Nguyễn Duy Chính viết lại sử Việt (1)

FB Chu Mộng Long

22-2-2018

Mọi người còn nhớ GS. Trần Đình Sử từng cay đắng dự báo, đại ý: một ngày nào đó Việt Nam thành một khu tự trị của Trung Quốc, bọn Hán nô sẽ viết lại lịch sử Việt. Trong cuốn sử đó, những anh hùng có công chống ngoại xâm phương Bắc sẽ thành tội phạm và những kẻ bán nước cầu vinh sẽ thành những anh hùng.

Kẻ lạm dụng tâm linh

FB Phạm Lưu Vũ

22-2-2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh trống khai hội tại chùa Bái Đính. Ảnh: TTXVN

Chùa Bái Đính là 1 ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn ẩn mình trên núi hàng ngàn năm nay. Giờ vẫn y nguyên như vậy. Tập đoàn Xuân Trường, một con bạch tuộc khổng lồ ở Ninh Bình, từ khi lọt vào danh sách “sân sau” của 3X, đã bằng nhiều thủ đoạn, thâu tóm hàng ngàn héc ta đất rừng xung quanh đó để xây dựng một tổ hợp “chùa” dập khuôn phong cách Trung Quốc, vận hành theo mô hình “trang trại”, nuôi hàng trăm vị sư, có thứ tự, lớp lang hẳn hoi, mạo xưng là “khu du lịch tâm linh”, mạo nhận 2 chữ “Bái Đính”, biến “Bái Đính” thành một “thương hiệu” của (thực chất là) cỗ máy in tiền khổng lồ đó.

Việt Nam ‘lì xì’ toàn… quan

Lò Văn Củi

22-2-2018

Anh Bảy Thọt hỏi ông Ba Hu:

– Ông Ba có đi chơi, chơi bời gì nhiều chưa ông Ba?

Ông Ba đáp:

– Có chơi gì đâu bây ơi, cháy túi rồi.

– Dạ, làm gì dữ vậy, uýnh bài sao ông Ba? Có thằng ở xóm lên chức ‘bác’ rồi đó nghe, là ‘bác thằng bần’, cầm cố hết sạch tài sản rồi đó.

Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách

Ngô Thế Vinh

22-2-2018

Hình 1: Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. Photo tư liệu Ngô Thế Vinh

CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ

Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.

Tâm tình với chồng Mỹ vợ Việt David và Tuyết Brown

BBC

21-2-2018

Trở về sau chuyến đi Việt Nam mới đây, ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại VN và vợ là bà Tuyết Lê nói thấy ‘xã hội còn bề bộn’ nhưng ‘khá tốt so với 15 năm trước’ trong dịp thăm văn phòng BBC.

“Một số người bạn ngoại quốc của tôi đến Việt Nam thăm thì họ hỏi “Đâu, chỗ nào cộng sản đâu?”, họ nghĩ nước này cũng khá tốt”, bà Tuyết Lê (tên thật là Bạch Tuyết) nói.

Chân Lạp Phong Thổ Ký đáp thuyền ngược dòng Cửu Long thăm Đế Thiên Đế Thích

Hồ Bạch Thảo

21-2-2018

Trên 700 năm về trước tác giả Chân Lạp Phong Thổ Ký [真臘風土記] đáp thuyền ngược dòng Cửu Long, thăm Đế Thiên Đế Thích.

Chu Đạt Quan, người thời Nguyên, tác giả sách Chân Lạp Phong Thổ Ký là người đầu tiên viết hồi ký về hành trình đến nước Chân Lạp cùng cuộc viếng thăm Đế Thiên Đế Thích. Ông người châu Ôn, Phúc Kiến; đời vua Thành Tông Nguyên Trinh năm thứ nhất [1295] được tham dự sứ đoàn chiêu dụ nước Chân Lạp, đến năm Đại Đức thứ nhất [1297] mới trở về nước. Trong vòng mấy năm tại Chân Lạp, ông có dịp quan sát khá tường tận, lúc về hoàn thành tập hồi ký; Nguyên Sử Kỷ Sự Bản Mạt đã dùng tư liệu trong sách ông để viết về Chân Lạp.

Tâm linh hay tâm thần

Dương Đình Giao

15-2-2018

“Lễ dâng hương cho học sinh giỏi thủ đô” của Sở GDĐT Hà Nội. Ảnh: Facebook Nguyễn Công Thành.

Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về lại tha hồ được nghe, được thấy những chuyện được gọi là “tâm linh”. Hai chữ “tâm linh” đã có từ lâu, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ năm 1931 đã giải thích đó là “cái trí tuệ tự có trong lòng người” (Đào Duy Anh – Từ điển Hán Việt – Nhà xuất bản Minh Tân – Paris. 1949 – chụp lại bản in năm 1931).

Lại ‘đặt bục Công An giữa trái tim người’

Blog VOA

Bùi Tín

19-2-2018

Hình bìa tác phẩm “Censorship in Vietnam: Brave New World” của giáo sư Thomas Bass. Ảnh: VOA

Đầu năm 2018, nhà báo Hoa Kỳ, Thomas Bass, cho ra mắt cuốn sách mới, “Kiểm Duyệt ở Việt Nam – thách thức thế giới mới” – Censorship in Vietnam – brave new world.

Đây là cuốn sách điều tra nghiên cứu về nạn kiểm duyệt sách báo rất nặng nề, tồi tệ, lạc lõng ở Việt Nam ngay trong thế kỷ XXI này qua kinh nghiệm bản thân của chính tác giả, vi phạm trắng trợn hiến pháp và pháp luật của chính Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng quyền con người.

Mậu Tuất, xuân về thương lắm những chồi non ….

Trịnh Vân Luyến

16-2-2016

Đêm ba mươi, giao thừa rồi, trời vẫn tối đen

Canh năm, gà gáy dập dồn

Đinh Dậu qua mau, chửa thấy bình minh đâu, đã … chó

Làn sóng cán bộ khao khát tâm linh

Vũ Thạch

14-2-2018

Lư hương được Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: TD

Năm nào cũng vậy, giữa dòng người lũ lượt chuẩn bị Tết và giữa biển người kiếm lộc đầu năm, có vô số vợ con cán bộ tất bật đến các nơi “linh thiêng”, tôn giáo nào cũng được, dâng cúng rất rộng tay. Và giữa tiếng lâm râm khấn vái đó người ta nghe được cả những câu khuyến mãi: “Nếu Ngài cho chồng con năm mới may mắn, thu nhập khá thì cuối năm con sẽ cúng lớn hơn nữa”.

Nhưng không chỉ trông cậy vào vợ con và cũng không chờ đến cuối năm, nhiều cán bộ cho âm thầm tổ chức cúng “giải hạn” ngay tại cơ quan. Đặc biệt một số đơn vị công an len lén mời thầy cúng đến “hòa giải” với các oan hồn đã chết tại đồn.

Rồi không chỉ cán bộ cấp thấp, đến cả Trung tướng Công an Hữu Ước cũng khoe trên khắp báo đài vừa bỏ tiền túi xây xong một khu văn hóa tâm linh, có tên Tâm Linh Ước, bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, và tháp giải oan. Và cao nhất mà quần chúng biết được cho đến nay là Đại tướng Công an kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong thời gian trị bệnh hiểm nghèo năm ngoái, ông cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn và lư hương trị giá 19 tỷ đồng. Chân đèn còn khắc dòng chữ: Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng.

Sao chưa xóa bao cấp đối với cái chết?

FB Hoàng Hải Vân

14-2-2018

Ảnh: internet

Vụ dùng 1400 tỷ đồng tiền ngân sách xây dựng nghĩa trang dành cho quan chức (Nghĩa trang Yên Trung) không phải là chuyện gì mới. Lâu nay người ta vẫn nghe nói ông nọ bà kia người thì an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, người thì đưa vào Văn Điển, thậm chí nghe nói có danh nhân chết định đưa vào Mai Dịch nhưng do mức lương chưa đủ để được vào nghĩa trang này nên chết rồi mà phải nâng lương để hợp thức hóa. Cũng nghe nói là sở dĩ có cái nghĩa trang 1400 tỷ kia là do Mai Dịch không còn đủ chỗ.

Tâm lý ngày Tết – Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

LTS: Nhân dịp nhà báo Lê Phú Khải chép tay một đoạn văn hay nói về Tết của học giả Phạm Quỳnh, tặng độc giả Tiếng Dân, chúng tôi xin được giới thiệu toàn bộ bài viết “Tâm lý ngày Tết” và bài “Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam” của cụ Phạm Quỳnh viết năm 1930, đã được phổ biến trên blog Phạm Tôn vài năm trước.

____

Tâm lý ngày Tết

Phạm Quỳnh

Những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.

Có một thời mùa xuân như thế đó!

Người Việt TD Utah

Thi Phương

12-2-2018

Tết đang phôi pha trong ký ức ngày càng nhạt nhòa theo thời gian. Trong số chúng ta, người đến “vùng đất hứa” này lâu nhất cũng hơn 42 năm, nhưng cái Tết ngọt ngào, ấm cúng, gần gũi của một thời đối với chúng ta đã hoàn toàn chết sau ngày 30-4 năm đó. Đó là một sự thật có thể kiểm chứng rõ ràng.

Không ít người vẫn trở về hàng năm “ăn Tết” tại quê nhà, với lý do bên này có Tết đâu mà ăn, trong khi không có tập quán dân tộc nào gần gũi với chúng ta hơn ba ngày Tết. Nhưng sự thực thì Saigon còn đâu nữa, người Saigon còn đâu nữa mà ăn Tết Saigon. Sự xa lạ của TPHCM ngày nay – đường xá, phố phường, khu xóm, và con người, từ cách ăn mặc đến ăn nói – chỉ làm cho chúng ta thêm ngâm ngùi – nếu còn biết cảm nhận những mất mát như “Thăng Long Thành Hoài Cổ”.

VN: Sách về ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

BBC

13-2-2018

Cục Xuất bản in và Phát hành “yêu cầu xem xét lại tính xác thực của một số chi tiết” trong cuốn sách này. Ảnh: internet

Một nhạc sĩ nói với BBC rằng việc tạm dừng phát hành cuốn hồi ký của ông ‘Lộc Vàng’ cho thấy là phía tuyên giáo vẫn muốn “ôm chặt một hệ thống tư tưởng cố cựu.”

Sách vừa bị tạm dừng phát hành là cuốn ‘Cung Đàn Số Phận’ của tác giả Kỳ Duyên/Kim Dung, do Công ty Alpha Books ở Hà Nội liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành.

Dalat Palace hôm nay: sự suy vong của một di sản kiến trúc?

Mai Thái Lĩnh

8-2-2018

Vào cuối năm 2017, giữa lúc các nhà quy hoạch công bố một cách ồn ào dự án 3 ngàn tỷ để “hiện đại hóa khu phố trung tâm” Đà Lạt thì ở một vị trí trung tâm khác (trung tâm của toàn thành phố chứ không chỉ là khu phố trung tâm), một sự kiện đã xảy ra một cách khá lặng lẽ nhưng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả không thể lường trước cho tương lai của thành phố du lịch nổi tiếng này…

Nguyễn Quang Thạch: “Ngôi mộ Tổng thống Mỹ nhỏ hơn ngôi mộ người nghèo ở làng tôi”

RFA

Hòa Ái

7-2-2018

Anh Nguyễn Quang Thạch viếng mộ Tổng thống John F. Kenedy tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ. Hình chụp ngày 27/01/18. Ảnh: Nguyễn Quang Thạch

Nguyễn Quang Thạch, người thành lập chương trình “sách hóa nông thôn” ở Việt Nam, chia sẻ về chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của anh để nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ “Literacy Award” năm 2017 về phổ biến tri thức.

Học hỏi cách truyền tri thức cho trẻ em ở Mỹ

Đi kiếm củi

Lò Văn Củi

7-2-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Mấy bữa nay làm gì hông thấy ghé? Chuẩn bị ăn Tết lớn hả?

Anh Năm Ba gác hỏi tiếp:

– Bữa qua thấy chở lỉnh kỉnh một bao đầy nhóc. Đích thị ăn Tết lớn như ông Hai nói rồi chứ gì.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 19)

Trình Bút

7-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15Phần 16Phần 17Phần 18

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 19: “Người của công chúng”

* Hoang ngôn: Tôi có dịch đâu, tôi bịa mà”.

* Tác giả: MC Lại Văn Sâm – Đài truyền hình Việt Nam

* Hoang ngôn: Bà ấy cũng là người Việt Nam“.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 18)

Trình Bút

5-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15 — Phần 16Phần 17

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”

* Hoang ngôn: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Lãnh đạo cấp cao và người có công trạng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

5-2-2018

Ảnh: internet

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để “dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân” là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Kiến nghị: chuyển nghĩa trang cho CB cao cấp thành nghĩa trang liệt sĩ 17/2/1979

FB Mạc Văn Trang

4-2-2018

Ảnh: internet

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”…

“Chính phủ chi 1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân…

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Một chuyện tang ma

FB Mai Quốc Ấn

3-2-2018

Ảnh: internet

“Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần.”

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Lý do là một trong các yếu tố khoa học trước khi thực hiện là cần khảo sát xã hội học đối với đối tượng thụ hưởng lẫn đối tượng bị tác động của dự án. Hơn một trăm hộ dân cần giải tỏa mà đồng ý thì thuộc nhóm bị tác động bởi dự án đã đồng ý. Nhưng hơn 95 triệu dân cũng bị ảnh hưởng bởi tiền thuế được đóng có lẽ cần được hỏi xem nên đêm ngân sách xây nghĩa trang Quốc gia hay không?

Tiếp nữa là nên công bố khảo sát lãnh đạo Đảng và Nhà nước, anh hùng và danh nhân nào nằm trong nghĩa trang ấy. Họ vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là đối tượng chịu tác động của dự án ấy cơ mà. Về mặt bị tác động, không lẽ ý nguyện được chôn cất ở quê nhà của người được thụ hưởng không được thực hiện. Và có khi nào có cưỡng chế đám ma nên chôn ở đâu không?

Lại nói chuyện tâm linh thì cái nghĩa trang Quốc gia ấy chắc gì là “đất đẹp” để chôn? Tôi biết có rất nhiều người tin phong thủy và tốn tiền tỉ để có một huyệt mộ tốt cho cháu con về sau. Chôn ở đó đẹp phong thủy hay không thì… chưa biết.

Chỉ biết, cuối cùng thì chúng ta sẽ chết! Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước rồi cũng phải chết về mặt sinh học. Họ “sống” trong lòng dân nếu họ biết lo cho dân cho nước chứ có nghìn nghĩa trang với vạn lần tưởng niệm mà dân chắn ghét, oán thán thì nhiều khi mả đẹp mà mồ không yên…

Chỉ là nằm dưới lỗ như xưa nay hay hỏa thiêu đem lên chùa hay rắc sông, rải đồng. Nhưng cách chọn chết thế nào mới là vấn đề….

Ai xem Đạo mộ bút ký mới thấy bọn trộm mộ nhắm tới mộ người giàu ra sao. Nước mình cũng có chuyện quật mộ kẻ thù để trả hận xưa. Lan man chuyện xưa thôi, mọi người đừng nghĩ gì nhiều nha…

Cái nghĩa trang 1.400 tỉ ấy tính ra cũng hay lắm. Nó đo được lòng dân lẫn lòng cán bộ ra sao đấy!

Cán bộ Đảng và Nhà nước chức to (thậm chí rất to) mà tôi biết và hỏi chẳng ai có nhu cầu chui vô nghĩa trang Quốc gia cả. Loại lập dự án ăn tiền dân thì xứng đáng chui vào lỗ hơn. Lỗ của “lò”! Lò đốt bọn tham lam.

Status sau tôi sẽ viết về thần tượng của chị em là thủ môn Tiến Dũng đẹp trai. Và kẻ xoa tay sau khi tung tin làm rộn dư luận để quên chuyện kỳ quan Sơn Đoòng bị xâm phạm. Có kịch bản cả đấy!

Mấy bài học từ U23 Việt Nam

FB Mạc Văn Trang

3-2-2018

Đội hình U23 Việt Nam. Ảnh: internet

Những chiến thắng của U23VN tại vòng chung kết U23 châu Á 1/2018 đã thổi bùng ngọn lửa phân khích tột độ của dân ta. Nhưng hưng phấn tâm – sinh lý thì lên cực điểm nhanh, rồi xẹp cũng nhanh! Vấn đề còn lại, là rút ra bài học gì? Có mấy điều xin cùng chia sẻ…

Quá giang

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2018

Đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: AFC

Không ai ngờ số người, số vụ quá giang đội tuyển U23 Việt Nam, ăn theo thành tích của họ tại Giải vô địch U23 châu Á lại đông đến như vậy…

***

Sau khi vắt kiệt sức trong trận tranh cúp với đội tuyển U23 Uzbekistan vào chiều 27 tháng 1, đội tuyển U23 Việt Nam quay về Việt Nam vào sáng 28 tháng 1. Chuyện đội tuyển U23 Việt Nam hiện diện tại trận chung kết đã khiến kế hoạch di chuyển của cả đội từ phi trường Thường Châu (Trung Quốc) về phi trường Nội Bài (Việt Nam) thay đổi. Những “người hùng” tại Giải vô địch U23 châu Á không quay về bằng phi cơ của Vietnam Airlines như dự tính vì hãng hàng không Vietjet cử hẳn một “chuyên cơ” sang đón họ. “Chuyên cơ” không chỉ khiến công chúng sôi lên vì giận, Vietjet phải lên tiếng xin lỗi vì để những vũ công ăn mặc hở hang, ưỡn ẹo giống như mời chào các cầu thủ trẻ, Cục Hàng không Việt Nam phải vội vàng xử phạt Vietjet,… mà còn làm dấy lên thắc mắc về việc chọn… “chuyên cơ”.

Di sản tâm linh nặng trĩu

FB Ngyễn Tiến Tường

2-2-2018

Ảnh: internet

Tôi chỉ có thể thốt lên như thế với quy hoạch nghĩa trang quốc gia 1.400 tỷ đồng cho cán bộ cao cấp. Nghìn tỷ trong bối cảnh hiện tại, là một miếng khi đói, là nắm thóc mùa giáp hạt. Là bao nhiêu trường học bệnh viện. Nơi nghĩa trang tọa lạc, rồng chầu hổ phục, phong thủy hữu tình. 105 hộ dân phải nhường chỗ cho người nằm xuống.

Làm Yên Trung, cũng đồng thời nâng cấp mở rộng Mai Dịch thành công viên quốc gia. Tôi nghĩ đến viễn cảnh một trăm hoặc hai trăm năm nữa, đất nước đã dành dụm được những gì. Nhưng chắc chắn, sẽ có thêm nhiều công trình như vậy. Người sống dần nhường chỗ để tôn vinh người mất. Không bà con họ hàng, không thọ ơn hưởng phước!

Tản mạn cuối năm: Đinh La Thăng, U23 Việt Nam và Bi kịch dân tộc

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

1-2-2018

Ông Đinh La Thăng khi đang là Bí thư Thành uỷ TP HCM, dự khán một trận đấu của U23 VN. Ảnh: Báo NLĐ

1. Truyền thông và “nghệ thuật sắp đặt” hay là “ăn cơm Chúa, múa tối ngày”?

Có một sự trùng hợp (mà theo tôi là hoàn toàn không ngẫu nhiên) là sáng ngày 08/01 khi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng được mở ra thì gần như trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng đồng loạt đăng và dẫn lại (cùng nội dung khác tiêu đề) bài viết của ông Trương Tấn Sang – nguyên Chủ tịch nước bàn về sự thịnh suy của dân tộc và đất nước trong lịch sử đồng thời liên hệ với thực tiễn công cuộc chống tham nhũng của chính quyền hiện thời. Đọc kỹ bài viết này sẽ thấy có một bàn tay của ai đó đã “sắp đặt” và “đạo diễn” để nó xuất hiện cùng ngày, cùng thời điểm với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn

FB Từ Thức

1-2-2018

Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

Có quá rẻ – Cái giá của sự đánh đổi?

FB Trần Bích Hà

29-1-2018

Như một người Việt Nam có lương tri – tôi không bao giờ tán thành việc sử dụng các sự kiện có tính chất lịch sử hoặc có ý nghĩa tâm lý đối với xã hội, hoặc tên tuổi những người anh hùng, để quảng bá cho thương hiệu của cá nhân hoặc công ty nào đó. Chỉ riêng cái việc họ bỏ tiền giúp đỡ, tài trợ…, là đủ để xã hội và người được giúp đỡ ghi nhận rồi. Nhưng nếu cố dấn lên để bắt người nhận phải cầm bảng hiệu tên công ty toe toét chụp ảnh đưa lên báo chí – sẽ biến sự kiện tài trợ thành sự đánh đổi thô bạo, hoặc đúng hơn là sự cưỡng duyên một cách lố bịch.

Những tấm ảnh nói lên ngàn lời

Thạch Đạt Lang

30-1-2018

Sáng sớm, pha ly cà phê Diamond, chưa kịp uống đã thấy miệng đắng ngắt. Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội tươi cười, xoa đầu một tuyễn thủ U23 đang cúi người bắt tay bà vô cùng thành kính (chưa phân ưu).

Chủ tịch QH xoa đầu tiền vệ Quang Hải. Ảnh: VNN

Tấm ảnh cho thấy, không biết vì nguyên nhân nào sự phản cảm lộ rõ trên mặt nhiều tuyển thủ U23. Vài người cúi mặt, có người nhăn mặt, biểu lộ sự khó chịu, bực bội, có người quay đầu nhìn đi chỗ khác.