Từ trong xa thẳm lịch sử đã có ngày phụ nữ Việt Nam 8/3

Phạm Đình Trọng

20-10-2020

Theo sử sách, mùa xuân năm 40, đầu tháng hai theo lịch mặt trăng và đầu tháng ba theo lịch mặt trời, từ bản doanh Hát Giang bên bờ phải sông Hồng, nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống giặc Đông Hán xâm lược dựng lên nền độc lập đầu tiên ngắn ngủi nhưng sáng lạn giữa hai thời Bắc thuộc đêm tối mênh mông.

Về kỷ luật học sinh

Mạc Văn Trang

9-10-2020

Một nhà giáo bảo, Bộ GD&ĐT có Thông tư mới về kỷ luật học sinh (HS), trong đó không gọi là “đuổi học” mà là “dừng việc đến lớp” với HS phạm kỷ luật. Mà chỉ “dừng” 2 tuần chứ không đuổi một học kỳ hay một năm như trước…

Tranh luận tổng thống: Ai thắng, ai thua?

Nhã Duy

30-9-2020

Hình ảnh tranh luận đêm quan giữa hai ứng viên Trump – Biden. Nguồn: SAUL LOEB / AFP

Nếu nước Mỹ còn sót lại chút danh dự, thanh danh và quyền lực rệu rã nào đó của một quốc gia từng được xem là siêu cường số một trong mắt thế giới, thì cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa tổng thống Donald Trump và cựu phó tổng thống Joe Biden đêm thứ Ba vừa qua, đã giật sập tất cả. Có thể là nụ cười hả hê, thương hại hay bỡn cợt về nước Mỹ; còn với người dân Mỹ, nó là một sự xấu hổ cho những ai còn chút lương tri và lý trí để đánh giá và nhìn nhận.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 39)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2020

39. Vua Trần Thánh Tông (tiếp theo)

Niên hiệu: Thiệu Long [1258-1272]; Bảo Phù [1273-1278]

Vào tháng 2 năm Thiệu Long thứ 12 [1269]; Chiêm Thành dâng voi trắng.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 38)

Hồ Bạch Thảo

11-9-2020

38. Vua Trần Thánh Tông

Niên hiệu: Thiệu Long [1258-1272]; Bảo Phù [1273-1278]

Ngài tên húy là Hoảng, sinh vào giờ Ngọ ngày 25 tháng 9 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), sau đó lập làm Hoàng thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Nguyên Phong thứ 8 [1258] được vua cha Thái Tông nhường ngôi; ở ngôi vua 21 năm, nhường ngôi cho vua Nhân Tông 13 năm, thọ 51 tuổi. Vua trung hiếu nhân từ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau; nhờ đó cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.

Nhân ngày Quốc tế Từ thiện 5/9: Giá trị của việc làm từ thiện

Kim Anh

7-9-2020

Nếu cho người khác một con cá, bạn sẽ chỉ nuôi sống người đó một ngày. Còn nếu dạy anh ta cách câu cá, bạn sẽ nuôi sống anh ta cả đời“. Câu ngạn ngữ của người xưa được phát biểu ngắn gọn rằng: “Giúp cần câu chứ không cho con cá”.

Tẩy chay phim Mulan và diễn viên Lưu Diệc Phi

Tuấn Khanh

5-9-2020

Sau Việt Nam, đến Hồng Kông, Thái, Đài Loan… cũng bắt đầu vào chiến dịch tẩy chay phim Mulan và diễn viên Lưu Diệc Phi.

Rằm tháng Bảy, bàn về giải oan

Trịnh Khả Nguyên

31-8-2020

Ngày 15 của các tháng âm lịch gọi là rằm, còn tại sao gọi như thế thì người viết … chịu. Một năm âm lịch có bao nhiêu tháng thì có bấy nhiêu ngày rằm. Những người Việt Nam, Trung Quốc “thờ cúng” thường cúng rằm, cúng những vong linh, (âm hồn, cô hồn) không được ai giỗ kỵ. Lễ nầy đơn giản hơn giỗ.

Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt

Võ Xuân Sơn

30-8-2020

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài gòn.

Mọi hình tướng, mọi tâm tưởng

Nhã Duy

24-8-2020

Lần đầu qua Tokyo, đi bộ dọc theo vài con đường, tôi có thấy những gờ cao nằm giữa lề đường dành cho người đi bộ nhưng không chú tâm lắm. Rồi đến ngã tư, nghe tiếng “chíp-chíp” như chim kêu khi đèn tín hiệu đi bộ chuyển xanh, cũng ngỡ để báo hiệu khách bộ hành đang đợi băng ngang đường.

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Kim Anh

24-8-2020

Thử ôn lại rất nhanh lịch sử của loài người: Chúng ta xuất hiện trên trái đất này độ khoảng hai trăm ngàn năm trước. Giống loài chúng ta được đặt tên là “homosapiens” – người thông minh. Nhưng thực ra không phải chỉ chúng ta mới là “người”, ít nhất có hai “loài người” khác sống cùng hay có khi trước thời điểm xuất phát của chúng ta.

Phận đàn bà … và cao hơn đàn bà

Chu Mộng Long

22-8-2020

(Tiểu thuyết phi hư cấu. Kỳ này dành cho những nhà đạo đức)

Sau vụ giải cứu bé sơ sinh bị ném vào khe tường, tôi lướt FB để “lắng nghe dư luận”. Việc làm của tôi trong trường hợp này chẳng khác dân quê tò mò đi xem hàng xóm chửi nhau, và nếu cần, cũng tham gia chửi… cho vui.

Có cần đòi hỏi người ta xin lỗi?

Nguyễn Đình Cống

21-8-2020

Mấy lúc nay rộ lên chuyện người này kẻ nọ (A) công khai xúc phạm ông ấy bà kia (B). Thế rồi nhiều người đòi hỏi A phải công khai xin lỗi B, trong lúc hình như B không yêu cầu việc đó. Phải chăng đây là thái độ của những người ngoài “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Không biết đòi hỏi thế để làm gì.

Sau Thủ tướng tới VTV, được… xin lỗi phải… cảnh giác!

Blog VOA

Trân Văn

20-8-2020

Nhiều người hoan hỉ khi Biên tập viên (BTV) Thu Hương của Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam (VTV) ngỏ lời xin lỗi “những người bán hàng rong và quý vị khán giả” (1). Sự kiện một BTV của VTV nhận định những người bán hàng rong ở TP.HCM là… ký sinh trùng khiến nhiều người, nhiều giới phẫn nộ. Sau đó, BTV này ngỏ lời “xin lỗi” trên trang facebook của ông ta song công chúng không đồng tình. Theo công chúng, đó không đơn thuần là lỗi của cá nhân, do vậy, chính VTV phải xin lỗi…

Chuyện trước ống kính và chịu trách nhiệm

Chu Mộng Long

19-8-2020

Theo dõi truyền thông nước ngoài, tôi thấy các quan chức thường tìm cách tránh xa hoặc tẩu thoát trước ống kính nhà báo. Cực chẳng đã họ mới đối mặt với ống kính. Các hình ảnh của họ thường xuất hiện ngẫu nhiên khi nhà báo chụp tự nhiên nơi công cộng. Không phải họ mất tự tin mà chỉ vì họ biết dây vào báo chí là dễ sinh phiền phức. Một cử chỉ, một lời nói thiếu cẩn trọng là dính đòn dư luận. Và cũng từ đó tạo ra một lối sống văn minh của quan chức quốc gia văn minh: khiêm nhường, không khoe hình, khoe chữ trước ống kính.

Cá nhân chủ nghĩa

Kim Anh

19-8-2020

Từ bao giờ mà ta củng cố cho mình một “cái tôi” riêng biệt và tách biệt, độc lập và đối lập với thế giới quanh mình nhỉ?

Quen thói cắn càn

Lý Trần

18-8-2020

Lẽ ra tôi không cần viết bài này nhưng vô tình hôm nay nghe một cụ “cựu thành viên bán rong”, 91 tuổi, xổ hết bức xúc, nên lại viết vài dòng.

Ai xin lỗi, xin lỗi ai?

Tạ Duy Anh

18-8-2020

– Trong vòng 2 năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải 4 lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên (Ở Việt Nam gọi chung là ‘Thằng đánh máy’) chuẩn bị.

Nguyên hay cố?

Nguyễn Thông

14-8-2020

Có người hỏi tôi, khi nào thì dùng các từ “nguyên, cựu, cố”. Đúng ra phải hỏi thêm cả từ “đương” nữa, bởi cùng với các từ nói trên, đó là những chặng, những đoạn khác nhau trong một đời người.

Nước Mỹ kiểm duyệt Godzilla – biểu tượng của thảm hoạ nguyên tử như thế nào?

NBC News

Tác giả: Kimmy Yam

Dịch giả: Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

10-8-2020

Quái vật Godzilla trong phim. Ảnh: Getty Images

(Và cho đến nay, ẩn dụ này vẫn bị kiểm duyệt tinh vi hơn bằng cỗ máy giải trí Hollywood)

Bạo lực tư tưởng trong tranh luận

Nhã Duy

8-8-2020

Theo dõi các cuộc tranh luận cộng đồng trên các trang mạng xã hội, có lẽ cũng dễ dàng nhận ra một điều rằng: Cộng đồng mạng của người Việt khá bạo lực. Một dạng bạo lực tâm lý, từ trong tâm tưởng và thể hiện qua những mẩu viết, lời bình trên Facebook hay dưới các bài báo. Đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề chính trị xã hội, như về chính trường Hoa Kỳ hiện nay chẳng hạn.

Vô giáo dục

Từ Thức

5-8-2020

Có những trườnng hợp khiến những người tử tế – hay bình thường – ngọng, không biết phải có thái độ gì. Thí dụ trường hợp một thằng ca sĩ ăn nói mất dạy với phụ nữ, hỗn láo với những người chống giặc Tàu.

Thấy gì qua chuyện báo chí Việt Nam cố tình khỏa lấp nguyên nhân tử vong vì Covid-19?

Võ Thu Phương

2-8-2020

Bệnh nhân 499 tử vong do ung thư máu ác tính, viêm phổi nặng và Covid-19”.

Bệnh nhân 428 tử vong là do nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19″.

Bệnh nhân 437 tử vong do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và Covid-19”.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 36)

Hồ Bạch Thảo

31-7-2020

36. Trần Thái Tông: Thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]

Niên hiệu: Kiến Trung (1225-1231); Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250); Nguyên Phong (1251-1257)

Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa?

Lê Thiếu Nhơn

27-7-2020

Tại một khách sạn sang trọng ở TPHCM, mới diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của một nhà văn. Người được nhớ đến là một tác giả lớn chăng? Không phải, tuy tác giả có quá trình cầm bút lâu năm, nhưng giá trị sáng tạo không nhiều. Chính tác giả khi còn sống cũng thừa nhận cả đời ông chỉ viết ký sự.

Bái phục Hoàng Tuấn Công

Bá Tân

27-7-2020

Danh tiếng Hoàng Tuấn Công trở nên quen thuộc với nhiều, rất nhiều người. Hoàng Tuấn Công là biểu tượng cho những ai ham muốn học hỏi, say mê nghiên cứu, dám vượt lên mình bằng kho tàng kiến thức từ trường đời bất tận.

Nghề kinh doanh tượng đài

Lê Thiếu Nhơn

7-7-2020

Mấy ngày nay dư luận lại rộ lên câu chuyện tượng đài. Một huyện thuộc diện nghèo kiết xác, thu nhập đầu người chỉ mấy trăm đô la một năm, lãnh đạo đã thống nhất một ý chí cùng “vén tay áo xô” “đốt” gần 50 tỷ đồng (trong đó tiền ngân sách chiếm 70 %) để làm một cái tượng đài, mà như mọi tượng đài khác ở đất nước này, chưa xong đã biết chắc chắn là nó xấu xí, kém chất lượng và tất nhiên phần lớn chúng vô nghĩa về mặt giáo dục hay văn hóa.

Lạm bàn về văn bia ở tháp Kim Lăng, Trung Quốc

Nguyễn Thái Nguyên

6-7-2020

Chuyện đập Tam Hiệp thì cả ở Trung Quốc và Thế giới đã bàn tán nhiều năm rồi. Kẻ bảo không nên làm mà tiêu biểu nhất là chuyên gia Thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người mà nếu ở vào triều đại vua chúa có thể xếp vào hàng “Gián nghị Đại phu”.

Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt ngược dòng 

Nhã Duy

4-7-2020

Nếu bất chợt hỏi một người Mỹ bình thường nào đó câu hỏi rằng: “Những giá trị Mỹ trong con người và văn hóa của bạn là gì”, ắt họ sẽ có phần lúng túng hay không diễn đạt trọn vẹn. Bởi phần lớn người Mỹ tin rằng, mỗi cá nhân là chủ thể riêng biệt, có những giá trị, niềm tin và hành xử khác nhau. Mặt khác, họ sống một cách tự nhiên với những giá trị này nên có thể không chú tâm cho câu trả lời mang tính hệ thống và đầy đủ.

Lịch sử Hoa Kỳ giai đoạn 1964-1973 (Phần 1)

Tác giả: Erling Bjøl

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

2-7-2020

Ảnh bìa sách USA’s historie của Erling Bjøl

Thời gian bão tố 1964 – 1973

Thời gian này bắt đầu từ Eisenhower và Kennedy. Lyndon B. Johnson rồi sẽ hứng bão. Dưới thời của ông và của Richard Nixon, Hoa Kỳ đã lâm vào những cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề nhất kể từ sau cuộc nội chiến.