Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Cả một cuộc đời được ghi lại trên cánh cửa

S. Alexievich

Một cảnh trong phim Chernobyl Diaries (2012)

 Tôi muốn được làm một người chứng . . .

Nó đã xẩy ra 10 năm trước đây. Nó vẫn xẩy ra với tôi như thế mỗi ngày.

Chúng tôi sống ở một thành phố có tên là Pripyat.

Những gì có thể nói với người Sống và người Chết

S. Alexievich

Tượng Chúa chịu nạn ở thành phố Pripyat 2012 – Nguồn ảnh: Newsweek

Đêm xuống, chó sói vào sân nhà. Từ cửa sổ nhìn ra, tôi thấy mắt nó sáng rực như hai chiếc đèn pha xe hơi. Bây giờ thì tôi đã quen với mọi chuyện. Tôi sống ở đây một mình đã 7 năm, từ khi mọi người bỏ đi. Ban đêm nhiều khi tôi cứ ngồi đó, miên man suy nghĩ, cho đến rạng ngày. Vẫn như mọi khi, đêm nay tôi ngồi trên giường thức trọn.Trời sáng, tôi đứng dậy nhìn nắng mặt trời.

Phần I – Mảnh đất của người chết – . . . tại sao chúng ta vẫn nhớ

S. Alexievich

Mảnh đất của người chết – Nguồn ảnh: Historicusforma

Bà quyết định viết về chuyện này? câu chuyện này? Nhưng tôi không muốn người ta biết bất cứ điều gì về tôi, về những gì tôi đã phải chịu đựng ở đó. Một mặt, trong tôi vẫn ẩn chứa ước vọng được thổ lộ, được nói ra mọi điều mình kinh qua, và một mặt khác – Tôi có cảm giác đang tự bóc trần mình. Tôi không muốn làm việc đó.

Mở Đầu – Tiếng lòng của một mảnh hồn cô độc

S. Alexievich

Cửa sổ một căn nhà bỏ hoang ở Pripyat-Nguồn: Alphr.com

Chúng ta là không khí, chúng ta không phải là đất.

Mamardashvili

Tôi không biết tôi nên nói về điều gì – về sự chết hay về tình yêu? Hay là hai thứ ấy chẳng có gì khác nhau? Tôi nên nói về cái nào đây?

Cần phải cải biến con người

FB Luân Lê

4-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thứ nhất, một xã hội man rợ và bạo lực ngay cả trong các nếp sinh hoạt văn hóa. Như chém lợn, chọi trâu hoặc đập đầu trâu đến chết một cách công khai trước bàn dân thiên hạ, từ người già tới trẻ em, từ đàn ông tới phụ nữ, họ hò hét và sảng khoái với những lễ hội rợn người này. Chứng kiến những cảnh tượng họ chém thẳng đầu lợn tứa máu, dùng búa tạ đập đầu trâu, đặt cược những cặp trâu chọi nhau trong những lễ hội, nhìn mà thấy rùng mình kinh sợ. Những đứa trẻ chứng kiến những cảnh đó lớn lên bằng những hình tượng kinh hoàng ấy sẽ trở nên như thế nào sau này?

Tiếng Vọng Từ Chernobyl – Chú Thích về Lịch Sử

Keith Gessen

Toà nhà chứa lò phản ứng số 4

Belarus không sở hữu một nhà máy năng lượng nguyên tử nào. Trong số những nhà máy nguyên tử vẫn còn họat động trong vùng lãnh thổ cũ của của Liên Xô, thì những nhà máy gần Belarus nhất là những nhà máy được Liên Xô thiết kế theo kiểu RMBK* đã lỗi thời và không an tòan. Ở về phía bắc Belarus là nhà máy Ignalinks, phía đông, nhà máy Smolenks và phía nam, nhà máy Chernobyl.

Voices from Chernobyl – Lời Tựa của bản Anh Ngữ

Keith Gessen

(Keith Gessen 1975- )

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau khi chiếc máy bay thứ nhất của bọn khủng bố đâm vào toà nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (WTC), các tiền trạm y tế khẩn cấp đã được thiết lập ở nhiều nơi trong thành phố New York. Các bác sĩ, y tá hối hả đến bệnh viện tình nguyện nhận thêm ca trực phụ trội và rất nhiều người khác đến để sẵn sàng hiến máu. Đây là những cử chỉ hào phóng bầy tỏ thái độ sẵn sàng chia sẻ khi hoạn nạn.

Tiếng Vọng từ Chernobyl – Lời Tựa bản Việt Ngữ

T.Vấn

Voices from Chernobyl – Bìa bản Anh Ngữ

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, nhà máy phản ứng hạt nhân Chernobyl của Liên Xô nằm trên lãnh thổ nước cộng hoà Ukraine đã phát nổ, gây nên một thảm hoạ tệ hại nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại vì những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến ba phần tư lãnh thổ châu Âu sẽ còn kéo dài hàng thế kỷ.

Trước khi bị tan rã năm 1991, Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hoà : Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Latvia, Kazhakhstan, Kyrgyzstan, Lithuania, Moldavia, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan. Trong số này, Nga (Russia) là nước lớn nhất và đông dân nhất, kế đó là Ukraine.

Nhà máy hạt nhân Chernobyl nằm trên khu vực cách thủ đô Kiev của Ukraine  130 Km về hướng Bắc và cách ranh giới phía nam của Belarus 20 Km. Rạng sáng ngày 26 tháng 4 năm 1986, một tiếng nổ kinh hoàng đã phá tan mái lò phản ứng số 4 (có tất cả 4 lò trong khu vực) và bụi phóng xạ đã từ đó bay ra làm ô nhiễm không khí (khu vực bị ô nhiễm được ước tính là khoảng ba phần tư châu Âu). Nguyên nhân của vụ nổ được cho là một lỗi lầm do thiết kế đã làm cho “máy phản ứng hạt nhân” bị nóng quá sức chịu đựng của nó (overheat) và phát nổ.

Thoạt đầu, con số thương vong vì vụ nổ do nhà cầm quyền Liên Xô đưa ra rất khiêm tốn : chỉ có 31 người chết. Và cũng theo ước tính ban đầu, khu vực bị nhiễm phóng xạ không quá chu vi 30 Km tính từ nhà máy số 4, bao gồm thành phố Pripyat, nơi cư ngụ của hàng ngàn công nhân làm việc ở nhà máy cùng với gia đình của họ.

Mới nhìn qua, tai nạn Chernobyl chẳng có ý nghĩa gì so với số người chết do động đất, bão táp hoặc về diện tích thiệt hại so với một cuộc cháy rừng. Nhưng thực tế cho thấy, thiệt hại về con người và môi trường vượt quá sự ước tính mà khoa học có thể phác hoạ được.

Cho đến nay, đã có 485 ngôi làng, thành phố bị xoá sổ, 2.1 triệu người sống trên những vùng đất bị nhiễm xạ rất nặng. Con số chính thức người chết vì phóng xạ chưa có cách gì kiểm chứng được, nhưng đã có hàng ngàn trẻ em sinh ra với những dị tật mà nguyên nhân là cha mẹ chúng đã bị nhiễm phóng xạ hoặc sống trong vùng bị nhiễm xạ. Hàng chục ngàn người khác vẫn còn mang trên người những chứng bệnh cả trên thể xác lẫn tinh thần không thể chữa trị.

Con số thiệt hại to lớn ấy còn có nguyên nhân đến từ cung cách đối phó với vụ nổ, một cung cách rất điển hình của những nhà nước cộng sản. Họ tìm cách che giấu tin tức, hoặc làm giảm nhẹ tầm thiệt hại, không cho thế giới bên ngoài và chính công dân của mình biết rõ sự thực về điều gì đã và đang xẩy ra. Ngay cả cư dân của thành phố Pripyat, nơi nhà máy phát nổ, cũng bị chính quyền dấu diếm không cho biết rõ nguyên nhân và hậu quả không thể tránh khỏi. Vì thế, đội giải cứu được gởi đến nhà máy với những trang thiết bị thật thô sơ, không được bảo vệ cho chính người đến giải cứu nạn nhân vụ nổ. Cư dân của khu vực xẩy ra vụ nổ mãi đến gần 40 tiếng đồng hồ sau mới được lệnh chính quyền di tản. Vào thời điểm này, rất nhiều người đã bị nhiễm độc phóng xạ ở những mức độ khác nhau.

Do cách đối phó vô trách nhiệm ấy, các biện pháp bảo vệ an toàn công cộng đã không được thực hiện kịp thời và đúng mức. Những nghiên cứu y khoa hiện nay đã phát hiện ra sự tương quan về con số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng ở những khu vực bị ô nhiễm, đặc biệt là ở vùng đất gồm 3 nước: Nga, Ukraine và Belarus. Theo ước tính, hậu quả nghiêm trọng về môi trường và sức khoẻ con người ở khu vực này còn kéo dài cả hàng thế kỷ.

Một hậu quả khác không thể không nhắc tới là những chấn thương tâm lý nặng nề cho người dân khu vực nhiễm xạ. Một chứng bệnh hỗn loạn tâm lý có tên Hội chứng Chernobyl (Chernobyl Syndrome) thường thấy ở những người bị ám ảnh, sợ hãi bởi sự dấu diếm, lừa dối, che đậy của nhà cầm quyền qua vụ nổ nhà máy hạt nhân. Hội chứng này không phải là hậu quả của vụ nổ nhà máy, mà chính là kết quả không thể tránh khỏi của sự không lương thiện, vô trách nhiệm nói trên.

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.

Để ghi lại bi kịch của từng nạn nhân nói trên, tác giả – vốn xuất thân là một nhà báo chuyên nghiệp – đã để ra thời gian 10 năm đi phỏng vấn khoảng năm trăm nạn nhân vụ nổ, từ những người dân thường, nhân viên cứu hoả cho đến những công nhân được giao phó nhiệm vụ dọn dẹp.

Do nội dung là những chứng từ trung thực, phản ánh mọi khía cạnh của thảm hoạ, từ bản thân vụ nổ, nguyên nhân, hậu quả cho đến cách đối phó trong lúc và sau vụ nổ của các giới chức trách nhiệm, nên tác phẩm đóng vai trò bản cáo trạng một chế độ chỉ biết lấy lừa bịp, dối trá làm phương châm hành xử. Chính vì lý do này mà tác giả của nó đã bị chính quyền độc tài Lukashenka của Belarus kết án và bị buộc phải sống lưu vong từ năm 2000 đến năm 2011.

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich đã góp phần quan trọng để Uỷ ban chấm giải Nobel Thuỵ Điển quyết định trao gỉai thưởng văn chương năm 2015 cho tác giả. Quả thật, như nhận định của uỷ ban chấm giải, những tác phẩm của bà là “một tượng đài cho sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta.”.

 Tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Nga Keith Gessen, dịch giả bản Anh ngữ của “Tiếng vọng từ Chernobyl” (mà chúng tôi dựa vào để chuyển ngữ sang tiếng Việt), khi hay tin Svetlana Alexievich được trao giải văn chương Nobel 2015, đã bày tỏ ý kiến rằng, khi thế giới thực sự cảm thấy bực bội với nước Nga thì sự kiện một nhà văn có gốc gác từ đó được trao giải Nobel không nằm ngoài sự mong đợi của nhiều người. Nhất là đó lại là một nhà văn phản kháng đã từng chính thức lên tiếng phê phán chế độ (trong trường hợp Svetlana Alexievich là chế độ ở Belarus). Hành động này phải được hiểu là một sự “quở trách”(rebuke) gởi đến điện Kremlin.

 Bằng hình thức để mỗi nạn nhân tự độc thoại về những suy nghĩ của mình với tư cách người trong cuộc, tác giảTiếng vọng từ Chernobyl” đã đưa người đọc len lỏi vào tận ngõ ngách tâm hồn mỗi người, cảm được nỗi đau mất con, mất chồng, mất người thân một cách trực tiếp không qua trung gian của ngôn từ văn vẻ, cường điệu, hiểu được nỗi giận dữ, sự sợ hãi mà mỗi người trong cuộc biểu lộ bằng hình thức đơn sơ nhất, giản dị nhất. Có thể nói, chất liệu làm nên “Tiếng vọng từ Chernobyl” là chất liệu ròng, rất ít có sự dụng công gọt dũa của tác giả. Nhìn từ góc độ “vị nhân sinh” trong quan niệm văn chương của tác giả, đây là một lựa chọn khôn ngoan vì nó gây hiệu quả cao nhất trong ý đồ tố cáo chế độ, cảnh tỉnh thế giới về một hiểm hoạ tương tự có thể xẩy ra ở bất cứ đâu trên thế giới.

Mặt khác, để giải thích cho phong cách viết của mình, trong bài phát biểu tại Đại Hội Văn Chương Quốc Tế tổ chức lần đầu tiên ở New York tháng 4 năm 2005, Svetlana Alexievich đã cho biết, ở những quốc gia Đông Âu, ngôn ngữ nói giữ vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ không chỉ được dùng để truyền đạt thông tin và sự kiện – mà quan trọng hơn nữa – nó phải nói lên được bản chất của đời sống và những bí nhiệm đến từ con người. Ngôn ngữ nói trên đường phố, trong đám đông, trong những sinh hoạt thường ngày giúp người ta hiểu được dễ dàng hơn đời sống cùng với những vui, buồn, sướng, khổ, giận dữ, sợ hãi, mà đã là con người, ai cũng đã từng trải qua, sống với, chịu đựng với, hân hoan với.

Vì thế, với Svetlana Alexievich, mỗi tác phẩm của bà có sự đóng góp của rất nhiều người khác nhau. Một người nói nửa trang, người kia nói vài dòng, người khác nữa có thể chỉ có một câu. Bà gọi đó là “tiểu thuyết của những tiếng nói” và tự cho mình chỉ là kẻ làm công việc đi nhặt những chất liệu tác phẩm của mình trong đám đông, ngoài đường phố, rồi đem về sắp xếp chúng lại. Những nhà văn trên thế giới, từ xưa tới nay, viết nên tác phẩm của mình bằng ngòi bút, còn Svetlana Alexievich khẳng định rằng mình viết bằng cái tai.

Tác giả bản Anh ngữ của tác phẩm là một nhà văn người Mỹ gốc Nga, nên chúng tôi suy đoán rằng khi chuyển ngữ tác phẩm từ nguyên bản tiếng Nga, ông đã cố bảo toàn “phong cách Slavic” mà “ngôn ngữ nói” của tác phẩm được tác giả sử dụng một cách đầy dụng ý.

Do vậy, khi làm công việc chuyển ngữ tác phẩm này, chúng tôi ý thức được rằng ngoài việc chuyển tải nội dung thực sự của từng câu nói, còn cần phải giữ được bản sắc “văn nói” của “phong cách Slavic” và đồng thời phải không được phép quên rằng đây là một bản văn tiếng Việt (dù là bản dịch từ một ngôn ngữ khác), trước hết nó phải mang phong cách Việt, từ câu chữ đến cách diễn đạt.

Ý định là như vậy, nhưng có làm được hay không, và làm được đến đâu lại là một chuyện khác. Nhưng dù sao cũng xin được kính cáo về thiện ý và cố gắng của người làm công việc chuyển ngữ tiếng Việt tác phẩm này.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định dành thì giờ giới thiệu tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” đến với độc giả tiếng Việt, không chỉ vì tác giả của nó vừa được trao giải thưởng Nobel về văn chương, – thành thực mà nói sự kiện này góp phần làm tăng uy tín tác giả và giá trị tác phẩm – mà còn vì tác giả của nó là một nhà văn phản kháng chế độ độc tài toàn trị ở nước mình. Đất nước Belasus với gần 9 triệu dân, đã trải qua thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân lọai mà hậu quả của nó còn kéo dài nhiều năm về sau, đang chịu đựng một chế độ hà khắc của “nhà độc tài cuối cùng của châu Âu” Aleksandr Lukashenka  từ năm 1994 ngay sau khi thóat ra khỏi được nhà nước cộng sản Liên Xô. Tất nhiên, sự đau khổ và sức chịu đựng của dân tộc Belarus quả là lớn lao, nhất là trong bối cảnh thế giới ở thế kỷ 21. Những nỗi thống khổ và sự can đảm đối phó với họan nạn của dân tộc Belarus đã được dựng tượng đài tôn vinh trong những tác phẩm văn chương của một người con ưu tú mà đất nước nhỏ bé này sản sinh được : Nhà văn Svetlana Alexievich. Việc Ủy Ban Giải Nobel Thụy Điển quyết định trao giải thưởng văn chương năm 2015 cho bà, không chỉ để vinh danh một tài năng văn học thế giới, mà còn gián tiếp – và quan trọng hơn – trân trọng những nỗi thống khổ mà dân tộc Belarus phải chịu đựng, đồng thời vinh danh lòng can đảm mà người dân nước này đang hàng ngày phải đối phó với chế độ độc đảng của Aleksandr Lukashenka, với hậu quả khôn lường của vụ nổ hạt nhân Chernobyl.

Đọc Svetlana Alexievich, không thể không liên tưởng đến số phận dân tộc Việt Nam mà nỗi thống khổ dân tộc chúng ta chịu đựng có thể lớn gấp nhiều lần nỗi thống khổ của dân tộc Belarus. Sau cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt 30 năm, với hàng triệu người chết ở cả hai bên cuộc chiến, với một đất nước tan hoang vì bom đạn ngọai bang tàn phá, tưởng rằng khi tiếng súng chấm dứt cũng là khi những nỗi thống khổ của dân tộc bắt đầu từ từ kéo da non chờ ngày lành lặn mọi vết thương. Nhưng kẻ thắng trận với chế độ Cộng Sản hà khắc phi nhân đã đầy đọa cả dân tộc trong vũng bùn của hận thù, ngu dốt, nghèo đói, chia ly, đau khổ. Kết quả là thảm cảnh Thuyền Nhân kéo dài từ năm 1976 cho đến năm 2001 là năm Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chính thức ra lệnh đóng của các trại tiếp đón người tị nạn Đông Dương, với hàng triệu người ra khơi đi tìm tự do trên những chiếc tàu thuyền mong manh, lênh đênh trên biển từ tuần lễ này qua tuần lễ khác, làm mồi cho hải tặc, bão tố, đói khát. Cho đến nay, số người mất xác trên biển là bao nhiêu vẫn chưa có con số thống kê chính thức, nhưng con số hàng trăm ngàn người mất tích không phải là con số cường điệu. Kể cả người sống sót đến được các bến bờ tự do, cũng không phải là không mang chấn thương suốt cả cuộc đời còn lại của họ. Hình ảnh chính mình hay chứng kiến người thân bị hải tặc hãm hiếp, bị giết chết,  những bào thai bất đắc dĩ mà hải tặc để lại trong bụng các cô gái tội nghiệp, thảm cảnh phải xẻ thịt người chết để ăn, uống nước tiểu của chính mình cho đỡ khát  v…v… và rất nhiều những câu chuyện thương tâm khác xẩy ra trên đường vượt biên, nếu tom góp lại, chắc cũng hãi hùng và thương tâm không kém những câu chuyện liên quan đến thảm họa Chernobyl mà nhà văn Belarus Alexievich ghi lại trong “Tiếng Vọng từ Chernobyl”, một trong những tác phẩm chính đưa bà đến Stockholm để nhận giải thưởng Nobel về văn chương.

Chúng tôi không thể không nhắc đến tập hồi ký “Hành trình biển Đông” của nhiều tác giả do Ngụy Vũ thực hiện gồm hai bộ với hàng trăm câu chuyện về thảm cảnh vượt biên mà nhà văn Giao Chỉ đã nhận xét “có nhiều chuyện bi thảm và ghê gớm đến nỗi tôi phải lướt qua mà không dám ngừng lại trên các dòng chữ tưởng chừng chan hòa máu và nước mắt . . . “(Hành trình biển Đông -Giao Chỉ).

So sánh về nội dung, “Tiếng Vọng từ Chernobyl” và “Hành trình biển Đông”,  cùng là những câu chuyện được kể lại về những nỗi thống khổ vô hạn mà con người đã chịu đựng. Người kể cũng là những con người thực, những nhân chứng tại chỗ, đã sống sót, đã có cơ hội kể lại. Tính chất hãi hùng, bi thảm, ghê gớm hẳn cũng ngang nhau, tuy khó lòng so sánh vì hai hòan cảnh gây nên thảm kịch có khác nhau.

Về hình thức, các truyện kể trong “Hành trình biển Đông” là do chính người trong cuộc viết lại, không có bàn tay dụng công biên tập của người chuyên nghiệp. Ở “Tiếng Vọng từ Chernobyl”, có bàn tay sắp xếp của một nhà văn, hơn nữa, một nhà văn có tầm cỡ. Nhưng cũng khó lòng để nhìn thấy bàn tay dụng công của nhà văn đến mức độ nào và tác động của công việc ấy đến những câu chuyện kể.

Mục đích của việc lưu truyền những câu chuyện về thảm cảnh mà người này, người nọ, ở bất cứ nơi nào trên thế giới phải chịu đựng, chính là để đánh động lương tâm con người. Từ giây phút lương tâm mỗi người bị đánh động, hẳn sẽ có những người không chịu ngồi yên một khi nhìn thấy những nguy cơ khiến thảm kịch ấy có thể tái diễn.

Có lẽ nhà văn Svetlana Alexievich đã muốn xác định nhiệm vụ lớn nhất của một nhà văn khi phát biểu trong buổi họp báo tại Minsk sau khi được tin mình sẽ nhận giải Nobel văn chương 2015: “Điều duy nhất làm tôi luôn nhức nhối là câu hỏi: tại sao chúng ta không học được điều gì từ những nỗi thống khổ mà chúng ta đang phải gánh chịu? Tại sao chúng ta không thể nói : tôi không muốn làm người nô lệ thêm một ngày nào nữa? Tại sao chúng ta cứ tiếp tục chịu thống khổ mà không hề phản kháng? Tại sao chúng ta cứ xem nó như là gánh nặng phải mang, là số phận phải cam chịu? Tôi không có câu trả lời. Nhưng tôi muốn những tác phẩm của mình gợi lên được những suy nghĩ từ người đọc, để từ đó, họ đi tìm câu trả lời cho chính mình.”(T.Vấn : Giải Nobel Văn Chương 2015 và sứ mạng nhà văn trong thời đại chúng ta).

Chúng ta mỗi người sẽ suy nghĩ, sẽ tự tìm câu trả lời cho lương tâm của mình sau khi đọc xong “Hành trình Biển Đông”, “Tiếng Vọng từ Chernobyl” và những tác phẩm văn học nghệ thuật khác có cùng đề tài.

Thế giới đang phải đương đầu với làn sóng dân tỵ nạn từ Syria. Những thảm cảnh trên đường vượt biên, tị nạn của dân Syria chẳng xa lạ gì với người Việt Nam, dù là người Việt Nam chưa từng nếm mùi vượt biên. Hình ảnh đứa bé 3 tuổi người Syria nằm chết trên bãi biển được truyền đi tòan thế giới với những nỗi phẫn nộ vì người ta chưa bao giờ được nhìn thấy một đứa bé bị chết như thế. Nhà văn Khuất Đẩu, với sự nhạy bén của một người mà tác phẩm của mình luôn hướng về những nỗi đau khổ của dân tộc, đã nhanh nhẹn so sánh :

“ . . .Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.

Em bé Syria, dẫu sao em cũng được mặc quần áo đẹp, được mang giày chỉn chu chứ không đi chân đất. Em chết như nằm ngủ vì trước đó em không cùng cha mẹ trốn chui trốn nhủi, không phải nhịn đói nhịn khát, không kinh hoàng khi thấy bọn hải tặc hãm hiếp mẹ, cắt cổ cha trước khi ném em xuống biển.

Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác. . . “ (Khuất Đẩu: TỪ HÌNH ẢNH EM BÉ SYRIA NGHĨ ĐẾN NHỮNG EM BÉ MIỀN NAM VIỆT NAM.)

Biết đâu, nhờ những em bé Việt Nam phơi xác trên những bãi biển vượt biên năm xưa mà ngày nay, dù chỉ được nghe nói đâu đó,  lương tâm thế giới không thể ngồi yên khi nhìn những hình ảnh trẻ thơ như thế xẩy ra lần nữa, và vì vậy, hình ảnh em bé Syria đã làm họ phẫn nộ.

Mang trong lòng niềm hy vọng đó, chúng tôi gởi đến người đọc tiếng Việt bản chuyển ngữ tác phẩm “Tiếng Vọng từ Chernobyl”.

Để mỗi người đọc, sau khi đóng màn hình máy tính (hay gấp lại trang sách), sẽ nhớ đến những nỗi đau khổ của chính mình, của chính dân tộc mình, mà không thể ngồi yên vô cảm được nữa trước những điều ác, dù điều ác ấy đến từ một chế độ độc tài với đầy đủ quyền hành để đàn áp trong tay.

__________________________________________________________________

*“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich. Bản Việt ngữ do T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện, dựa trên bản Anh ngữ của Keith Gessen, Nhà Xuất Bản Dalkey Archive Press –Normal – London 2005.

 

Về lại MỤC LỤC

“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich, Giải Nobel Văn Chương 2015

T.Vấn

Bìa sách bản chuyển ngữ tiếng Việt

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.

Quyền lực của kẻ bị trị

Tuấn Khanh

28-6-2017

Bìa sách “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì tác phẩm “Biển chết”

28-6-2017

Nhà báo Võ Đắc Danh vừa đăng trên Facebook quyết định của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh, kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân vì ông đã cho ra đời bức ảnh “Biển chết”.

Tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân. Ảnh: FB Võ Đắc Danh

Những ngày tháng cũ (phần 2)

“Trong những ngày ồn ào, náo nhiệt của mùa Thu năm đó (1945), toàn thành phố khu nào cũng đều tổ chức một bữa cơm gọi là ‘Cơm Đoàn Kết’, trong đó các nhà ở hai dẫy phố đều đem bầy bàn ăn ra đường để mọi người ăn chung với nhau một bữa. Thực đơn có món Rau muống luộc được đặt tên là ‘Món Độc Lập’, món Giá xào là món ‘Tự Do’, món Muối vừng là món ‘Hạnh Phúc’. Ối chà chà, lòng người dân Hà Nội vào thời điểm đó, ai cũng hân hoan, phấn khích, và ai cũng đều tưởng như mình đã được ôm cả mớ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vào lòng mình”.

Nhật Tiến

26-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo Phần 1

Sáng mồng Một, Thế ngủ dậy trễ. Chàng đã trải qua một cơn giấc ngủ dài đầy mộng mị. Có lúc Thế thấy mình đang đi trên con đường làng ở gần bến Trung Hà, nơi thuyền bè cập vào thị xã Vĩnh Yên. Con đường này dẫn từ tỉnh lỵ đi ra một cánh đồng mênh mông, hai bên đường có trồng những cây Gạo cao ngất trời, nở đầy hoa đỏ rực.

Hoa Gạo nhìn thì rất thô, cánh của nó thật dầy lại chẳng hề có mùi thơm. Nhưng mầu sắc của nó thì tuyệt vời. Trên những chòm cây cao chót vót, các chùm hoa Gạo nom như từng mảng mầu hồng tươi vạch những nét chấm phá trên mầu xanh trong vắt của nền trời. Khi hoa Gạo rụng xuống hai bên lề đường, mầu hoa trải thành những vạch đỏ dọc theo những mảng cỏ xanh mướt ở hai bên đường làm cho khung cảnh ở đấy càng thêm rực rỡ như trong bức tranh của một họa sĩ tài hoa.

Những ngày tháng cũ (phần 1)

Nhật Tiến

20-7-2017

Nhà văn Nhật Tiến. Nguồn: Tác giả cung cấp

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam

Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.

Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi. 

Đọc tản văn của Khuất Đẩu

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nhà văn Khuất Đẩu

Vào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan truyền.

CHIỀU CHIỀU…

Khuất Đẩu

Quê Nhà – Tranh: Thanh Châu

Đó là lúc không còn tiếng gà trưa gáy não nùng. Là lúc mà:

Chiều chiều quạ nói với diều

Ở trong đám bắp có nhiều gà con!

Cái ác ở đâu cũng có và lúc này nó đang thập thò rình rập trên cao. Nhưng trong đám bắp kia, nơi có một mẹ gà lúc nào cũng tỉnh táo, cần mẫn, sẵn sàng xù lông để bảo vệ các con, thì quạ với diều cũng chỉ bảo nhau một cách thèm thuồng mà thôi. Một buổi chiều hết sức yên bình là vậy.

NẮNG HÀNG CAU

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Hàn Mặc Tử

Chừng mươi năm nữa thôi, khi những bà nội, bà ngọai, những cô dì không còn mời nhau những miếng trầu,cưới hỏi không quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau, khi mà những khu vườn được chia nhỏ bề ngang bốn thước để mọc lên những ngôi nhà ống, thì cây cau chỉ còn trong ca dao và thơ của Hàn Mặc Tử mà thôi.

NHỚ MÓN ĂN XƯA

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nhớ món ăn xưa nhớ ly chè quen

Trịnh Công Sơn

1.

Tiết lập đông mưa dầm gió bấc, ấy là lúc cái đói cộng thêm cái rét, hai tiếng mà người dân quê miền Trung nào cũng sợ. Bạn hãy tưởng tượng một đứa bé chừng mười tuổi, chân đất, áo vải phong phanh, bụng đói meo, run lẩy bẩy trên đường đi học về.

NƠI PHÍA NAM DÃY NÚI MỜ…

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nơi ấy là quê ngoại của các con tôi. Hay chính xác hơn là gần dãy núi mờ, nơi sừng sững hai khối đá một to một nhỏ đứng bên nhau mà ông cha chúng ta, khi vào đến đất Khánh Hòa đã đặt tên là hòn Vọng Phu.

DẺO THƠM MỘT HẠT

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!

Ca dao

Nạn đói năm Ất Dậu khiến hai triệu người chết đã qua lâu rồi. Những người sống sót, nay cũng đã chết và sắp chết gần hết. Rồi những năm ngăn sông cấm chợ sau 75, những năm mà bên thắng cuộc dùng đến cả cái miếng tồi tàn là miếng ăn để trừng trị những người thua cuộc, những đứa trẻ lỡ sinh vào thời ấy nay cũng đã quá nửa đời người. Thời gian đúng là thầy thuốc mát tay, đã chữa lành những vết thương của lịch sử.

TUỔI MƯỜI BẢY

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Internet

Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu

Tục ngữ

Mười bảy tuổi, non sáu mươi năm trước, từ vùng “tự do” đất Bình Định tôi tới nơi “bị tạm chiếm” là đất Khánh Hòa, để thi vào trường Võ Tánh. Suốt một ngày dài, vừa đi bộ, vừa đi xe đò, cả đi thuyền qua sông Ba, mãi đến chiều tối, sau mười bảy năm sinh ra đời, tôi mới tận mặt nhìn thấy chiếc xe lửa đầu tiên!

BUỒN ĐÊM MƯA

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Mưa nửa khuya. Một cơn mưa bất chợt lặng lẽ. Thật thú vị, khi lò bánh mì bên cạnh không còn nghe tiếng máy trộn bột, không còn tiếng thợ lăn bánh và ngoài đường không một tiếng xe cộ.

LẠI NÓI VỀ LÚA

Khuất Đẩu

Ảnh: Phơi Thóc tranhtheuphuquoc.com

Gánh gánh gánh, gánh thóc về, gánh về…

Phạm Duy

Bà tôi nói, ngày xưa hạt lúa to như trái bí ngô, đến lúc chín là nó tự lăn về. Chủ nhà cứ việc quét sân mà ngồi đợi.

THẦY GIÁO VỠ LÒNG CỦA TÔI

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Cho đến giờ tôi cũng chẳng biết thầy tên gì, chỉ nghe trong làng gọi là ông giáo Ba. Ở quê, người ta thường tránh gọi nhau bằng tên thật, chỉ gọi theo thứ hay tên của đứa con đầu.

TRÈO QUA CHÍN DỐC!

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Không phải dốc cao thăm thẳm súng ngửi trời của Quang Dũng. Mà là những ngọn đồi nho nhỏ, lúp xúp nằm liền bên nhau đến những chín ngọn. Ở một nơi mà núi rừng nhiều như quê ngoại của các con tôi, thì chín ngọn đó cũng chẳng có chi nhiều, cũng chẳng có chi đáng nói, nếu không phải là nơi lưu đày của những cư dân thành phố thuộc diện “X”, hay diện “Y”.

ÁO TRẮNG

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong.

Huy Cận

Chếc áo tôi muốn nói, nhìn xa tưởng đâu em gói mây trong áo, tới gần mới biết là hai phần gió thổi một phần mây.

Một phần mây thôi, nhưng cũng đủ làm choáng váng vì áo em trắng quá nhìn không ra.

LẶNG LẼ NƠI NÀY

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Đó là nơi chốn dễ thương, nếu còn trẻ bạn muốn được cất nhà bên suối để mong em đến tôi một lần. Bởi vì đó là nơi bình yên chim hót, nơi bạn có thể ngồi nhìn mặt trời lặn bao nhiêu lần trong một ngày cũng được. Sau lưng là núi cứ cao dần lên cho đến khi đụng phải những làn mây trắng thì dừng lại mà mênh mông nhìn ra biển.

PHO TƯỢNG

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Trong một lần vét cái giếng lạng trong vườn, gã đào được một tượng Chàm bằng đá. Tuy tượng mất đầu, nhưng tay chân hãy còn nguyên vẹn. Ai cũng bảo đây là của người Hời bỏ lại sau khi thua chạy. Mà cái gì của người Hời để lại đều bị thư yếm, giữ trong nhà là mang họa vào thân. Tốt nhất là đem lên tháp mà trả lại cho các thần linh của họ.

CÁI LẠ LÙNG

Khuất Đẩu

Tranh: Bùi Xuân Phái

Em ơi em đẹp vô cùng

Vì em có cái lạ lùng bên trong!

Bùi Giáng

Nếu hỏi thẳng mẫu thân Kim Cương, mẫu thân Phùng Khánh hay nương tử Marilyn Monroe, những người mà thi sĩ họ Bùi cho là đẹp vô cùng ấy, cái lạ lùng bên trong là cái gì? chắc ai cũng cười mà bảo, cứ đi mà hỏi lão, tụi này đâu biết được. Mà hỏi lão, thì lão cười móm mém bảo: “vui thôi mà”! Nói như Tản Đà, Trời cũng phải bượt cười vì lão.

NHẠC NGỰA / NHẠC NGỰA NGƯỜI!

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Internet

Khi mới biết đi lẫm đẫm, bà đã đeo vào chân tôi một chiếc lục lạc làm bằng đồng thau nhỏ như hạt nhãn. Con chó mực mới xin về cũng được đeo một chiếc ở cổ. Bà nói để có nhỡ đi lạc, biết mà tìm.