Nửa sự thật vụ Gạc Ma

Nguyễn Thông

14-3-2024

Lời giới thiệu từ Tiếng Dân: Liên quan đến sự hèn hạ của lãnh đạo CSVN khi nói về ông “bạn vàng phương Bắc” mà tác giả Nguyễn Thông chỉ ra trong bài viết bên dưới; hôm qua, bà Đặng Bích Phượng viết: “Các chiến sĩ hải quân hy sinh dưới làn đạn của lính Trung Quốc, lại bị Bộ Ngoại giao Việt Nam biến thành thủy thủ bị nạn – khốn nạn và hèn hạ ngoài sức tưởng tượng các cụ ạ.

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng?

RFA

TS Đình Hoàng Thắng

10-3-2024

Một cuộc tập trung ở Hà Nội năm 2016 tưởng niệm cuộc hải chiến Gạc Ma. Nguồn: AFP

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

10-4-2024

Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) ngày 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên YouTube về trận đánh 14/3/1988: “Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa”. Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi.

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

1-3-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc. Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

Một câu hỏi nhân 45 năm cuộc chiến Biên giới Việt-Trung

Trương Nhân Tuấn

13-2-2024

Cuộc chiến “Biên giới tháng hai” đến nay đã 45 năm. Trung Quốc gọi tên cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ”, mục tiêu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo Trung Quốc”.

Chuyện kể bên lề về hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

16-1-2024

Thời gian trôi qua nhanh quá, mới đó mà quần đảo Hoàng Sa đã không còn thuộc về đất mẹ Việt Nam của chúng ta đúng nửa thế kỷ. Sự kiện hải chiến Hoàng Sa là sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng đang hòa trấn giữ quần đảo lúc bấy giờ, nhưng lại ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của bên thứ ba liên quan, đó là chính quyền Hà Nội.

Việt Nam – Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2023

Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngay từ những ngày đầu luôn bị bao phủ bởi vô số bí mật. Chỉ một vài trong số đó được đôi bên tiết lộ, với những dụng ý chính trị riêng, trong thời kỳ cơm không lành canh không ngọt, từ 1979 đến 1990 với những cuộc xung đột biên giới đẫm máu.

Cách Trung Quốc nhìn Việt Nam ‘không thay đổi’

Blog VOA

Trân Văn

18-12-2023

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đặt vòng hoa viếng tại lăng chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam. Nguồn: Reuters

Người Việt có muốn ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc?

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2023

Tại sao Việt Nam và Trung Quốc chỉ chia sẻ… “tương lai”, không chia sẻ… “vận mệnh” nữa? Đã có những lý giải khác nhau! Nguồn: AP

Lịch sử tuyến đường sắt “Vành đai và Con đường” ở Việt Nam

Dương Quốc Chính

11-12-2023

Báo chí ta và địch đang đồn ầm là đồng chí Tập sang Việt Nam sẽ hứa hẹn xây dựng tuyến đường sắt Lào Kai – Hà Nội – Hải Phòng, chắc theo chuẩn đường sắt Trung Quốc. Tuyến hiện có cũ rích từ thời Pháp thuộc với khổ đường ray hẹp.

Việt Nam tăng cường mở rộng đảo ở Biển Đông, theo một trung tâm nghiên cứu

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

17-11-2023

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 11 (Reuters) – Việt Nam đã tăng cường công việc nạo vét và bồi đắp ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, tạo ra thêm 330 mẫu đất kể từ tháng 12 năm ngoái, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ cho biết trong một báo cáo.

Đại Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt – Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Phạm Phan Long, P.E.

16-10-2023

Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang – Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và Lào phải nhận trách nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa.

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Tiếp theo phần 1

Thận trọng và áp lực

Một số nhà phân tích lập luận rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở các thị trường mới nổi. Họ chỉ ra rằng, các nước như Ai Cập và Ghana nợ của các trái chủ hoặc các nhà cho vay đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới còn nhiều hơn là của Trung Quốc và vẫn đang tranh đấu để quản lý gánh nặng nợ của họ. Nhưng những lập luận như vậy mô tả sai các đặc điểm của vấn đề, đó không chỉ đơn giản là nợ xấu thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường đang gộp lại, mà là nợ còn tìm ẩn trong chương này. Theo một nghiên cứu của Journal of International Economic trong năm 2021, khoảng một nửa số tiền vay của Trung Quốc từ các nước đang phát triển là “che đậy”, nghĩa là chúng không được đưa vào thống kê nợ chính thức. Một nghiên cứu khác được the American Economic Association công bố năm 2022 cho thấy, các khoản nợ như vậy dẫn đến hàng loạt “sự vỡ nợ tiềm ẩn”.

Việt Nam cần chú ý đừng lọt bẫy chiến thuật “tằm ăn dâu” của Trung Quốc!

Trương Nhân Tuấn

3-9-2023

Bản đô năm 2023 mà Trung Quốc mới công bố. Ảnh trên mạng

Trung Quốc (TQ) vừa phát hành bộ bản đồ mới, vào cuối tháng 8-2023, có vẻ để thay thế bộ bản đồ cũ xuất bản vào tháng 7-2006. Động thái này của TQ gây sự phản đối mạnh mẽ ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia…

Hành động thiếu văn hóa

Trần Văn Thọ

31-8-2023

Tại miền Đông Bắc Nhật Bản có 1,3 triệu tấn nước bị nhiễm hoá chất phóng xạ khi nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima bị tan chảy trong trận sóng thần năm 2011. Gần đây, nước bị nhiễm đó được xử lý và làm sạch bằng hệ thống xử lý chất lỏng cao cấp (Advanced Liquid Processing System, ALPS) và được các nhà khoa học kiểm chứng là an toàn. Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Thế giới (IAEA) cũng tuyên bố là nước đó đã được xử lý qua ALPS nên được xem là an toàn. Do đó, ngày 24/8/2023 chính phủ Nhật bắt đầu cho thải ra biển.

Lựa chọn bất khả thi của Đài Loan: Trở thành Ukraine hoặc Hồng Kông

Wall Street Journal

Tác giả: Yaroslav TrofimovJoyu Wang

Cù Tuấn, biên dịch

6-7-2023

Người dân Đài Loan tập trung tại Đài Bắc để tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc đàn áp quân sự năm 1989 đối với các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Ảnh: WIKTOR DABKOWSKI/ZUMA PRESS

Tóm tắt: Nền dân chủ Đài Loan đã rút ra hai bài học trái ngược từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Tư tưởng Tập Cận Bình

Tạ Duy Anh

6-7-2023

Putin tiếp Tập Cận Bình ở Moscow năm 2023. Nguồn: Pavel Byrkin/Sputnik/AFP via Getty Images

Sau khi Nga khai trương Viện nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình, hoàn toàn do Nhà nước tài trợ, tôi bỗng có chút tò mò. Tư tưởng Tập Cận Bình, nó là cái quái gì vậy?

Quá trình hình thành sùng bái cá nhân Tập Cận Bình

Time

Tác giả: Chun Han Wong

Cù Tuấn, biên dịch

18-6-2023

Bản sao tiếng Nga và tiếng Trung cuốn sách ‘Quản trị Trung Quốc’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được trưng bày trên kệ của ‘Tập đoàn xuất bản quốc tế Trung Quốc’ (CIPO) trong ngày đầu tiên của Hội chợ sách Luân Đôn tại Phòng triển lãm Hammersmith’s Olympia, vào ngày 18-4-2023, ở London, Anh. ‘Quản trị Trung Quốc’ là tuyển tập bốn tập, gồm các bài phát biểu và bài viết của Tập Cận Bình, TBT Đảng CS Trung Quốc. Ảnh: Time

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bước sang tuổi 70 vào ngày 15 tháng 6 năm 2023. Ông đã bước vào thập kỷ thứ hai cầm quyền với quyền lực vô đối ở Trung Quốc và Đảng Cộng sản hùng mạnh với 97 triệu đảng viên.

Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan

Project- Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. 

Đỗ Kim Thêm dịch

6-6-2023

Tuần này, trong chuyên mục Say More, Project-Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. về các đề tài quyền lực Trung Quốc, chính trị Hoa Kỳ, chiến tranh lạnh mới, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan. Sau đây là bản dịch.

***

Project Syndicate: Một thời điểm then chốt  trong sự xuất hiện của “quyền lực mềm” – một thuật ngữ mà ông đặt ra – như một khái niệm về chính sách đối ngoại được chấp nhận rộng rãi, xảy ra vào năm 2007, khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn quốc lần thứ 17, rằng đất nước phải phát triển nó. Sau đó, các quan chức Trung Quốc đã tiếp xúc riêng với ông để tìm lời khuyên về cách thực hiện. Trung Quốc chú ý đến lời khuyên của ông ở mức độ nào, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, và điều đó có đang thay đổi dưới thời của Tập Cận Bình không?

Joseph S. Nye, Jr.: Quyền lực mềm là khả năng đạt được những gì bạn muốn thông qua sự thu hút, thay vì ép buộc hoặc trả tiền. Trung Quốc có được quyền lực mềm từ trong nền văn hóa truyền thống, thành quả kinh tế đầy ấn tượng và các chương trình viện trợ. Nhưng ít nhất Trung Quốc có hai vấn đề trách nhiệm mà nó đang làm suy yếu khả năng tạo ra quyền lực mềm.

Thứ nhất, Trung Quốc thiếu một xã hội dân sự cởi mở – một nguồn chủ yếu trong việc gây thu hút – do ĐCSTQ khăng khăng duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với đời sống của người dân và cơ hội cho việc lập các hội tự nguyện độc lập. Thứ hai, Trung Quốc duy trì – và châm ngòi – cho các căng thẳng và xung đột với các nước láng giềng, thường về các vấn đề lãnh thổ. Học viện Khổng Tử ở New Delhi không thể làm gì để gia tăng sức hấp dẫn của Trung Quốc nếu quân đội Trung Quốc giết chết binh sĩ Ấn Độ ở biên giới có tranh chấp ở Himalaya.

PS: Tháng 10 năm ngoái, ông đã nghiên cứu đến các nguyên nhân sâu xa, trung hạn và trực tiếp” của cuộc chiến Ukraine, và nhấn mạnh rằng, có tất cả các yếu tố cho một dấu hiệu nguy hiểm mà nó không bảo đảm rằng sẽ là một. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các lo ngại về một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc – và khả năng tiềm tàng là một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã gia tăng ráo riết. Khi nhận ra rằng  “không có tương lai duy nhất, mà là một loạt các tương lai với các xác suất khác nhau mà hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng”, vậy “nguyên nhân sâu xa, trung hạn và tức thời” của một cuộc xung đột về Đài Loan có thể là gì?

JSN: Các nguyên nhân sâu xa của một cuộc chiến còn tiềm tàng đối với Đài Loan nằm trong cuộc nội chiến Trung Quốc (1927-49). Các lực lượng Cộng sản đã đánh bại chính phủ Quốc gia do Quốc Dân Đảng lãnh đạo ở đại lục, nhưng không chiếm được Đài Loan, nơi mà ĐCSTQ coi là một tỉnh nổi loạn. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã quyết định theo công thức “một Trung Quốc” để trì hoãn giải pháp cho cuộc xung đột. Để duy trì hiện trạng này, Mỹ đã cố gắng không chỉ ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực mà còn ngăn chặn Đài Loan khiêu khích Trung Quốc bằng cách đưa ra tuyên bố chính thức về nền độc lập.

Nguyên nhân trung hạn là sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực và ý thức ngày càng tăng về bản sắc dân tộc của dân chúng Đài Loan. Nguyên nhân trực tiếp – tia lửa sẽ sẵn sàng đốt cháy Đài Loan – có thể là một sự kiện bất ngờ nào đó thúc đẩy Trung Quốc hành động, chẳng hạn như phong tỏa một tàu Trung Quốc bị đánh chìm. Tôi không nghĩ rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine thay đổi sự tính toán này nhiều.

PS: Ông viết hồi tháng Ba rằng: “Nếu mối quan hệ Trung-Mỹ là một canh bạc, người ta có thể nói rằng, Mỹ và các đồng minh lâu năm của họ đã được xử lý tốt, đặc biệt trong bối cảnh những thách thức chính trị, dân số và nhân khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng “một nền chính trị dựa theo đảng phái” ở Mỹ đang “tạo ra một sự cuồng loạn” sẽ ngăn cản việc thực hiện “chiến lược chiến thắng” của Mỹ. Chính trị quc nội đã bóp méo chính sách Trung Quốc của Mỹ như thế nào – một trong số rất ít lĩnh vực của việc thỏa thuận lưỡng đảng – và ông nghĩ những rủi ro chính trị nào có khả năng trở thành hiện thực trong tương lai, đặc biệt là khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới?

JSN: Sự cạnh tranh gay gắt trong chính trị quốc nội của Mỹ đã thúc đẩy việc bôi nhọ Trung Quốc leo thang liên tục và thảo luận về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Trong khi sự cạnh tranh Mỹ-Trung không thể bỏ qua, việc bôi nhọ là một sự hướng dẫn tệ hại cho chiến lược. Mỹ và Trung Quốc tương thuộc nhiều hơn nếu so với Mỹ và Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, với mối quan hệ của họ trải dài trong lĩnh vực kinh tế, khí hậu và y tế. Một chiến lược rõ ràng sẽ quan tâm đến điều đó. Ví dụ như khi cấm các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện sự trao đổi ‘nhạy cảm’ có thể là hợp lý, nhưng không có nghĩa là chúng ta nên cấm các tấm pin có chứa năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

PS: Gần đây, ông ghi nhận: “Ukraine cho thấy quyền lực mềm vẫn còn phù hợp”. Tuy nhiên, đối với Liên minh châu Âu, cuộc chiến Ukraine đã làm nổi bật tầm quan trọng của “quyền lực cứng” về quân sự. Liệu Liên minh châu Âu có đang đi đúng hướng để phát triển một chiến lượcquyền lực thông minhcân bằng mà nó kết hợp các yếu tố cứng và mềm?

JSN: Sức mạnh thông minh là khả năng kết hợp sức mạnh cứng và mềm trong một chiến lược hiệu quả, trong đó chúng củng cố lẫn nhau. Trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm ngoái, tôi đã nói với những người bạn châu Âu của tôi rằng, trong khi tôi ngưỡng mộ quyền lực mềm của họ, họ cần kết hợp nó với sức mạnh cứng hơn. Vladimir Putin dường như đã khắc phục được vấn đề đó một cách vô tình.

PS: Ý tưởng về quyền lực mềm bắt nguồn từ những nỗ lực của ông để thách thức với quan điểm mà nó vốn đã thu hút trong thập niên 1980, khi cho rằng Hoa Kỳ đang suy thoái. Kể từ đầu thế kỷ, các cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và Afghanistan, sự tri dậy của Trung Quốc như một cường quốc, và thách thức của Nga đối với khối NATO và phương Tây đã làm sống lại câu chuyện đó. Lần này có khác không?

JSN: Kể từ khi Hoa Kỳ trở thành một cường quốc toàn cầu, vượt trội vào năm 1945, đã có một số giai đoạn khi Hoa Kỳ được cho là suy tàn. Các nhận thức về Hoa Kỳ là theo chu kỳ. Sức thu hút của chúng ta đã giảm sau cuộc xâm lược Iraq, nhưng đã tăng trở lại trong nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama. Các cuộc thăm dò cho thấy sự sụt giảm tương tự trong những năm Donald Trump cầm quyền, với chiến thắng của Joe Biden vào năm 2020 mang lại một sự gia tăng khác. Tôi nghĩ rằng các chu kỳ như vậy sẽ tiếp tục.

PS: Trong cuốn sách năm 2020 của ông, Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump, ông lập ra một bảng điểm cho các quyết định về đạo đức của mỗi tổng thống. Ông Biden vừa tuyên bố sẽ tái tranh cử vào năm tới. Ông đánh giá như thế nào về thành tựu của Biden cho đến nay?

JSN: Điểm trung thực duy nhất là “không  đủ”. Về mặt tiêu cực, việc rút quân ra khỏi Afghanistan đã được xử lý một cách vụng về, và Biden đã thất bại trong việc đưa ra một chính sách thương mại thuyết phục được châu Á. Về mặt tích cực, Biden đã khôi phục niềm tin trong các liên minh của chúng ta, tái gia nhập các tổ chức quốc tế, coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và xử lý tốt tình hình Ukraine. Cho đến nay, điểm cộng vượt xa điểm trừ, nhưng điểm tổng kết là vẫn chưa đạt được.

______

Joseph S. Nye, Jr., là giáo sư Đại học Harvard, Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông có tựa đề: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump do Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành năm 2020.

Bài liên quan: Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh? Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra? Sự phát triển của chiến lược Trung Quốc của Mỹ — Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?

Lãnh đạo CSVN không thuộc bài vỡ lòng về địa chính trị

Trương Nhân Tuấn

10-6-2023

Chính sách “an ninh năng lượng” của nhà nước CSVN đã sai từ đầu. Sai nhiều thứ. Chuyện này nói hết là mất rất nhiều thì giờ. Ở đây chỉ nói một số điểm.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam: Ý đồ và Hậu quả quốc tế

Nghiên cứu Biển Đông

Hoàng Lan

26-5-2023

Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Trước đó, theo tin từ Reuters, tàu XYH-10 cùng loạt tàu hộ tống đã xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 8/5.

Trung Quốc nói rõ rằng quân đội của họ không phải là thứ để đùa

Wall Street Journal

Tác giả: Wenxin Fan

Cù Tuấn, dịch

22-5-2023

Các công ty sản xuất đã hủy bỏ các chương trình hài kịch ở Trung Quốc sau khi một câu đùa của diễn viên hài Li Haoshi dẫn đến một cuộc điều tra của cảnh sát. Ảnh: GETTY IMAGES

Tóm tắt: Hậu quả từ câu đùa chế giễu hệ thống tuyên truyền tiếp tục lan rộng; ‘mọi người sẽ phải rút lui về nơi an toàn’.

Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông

2-5-2023

Dân tộc Việt Nam sống trên một bờ biển dài 3260 km, với truyền thống đánh bắt hải sản ngoài biển khơi có từ lâu đời; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu là môi trường đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam. Những tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới đã xác minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đã có từ lâu đời, ít ra từ thời các Chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, và không hề bị tranh chấp. Cho đến khi Pháp chiếm Việt Nam, việc quản lý hai quần đảo này do Pháp thực hiện diễn ra trong hòa bình không bị tranh chấp, sau đó Pháp bàn giao lại cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Chính phủ Quốc gia Việt Nam chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Lệnh cấm đánh cá của Tàu Cộng

Song Phan

30-4-2023

Ngày mai 01/5/2023 lệnh cấm đánh cá đơn phương mùa hè của Tàu Cộng bắt đầu có hiệu lực ở biển Đông, tạm bỏ qua chuyện 30/4 xưa, bàn một chút về vụ này.

Bang giao mơ hồ luận giải

Ngô Huy Cương

16-4-2023

Thật ngớ ngẩn khi luận bàn về bang giao hay quan hệ quốc tế giống như luận bàn về quan hệ gia đình, bạn bè hay thù hận của các cá nhân với nhau.

Sau khi cho vay các khoản tiền khổng lồ, Trung Quốc hiện đang giải cứu các quốc gia

New York Times

Cù Tuấn, dịch

28-3-2023

Sri Lanka, quốc gia đã nhận tài trợ từ Trung Quốc để xây dựng ở Colombo vào năm 2018, là một trong những quốc gia ngập trong nợ nhận các khoản vay khẩn cấp từ Bắc Kinh. Ảnh: NYT

Tóm tắt: Bắc Kinh đang nổi lên như một đối thủ nặng ký mới trong việc cho các quốc gia mắc nợ vay các khoản tiền khẩn cấp, bắt kịp IMF với tư cách là tổ chức cho vay cuối cùng.

Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh ở Đài Loan

Economist

Cù Tuấn, dịch

14-03-2023

Bản đồ 1: Các điểm tập kích thích hợp của Trung Quốc nếu đánh Đài Loan. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Chiến tranh Đài Loan sẽ lan rộng khắp khu vực, với những hậu quả tàn khốc cho thế giới

Trung Quốc họp quốc hội: Những chuyển động lớn

Phạm Sỹ Thành

9-3-2023

Kỳ họp Quốc hội và Mặt trận tổ quốc thường niên năm nay là một dịp đáng nhớ đối với giới quan sát Trung Quốc. Không chỉ bởi đây là lần cuối ông Lý Khắc Cường đọc báo cáo công tác chính phủ sau 10 năm triển khai Likonomics mà còn bởi mọi người đều muốn có những thông tin ban đầu về việc Trung Quốc sẽ phát triển theo phương hướng nào sau khi bước vào nhiệm kỳ 3 của ông Tập Cận Bình với nhóm thường vụ Bộ Chính trị đều là các thành viên do ông lựa chọn.

Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

Tạ Duy Anh

5-3-2023

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.

Trung Quốc đang trỗi dậy hay sắp suy tàn?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

19-2-2023

Có lẽ đây là một câu hỏi cần thiết mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặt ra để giải đáp, vì cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải đáp nhưng lại dễ gây tranh cãi, vì trong một thế giới “hậu sự thật”, có nhiều tin vịt và quan niệm trái chiều, người ta rất dễ nhầm lẫn và khó nhất trí.