Sau khi cúng dường nhà đất cho chùa

Chu Mộng Long

25-3-2024

Kính thưa quý thầy,

Kẻ đã ra tay sát hại linh mục Trần Ngọc Thanh vì động cơ gì?

Phạm Minh Vũ

1-2-2022

Nguyễn Văn Kiên, kẻ sát hại linh mục Trần Ngọc Thanh.

Nguyễn Văn Kiên, kẻ này đã ra tay sát hại Cha Giuse Trần Ngọc Thanh trong khi Cha Thanh đang ngồi tòa giải tội ở giáo họ Sa-loong thuộc giáo xứ Đak Mot -Plei Kần – Ngọc Hồi- Kon Tum.

Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng

Tuấn Khanh

30-12-2023

Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.

Thông cáo: V/v thay đổi hoạt động của văn phòng Công lý và Hòa bình, thuộc Dòng chúa Cứu thế Sài Gòn

LM Lê Xuân Lộc

16-5-2019

Biếm họa trên mạng

Kính gởi Quý Ông bà và anh chị em lưu tâm đến sinh hoạt của Phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cách riêng “chương trình Tri Ân TPB – VNCH”.

Vì sao con người ngày càng mê tín dị đoan một cách man rợ?

Chu Mộng Long

12-8-2022

Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng nhiều lần, nhưng con người mông muội thì vẫn mông muội. Sự mông muội tàn sát con người hơn bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài.

Ông Hồ bị sư Quyết chơi đểu trong tranh “Đạo pháp và dân tộc”?

 BTV Tiếng Dân

13-5-2019

Học viện Phật giáo VN vừa tổ chức nghi thức ra mắt bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’ mừng Lễ Phật đản 2019, VTC đưa tin. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Thượng tọa Thích Thanh Quyết công bố bức tranh đặc biệt “Đạo pháp và dân tộc”.

Vì sao Phật giáo Việt Nam ra nông nỗi này?

Nam Nguyen Hoang Dao

27-3-2019

Các chân tu đã bị cộng sản tiêu diệt hay giam cầm hết rồi, thì là lúc ma tăng xuất hiện. Vụ việc lừa đảo ở chùa Ba Vàng là những gì phải đến sau những gì mà cộng sản đã làm hại Phật giáo chính thống ở VN.

Hoa Sen đại phá Hải Triều Âm

Nguyễn Thùy Dương

14-2-2022

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (thành viên của Tập đoàn Hoa Sen) làm chủ đầu tư nằm trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha, trong đó có 361 ha là đất rừng, phần còn lại là đất nông nghiệp. Nguồn: KTMT

Ông Lê Phước Vũ, chủ Tập đoàn Tôn Hoa Sen hứa hẹn sẽ xuất gia sau năm 2026. Tại Lâm Đồng hiện nay, ông Vũ cho xây dựng khu tu luyện tương lai có diện tích một quả đồi cỡ 600ha. Đáng chú ý nữa là khu vực xây cất của ông Vũ công khai khủng bố ngôi chùa của một bậc Ni Trưởng danh trấn một phương đã viên tịch, Ni Sư Hải Triều Âm.

Sư “hổ mang”, Tiến sĩ Thích Phước Hoàng

Nguyễn Hồng Thư

12-7-2019

Sư hổ mang Thích Phước Hoàng. Ảnh trên mạng

Mấy hôm nay dư luận trên mạng lẫn truyền thông nhà nước xôn xao về việc một sư trụ trì có tiếng tăm, can tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Nghi can là Đại đức Thích Phước Hoàng, trụ trì 3 chùa ở miền Tây Nam bộ.

Ngài Thích Tuệ Sỹ

Đỗ Duy Ngọc

25-11-2023

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Nguồn: GĐPT Cam Ranh

Tiếng súng Cư Kuin, Đăk Lăk

Phạm Đình Trọng

16-6-2023

Ảnh trên mạng

1. Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng 6 năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương, bỗng tập hợp thành hai nhóm, mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, giết chết chín người, gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác, là sự việc vô cùng nghiêm trọng.

Thông tin tốt lành về vụ án Hội truyền giáo Phục hưng

Đặng Đình Mạnh

30-1-2022

Ngày 30/01/2022, Cơ quan CSĐT Quận Gò Vấp – TP.HCM đã gởi cho luật sư Thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với ông bà Phương Văn Tân và Võ Xuân Lan, là hai mục sư của Hội Truyền Giáo Phục Hưng.

Chủ Cty Ba Vàng Quảng Nam là anh ruột sư trụ trì chùa Ba Vàng Bắc Ninh?

BTV Tiếng Dân

30-3-2019

Như chúng tôi đã đưa tin, hướng công kích thứ hai của các báo “lề đảng” nhắm vào sư Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã xuất hiện và ngày càng xoáy sâu vào dự án chùa Ba Vàng ở Quảng Nam, cùng nhiều câu hỏi đặt ra về chủ sở hữu dự án này. Một số báo “lề đảng” cung cấp các chứng cứ, cho thấy mối liên hệ giữa người đứng đầu Công ty Ba Vàng ở Quảng Nam với sư trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh.

Từ người xuống vượn thời gian chỉ bằng một thế hệ

Trương Nhân Tuấn

30-3-2019

Đâu khoảng năm ngoái, năm kia… tôi có viết bài đặt câu hỏi rằng: “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc?“. Đặt câu hỏi vậy vì tôi không thấy “thái độ” của “Phật giáo” là gì trước những biến cố thời cuộc. Ta luôn thấy trước cổng chùa, trước bàn thờ Phật… dán câu “đạo pháp và dân tộc”. Trung ương giáo hội PGVN nhiệm kỳ 2017-2022 cũng khẳng định lý tưởng “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.

Đôi lời với một số Phật tử chùa Ba Vàng

Thái Hạo

31-7-2023

Hôm qua, tôi đã có một trải nghiệm khá đặc biệt, đó là sự phản ứng dữ dội của nhiều người tự xưng là Phật tử chùa Ba Vàng, sau khi tôi đăng bài “Chơi theo phong cách Ba Vàng”. Những người này tràn vào trang tôi, mang theo đủ thứ ngôn từ với hàng trăm bình luận, từ sự thô lỗ, hung dữ, thách thức, trù úm, đe dọa (bằng nghiệp, quả báo)…

Tâm thiện là phật

FB Luân Lê

3-3-2018

Mua bán và hối lộ thánh phật. Họ đã bị ngăn giới bởi chính đức Phật vì tâm họ vẫn bị những tham lam, dục vọng cầm tù. Ảnh: internet

Có một điều mà có khi hỏi người dân, nhất là những người hay đi Chùa lễ bái là Phật ở đâu thì chưa chắc họ đã biết và trả lời nổi câu hỏi đó.

Phật không ở Chùa. Phật trước đây trước khi hành hương và đi truyền giáo lý, đạo pháp đã ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề để tự triết nghiệm và tu đạo, để thấu hiểu các giá trị về đời sống, nhân sinh, quả nghiệp, luân hồi,…sau đó vì thấy những cảnh sống khổ cực của dân chúng và sai lạc của những đạo phái khác (như đạo Bà La Môn, dành cho tầng lớp quý tộc, tăng lữ; hay đạo Kỳ Na giáo mà tu khổ hạnh kiểu hành xác) nên Đức Phật mới hành khất khắp nơi để truyền thụ giáo lý do mình giác ngộ nhằm diệt khổ đau và tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho nhân sinh.

Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 2)

Chu Sơn

7-6-2021

Tiếp theo phần 1

Trong chiến tranh, cửa chùa rộng mở cho những thanh niên trốn quân dịch, những binh lính đào ngũ, những tu sĩ và phật tử đấu tranh trốn thoát khỏi các cuộc truy lùng của bạo lực Việt Nam Cộng Hòa, kể cả những “anh em Cộng sản” giả dạng nạn nhân chiến tranh vào chùa đội lốt thầy tu.

Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và…

Phạm Lưu Vũ

12-5-2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự khai mạc Đại lễ Vesak 2019. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Năm 2014, Xuân Trường đã dùng Đại lễ Phật Đản quốc tế để quảng bá cho Bái Đính, như một sự “nghiệm thu” tâm linh để từ đó đến nay, Bái Đính khổng lồ, nơi lầu các của chư tăng, chốn bồng lai của quan chức, chỗ cúng tiền, hành xác của khách thập phương… đã trở thành cỗ máy in tiền không phải đóng thuế của doanh nghiệp. Xuân Trường, kẻ rất giỏi biến giang sơn cẩm tú của đất nước thành vườn riêng nhà mình, để xây la liệt những chùa chiền, tùng lâm, điện các… thực chất là trục lợi trên tâm linh, là hủy hoại Phật Pháp, là biến dạng Tam Bảo và làm hổ lốn tín ngưỡng…

Ngày rằm nói chuyện tín ngưỡng của người Việt

Chu Mộng Long

5-2-2023

Thay vì đi chùa hay tụng kinh, trước đức Phật và vong linh tổ tiên, tôi viết bài này. Nội dung cơ bản thì tôi đã từng viết nhiều lần.

Nhắn sư Quyết

Phạm Lưu Vũ

12-5-2019

Bức trang “Đạo pháp và dân tộc” vẽ ông Hồ Chí Minh bên phải, do sư Thích Thanh Quyết khai bút. Ảnh: VNN

Chưa xong chuyện Vesak ở Tam Chúc Xuân Trường thì lại đến việc anh sư Quyết hớn hở như anh hề bên bức tranh gọi là “Đạo pháp và dân tộc” của một kẻ ngu si nào đó tặng các anh.

Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 4)

Chu Sơn

9-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) – Khát vọng Ngược chiều – Mạnh được Yếu thua

Kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ khát vọng độc tài toàn diện và tuyệt đối qua những cuộc cải tạo các bộ phận nhân dân Miền Nam, trong đó có cộng đồng các tôn giáo. Đại hội lần thứ tư (IV) khẳng định, con đường đấu tranh cách mạng đưa đất nước đến thắng lợi Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Riêng đối với Phật giáo, công cuộc thành lập GHPGVN được Đảng nâng lên tầm chiến lược. (Xem hồi ký Đỗ Trung Hiếu, tài liệu đã dẫn).

Cảm nghĩ về một lá đơn phản ánh cán bộ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến lợi ích của dân

Nguyễn Thiên Hà

9-11-2017

Liên quan đến sự việc một số công dân khiếu nại văn bản ban hành bởi Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TPHCM không cho họ nhập khẩu sách học Pháp Luân Công, trong khi các đơn khiếu nại của người dân là anh Trần Minh Phát và chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền chưa nhận được phản hồi từ Sở TTTT TPHCM thì vào ngày 09/11/2017, chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền tiếp tục chia sẻ trên mạng Đơn phản ánh người cán bộ tên là Trịnh Hữu Anh hiện đang giữ chức danh Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành của Sở TTTT TPHCM.

Trên mức cùng quẫn là sự khốn nạn

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

4-9-2017

Nguyễn Trọng Nghĩa đang viết tường trình. Ảnh: internet

Sáng nay, 04/9/2017, kỷ niệm Quốc khánh xong, một đám côn đồ bao vây Nhà thờ Thọ Hòa để phá hoại, gây rối. Đám người đó ngang nhiên trang bị cả roi điện và súng để uy hiếp đe dọa linh mục Nguyễn Văn Tân cũng như giáo dân ở đó giữa ban ngày như chỗ không người.

Những thông tin trên đã làm nóng ngay lập tức mạng xã hội trong một ngày nghỉ, và rất nhiều tin nhắn, điện thoại tới tấp tìm hiểu sự việc. Các giáo dân giáo xứ Thọ Hòa và các xứ lân cận đã lập tức có mặt.

Đám người đó là ai? Chúng được ai giao nhiệm vụ và nhằm mục đích gì? Ai giao súng và roi điện cho chúng đi uy hiếp và đe dọa công dân?

Sao không khởi tố Hội đồng bầu cử, lại nhắm vào Hội thánh truyền giáo?

Nguyễn Vi Yên

1-6-2021

Ảnh 1: Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ở Hải Phòng ngày 13/4/2021. Nguồn: Doãn Tấn/TTXVN.

Một tuần trước ngày bầu cử, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam lên đến con số hàng trăm ca mỗi ngày. Trong bối cảnh đó, chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người đứng đầu Hội đồng Bầu cử Quốc gia, vẫn đốc thúc toàn dân đi bầu qua lời tuyên bố rằng “không vì dịch bệnh mà không tổ chức được bầu cử”.

Cải thiện mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật Giáo Hoà Hảo: Hiện trạng và Triển vọng (Phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

13-6-2022

Phần đầu: Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà

Lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy khai đạo tại An Hoà Tự. Ảnh trên mạng

Khất thực 4.0

Dương Quốc Chính

14-8-2022

Ảnh: Chùa Ba Vàng

Việc anh Thái Minh đi khất thực, nhận tiền, con nhang quỳ lạy, thực ra nhiều người chửi không đúng chỗ. Hình ảnh này không có gì lạ ở các nước theo Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Lào, Campuchia. Sư đi khất thực ngoài đường và Phật tử quỳ mọp ở lề đường để trao đồ ăn. Tức là đối với Phật giáo Nam tông (nguyên thủy) thì hình ảnh này quá là bình thường, không có gì phản cảm.

Từ “khẩu Phật tâm xà”, đến nịnh bợ đảo điên

Ngốc Tử

14-5-2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Đại lễ Vesak 2019. Nguồn: Giáo hội PGVN

1. Khẩu Phật tâm xà

Đại lễ Vesak 2019 kêu gọi lan tỏa đoàn kết, yêu thương, theo báo VnExpress (1). Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “Vesak là dịp để mỗi người cùng tĩnh tâm chiêm nghiệm lời Phật dạy, cùng nhau tìm ra giải pháp, kiến tạo thế giới ngày càng tốt đẹp hơn“.

Về Tịnh Thất Bồng Lai

Thích Thanh Thắng

14-1-2022

Đất nước thống nhất đã gần 50 năm, nhưng Phật giáo vẫn chưa “thống nhất”. “Thống nhất” ở đây có thể là dưới danh xưng một “Giáo hội” duy nhất hoà hợp, hay cũng có thể chẳng cần “Giáo hội” nào đại diện cho ai cả, chỉ cần đúng nghĩa Phật giáo Việt Nam thôi. Bởi vốn dĩ ngoài “Giáo hội” vốn là truyền thống của các tông môn, sơn môn, dòng tu, hệ phái…

Chia rẽ tôn giáo là phản quốc

FB Nguyễn Ngọc Chu

18-12-2017

Giáo dân tại giáo xứ Kẻ Gai bị đánh đập dã man. Ảnh: internet

Ngày 17/12/2017 truyền thông đã đưa lên những hình ảnh đau lòng và hổ thẹn về sự kiện ở giáo xứ Kẻ Gai (Hưng Nguyên, Nghệ An).

TẠI SAO LẠI XẨY RA TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ?

Theo tin đăng trên trang của Đài PT TH Nghệ An thì “vào sáng 17/12/2017 hàng trăm bà con giáo xứ Kẻ Gai ở xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An đã đổ ra xây nhà thờ trên diện tích 9000 m2 chưa được cấp đất. Mặc dù trước đó chính quyền đã cấp giấy chứng nhận 6704 m2 (và thêm 1000 m2 vào năm 2015) cho giáo xứ để xây dựng nhà giáo lý nhưng giáo xứ không nhận.”

Từ luật rừng đến nghị định rởm

Phạm Trần

17-8-2017

Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài Cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát Tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của của Giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.

Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về “Bảo Đảm Quyền Tự do Tín ngưỡng” do ông Hồ Chí Minh ký ban hành cho tới Nghị Định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” (NĐXPHC) sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bóp cổ Tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.