5: Nước Mỹ vĩ đại – Phần 6: Cột mốc mới – Phần 7: Hiện tượng Trump – Phần 8: Di Sản của Trump (Trump’s Legacy) – Phần 9: Thử thách mới – Phần 10: Bệnh ngu lâu
Thất bại của Phương Tây tại Afghanistan làm tôi nhớ đến tiến sỹ Peter Scholl-Latour (1924-2014). Ông là một nhà báo, học giả Đức gốc Pháp với một cuộc đời hiếm thấy. Ông từng bị Gestapo bắt giam vì muốn đi theo du kích của tướng cộng sản Tito.
5-10-2021
Kỷ niệm 110 năm ngày “Song thập” (10 tháng Mười năm 1911), tức ngày “Quốc khánh” của nước “Trung hoa dân quốc” năm nay có thể sẽ khác mọi năm. Hàng trăm phi cơ chiến đấu từ lục địa xâm phạm vùng “nhận dạng phòng không-ADIZ” của Đài Loan đe dọa đảo quốc này từ mấy ngày qua. Trên RFI có bài viết nói rằng “Ngoại trưởng Đài Loan cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang “cận kề”, kêu gọi Úc chia sẻ thông tin tình báo và nhấn mạnh Đài Loan sẽ “tự vệ đến cùng” trong trường hợp bị tấn công”.
Phan Nguyên, biên dịch từ Nikkei Asia
27-9-2021
Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.
25-9-2021
Hôm nay, thông tin Mạnh Vãn Chu được phóng thích tràn ngập. Chỉ vài giờ sau, 2 công dân Canada, Michael Spavor và Michael Kovrig cũng được Trung Quốc trả tự do.
24-9-2021
Ngay trong ngày 21.9 Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Diễn đàn LHQ tuyên bố nhằm vào Trung Quốc: “Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối.”